Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Tổng lược và nhận xét Dân ca Thanh Nghệ Tĩnh qua báo chí sau Tk XX potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.3 KB, 10 trang )

Tổng lược và nhận xét Dân ca Thanh
Nghệ Tĩnh qua báo chí sau Tk XX

Trên tiêu chí Hát, Hò dân gian, chúng tôi đã tuyển chọn ra được 8/16 bài phù hợp
với mục đích của khảo cứu để tổng lược và nhận xét. Ở đây chúng tôi không làm
công việc “tóm tắt nội dung” của các bài chuyên khảo để tổng kết mà chỉ nêu dẫn,
nhận xét những vấn đề như quan điểm, thái độ của tác giả bài viết đối với dân ca,
những phát kiến, phương pháp nghiên cứu, tiếp cận trong điều kiện hoàn cảnh lịch
sử nửa sau thế kỷ XX theo quan điểm riêng của mình.

Cả một "xứ Thanh", một vùng văn hóa, một vùng dân ca phong phú, đặc sắc đến
thế mà trong giai đoạn này, chúng tôi chỉ gặp có một bài nghiên cứu về Âm nhạc
hò sông Mã của nhạc sĩ Hoàng Sâm
1
. Nhưng điều đáng nói, đây là một trong số
rất ít bài chịu đi thẳng vào vấn đề âm nhạc bằng việc phân tích, mổ xẻ cấu trúc nội
tại của làn điệu, biểu hiện trong các yếu tố giai điệu, tiết tấu, điệu thức để nêu lên
những giá trị âm nhạc của hò Sông Mã. Tuy nhiên, vì lệ thuộc quá nhiều đến cơ sở
lý thuyết âm nhạc cổ điển châu Âu, nên cảm giác như đang nghe tác giả phân tích
tác phẩm âm nhạc cổ điển phương Tây! Hình như tác giả bài viết đang tìm cách
tiêu thụ các thuật ngữ âm nhạc thường dùng trong lý thuyết nhạc cổ điển như "chủ
đề I, chủ đề II", "âm hình chủ đạo", "canon đơn giản", "đối vị 2 bè đơn giản, đối
vị 3 bè" Đôi chỗ, lạm dụng đến nghi ngờ và khó hiểu: "Giai điệu trong Hò Sông
Mã đã kết hợp nhuần nhuyễn các âm thanh có quãng đặc trưng (chủ yếu quãng 4,
quãng 5, quãng 7 và quãng 2 đúng (!) kể cả hai chiều đã hoàn thành được chức
năng biểu hiện mạnh mẽ nhất, toàn diện nhất của ngôn ngữ âm nhạc. Đặc biệt sử
dụng nhảy quãng giai điệu, kết hợp với quãng liền bậc và quãng đồng âm tạo ra
những âm không ổn định để giải quyết về ổn định, một cách táo bạo", và "cuối
cùng là những bài hò mang điệu thức 5 âm hoàn chỉnh và đan xen các điệu thức 5
âm: Cung, Thương, Giốc, Chủy Vũ và Oán Đặc biệt trong bài hò theo nhịp đơn
II gần với điệu thức cổ Hy Lạp MyXolidien đan xen với điệu thức Oán-Oán là điệu


thức tiêu biểu cho dân ca người Việt". Chưa kể những cách nói ngường ngược
kiểu như: "Hò Sông Mã là âm nhạc dân gian quan trọng nhất trong nền âm nhạc
dân ca Thanh Hoá" ! Hiện tượng nghiên cứu, phân tích âm nhạc cổ truyền như
trên, kể cả một số trường hợp chúng tôi đã nêu ở trước, là sự áp đặt, là kinh viện
hoá âm nhạc dân gian, nếu không muốn nói là đánh đồng truyền thống, đánh đồng
ngôn ngữ cấu trúc âm nhạc phương Tây cổ điển với dân ca dân gian Việt Nam.

