kinh tế thị trường, các mối quan hệ buôn bán với nước ngoài được mở rộng, sự cạnh
tranh giữa các thành phần kinh tế ngày càng gay gắt và quyết liệt thì đòi hỏi các nhà quản
lý phải luôn đưa ra những quyết định, chiến lược kinh doanh một cách hợp lý đáp ứng
được đòi hỏi của tình hình thực tế. Công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm Hà Nội tham gia
vào cả lĩnh vực xuất khẩu và nhập khẩu tuy nhiên hoạt động xuất khẩu của công ty
không đều đặn thường xuyên, kim ngạch xuất khẩu không cao điều này chứng tỏ hiệu
quả xuất khẩu chưa đạt được như mong muốn. Các thị trường chính mà doanh nghiệp
xuất khẩu sang đều bấp bênh và có sức tiêu thụ không lớn do vậy để tăng kim ngạch xuất
khẩu, mở rộng thị trường và nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu thì công ty phải
hoàn thiện công tác phân tích tình hình và hiệu quả xuất khẩu để tìm ra phương hướng
biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu, tìm ra những thị trường có sức tiêu thụ lớn hơn để tăng
doanh thu xuất khẩu trong thời gian tới. Về mặt nội dung và các bước phân tích tình hình
xuất khẩu và hiệu quả xuất khẩu tại công ty vẫn còn nhiều mặt chưa được. Do vậy việc
hoàn thiện công tác phân tích về mặt tổ chức và nội dung là vô cùng cần thiết.
II. Hoàn thiện về công tác tổ chức phân tích tình hình và hiệu quả xuất khẩu
1. Hoàn thiện về tổ chức phân tích
Công tác tổ chức phân tích các hoạt động kinh tế trong doanh nghiệp có vai trò rất quan
trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp. Việc tổ chức
tốt công tác phân tích sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiến hành phân tích tình hình và
hiệu quả xuất khẩu, kết quả phân tích được chính xác. Phản ánh tình hình của công ty sẽ
là cơ sở khoa học để tổng giám đốc đưa ra quyết định điều hành kinh doanh. Trong nền
kinh tế thị trường sự thành công của doanh nghiệp này sẽ là sự thất bại của doanh nghiệp
khác, do vậy các quyết định về chiến lược kinh doanh trong từng thời kỳ, quyết định
trong việc xử lý thông tin liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Một quyết định sai lầm sẽ kéo theo sự kém hiệu quả có thể dẫn đến thất bại của cả một
doanh nghiệp. Chính vì tầm quan trọng đó mà công ty cần phải tổ chức tốt hơn nữa công
tác phân tích tại công ty để thông qua việc phân tích công ty sẽ hoạt động có hiệu quả
hơn trong lĩnh vực xuất khẩu, đem lại nguồn ngoại tệ cho công ty và đóng góp vào ngân
sách nhà nước. Qua thực trạng về công tác phân tích tại công ty em thấy có thể tổ chức
lại công tác phân tích tại công ty như sau trên cơ sở nền tảng là công tác phân tích tại
công ty lúc ban đầu.
Công tác tổ chức phân tích tại công ty vẫn do tổng giám đốc công ty chịu trách nhiệm
điều hành và giao cho phòng tổng hợp thực hiện. Bên cạnh đó kế toán trưởng cũng giúp
giám đốc đánh giá tình hình kinh doanh của doanh nghiệp trong đó có tình hình tài chính
thông qua các số liệu do phòng kế toán hạch toán trên các sổ sách kế toán. Kế toán
trưởng sẽ là người trợ lý đắc lực cho tổng giám đốc, tham mưu cho tổng giám đốc về các
quyết định kinh doanh. Các bước tiến hành phân tích có thể thực hiện như sau:
+ Phòng tổng hợp hàng tuần, hàng tháng tiến hành thu thập số liệu thông tin từ các phòng
kinh doanh xuất nhập khẩu.
