Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Nhân vật và cái vô thức trong tiểu thuyết "Của chuột và người" của John Steinbeck pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.03 KB, 11 trang )

Nhân vật và cái vô thức trong
tiểu thuyết "Của chuột và
người" của John Steinbeck




1. John Steinbeck và tác phẩm Của Chuột và Người
1.1. John Steinbeck (1902-1968), nhà văn Mỹ, người đoạt giải Nobel văn chương
năm 1962, sinh trưởng trong một gia đình trung lưu ở thị trấn Salinas, một thị trấn trù phú
trong thung lũng con sông Salinas, bang California, cách bờ biển Thái Bình Dương khoảng
hai nhăm dặm, nơi mà sau này ông đã sử dụng làm bối cảnh cho những tác phẩm nổi tiếng
của mình. Trong gia đình cha là thủ quỹ của thị trấn, mẹ là giáo viên, từ nhỏ John Steinbeck
đã được nuôi dưỡng trong nếp sống bình an, mực thước của giới tiểu tư sản thành thị Mĩ lúc
bấy giờ.
Tốt nghiệp trung học khi Đại chiến I kết thúc, một năm đi làm việc ở nhiều nơi, năm
1919, John Steinbeck ghi tên theo học tại trường đại học Stanford. Sau sáu năm học ở ba
khoá học khác nhau, chưa tốt nghiệp, ông dời trường đại học đến New York lao động và
khởi nghiệp văn chương. Thất bại với nghề viết văn ở New York, ông trở lại California làm
nghề gác vườn, trông coi ngôi nhà lẻ loi gần hồ Tahoe, nơi ông viết thành công tác phẩm
đầu tiên Chén vàng (1929). Từ đây cho đến năm viết tác phẩm cuối cùng, Nước Mĩ và
Người Mĩ (1966), John Steinbeck gắn bó với nghiệp văn chương và đã để lại hơn 10 tiểu
thuyết, nhiều truyện ngắn, các vở kịch, phóng sự, kí…
Dù không được xếp là nhà văn hàng đầu của văn học hiện đại Mĩ nhưng với sự
nghiệp văn chương của mình, John Steinbeck vẫn được coi là một trong những nhà văn tạo
nên Thời đại tiểu thuyết Mĩ (thuật ngữ này đã được giới phê bình văn học Mĩ chấp nhận, chỉ
nền tiểu thuyết Mĩ khoảng từ 1930 đến 1940)
(1)
. Và mặc dầu sau này, trong cuộc đời John
Steinbeck có những hành động khó lý giải và cũng khó tha thứ, như việc cho con trai sang
tham chiến tại Việt Nam, bản thân ông, cuối năm 1966 đầu năm 1967, cũng sang Việt Nam