Dân ca Nghệ - Tĩnh, mà tiêu biểu là Ví và Giặm là một hiện tượng sinh hoạt văn
hóa đặc sắc riêng của Xứ Nghệ, đã thu hút nhiều nhà nghiên cứu trong các lĩnh
vực, đặc biệt, trong lĩnh vực văn học, văn hóa. Từ năm 1944, đã xuất bản sách Hát
Giặm Nghệ - Tĩnh của Nguyễn Đổng Chi; năm 1958 lại xuất bản cuốn Hát Ví
Nghệ - Tĩnh của Nguyễn Chung Anh; năm 1961 có Hát Phường Vải, dân ca Nghệ
- Tĩnh của Ninh Viết Giao Trên các tạp chí ở miền Nam trước 1975 có Thú Hát
Ví ở Nghệ An - Hà Tĩnh của Hoàng Điệp - Thiết Mai năm 1962, nhưng đáng kể là
khảo cứu dân tộc học Vài nét về sinh hoạt của Hát Giặm và Hát Ví dân ca Nghệ -
Tĩnh của Lê Văn Hảo năm 1963
Nghiên cứu Hát Giặm và Hát Ví trên lĩnh vực âm nhạc học tương đối ít, có thể kể:
Hát Ví Nghệ Tĩnh (1972) và Hát dặm Nghệ Tĩnh (1981) của nhạc sĩ Đào Việt
Hưng; Hát Giặm Nghệ Tĩnh (1984) của nhạc sĩ Vĩnh Long và chùm 3 bài của các
tác giả Vi Phong, Bích Lộc, Nguyễn Mỹ Hạnh cùng đăng trên tạp chí Nghiên cứu
Văn hóa Nghệ thuật số chuyên đề tháng 6/1992.

Một số vấn đề về Hát Giặm
Bài khảo cứu Vài nét về sinh hoạt của Hát Giặm và Hát Ví
2
của nhà nghiên cứu
văn hóa, dân tộc học Lê Văn Hảo đăng trên tạp chí Đại Học dài 35 trang nhưng chỉ
chú trọng về môi trường sinh hoạt, phong tục và phần văn học của hai thể loại này
mà chủ yếu là phân giải tư liệu từ các tác giả Nguyễn Đổng Chi, Ninh Viết Giao,
Nguyễn Chung Anh nên, phần nào đó có giá trị về mặt cô đọng tư liệu. Một vài

nhận xét về âm nhạc cũng được rút ra từ những sách này. Chẳng hạn như việc
nhận xét 2 câu láy trong Hát Giặm, được gọi là "vật cốt yếu của con nhà hát nam
nữ, có nghe hát rồi mới thấy được hết giá trị của nó về nhạc điệu, mới biết là bao
nhiêu cái hay chung đúc vào đó cả; ví như dòng nước đang cuồn cuộn chảy bổng
trút cả vào một cái thác". Nói chung, câu láy ở vần trắc này, "ảnh hưởng nhiều
đến nội dung lời ca, làm cho người nghe như có nhấn mạnh, nhắc nhở, quyến
luyến hơn".
Trong tài liệu của Lê Văn Hảo, dẫn theo ý kiến của Nguyễn Đổng Chi về ý nghĩa
của từ Giặm, là trong lúc hát đối đáp, câu của người trả lời phải chấp theo vần ở
cuối câu của người hỏi. Sự chắp vần hay hát chắp vào ấy tức là giặm. Nhưng theo
nhạc sĩ Đào Việt Hưng thì chính vì câu láy ở cuối mỗi khổ, tức là câu nhắc lại ấy
được gọi là câu dặm. Vì vậy mà nhân dân gọi thể loại này là hát dặm.
Bài viết của Đào Việt Hưng về Hát dặm Nghệ Tĩnh
3
, mặc dù còn nặng về giới
thiệu sưu tầm, ít tính nghiên cứu nhưng đã nêu được vấn đề biến thái, phát triển
trong làn điệu Hát Giặm. Cụ thể là trong mô hình tiết tấu, sự mở rộng kết cấu hình
thức mà tác giả đã so sánh qua hai bài hát Giặm của 2 thời kỳ, được biết là cách
nhau trên 150 năm. Vấn đề ông đặt ra, về sau được triển khai đầy đủ và khoa học
hơn trong các bài nghiên cứu của Bích Lộc, Nguyễn Mỹ Hạnh.
Ngoài vấn đề nêu trên, mà tác giả Bích Lộc cho là đã làm nên một loại giặm mới,
được gọi là giặm nối trong bài nghiên cứu Âm nhạc của hát Giặm Nghệ Tĩnh
4
,
chị đã nêu thêm những biến dạng (hay là phát triển) cao hơn. Đặc biệt trong những
bài vè hát dặm (giặm vè), đã dùng đến cả nhịp hỗn hợp: 7/4 (4/4 + 3/4) làm xáo
trộn chu kỳ của các phách mạnh nhẹ. Về giai điệu Hát Giặm, Bích Lộc nhận xét :
"có đặc điểm hay dùng luyến từ dưới đi lên và yếu tố "nói" có phần chiếm ưu thế
hơn là yếu tố "nhạc”.
Nguyễn Mỹ Hạnh trong Hò, Ví và Giặm Nghệ Tĩnh