+ Khi tiến hành phân tích tình hình xuất khẩu thì chia thành 2 trường hợp:
. Phân tích đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch xuất khẩu
Đối với việc phân tích trong khi thực hiện kế hoạch xuất khẩu thì công ty đ• tiến
hành lập biểu phân tích theo quý, theo tháng nhưng sau mỗi bảng biểu phân tích lại
không có đánh giá nhận xét cụ thể vì vậy để cho giám đốc có thể nắm chắc tình hình kinh
doanh hơn nữa thì phòng tổng hợp sau khi phân tích có thể đưa ra các nhận xét đánh giá,
các khó khăn mà công ty đang gặp phải trong khi thực hiện xuất khẩu, đưa ra các giải
pháp giải quyết khó khăn. Từ đó trình lên tổng giám đốc, tổng giám đốc dựa vào bảng
phân tích và các ý kiến tham mưu sẽ đưa ra quyết định cuối cùng.
. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch xuất khẩu sau mỗi một kỳ kinh doanh
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Sau mỗi kỳ kinh doanh công ty vẫn phải phân tích tình hình thực hiện xuất khẩu
cả năm so với kế hoạch. Để phân tích nội dung này cho sâu hơn, rõ hơn thì ngoài các nội
dung mà công ty đã phân tích công ty có thể phân tích theo các nội dung sau: phân tích
tình hình xuất khẩu theo thị trường, phân tích tình hình xuất khẩu theo mặt hàng, phân
tích tình hình xuất khẩu theo phương thức thanh toán, theo loại hàng và thị trường, theo
loại hàng và đồng bộ. Phương pháp sử dụng để phân tích tình hình xuất khẩu ngoài
phương pháp so sánh giản đơn, phương pháp số chênh lệch thì công ty có thể sử dụng
phương pháp tỷ trọng để tính xem chỉ tiêu đó so với tổng thể chiếm bao nhiêu %, phương
pháp thay thế liên hoàn để xem xét mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu cần
phân tích. Sau khi phân tích phải đưa ra ý kiến nhận xét, những điều rút ra sau khi phân
tích để làm căn cứ cho việc đề ra kế hoạch xuất khẩu kỳ sau.
Công ty sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất lợi
nhuận trên nguồn vốn chủ sở hữu để đánh giá hiệu quả tuy nhiên các chỉ tiêu này vẫn
chưa phản ánh được hiệu quả xuất khẩu bởi vì phần lợi nhuận công ty thu được bao gồm
lợi nhuận do hoạt động xuất khẩu đem lại và lợi nhuận do bán hàng nhập khẩu vì vậy các
chỉ tiêu trên phản ánh hiệu quả của cả xuất khẩu và nhập khẩu. Nếu chỉ dựa vào các chỉ
tiêu này ta chỉ biết được hiệu quả chung chứ không biết được hiệu quả xuất khẩu như thế
nào. Để biết được hiệu quả xuất khẩu cao hay thấp công ty có thể dùng các chỉ tiêu như:
tỷ suất ngoại tệ, tỷ xuất lợi nhuận xuất khẩu trên doanh thu xuất khẩu, tỷ suất lợi nhuận
xuất khẩu trên vốn kinh doanh. Những chỉ tiêu trên dùng để tính hiệu quả xuất khẩu trong
trường hợp người nhập khẩu trả tiền ngay cho người xuất khẩu. Còn trong trường hợp
người nhập khẩu trả chậm thì lúc đó những yếu tố như chi phí, doanh thu, lợi nhuận đều
phải tính đến giá trị thời gian của tiền tệ. Sau khi tính toán xong các chỉ tiêu phòng tổng
hợp cũng cần phải đưa ra ý kiến nhận xét về các chỉ tiêu vừa tính để thấy rõ hiệu quả xuất
khẩu như thế nào.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
+ Sau khi đã phân tích xong thì phòng tổng hợp nên lập một báo cáo phân tích
trong đó có hai phần trình bày về tình hình xuất khẩu và hiệu quả kinh doanh. Sau mỗi
phần đều có đưa ra ý kiến nhận xét đánh giá về tình hình xuất khẩu và hiệu quả kinh
doanh xuất khẩu, nêu ra ưu điểm, nhược điểm còn tồn tại và đưa ra các giải pháp để khắc
phục những nhược điểm còn tồn tại. Sau khi đã lập xong báo cáo phân tích thì chuyển lên
phòng giám đốc để tổng giám đốc xem và có kế hoạch kinh doanh cho kỳ sau.