cổ vũ cho cuộc chiến (vì hành động này, dư luận đã đòi tước bỏ giải Nobel văn chương của
John Steinbeck), vẫn không thể phủ nhận tài năng văn chương của ông. John Steinbeck
được đánh giá cao vớiTrong trận đánh bất phân thắng bại (1936), Của Chuột và
Người (1937), Chùm nho phẫn nộ (1939), các tác phẩm không chỉ phản ánh được những
vấn đề nóng bỏng của hiện thực Mĩ khoảng thời gian 1930-1940 mà còn chuyển tải được
những vấn đề có tính vĩnh cửu của con người.
1.2. Đối với phần đông độc giả, không chỉ ở Mĩ, tác phẩm quan trọng nhất của John
Steinbeck bao giờ cũng vẫn là cuốnChùm nho phẫn nộ (1939) - tác phẩm mà hầu như sự
nổi tiếng đã gắn với lịch sử của nước Mỹ. Nhưng đối với những nhà nghiên cứu văn học,
tác phẩm đáng kể nhất, bền vững nhất, tiêu biểu nhất của John Steinbeck lại là cuốn Của
Chuột và Người(Of Mice and Men) xuất bản trước Chùm nho phẫn nộ hai năm, năm 1937.
Căn cứ vào những bài nghiên cứu phê bình về tác phẩm của John Steinbeck, chưa có một
tác phẩm nào của ông lại được đón nhận một cách nồng nhiệt, ngay từ khi mới xuất bản,
như cuốn Của Chuột và Người. Một trong những nhà phê bình khó tính, Tetsumaro
Hayashi, người đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về tác phẩm của John Stenbeck, đã
gọi Của Chuột và Người “là cái khuôn mẫu kỳ diệu nhất của nghệ thuật tiểu thuyết Mĩ
trong thập niên 1930- 1940”
(2)
. Sau khi xuất bản không lâu, tác phẩm đã được chính John
Steinbeck phóng tác thành kịch. Đến nay, đầu thế kỷ XXI, tại Mĩ, Của Chuột và Người vẫn
được xem là cuốn tiểu thuyết kinh điển, được chọn đưa vào giảng dạy trong các trường
trung học ở nhiều bang.
Của Chuột và Người là một tiểu thuyết ngắn gồm sáu chương với sáu cảnh tương
ứng, kể về ba ngày trong cuộc đời của hai công nhân nông nghiệp George Milton và Lennie
Small, trong một nông trại hẻo lánh vùng Salinas, California. George Milton nhỏ bé, lanh
lẹn còn Lennie Small to lớn, khờ khạo. Hai người không gia đình, nhà cửa, gắn bó thân
thiết với nhau, lang thang làm thuê trong các nông trại. Họ nuôi một ước vọng chung: làm
thuê, tiết kiệm, dành tiền mua một mảnh đất, có ngôi nhà nhỏ, “thích làm gì tuỳ theo ý
mình, không bị ai làm phiền”. Lennie khổng lồ nhưng trí óc trì độn, có một sở thích kỳ quặc
là vuốt ve những con vật có lông mịn hoặc đồ vật mượt mà, nhưng những vật yêu quý

thường bị sức mạnh của Lennie, trong lúc thích thú cực độ, vô tình làm chết. Trước khi
đến Soledad, ở Weed, vì thích vuốt ve cái áo đỏ của một cô gái mà Lennie đã bị hiểu lầm,
khiến George và Lennie phải chạy trốn trong đêm. Ở Soledad, hai người được nhận vào làm
thuê. Tại đây, họ gặp những người cũng lang thang làm thuê: Slim, một anh chàng tinh
ranh; Candy, một người già lão làm thuê; Crooks, người nài ngựa da đen tàn phế… Curly,
con trai chủ trại, vốn là kẻ ưa đánh nhau, ghét những người to lớn hơn mình, đã khiêu khích
và đánh Lennie. Để tự vệ, Lennie đã bóp nát một bàn tay của Curly. Cô vợ Curly, một
người lẳng lơ thường la cà tán tỉnh đám đàn ông, bị cuốn hút bởi sức mạnh cường tráng
và sự thật thà của Lennie đã tìm cách quyến rũ anh chàng. Vào chiều chủ nhật vắng vẻ,
trong lúc Lennie trốn xuống nhà kho để vuốt ve chú chó con yêu quý thì cô vợ Curly xuất
hiện. Cô nàng kể lể nỗi cô đơn của mình và tỏ ý cảm thông với Lennie khi nhìn thấy con
chó đã chết. Cuối cùng anh chàng khờ khạo cũng tâm sự về sở thích của mình và đồng ý
vuốt ve mái tóc của cô ta. Thích thú, Lennie vuốt mạnh. Cô ta sợ hãi kêu toáng lên khiến
Lennie kinh khiếp đến mất cả ý thức, lấy tay bịt miệng cô ta và lắc mạnh, quá tay, vợ Curly
gãy cổ chết. Lennie bỏ trốn đến nơi mà trước đó, để đề phòng, George đã chỉ cho biết làm
nơi hẹn gặp nếu có chuyện bất trắc. Phát hiện ra xác cô vợ Curly, George biết ngay cái gì đã
xảy ra. Curly huy động mọi người tìm bắt Lennie. George vội vã đến nơi hẹn và trong lúc
kể về cái trang trại trong tưởng tượng, George đã rút súng bắn vào gáy Lennie. Sau đó, Slim
rủ George đi xuống thị trấn uống rượu.
2. Nhân vật và cái vô thức
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về tác phẩm Của Chuột và Người và tất nhiên
có nhiều cách lý giải khác nhau về tác phẩm. Khám phá nhân vật trong tác phẩm này từ
tầng sâu vô thức, chúng tôi muốn lý giải hành động của nhân vật để thêm một cách hiểu.
Peter Lisca, trong công trình John Steinbeck- Tự nhiên và huyền thoại đã nhận xét:
John Steinbeck đã dùng nhiều hình ảnh trong tự nhiên để miêu tả nhân vật Lennie. Quả thật,
Lennie hiện lên như một sinh vật. Khi Lennie uống nước từ vũng nước sau lùm cây: “Anh
ta uống ừng ực từng ngụm, phì cả ra mũi như con ngựa”
(3)
. Và khi anh ta trở lại bờ sông ở
cuối tiểu thuyết: “ Lennie xuất hiện sau một lùm cây và tiến lên lặng lẽ như một con gấu