5
đã quy các chu kỳ tiết tấu
cơ bản của hát dặm vào trong 2 mô hình tiết tấu gồm 5 điểm tựa, mỗi điểm tựa
ứng với một từ trong thể thơ 5 từ. Mô hình 1 ứng với khuôn nhịp 2/4, tính chất
bình ổn, nhịp nhàng; mô hình 2 ứng với khuôn nhịp 7/8, tính chất xáo động và một
sơ đồ dẫn giải 2 phương thức biến tấu chính trong Hát Giặm. Đấy cũng là sự tóm
lược bằng mô hình các nhóm tiết tấu của làn điệu Giặm gốc và các biến dạng của
nó như Đào Việt Hưng, Bích Lộc đã nêu. Bài viết của Nguyễn Mỹ Hạnh tận dụng
nhiều khả năng của phương pháp thống kê và mô hình hoá, nhưng nhiều khi lại vô
tình phức tạp hoá các vấn đề vốn đơn giản.
Một điều có thể tác giả nhầm khi nói: “Hát dặm Nghệ - Tĩnh cũng khác hẳn hát
giặm Quyền Sơn về nhiều mặt, trong đó có cả phần âm nhạc”. Loại hát ở Quyền
Sơn Hà Nam Ninh là Hát giậm chứ không phải giặm; là một loại hát lễ nghi phong
tục, hát cửa đền, gắn với nghi lễ thờ vị anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt.
Cũng tham khảo cùng một nguồn tư liệu như Lê văn Hảo, nhưng trong cách giải
thích ý nghĩa chữ giặm, nhạc sĩ Vĩnh Long trong bài Hát Giặm Nghệ Tĩnh
6
đã
nêu ra cả hai cách hiểu: Chữ Giặm là để chỉ hiện tượng láy lại câu cuối; và Giặm
là giặm lại vần của bài hỏi. Không sơ lược như bài viết của nhạc sĩ Đào Việt
Hưng, nhạc sĩ Vĩnh Long đã đi vào từng vấn đề một cách kĩ càng hơn. Đặc biệt về
âm nhạc, ông đã nêu lên mối quan hệ mật thiết giữa âm điệu Hát Giặm và thanh
điệu của giọng nói Nghệ - Tĩnh.

Một số vấn đề về Hát Ví.
Cũng như trong Hát Giặm, ở Hát Ví, Lê Văn Hảo
2
vẫn chú trọng khai thác về
truyền thống sinh hoạt, phong tục của thể hát này. Ông đã nêu ra những hình thái
văn hóa phong phú của Hát Ví, mà ở đó, đặc điểm sinh hoạt hình thành những

phường hát theo môi trường nghề nghiệp khác nhau, như Ví phường cấy, Ví
phường vải, Ví phường nón, Ví phường củi v.v Trong đó, Ví phường vải có cách
thức tổ chức, lề lối phức tạp nhất trong các loại hát Ví, vì có sự tham gia của các
nhà Nho, các ông đồ Xứ Nghệ mà ngày nay tên tuổi nổi tiếng trong văn học sử
nước nhà như Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Huy Tự, Phan Bội Châu
Sự phức tạp của Ví phường vải được biểu hiện đầu tiên là ở thủ tục của một cuộc
hát, mà thường kéo dài trong nhiều đêm với đủ mọi chặng, mọi bước: "hát dạo,
hát chào, hát mừng, hát hỏi, hát đố, hát đối, hát mời, hát xe kết và hát tiễn".
Nhạc sĩ Đào Việt Hưng cho biết, mặc dù Hát Ví Nghệ-Tĩnh
7
được gọi theo nhiều
tên gọi vì kèm theo tên các phường nghề khác nhau nhưng thực chất về âm nhạc
chỉ có thể phân chia theo cách cổ truyền trong dân gian là lối Ví phường vải và lối
Ví đò đưa. Cả hai lối Ví đều xây dựng trên dạng điệu thức 5 âm không bán âm; lấy
tiết tấu thơ làm cơ sở cho tiết tấu nhạc, lấy âm điệu 4 làm cơ sở cho cơ cấu giai
điệu. Ở lối Ví đò đưa còn lấy quãng 3 thứ làm điểm tựa cho các bước nhẩy của
giai điệu. Vấn đề này, Nguyễn Mỹ Hạnh đã triển khai thêm đầy đủ hơn, chẳng
hạn, âm điệu quãng 4 dẫu vẫn quán xuyến trong các làn điệu ví, song sự xuất hiện
thường xuyên của những quãng 2 trưởng, 3 thứ xen giưã khung quãng 4, kết hợp
với tiết tấu chậm rãi, đều đặn đã đem lại cho âm điệu quãng 4 trong Hát ví tính
chất mềm dịu. Cũng theo Nguyễn Mỹ Hạnh
5
, Hát Ví Nghệ-Tĩnh sử dụng nhiều
hơn cả là thang 4 âm theo dạng: a-c-d-e; e-a-c-d, một số bài hoàn toàn chỉ dùng 3
âm: e-a-c và a-d-e có vai trò nòng cốt ngay trong những bài đã xuất hiện 4, 5 âm.
"Điều này một mặt làm cho Ví khác với Hò, mặt khác lại làm nó có phần gần với
Hát dặm".
Nhạc sĩ Vi Phong không đồng tình với một số nhà nghiên cứu cho rằng Ví Nghệ -
Tĩnh là loại dân ca một làn điệu, và đã nêu lên sự khác biệt về âm nhạc giữa 2 điệu
Ví đò đưa sông La và Ví đò đưa sông Lam trong bài Đôi điều về hát Ví và sức mở