2. Hoàn thiện về nội dung phân tích
2.1 Hoàn thiện về phân tích tình hình xuất khẩu
2.1.1 Hoàn thiện nội dung phân tích tình hình xuất khẩu theo các phòng kinh
doanh
Công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm Hà Nội có 7 phòng kinh doanh và các đơn vị
trực thuộc công ty. Những phòng này có những chức năng nhiệm vụ huặc kinh doanh các
mặt hàng khác nhau của công ty nhưng đều phải cố gắng hoàn thành kế hoạch xuất khẩu
do công ty giao. Vì vậy việc phân tích tình hình xuất khẩu theo các phòng kinh doanh và
các đơn vị trực thuộc là rất cần thiết vì qua việc phân tích sẽ đánh giá được chính xác kết
quả kinh doanh của từng phòng và đơn vị trực thuộc, qua đó thấy được sự tác động ảnh
hưởng đến thành tích kế hoạch chung của doanh nghiệp. Đồng thời qua phân tích cũng
thấy được những ưu điểm, nhược điểm và những mặt tồn tại trong việc tổ chức và quản
lý kinh doanh trong từng phòng kinh doanh và các đơn vị trực thuộc để đề ra những chính
sách, biện pháp quản lý thích hợp. Biểu mẫu mà công ty dùng để phân tích tình hình xuất
khẩu theo các phòng kinh doanh vẫn chưa nói lên được mức độ ảnh hưởng của việc hoàn
thành hay không hoàn thành kế hoạch xuất khẩu của từng phòng đến kế hoạch chung của
toàn công ty. Ta có thể lập lại biểu phân tích với số liệu thực tế như sau:
Tổng kim ngạch xuất khẩu của các phòng kinh doanh giảm 248.514 USD tương ứng với
số tương đối giảm 3,55%, nguyên nhân dẫn đến giảm kim ngạch xuất khẩu là do:
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
+ Phòng XNK 1vượt mức so với kế hoạch 15.000 USD tương ứng với tỷ lệ tăng
5% góp phần vượt mức kế hoạch chung của toàn doanh nghiệp là 0,2%.
+ Phòng XNK 2 không hoàn thành kế hoạch xuất khẩu giảm là 134.458 USD đạt
80% giảm 20% so với kế hoạch đã làm ảnh hưởng đến kế hoạch chung giảm
-1,9%.
+ Phòng XNK 3 không hoàn thành kế hoạch xuất khẩu đề ra giảm 59.242 USD
tương ứng với tỷ lệ giảm 13% làm giảm kế hoạch chung toàn doanh nghiệp -0,8%.
+ Phòng XNK 4 không hoàn thành kế hoạch giảm là 164.103 USD tỷ lệ giảm
27,96% làm kế hoạch chung toàn công ty giảm -2,3%.
+ Phòng XNK 6 vượt mức so với kế hoạch là 25.421 USD tỷ lệ vượt 6,3% góp
phần vượt kế hoạch chung toàn công ty là 0,6%
+ Phòng XNK 7 thực hiện so với kế hoạch giảm 88.143 USD số tương đối giảm
tương ứng là 22,9% làm cho kế hoạch chung giảm -1,2%.
+ Phòng XNK 8 thực hiện so với kế hoạch tăng 52.123 USD tỷ lệ tăng 7,4% góp
phần vượt kế hoạch chung của công ty là 0,74%.
+ Xí nghiệp TOCAN vượt mức kế hoạch là 234.152 USD tỷ lệ tăng 7,8%
làm cho kế hoạch chung toàn công ty tăng 3,34%.
+ Chi nhánh Hải phòng thực hiện so với kế hoạch giảm là 30.000 USD tương ứng
với tỷ lệ giảm 15% dẫn đến kế hoạch chung cũng giảm theo là -0,4%
+ Chi nhánh TP HCM thực hiện giảm so với kế hoạch ban đầu 99.264 USD tỷ lệ
giảm 33,1% dẫn đến kế hoạch chung giảm -1,4%.
Về mặt tỷ trọng:
+ Xí nghiệp tocan chiếm tỷ trọng lớn nhất 42,8% và tăng lên 48% ở kỳ kế hoạch.
+ Phòng 8 có tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu lớn hai tăng lên 11% ở kỳ thực hiện.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
+ Phòng 2 có tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu đứng thứ 3 là 9,6% nhưng trong kỳ
thực hiện không hoàn thành kế hoạch xuất khẩu nên tỷ trọng giảm xuống còn 8%.
+ Phòng 4 tỷ trọng giảm từ 8,4% xuống còn 6,3%
+ Phòng 6 tỷ trọng chỉ chiếm 11,4% nhưng lại hoàn thành kế hoạch xuất khẩu tỷ
trọng tăng lên 13,5%.
Như vậy phòng 2, 4 trong kỳ kế hoạch chiếm tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu cao hơn
phòng 6 nhưng trong kỳ thực hiện thì tỷ trọng lại giảm còn phòng 6 mặc dù chiếm tỷ
trọng nhỏ hơn nhưng tỷ trọng lại tăng trong kỳ thực hiện, công ty nên xem xét để đề ra kế
hoạch xuất khẩu từng phòng cho phù hợp với khả năng của mỗi phòng để tránh tình trạng
các phòng không hoàn thành tốt kế hoạch công ty giao cũng như khai thác triệt để thế
mạnh của từng phòng.
Hầu như các phòng kinh doanh đều không hoàn thành kế hoạch xuất khẩu công ty
cần phải tìm hiểu nguyên nhân của việc không hoàn kế hoạch và đề ra biện pháp khắc
phục ở kỳ sau.
2.1.5 Hoàn thiện nội dung phân tích tình hình xuất khẩu theo các mặt hàng chủ yếu
Mục đích của việc phân tích này là để thấy được mức độ hoàn thành kế hoạch xuất
khẩu của từng loại hàng qua đó xây dựng một cơ cấu mặt hàng xuất khẩu hợp lý, đáp ứng
tốt nhu cầu của người tiêu dùng. Một cơ cấu xuất khẩu hàng hóa hợp lý sẽ đẩy mạnh tiêu
thụ ở thị trường nước ngoài giúp doanh nghiệp tăng thu ngoại tệ, giảm được sự phụ thuộc
vào thị trường nội địa. Công ty cũng tiến hành phân tích tình hình xuất khẩu theo các mặt
hàng của yếu nhưng lại không lập thành bảng biểu để tính toán chênh lệch để tiến hành
phân tích ta lập biểu sau:
Trong những nhóm mặt hàng chủ yếu của công ty có 4 nhóm hàng vượt mức so với kế
hoạch. Cụ thể là:
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
+ Chổi quét sơn hoàn thành kế hoạch xuất khẩu tăng 483.157 USD so với kế
hoạch tương ứng với số tương đối tăng 16%
+ Hàng nông sản giảm 23,07% tương ứng với số tuyệt đối giảm 161.525 USD
+ Hàng văn phòng tăng 1.091.600 USD so với kế hoạch tỷ lệ tăng 109%
+ Hàng XK khác giảm 1.536.557 USD so với kế hoạch tỷ lệ giảm là 90,38%
Về mặt tỷ trọng:
+ Mặt hàng chổi quét sơn chiếm tỷ trọng cao nhất 42,8% và tăng lên 51,6% ở kỳ thực
hiện.
+ Mặt hàng văn phòng phẩm có tỷ trọng đứng thứ hai 14,3% và tăng lên 30,97%.
+ Hàng nông sản, hàng nguyên vật liệu, hàng xuất khẩu khác có tỷ trọng giảm đặc biệt là
hàng xuất khẩu khác có tỷ trọng giảm đáng kể 21,86%.
Từ những số liệu trên ta thấy doanh nghiệp cần phải tìm hiểu nguyên nhân làm cho kim
ngạch xuất khẩu của mặt hàng nguyên vật liệu, hàng nông sản, hàng xuất khẩu khác
giảm, từ đó đưa ra những biện pháp để tăng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng trên góp
phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu của những mặt hàng chủ yếu.
Ngoài việc phân tích tình hình xuất khẩu theo các nội dung trên ta có thể tiến hành phân
tích tình hình xuất khẩu theo các nội dung sau đây, nó cũng giúp cho công ty có cái nhìn
toàn diện hơn về tình hình xuất khẩu theo nhiều mặt từ đó công ty sẽ có kế hoạch kinh
doanh xuất khẩu cho phù hợp, nâng cao hơn nữa kim ngạch xuất khẩu, ổn định tình hình
xuất khẩu.
2.1.6 Phân tích tình hình xuất khẩu theo thị trường
Phân tích tình hình xuất khẩu theo thị trường để thấy được vai trò của từng thị
trường, cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu, chủ động đề ra biện
pháp đẩy mạnh xuất khẩu. Phân tích tình hình xuất khẩu theo thị trường ta có thể biết
được việc xuất khẩu hàng hoá sang từng thị trường có hoàn thành như kế hoạch đặt ra
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
hay không cả về số tương đối và số tuyệt đối. Từ đó có kế hoạch điều chỉnh xuất khẩu
hàng hoá cho phù hợp.
Một điều quan trọng là từ việc phân tích ta biết được đối với thị trường chính của
công ty , công ty đã hoàn thành tốt kế hoạch cung ứng hay chưa, điều này là rất quan
trọng bởi vì đối với những thị trường chính tiêu thụ chủ yếu sản phẩm của công ty mà
công ty lại không đáp ứng tốt sẽ dẫn đến tình trạng mất đi khách hàng, mất đi thị trường
truyền thống, giảm hiệu quả xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu hàng hoá rất rộng lớn bao
gồm nhiều khu vực như: thị trường Châu âu, thị trường Mỹ và Bắc mỹ, thị trường các
nước ASEAN… Trong mỗi thị trường khu vực lại có thị trường của từng nước. Mỗi thị
trường xuất khẩu có những đặc tính và tiềm năng rất khác nhau trong quan hệ mua bán.
Do các chính sách ngoại thương ở mỗi thị trường xuất khẩu cũng có những đặc điểm
khác biệt, phân tích tình hình xuất khẩu theo thị trường để thấy được sự biến động của
chúng qua đó nhận thức và đánh giá một cách sâu sắc hơn về tình hình xuất khẩu và phát
hiện khai thác những tiềm năng đẩy mạnh xuất khẩu, tăng doanh thu.
Phương pháp được sử dụng trong phân tích tình hình xuất khẩu theo thị trường là
phương pháp biểu mẫu, phương pháp so sánh giản đơn.
Để phân tích nội dung này, ta có thể lập biểu như sau:
Nhận xét: Tính chung cho các thị trường thì kim ngạch xuất khẩu thực hiện so với kế
hoạch giảm 248.514 USD tương ứng với số tương đối giảm 3,55%. Nguyên nhân của
việc giảm là do:
+ Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Lào không hoàn thành kế hoạch xuất khẩu giảm
với số tuyệt đối là 225.189 USD tương ứng với số tương đối giảm là 32,16%.
+ Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Philipin giảm so với kế hoạch là 404.600 USD
tương ứng với tỷ lệ giảm 44,95%
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
+ Thị trường Canada hoàn thành kế hoạch đặt ra có kim ngạch xuất khẩu thực hiện so với
kế hoạch tăng 947.700 USD tương ứng với tỷ lệ tăng 47,38%.
+ Thị trường irắc hoàn thành vượt mức kế hoạch tăng 4,58% tương ứng với số tuyệt đối
tăng 91.600 USD.
+ Thị trường úc thực hiện giảm so với kế hoạch 403.846 USD tương ứng với số tương
đối giảm 50,48%
+ Thị trường khác kim ngạch xuất khẩu giảm 254.179 USD so với kế hoạch tương ứng
với tỷ lệ giảm 42,36%
về mặt tỷ trọng:
+ Thị trường Canada và thị trường irắc có cùng một tỷ trọng cao như nhau: 28,5% mặc
dù chiếm cùng một tỷ trọng nhưng thị trường Canada hoàn thành vượt mức kế hoạch cao
hơn thị trường irắc cả về số tương đối và số tuyệt đối. Thị trường Canada tỷ trọng cũng
tăng lên cao hơn so với thị trường irắc từ 28,5% đến 43,6% tăng 15,1%. Như vậy thị
trường Canada là một thị trường mà công ty cần phải chú ý đến nhiều hơn nữa.
+ Các thị trường còn lại đều có tỷ trọng giảm xuống so với kế hoạch.
Công ty cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến việc không hoàn thành kế hoạch xuất khẩu
sang các thị trường Lào, Philipin, úc và các thị trường khác để từ đó có biện pháp khắc
phục tình trạng này và ngày một nâng cao hơn kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường
này mở rộng thị trường xuất khẩu.
2.1.7 Phân tích tình hình xuất khẩu theo phương thức xuất khẩu
Xuất khẩu hàng hóa hiện nay ở nước ta có thể được thực hiện bằng những phương
thức khác nhau bao gồm xuất khẩu trực tiếp, xuất khẩu uỷ thác, gia công hàng xuất khẩu.
Mỗi một phương thức xuất khẩu có những tiềm năng tạo nên doanh thu khác nhau. Do
vậy khi phân tích tình hình xuất khẩu cần phải phân tích theo từng phương thức xuất
khẩu qua đó thấy được sự biến động tăng giảm và tìm ra được những chính sách biện
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
pháp nhằm khai thác những tiềm năng trong từng phương thức xuất khẩu, tăng kim ngạch
xuất khẩu. Phương pháp dùng để phân tích là phương pháp so sánh, phương pháp số
chênh lệch, tỷ trọng. Để có thể phân tích tình hình xuất khẩu theo phương thức thanh toán
ta có thể lập biểu phân tích với số liệu thực tế như sau:
Tổng doanh thu giảm so với kế hoạch 248.514 USD tương ứng với tỷ lệ giảm là 3,55%,
tổng doanh thu giảm là do:
+ Doanh thu xuất khẩu trực tiếp tăng 1.203.902 USD với tỷ lệ tăng là 21,8%
+ Doanh thu xuất khẩu uỷ thác giảm với số tuyệt đối là 842.713USD tương ứng với số
tương đối là 99,1%
+ Doanh thu từ hoạt động gia công giảm so với kế hoạch 609.703 USD với tỷ lệ giảm
93,8%
Về mặt tỷ trọng: doanh thu xuất khẩu trực tiếp có tỷ trọng tăng từ 78,5% đến 99,2%, còn
tỷ trọng doanh thu xuất khẩu uỷ thác giảm từ 12,1 xuống 12%, tỷ trọng doanh thu từ hoạt
động gia công giảm từ 9,2% xuống còn 0,5%.
Như vậy doanh thu từ hoạt động gia công, uỷ thác giảm so với kế hoạch công ty cần tìm
ra nguyên nhân của việc giảm này và có biện pháp để nâng cao các khoản doanh thu này
góp phần tăng tổng doanh thu.
2. Hoàn thiện nội dung phân tích hiệu quả xuất khẩu
Hiệu quả xuất khẩu chính là chất lượng của hoạt động tạo ra kết quả. Muốn phản
ánh chính xác hiệu quả xuất khẩu đã đạt được tại công ty, công ty có thể dùng các chỉ tiêu
khác ngoài các chỉ tiêu mà công ty đã dùng để đánh giá hiệu quả xuất khẩu sau một thời
kỳ làm việc. Trong việc xác định hiệu quả xuất khẩu một vấn đề quan trọng đầu tiên là
phải tính toán được hiệu quả về mặt tài chính của hoạt động xuất khẩu. Đó là hiệu quả
kinh tế được biểu hiện thông qua đồng tiền.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -