hàng mở tài khoản giao dịch ở ngân hàng khác) đó là độ an toàn, tính chính xác, mức
phí hấp dẫn trong nghiệp vụ chuyển tiền qua mạng SWIFT của Vietcombank.
Điển hình là ở Vietcombank, điểm nổi bật trong công tác chuyển tiền trong thời gian
qua nhiều doanh nghiệp qua mua bán giao dịch đã tạo được sự tín nhiệm với đối tác
nước ngoài nên phương thức chuyển tiền được thay cho phương thức thanh toán L/C
trong các hợp đồng mua bán với nước ngoài. Vì vậy, cùng với đà phát triển của toàn
ngân hàng Ngoại thương, khâu chuyển tiền cũng đóng vai trò quan trọng. Cụ thể trong
năm 1998 Vietcom bank đã thực thực hiện 76,258 điện chuyển khoản đi .ước ngoài,
trong đó có 43905 bức điện chuyển tiền cho các tổ chức cá nhân, 13115 bức chuyển
tiền cho các tổ chức tín dụng (Nguồn: Báo cáo cuối năm của Ngân hàng Ngoại
thương)
Như vậy, chuyển tiền điện tử đã ngày một phát triển ở các ngân hàng. Tuy nhiên,
hình thức chuyển tiền điện tử mới chỉ được áp dụng thanh toán trong từng hệ thống
ngân hàng. Do đó việc thanh toán giữa các hệ thống ngân hàng khác nhau và khác địa
bàn cũng chưa thực sự nhanh chóng.
- Chuyển tiền nhanh- moneygram: Dịch vụ này chủ yếu phục vụ chuyển tiền kiều
hối. Chuyển tiền qua dịch vụ này nhanh, thuận tiện, thu hút được khách hàng. Năm
qua, ngân hàng Ngoại Thương đã thực hiện được 12989 món với số tiền 8228 triệu
USD (Nguồn: Phòng thanh toán thuộc ngân hàng Ngoại Thương).
Tóm lại, trong thực tế giao dịch ngân hàng mới chỉ được tiến hành tại các chi
nhánh, qua thư tín, điện thoại hoặc hệ thống máy giao dịch tự động. Tuy nhiên, một
vài năm qua, nhiều ngân hàng Việt Nam đã đổi mới, bắt đầu sử dụng Internet như một
kênh cung cấp các sản phẩm truyền thống cho người tiêu dùng cũng như bắt đầu
nghiên cứu các sản phẩm phục vụ riêng cho thương mại điện tử.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Khả năng tiếp cận và phát triển thanh toán điện tử tại các ngân hàng ở Việt Nam
Để thanh toán điện tử có khả năng đi vào cuộc sống và phát triển, chúng ta phải
tạo vị thế cho thanh toán điện tử cũng như thương mại điện tử và triển khai các cơ sở
cần thiết cho việc phát triển hệ thống thanh toán trong nền kinh tế số. Vì vậy, ta cần
xem xét các cơ sở hạ tầng cho thanh toán điện tử như cơ sở công nghệ, cơ sở kinh tế,
cơ sở chính trị- xã hội với những thuận lợi cũng như khó khăn để từ đó đánh giá khả
năng tiếp cận và phát triển hình thức thanh toán này ở các ngân hàng Việt Nam trong
xu thế điện tử hoá thương mại điện tử toàn cầu.
CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH THANH TOÁN ĐIỆN TỬ Ở TRUNG TÂM THÔNG
TIN THƯƠNG MẠI.
2.1/ GIỚI THIỆU VỀ TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯƠNG MẠI
Lịch sử hình thành và phát triển của trung tâm.
Trung tâm Thông tin Thương mại được thành lập theo Quyết định số 76/KTĐN
ngày 20/11/1989 của Bộ Kinh tế đối ngoại và Quyết định số 473/TMDL-TCCB ngày
30/05/1992 của Bộ Thương mại và Du lịch (nay là Bộ Thương mại) hợp nhất Trung
tâm Thông tin Khoa học Kỹ thuật Vật tư và Phòng Thông tin Khoa học Kỹ thuật
Thương nghiệp.
Trung tâm Thông tin Thương mại có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản
bằng Đồng Việt Nam và tài khoản Ngoại tệ.
Tài khoản VND: 0.012.000.000.518
Ngoại tệ: 002.1.37.002.038.8
Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
Trung tâm có trụ sở tại 46 Ngô Quyền – Hà Nội
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Ngoài ra, Trung tâm còn có đại diện tại các thị trường trọng điểm: Lạng Sơn,
Móng Cái, Hải Phòng, Nam Định, Nghệ An, Thanh Hoá, Cần Thơ, Đồng Tháp, Tiền
Giang, An Giang.
Chức năng nhiệm vụ của Trung tâm:
- Là một cơ quan thuộc Bộ Thương mại,Trung tâm Thông tin Thương mại đã và
đang thực hiện các chức năng và nhiệm vụ sau:
- Là một đầu mối cung cấp tin trực tiếp cho văn phòng Trung ương Đảng, vận
hành trang chủ quốc gia của Việt Nam trên mạng ASEMCONNECT và WTO
- Ứng dụng công nghệ thông tin để phục vụ cho chế bản các bản tin; in ấn cùng
một lúc ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, khai thác tin qua chảo bắt sóng vệ tinh, mua tin
của REUTEUR, khai thác Internet và xây dựng mạng diện rộng Vinanet.
- Cung cấp các thông tin kinh tế, thương mại trên toàn quốc
- Triển khai phát triển dự án Thương mại điện tử trên ba sàn giao dịch tại Hà Nội,
Đà Nẵng, T.p HCM
2.2/ CÁC MÔ HÌNH KINH DOANH TMĐT Ở TRUNG TÂM THÔNG TIN
THƯƠNG MẠI:
Trung tâm Thông tin Thương mại đã đưa ra một số mô hình kinh doanh TMĐT
vào chạy thử nghiệm.Trong đó mô hình dịch vụ mua bán hàng hóa hữu hình đã ứng
dụng thanh toán trực tuyến. Vì vậy trong bài viết em chủ yếu đi sâu vào mô hình này,
ngoài ra còn một số mô hình khác đang được nghiên cứu và sẽ được ứng dụng thực tế
nên chỉ đưa vào với hình thức giới thiệu tham khảo.
2.2.1/ Mô hình dịch vụ mua bán hàng hóa hữu hình
Dịch vụ mua bán hàng hoá hữu hình được xây dựng để phục vụ các nhóm đối
tượng : người bán hàng (siêu thị), người mua hàng, người quản lý (Trung tâm thông tin
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
thương mại), cổng thanh toán (VASC payment). Các nhóm đối tượng thực hiện các
chức năng thông qua hệ thống theo sơ đồ sau :
Khách hàng, thông qua giao diện web, gửi các yêu cầu về các thông tin mua hàng
đến hệ thống TMĐT đặt tại Trung tâm thông tin thương mại. Sau khi hình thành đơn
đặt hàng, hệ thống sẽ tự động nối với cổng thanh toán, gửi các thông tin về thanh toán
tới cổng. Cũng tại đây, các nhân hàng tương ứng sẽ nhận các dữ liệu của mình về và
gửi kết quả trả lại sau khi đã xử lý.
Đối với các nhà cung cấp (siêu thị), họ có thể truy nhập vào hệ thống để quản lý
kho hàng của mình hoặc để xử lý các đơn hàng của siêu thị mình. Trong đó, các chức
năng đều được xây dựng thông qua giao diện web.
Như vậy, dịch vụ mua bán hàng hoá hữu hình của hệ thống thử nghiệm TMĐT sẽ
có những chức năng chủ yếu sau :
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
2.2.1.1/ Tìm kiếm hàng hóa theo tiêu chí: theo chủng loại hàng, theo tên hàng, theo
nhà cung cấp (siêu thị).
Với vai trò là một khách hàng , khi vào trang đầu tiên của dịch vụ, giao diện sẽ
hiển thị các tiêu chí có thể lựa chọn để tìm kiếm.Khách hàng có thể lựa chọn mặt hàng
mới nhất được liệt kê hoặc chọn một danh sách mặt hàng bất kỳ, hệ thống sẽ hiển thị
danh sách các mặt hàng của laọi hàng đó.