của dân ca Nghệ Tĩnh
8
. Tuy vậy, tác giả bài viết chỉ dẫn chứng bằng 2 nét nhạc
mở đầu có cùng âm điệu chủ đạo của thang 4 âm dạng : e-a-c-d, thì chưa thể là
một dẫn chứng thuyết phục đối với loại hát đối đáp dân gian có đặc tính đối lời
này.
So với đa số bài nghiên cứu về dân ca khu vực Đồng bằng Bắc Bộ ở cuối chương
trước thì hầu hết các bài khảo cứu dân ca Thanh - Nghệ - Tĩnh đều trội hơn hẳn về
khuynh hướng nghiên cứu âm nhạc. Dù vẫn còn cảm tính, nhưng rõ ràng, qua
phương pháp nghiên cứu âm nhạc mới có thể nêu ra được những đặc điểm của mỗi
thể loại dân ca.

TÀI LIỆU DẪN

1. Hoàng Sâm. Về âm nhạc Hò Sông Mã.
T/c NCNT số 7/1989.
2. Lê Văn Hảo. Vài nét về sinh hoạt của hát Giặm và hát Ví.
Tạp chí Đại học số 34/1963.
3. Đào Việt Hưng. Hát Giặm Nghệ Tĩnh.
T/c Âm nhạc số 3,4/1981.
4. Bích Lộc. Âm nhạc của hát Giặm Nghệ Tĩnh
T/c Nghiên cứu VHNT số 6/1992.
5. Nguyễn Mỹ Hạnh. Hò, Ví và Giặm Nghệ Tĩnh.
T/c Nghiên cứu VHNT số 6/1992.
6. Vĩnh Long. Hát Giặm Nghệ Tĩnh.
Văn hóa dân gian số 4/1984.
7. Đào Việt Hưng. Hát Ví Nghệ Tĩnh.
Báo Văn hóa số 4/1972.
8. Vi Phong. Đôi điều về hát ví và sức mở của dân ca Nghệ Tĩnh.
T/c Nghiên cứu VHNT số 6/1992.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Màu sắc dân ca Thanh Hoá phục vụ cho sáng tác ÂN hiện nay. Xuân Liên.
VHNT số 15/76
2. Hò tiếp vận Thanh Hoá. Mã Giang Lân. VHNT số 12/76
3. Tản mạn về hát Giặm. Thái Kim. NCNT số 6/92
4. Bông hoa nghệ thuật mới: Kịch hát Nghệ Tĩnh. Từ Lương.
Sân khấu số 5,6/83
5. Dân ca Nghệ Tĩnh và nền âm nhạc chuyên nghiệp. Lê Hàm.
Sông Lam số 7. 1/12/95
6. Cội nguồn sâu xa từ dân ca Nghệ Tĩnh. Thái Cơ. ÂN số 3,4/81
7. Thú hát ví ở Nghệ An Hà Tĩnh. Hoàng Diệp và Thiết Mai.
VH nguyệt san 69/62
8. Hát ví Nghệ Tĩnh. Đào Văn Hồng.
Những vấn đề Âm nhạc & múa - tập 2/70

×