đang bò”. John Steinbeck mô tả Lennie uống nước: “Lặng lẽ Lennie bước lại gần bờ nước.
Nó quỳ xuống và uống nước, môi khẽ chạm vào mặt nước. Đột nhiên sau lưng có tiếng xào
xạc, nó ngẩng phát đầu lên, mắt chăm chú nhìn và tai lắng nghe cho đến khi nhận ra con
chim nhỏ vừa bay qua. Ngay lập tức, nó lại cúi xuống tiếp tục uống”

(tr.100). Rõ ràng,
Lennie mang chức năng thể hiện mức độ cái vô thức, hồn nhiên nguyên thuỷ nhất. Ở
Lennie, chỉ có hai trạng thái: thoả mãn và sợ hãi. Thoả mãn và sợ hãi hoàn toàn bản năng.
Trạng thái thoả mãn tập trung vào ham thích duy nhất, và rất kỳ cục, được vuốt ve bất kỳ
một vật mịn hoặc con gì có lông mịn, mượt mà. Anh ta thích như vậy và thoả mãn sở thích
ngay cả bằng xác của một con chuột chết mà không cần giải thích, chỉ đơn giản là anh ta
thích. Hành động đó khiến George, một người đầy ý thức không bao giờ hiểu nổi. Điều
quan tâm duy nhất của Lennie trong cuộc sống hiện tại không phải là kiếm miếng cơm,
manh áo như ta tưởng mà là được vuốt ve con chó con trong đàn chó của Slim. Và trong
ước mơ có trang trại riêng cùng George, Lennie không mơ ước gì khác ngoài việc được
nuôi thỏ vì “thỏ lớn hơn chuột có thể vuốt ve nó mà không dễ chết như chuột”. Con người
có một sở thích vuốt ve những vật mềm mại, mịn màng ấy lại sở hữu một sức khoẻ vô
địch. Đối với tất cả những vật yêu thích mà anh ta có trong tay, sau một hồi ve vuốt, đến lúc
thích thú đến tột đỉnh, anh ta thường vô tình bóp chết, nghiền nát chúng.
Lennie là con người bản năng, tự nhiên như một sinh vật. Bản năng tuyệt đối nhưng
anh ta không phải sinh vật, anh ta là con người, vì vậy anh ta lạc lõng, không thể thích nghi
với xã hội con người. Khi phát hiện ra mình đã giết chết vợ Curly, anh ta không thể hiểu nổi
vì sao, giống như không hiểu vì sao con chó con yêu quý lại có thể chết một cách dễ dàng
như vậy. Lennie mơ hồ nhận ra: “Mình làm bậy mất rồi… Anh George sẽ không cho mình
nuôi thỏ nữa”. Có lẽ đây là một lần hiếm hoi Lennie có chút ý thức, song nó lại chỉ xuất
hiện khi hành động đã hoàn tất. Không làm chủ được hành động của bản thân, Lennie là
nhân vật có ý nghĩa biểu tượng “tượng trưng cho nhân loại chúng ta, con người không bao
giờ làm chủ được hành động của mình và thường giết hại sự vật mình yêu thích”
(4)
.


Lennie
chính là biểu hiện cái vô thức ở cấp độ thứ nhất, cấp độ mà Freud gọi là Tự ngã (Id). Lennie
hoàn toàn không có ý thức. Mục đích duy nhất trong cuộc sống của anh ta là thoả mãn các
ham muốn bản năng và các khoái cảm, không cần biết đến các hậu quả. Thậm chí, không
cần biết đến giá trị thiện hay ác và cả đạo đức nữa.
Trái với Lennie, Goerge được miêu tả là một người lanh lẹn, sắc sảo, đầy ý thức.
John Steinbeck miêu tả mối tình cảm của Lennie và George như là một mối tình cảm đẹp
đẽ, hiếm hoi trong một thế giới mà “người ta hay dè chừng lẫn nhau”. Mối quan tâm chăm
sóc của George đối với Lennie được hiểu là vì trách nhiệm (George hứa với dì của Lennie,
Clara, sẽ chăm sóc Lennie) đồng thời cũng vì tình cảm của George giành cho người bạn
khờ khạo. Tuy nhiên, nhân vật này dường như vượt khỏi tầm kiểm soát của tác giả.
Nhà nghiên cứu William Goldhurst khi phân tích Của Chuột và Người đã xem hành
động bắn chết Lennie của Goerge ở cuối tác phẩm như là một biểu hiện cao nhất của một
tình cảm anh em trong thế giới đầy thù hận và bất trắc. Vì theo William Goldhurst, để tránh
cho Lennie khỏi một cái chết trong một cuộc hành hình thảm khốc bởi bàn tay của Curly,
kẻ đang thù hận Lennie, George mang đến cho bạn mình một cái chết nhẹ nhàng, tự tay bắn
chết Lennie. Từ cách nhìn nhận như vậy, William Goldhurst cho rằng: “Tác phẩm không bi
quan. Lennie chết, ước mơ về một trang trại riêng không trở thành hiện thực, Steinbeck vẫn
hướng người đọc đến hình ảnh George và Slim, hai người đàn ông đi cùng với nhau từ bờ
sông, nơi câu chuyện vừa xảy ra”
(5)
. Không riêng William Goldhurst mà nhiều nhà nghiên
cứu khác cũng có cách nhìn tương tự. Các nhà nghiên cứu này hoàn toàn có lý. Có thể
hiểu như vậy. Song, nếu đọc kỹ văn bản, độc giả kỹ tính sẽ nhận thấy thực ra George
không hề đơn giản trong mối quan hệ với Lennie và cuộc sống. Qua các chi tiết, ta thấy
dường như George luôn điều khiển hành động của Lennie. Một người có ý thức điều khiển
hành động của một người mang sức mạnh thể chất vô địch nhưng hoàn toàn không có khả
năng làm chủ hành động - ta có thể định danh đó là kẻ lợi dụng. Tuy nhiên, George không
đơn giản là kẻ lợi dụng. George cố gắng sử dụng Lennie để chế ngự một cõi khác trong tâm

thức, những cái mà anh ta đang dồn nén, dấu kín. Nó được bộc lộ qua hành động của
Lennie. Vì thế, những hành động của Lennie như là sự mở rộng của chính George, bộc lộ
xung động vô thức trong George. Có thể thấy rõ điều này qua hành động Lennie đánh Curly
ở nhà ở của các công nhân làm thuê. Ngay từ khi mới gặp Curly, George đã bày tỏ sự căm
ghét của mình đối với Curly. Anh ta thổ lộ: “Tao ngờ rằng chính tao sẽ gặp rắc rối với
nó”

(tr.37). George cũng ngay lập tức căm ghét vợ Curly và gán cho cô ta một loạt những
từ: “chó cái”, “cái cạm bẫy người” (tr.32). Lennie trở thành công cụ để George trừng trị
Curly và tiêu diệt vợ anh ta.
Như vậy, bước đầu có thể khẳng định không chỉ Lennie cần George mà George cũng
cần có Lennie. Đã có lúc, George giải thích với Slim: “Tôi chẳng có gia đình thân thiết. Tôi
thấy dân làm thuê trong trại cũng thường đi một mình như thế. Không hay ho chút nào cả.
Họ không có niềm vui nào hết. Tất cả họ đều trở nên dữ tợn. Họ chỉ nghĩ tới đánh nhau…
Tôi biết đi với Lennie hay bị rắc rối nhưng mà mình lại quen rồi, thiếu nó cũng thấy không
ổn” (tr.59). Rõ ràng, George gắn bó với Lennie không phải vì tình cảm cũng không phải vì
trách nhiệm với lời hứa. George ý thức được sự cần thiết có Lennie nhưng vẫn che giấu
mục đích thực sự của mối quan hệ này. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở đây, chúng ta vẫn
không giải thích một cách thoả đáng hai câu hỏi tại sao George lại coi khinh vợ Curly đến
vậy và tại sao George lại giết Lennie ở cuối tác phẩm? Đây là vấn đề mà bản thân John
Steinbeck cũng không giành quyền đưa ra câu trả lời. Người đọc chỉ có thể tìm được câu trả
lời qua lời nói, hành động, thái độ của nhân vật đối với chính bản thân anh ta, với các nhân
vật khác và với cuộc sống xung quanh.
Từ đầu tác phẩm, ta thấy Lennie được miêu tả như là cái bóng của George. George
và cái bóng của anh ta cứ tồn tại như vậy cho tới khi cô vợ Curly xuất hiện. Lần gặp đầu
tiên, sau khi cô ta đi khỏi, giữa George và Lennie đã có phản ứng khác nhau. Có thể nói,
đây là cuộc đối thoại mà qua đó George tự bộc lộ con người mình.
“Geogre trùm cái nhìn lên Lennie:
- Mẹ kiếp! Đồ đĩ thoã - Anh ta nói - Thật là một thứ đáng cho thằng Curly mang về
làm vợ.

- Cô ấy đẹp quá đi chứ - Lennie bênh vực.
- Đúng. Đẹp! Có gì phơi ra hết rồi. Thằng Curly cũng chẳng lạ gì. Tao cá là chỉ hai
mươi đôla là nó đi ngay.
Lennie vẫn nhìn ra cửa nơi cô ta vừa đi khỏi:
- Trời, cô ấy đẹp quá! Anh ta mỉm cười ngưỡng mộ.
George thoáng nhìn bạn và rồi túm lấy một tai Lennie, kéo mạnh:
- Nghe tao đây, đồ con hoang điên rồ - Anh ta nói một cách giận dữ - Đừng có nhìn
vào con chó cái ấy. Tao không cần biết nó nói gì hay nó làm gì. Thứ nọc độc này tao đã
thấy nhiều nhưng chưa bao giờ thấy một thứ đáng sợ hơn nó. Hãy tránh xa nó ra.
Lennie cố gỡ tai mình ra khỏi tay George:
- Anh George, tôi không làm gì cả.
- Đúng. Mày chưa làm cái gì bậy cả. Nhưng khi con đó đứng ở cửa kia kìa, phơi đùi
ra, thì mày không dời mắt khỏi nó.
- Tôi không nghĩ xấu gì cả. Tôi thề đấy.
- Tốt. Hãy tránh xa nó ra vì tao đã thấy nó là cái cạm bẫy người. Để mình thằng
Curly chui vào là đủ rồi…” (tr.30).
Không có một lời phân tích, giải thích hay bình luận nào của John Steinbeck. Cả
đoạn văn chỉ là miêu tả và ghi lại đối thoại. Thoạt tiên người đọc dễ nhầm tưởng những lời
cảnh báo, mắng nhiếc Lennie là xuất phát từ sự lo lắng cho Lennie nhưng lắng nghe kỹ ta
thấy không phải vậy. Bao trùm lên đó là nỗi sợ hãi của George. Không phải sợ vợ Curly
hay sợ mất Lennie mà là nỗi sợ hãi bản thân. Thái độ khinh ghét vợ Curly xuất phát từ một
điểm khác nằm ngoài ý thức của George. Sự tự tin và công khai quyến rũ của vợ Curly đã
thức dậy tính dục trong George, thách thức nhân cách của anh ta, đẩy anh ta vào nghi ngờ
chính bản thân mình. Ý thức không kiểm soát được cái vô thức đã bị gợi dậy một cách
mạnh mẽ, khi bắt gặp ánh mắt ngưỡng mộ biểu lộ sự say mê rất bản năng của Lennie giành
cho vợ Curly, George đã bùng lên sự căm ghét cô ta. Anh ta đã phản chiếu sự bất lực của
mình trước cái vô thức qua cái bóng là Lennie. Với Lennie, vợ Curly cũng giống như con
thỏ hay chuột, một con vật đẹp, mượt mà để vuốt ve chứ không hề gợi bản năng giới tính.
Điều này càng được khẳng định ở cuối tác phẩm khi vợ Curly tìm cách quyến rũ Lennie
trong nhà chứa cỏ, anh ta chỉ muốn vuốt ve mái tóc của cô ta giống như vuốt ve bộ lông của

con chó nhỏ. Với George thì khác. Thái độ giận dữ, giọng điệu căm tức của anh ta là cái vỏ
bề ngoài của những xung động vô thức. Lời nói của anh ta đã đọc lên hết những điểm hẫp
dẫn thân xác của vợ Curly, thứ mà anh ta gọi là “nọc độc” anh ta “chưa thấy bao giờ”. Đó
là lời tự thú của George. Sự giận dữ vô lý với Lennie giúp anh ta giải toả phần nào những
xung động đó. Cảnh báo, mắng nhiếc Lennie thực chất là để trấn an, xua đuổi cái vô thức
về cõi của nó. Rõ ràng George là một nhân vật ích kỉ. Cái mà Freud gọi là Bản ngã (Ego)
trong anh ta đã không kiểm soát được cái vô thức (Id). Cái tôi ích kỉ được che dấu dưới một
tình bạn thân thiết tự nhiên. Đến đây thì không thể nói Lennie cần anh ta mà chính anh ta
cần Lennie. Anh ta cô đơn như tất cả mọi nhân vật khác trong tác phẩm nhưng anh ta có
được cái bóng của mình để ẩn nấp. George không tìm được nơi chia sẻ nào tin cậy hơn một
người bạn khờ khạo là Lennie. Sự bao bọc, bảo vệ cho Lennie trước hết là vì bản thân
George. Vì vậy, sự căm ghét với vợ Curly không phải bởi cô ta là hiểm họa đối với Lennie
mà vì chính George. Cô ta đã làm thay đổi George. Từ đây, phần vô thức trong George luôn
tìm cách vượt ra khỏi nơi bị giấu kín. Điều này hé mở cho chúng ta lý giải tại sao anh ta lại
giết Lennie ở cuối tác phẩm.
Trong suốt câu chuyện, ở nhiều thời điểm khác nhau, George đã thể hiện sự kìm nén
xúc cảm tình dục. Khi Whit rủ George xuống thị trấn đến nhà chứa của mụ Suzy, George
đã hỏi rất kỹ về chuyện giá cả các khoản rượu, gái… cuối cùng tuyên bố mình đến đó “chỉ
để mua whisky thôi” vì “bọn tớ muốn để dành tiền mua trang trại”. Sự công khai bản năng
giới tính của vợ Curly đã làm đảo lộn bản tính tự nhiên khắc khổ của George. Sự xuất hiện
của cô gái cũng gợi George hướng về cuộc sống tự do đã ám ảnh anh ta từ lâu. Đó không
phải là cuộc sống cùng Lennie trong trang trại mơ ước mà họ thường xuyên nói tới mà là
cuộc sống trong vài lần bực bội Lennie, không kìm nén được, George đã thoáng bộc lộ: “có
một mình sống dễ dàng và có thể có bạn gái nữa”. Cuộc sống tự do cho riêng mình, có bạn
gái, không có Lennie, mới là ao ước thực của George. Giọng điệu “bùng nổ”, “từ ngữ được
tuôn ra tự nhiên” khi nói về tự do không có Lennie cho thấy điều đó. Nó bị kìm nén. Ước
mơ về trang trại cùng Lennie chỉ là giấc mơ hão huyền, là kịch bản để anh ta giữ chân
người bạn khờ khạo. Đôi khi, bị ám ảnh về cuộc sống tự do riêng dày vò, George đã thể
hiện sự căm ghét Lennie đến cực độ: “George lớn giọng, nói như hét: Đồ con hoang điên
khùng, mày đưa tao vào khốn khổ đến hết đời mất” (tr.10). Như vậy, một mặt George thấy

sự cần thiết có Lennie, mặt khác anh ta cảm nhận Lennie là chướng ngại trên con đường đi
đến cuộc sống tự do riêng mình. Khi cái vô thức trong một chừng mực nào đó vẫn kiểm
soát được thì Lennie vẫn cần thiết với anh ta và ngược lại. Cuối cùng, Lennie mang đến một
hoàn cảnh cho phép George giải thoát bản thân anh ta khỏi giấc mơ đất đai hão huyền và
trách nhiệm với người bạn thiếu khả năng ý thức.
Như vậy, hành động bắn chết Lennie của George cũng là tất yếu. Đó là hệ quả lôgic,
là sự vận động tâm lý của con người. John Steinbeck đã thể hiện sự vận động biện chứng
của con người bằng việc tường thuật. Cảnh nối cảnh, hành động tiếp nối hành động. George
thoạt đầu xuất hiện là một người làm việc để đạt được giấc mơ sở hữu đất đai, dần dần anh
ta trở thành người phá hoại giấc mơ đó bằng cách tham gia vào nó mà biết chắc không bao
giờ trở thành hiện thực. Sau cùng, cuộc sống nơi trang trại của Curly, sự có mặt của vợ
Curly đã gợi dậy mạnh mẽ cái vô thức khiến George hướng tới một cuộc sống cho cá nhân.
Và khi cơ hội đến, George đã tự mình giải thoát khỏi cái bóng, giành tự do. Tuy vậy,
George là nhân vật không đơn giản nên trong hành động giết Lennie anh ta vẫn có những
xung đột dữ dội. Hành động giết Lennie được kể một cách chi tiết với nhịp điệu chậm. Căn
cứ vào đối thoại, thoạt đầu, ta thấy George dường như không có ý định giết Lennie. Anh ta
thuyết phục Curly: “Nghe tôi, Curly, thằng đó nó điên khùng. Đừng giết nó. Nó không hiểu
nó làm cái gì đâu” và thăm dò Slim: “Mình không thể bắt nó về đây và nhốt nó lại sao? Nó
không bình thường mà, Slim. Nó chỉ vô tình mà, không phải ác ý đâu” (tr.97). Ngay cả khi
George đã ngồi với Lennie và kể cho Lennie nghe về trang trại tưởng tượng như bao lần đã
kể, người đọc cũng không thể biết thêm chút nào tâm trạng và ý định của George. Nhiều
độc giả đoán định rằng đôi bạn sẽ cùng nhau trong cuộc chạy trốn mới như họ đã từng chạy
trốn khỏi Weed. Vì thế, hành động bắn Lennie của George ngay sau đó là hành động bất
ngờ với rất nhiều người. Tuy nhiên, nếu chú ý hơn vào đối thoại sau, ta sẽ có một cảm nhận
khác.
“- Nếu có một thân một mình, tao có thể sống dễ dàng.
George nói giọng nhợt nhạt, buồn tẻ.
- Tao có thể có việc làm và không bao giờ gặp rắc rối.
Lennie nói:
- Tiếp đi… và cuối tháng thì….

- Cuối tháng tao có thể lĩnh năm chục đồng và… rồi kiếm lấy một em…
Anh ta lại dừng lại”( tr.99).
Cái gì đang diễn ra trong George? Có thể chính anh ta cũng không biết cái gì đang
diễn ra trong bản thân nhưng có điều chắc chắn sau câu nói trên và một thoáng dừng lại đó
đã có sự thay đổi trong George. Cuộc sống tự do có thể có nếu không vướng bận Lennie
đang trở thành hiện thực. Cái vô thức đã hối thúc hành động. Không còn do dự. Cả đoạn đối
thoại sau đó George không còn giọng “nhợt nhạt, buồn tẻ”, nhát gừng nữa mà liên tiếp như
cuốn Lennie vào thiên đường tưởng tượng. Giữa lúc Lennie đang say mê nhất với những
chú thỏ trong tâm trí thì George “nâng khẩu súng lên, nắm chặt và dí nòng súng vào sau
gáy Lennie. Tay anh ta run bần bật, nhưng ngay lập tức, mặt anh ta nghiêm lại và tay giữ
chặt. Anh ta bóp cò” (tr.102). Người kể chuyện hầu như không lui vào nội tâm nhân vật mà
để cho nhân vật tự bộc lộ qua hành động. George tự nói cái cách mà anh ta đang sống trong
sự vận động tự nhiên của anh ta. Trong bản thân anh ta luôn diễn ra xung đột giữa cái bản
năng và ý thức. Bằng hành động bắn Lennie, anh ta nói lên sự lựa chọn của mình. Ở đây,
nói như Backhtin, tác giả đã trao quyền cho nhân vật mà không giành quyền nói lời cuối
cùng.
Có thể John Steinbeck không (cũng có thể có) chủ động đưa cái vô thức vào thể hiện
nhân vật nhưng rất tự nhiên cái vô thức đã được thể hiện trong sáng tác của ông, đặc biệt là
trong Của Chuột và Người. Khám phá nhân vật từ tầng sâu vô thức, ta thấy rõ ràng Goerge
là một nhân vật vô cùng phức tạp, như bất kỳ con người nào trên thế gian này. Nhà văn đã
thể hiện con người một cách chân thực nhất. Ngoài tất cả những ý nghĩa của tác phẩm mà
các nhà nghiên cứu đã chỉ ra, qua nhân vật Lennie và George ta còn có thể thấy một ý nghĩa
khác, Của Chuột và Người là câu chuyện về cuộc đấu tranh giữa thiện và ác trong bản thân
mỗi con người, cuộc chiến mà chính John Steinbeck đã gọi là “cuộc đấu tranh vĩnh cửu của
con người”, “trong cuộc chiến bất phân thắng bại”. George đã rất nhọc nhằn trong cuộc
chiến nhưng anh ta thành công hay thất bại? Câu trả lời đã có nhưng cũng có thể còn nhiều
câu trả lời khác từ phía độc giả.
Nằm trong dòng chảy chung của văn học hiện đại thế giới thế kỷ XX, sáng tác của
John Steinbeck cũng có nhiều cách tân, tiểu thuyết Của Chuột và Người là một tiêu biểu.
Lối kể chuyện mà người kể chuyện không trực tiếp bộc lộ thái độ, thản nhiên trong việc

miêu tả, không lui vào nội tâm nhân vật chỉ tả và ghi lại sự việc cho phép người đọc khám
phá tác phẩm từ nhiều góc độ, đem đến cho tác phẩm nhiều tầng bậc ý nghĩa


×