Nếu danh sách mặt hàng là nhiều, hệ thống sẽ tự động phân trang cho danh sách
các mặt hàng.
Nếu khách hàng chọn tên một siêu thị, toàn bộ chủng loại mặt hàng đang được
lưu giữ của siêu thị này sẽ hiện ra, đồng thời có lời chào mừng của siêu thị, giúp khách
hàng nhận rõ, mình đang đứng mua hàng của nhà cung cấp nào.
2.2.1.2/ Tạo lập giỏ hàng:
Với mỗi phiên giao dịch, hệ thống sẽ sinh ra một giỏ hàng cho khách và sẽ quản
lý giỏ hàng này cho tới hết phiên giao dịch.
Các thông tin giỏ hàng lưu giữ bao gồm :
+ Tên hàng
+ Số lượng
+ Đơn giá
+ Thành tiền
+ Tổng
Như vậy, khách hàng sẽ có cảm giác đang sử dụng một giỏ hàng thật sự, có thể
thêm hàng, bớt hàng một cách thuận tiện, chỉ bằng những cú nhấn chuột.
2.2.1.3/ Tạo lập đơn hàng:
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Khi kết thúc việc lựa chọn hàng, khách hàng nhấn vào nút “Thanh toán”, hệ
thống sẽ tiến hành quá trình tạo lập đơn hàng. Ở bước này, hệ thống sẽ kiểm tra lại các
thông tin cá nhân của khách hàng và chấp nhận nếu họ đúng là thành viên của hệ
thống.
Sau đó, hệ thống sẽ hiển thị giao diện yêu cầu kiểm tra lại các thông tin của giỏ
hàng và các thông tin về địa điểm giao hàng, phương thức thanh toán, kèm theo các
thông tin về tài khoản (nếu phương thức thanh toán là chuyển khoản)
Khi đã nhận được đầy đủ các thông tin, hệ thống sẽ tiến hành bóc tách đơn hàng
ra thành nhiều đơn hàng nhỏ, theo từng nhà cung cấp. Ví dụ, giỏ hàng của khách bao
gồm 01 áo sơ mi của siêu thị Intimex và 02 hộp sữa của siêu thị 24h, hệ thống sẽ tạo
lập thành 02 đơn hàng nhỏ. Lý do cần bóc tách đơn hàng theo từng nhà cung cấp là để
phục vụ việc chuyển tiền vào tài khoản của từng nhà cung cấp và giúp việc cung ứng
hàng của từng nhà cung cấp được chính xác, rõ ràng. Việc bóc tách đơn hàng là hoàn
toàn trong suốt đối với khách hàng, khách hàng thậm chí không cần biết, mình đã mua
hàng ở những siêu thị nào.
2.2.1.4/ Quản lý hàng hóa của các nhà cung cấp
Có một số giải pháp để thực hiện việc quản lý hàng hoá của các nhà cung cấp :
Quản trị hệ thống, cập nhật các thông tin về hàng hoá cho tất cả các nhà cung cấp
Mỗi nhà cung cấp sẽ được trang bị một kho hàng riêng ảo và tự mình cập nhật, quản
lý.
Giải pháp thứ hai chắc chắn sẽ hiệu quả hơn vì tính riêng tư được bảo đảm, đồng
thời tăng cường sự chủ động của từng nhà cung cấp. Do vậy, mỗi nhà cung cấp, sau
khi đã đăng ký gia nhập hệ thống, sẽ được cấp một số công cụ để có thể truy nhập vào
hệ thống, quản lý hàng hoá của riêng mình. Như vậy, mỗi nhà cung cấp sẽ có một kho
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
hàng ảo trên mạng, chỉ họ mới có quyền cập nhật, sửa đổi các thông tin trong kho. Các
thông tin có thể được cập nhật, sửa đổi là tên hàng, chủng loại hàng, mô tả chi tiết
hàng, hình ảnh của mặt hàng, nhà sản xuất, nhà cung ứng, đơn vị, đơn giá, số lượng
hàng trong kho
2.2.1.5/ Quản lý đơn hàng của các siêu thị
Mỗi siêu thị cũng sẽ sử dụng các công cụ được cung cấp của hệ thống để truy
nhập vào hệ thống, quản lý các đơn hàng của mình. Hệ thống phân biệt hai loại đơn
hàng, dựa trên tình trạng : đơn hàng chưa thực hiện và đơn hàng đã thực hiện. Trong
đó, chỉ những đơn hàng nào đã thực hiện việc chuyển khoản, do ngân hàng xác nhận
(nếu phương thức thanh toán là chuyển khoản), mới được hiển thị lên màn hình này.
Như vậy, với những đơn hàng có trạng thái chưa thực hiện, siêu thị sẽ phải in đơn
hàng ra, thực hiện việc giao hàng theo các thông tin chi tiết ghi trong đơn hàng(người
nhận, địa chỉ giao hàng, thời gian giao hàng, tên hàng, số lượng ), thanh toán tiền
(nếu phương thức thanh toán là tiền mặt) và lấy xác nhận của khách hàng. Sau khi
hoàn tất các thủ tục vật lý này, siêu thị sẽ tự thay đổi trạng thái của đơn hàng thành “đã
thực hiện” bằng cách nhấn vào nút “Xác nhận kết thúc đơn hàng”
Ngoài ra, để cung cấp thêm công cụ cho khách hàng, hệ thống cũng cho phép
từng khách hàng xem lại toàn bộ các đơn hàng đã thực hiện của mình.
2.2.1.6/ Quản lý khách hàng:
Để có thể thực hiện các giao dịch trọn vẹn, phải đăng ký để trở thành thành viên
của hệ thống. Bước đầu tiên cần thực hiện là đăng ký trực tiếp với ban quản lý hệ
thống để được cung cấp chứng chỉ số. Sau khi đã cài đặt chứng chỉ số lên máy tính cá
nhân, khách hàng có thể truy cập vào được form đăng ký khách hàng và thực hiện các
thủ tục tiếp theo.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Như vậy, hệ thống sẽ có một cơ sở dữ liệu về các thông tin cơ bản của khách
hàng và sẽ kiểm tra mỗi khi đăng nhập và lấy những thông tin cần thiết để tạo lập đơn
hàng.
2.2.1.7/ Gửi/ nhận dữ liệu đến cổng thanh toán
Toàn bộ dữ liệu có liên quan đến thanh toán sẽ được lưu trong một cơ sở dữ liệu
riêng.Quá trình gửi/nhận dữ liệu thanh toán được ghi lại vào log file của hệ thống để
có thể tra cứu lại khi cần, ví dụ trong các trường hợp khiếu nại của khách hàng, hoặc
nhà cung cấp, hoặc các ngân hàng.
2.2.2/ Mô hình dịch vụ mua bán hàng hóa phi vật thể
Với dạng hàng hoá phi vật thể, hệ thống thử nghiệm được xây dựng để có thể
mua bán tác phẩm văn học và các tác phẩm mỹ thuật. Trong đó, đối với một tác phẩm
văn học, trạng thái được sở hữu đối với khách hàng là sau khi đã thanh toán các khoản
chi phí cần thiết và được phép Download tác phẩm về máy mình để đọc.
Với cách thiết kế như vậy, hệ thống sẽ được xây dựng với các chức năng cho
phép khách hàng kiểm tra trạng thái đơn hàng và hệ thống cũng có chức năng cập nhật
các trạng thái của đơn hàng. Các chức năng cơ bản của hệ thống, phục vụ cho mua bán
hàng hoá phi vật thể như sau :
2.2.2.1/ Tìm kiếm tác phẩm văn học hoặc tác phẩm mỹ thuật
Tìm theo thể loại : truyện ngắn, tiểu thuyết, tác phẩm mỹ thuật
Tìm theo nhà cung cấp (nhà xuất bản),
Tìm theo giá trị mặt hàng,
Tìm theo nội dung (từ khoá)
2.2.2.2/ Tạo lập giỏ hàng
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Sau khi tìm kiếm, khách hàng có thể tham khảo thêm một số thông tin chi tiết để
quyết định việc mua hàng.Ví dụ như trích đoạn của tác phẩm, tác giả, đơn giá….Sau
khi lựa chọn các thông tin lưu trong giỏ hàng bao gồm mã hàng, đơn giá, số lượng và
trị giá.
2.2.2.3/ Tạo lập đơn hàng
Khi khách hàng nhấn vào nút “Thanh toán”, hệ thống sẽ đòi hỏi một số thông tin
cá nhân để xác định chủ nhân của đơn hàng. Để kết hợp với các giải pháp bảo mật
thông tin, động tác nhấn vào nút “Thanh toán” sẽ đồng thời gọi một trang web, được
truyền qua giao thức bảo mật HTTPS. Như vậy, chỉ có những thành viên đã đăng ký,
được cấp chứng chỉ số của hệ thống mới có thể đặt hàng qua hệ thống được.
2.2.2.4/ Quản lý hàng
Chỉ những người có chức năng mới có quyền truy nhập vào các phần quản lý này.
Giao diện màn hình ở phần quản lý dưới dạng một thực đơn, để từ đây, người quản lý
có thể thực hiện các công việc như quản lý hàng hoá, quản lý công việc bán hàng, một
số tiện ích giúp quản lý, cập nhật các phương thưc chuyển hàng, các phương thức
chuyển khoản.
Khi vào mục “quản lý hàng hóa”, người quản lý có thể thêm bớt, cập nhật, sửa
đổi danh mục các mặt hàng đã có, thêm các mặt hàng mới, cập nhật các file ảnh, cập
nhật các file nén để có thể download về.
2.2.3/ Mô hình mua bán dịch vụ du lịch.
Các dịch vụ được thực hiện trong hệ thống là các dịch vụ du lịch, bao gồm : dịch
vụ đặt tour du lịch, dịch vụ đặt phòng khách sạn, dịch vụ đặt vé máy bay. Đơn vị chịu
trách nhiệm chính trong việc thiết kế phần dịch vụ của hệ thống là Công ty đầu tư xây
dựng và hợp tác quốc tế Hùng Vương.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Cũng như mua bán dịch vụ hàng hóa hữu hình và phi vật thể,dịch vụ du lịch cũng
thực hiện theo các bước sau:
2.2.3.1/ Tìm kiếm và đặt hàng
Giao diện của phần dịch vụ này được thiết kế dưới dạng website.Khách hàng có
thể đặt các tour du lịch trong nước, ngoài nước, đặt phòng ở các khách sạn miền Bắc,
miền Nam, miền Trung, đặt vé máy bay của một số hãng bay trong nước.
2.2.3.2/ Tạo lập giỏ hàng
Giỏ hàng sẽ được tạo lập theo các phiên giao dịch của khách hàng. Như vậy, với
mỗi phiên giao dịch, được tính từ thời điểm truy cập vào trang đầu tiên của dịch vụ, hệ
thống sẽ tạo lập một giỏ hàng cho khách và chủ nhân của giỏ hàng sẽ được xác định
sau khi khách đã hoàn thành toàn bộ quá trình chọn dịch vụ và nhấn vào biểu tượng
giỏ hàng để khai một số thông tin cá nhân cơ bản.
Các thông tin cá nhân sẽ được khai báo ở các trang web có cơ chế bảo mật riêng, nhằm
đảm bảo an toàn đối với các thông tin này.
2.2.3.3/ Tạo lập và xử lý đơn hàng
Không giống như những hàng hoá vật thể hoặc phi vật thể trên, loại hàng hoá
dạng dịch vụ này chưa được thiết kế để có thể tự động xử lý hoàn toàn. Khách hàng
phải chờ đợi thêm một khoảng thời gian để người quản lý chính thức thông báo về các
kết quả thực hiện việc đặt hàng.
Đối với các đơn hàng đặt tour, ngay sau khi thực hiện lệnh đặt hàng, đơn hàng sẽ
được sinh ra và gửi đến cổng thanh toán, tương tự như trường hợp mua hàng ở các siêu
thị.
Đối với việc đặt phòng tại khách sạn, sau khi chấp nhận đặt hàng, một đơn hàng
tương ứng được sinh ra, người quản lý sẽ liên hệ trực tiếp với khách sạn và chỉ khi
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
nhận được sự chấp nhận chính thức của khách sạn, người quản lý mới cập nhật trạng
thái để đơn hàng được gửi đến cổng thanh toán. Tương tự, đối với các đơn hàng đặt vé
máy bay, người quản lý cũng phải liên hệ với đại lý bán vé chính thức của hãng và chỉ
khi có kết quả chấp nhận, mới cập nhật trạng thái của đơn hàng để gửi ra cổng thanh
toán.
2.2.3.4/ Quản lý khách hàng
Khách hàng có thể tự đăng ký tham gia mua bán dịch vụ khi đã được hệ thống
lớn xác nhận. Khi đã sử dụng các chức năng của hệ thống để đặt hàng (đặt tour, khách
sạn, vé máy bay), các thông tin về khách hàng sẽ được cập nhật vào các bảng dữ liệu
riêng về từng dịch vụ. Điều này cho phép quản lý khách hàng theo dịch vụ để có các
chính sách hậu mãi kịp thời, thích hợp.
2.2.3.5/ Quản lý hàng hóa
Hàng hoá ở đây được hiểu là các dịch vụ. Người quản lý có thể truy nhập vào các
trang web quản lý để cập nhật, sửa đổi thông tin về các tour, về khách sạn cũng như
các chuyến bay.
2.3/ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ Ở TRUNG TÂM
2.3.1/ Các hình thức thanh toán cho giao dịch TMĐT ở Trung tâm
Hiện tại ở Trung tâm có bốn cách thanh toán chủ yếu sau:
Tiền mặt
Séc
Thẻ tín dụng
Thanh toán điện tử
2.3.2/ Hệ thống phần mềm giải pháp thanh toán điện tử ở Trung tâm
2.3.2.1/ Mô tả hệ thống
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Hiện tại hệ thống thanh toán trực tuyến của Trung tâm kết nối với cổng thanh
toán của công ty VASC. Cổng này nối với một số ngân hàng như Vietcombank, ACB,
Techcombank…Nguyên tắc hoạt động như sau:
Toàn bộ các đơn hàng của hệ thống, từ các loại hình dịch vụ, thu gom vào một sơ
sở dữ liệu riêng, bao gồm hai bảng : bảng dữ liệu gửi đi và bảng dữ liệu nhận về. Các
dữ liệu trong bảng dữ liệu gửi đi bao gồm: tên chủ tài khoản trả, mã số tài khoản trả,
ngân hàng trả, tên chủ tài khoản nhận, mã số tài khoản nhận, ngân hàng nhận, số tiền,
mã số đơn hàng, thời gian thanh toán Các dữ liệu trong bảng dữ liệu nhận về bao
gồm : mã số đơn hàng, thời gian thanh toán, tình trạng thanh toán (thành công hay
không)
Toàn bộ dữ liệu nhận về sau đó sẽ được gửi trả lại bảng tương ứng trong cơ sở dữ
liệu ban đầu và chỉ những đơn hàng nào được chấp nhận thanh toán (thành công), mới
hiển thị lên để siêu thị thực hiện.
Toàn bộ quá trình gửi/nhận dữ liệu thanh toán được ghi lại vào log file của hệ
thống để có thể tra cứu lại khi cần, ví dụ trong các trường hợp khiếu nại của khách
hàng, hoặc nhà cung cấp, hoặc các ngân hàng.
Hiện nay, để thử nghiệm việc thanh toán trực tuyến, đề tài thực hiện hai phương
án thanh toán trực tuyến : qua cổng thanh toán của VASC payment và trực tiếp sử
dụng dịch vụ Internet Banking của Ngân hàng Công thương Việt nam.
Để có thể thanh toán qua cổng VASC payment, khách hàng phải có tài khoản của
một trong các ngân hàng tham gia thử nghiệm (Vietcombank, Techcombank, ACB),
trong khi đó, các siêu thị có thể có tài khoản ở bất kỳ ngân hàng nào của Việt nam.
Đối với dịch vụ Internet Banking của Ngân hàng Công thương, hiện tại, cả khách
hàng lẫn nhà cung cấp đều phải có tài khoản trong Ngân hàng Công thương.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -