Biểu tượng "nước" trong thơ
ca dân gian và thơ ca hiện đại
các dân tộc ít người
Phần 2
b. Cặp đôi tương hỗ
Xuất hiện trong một cặp đôi tương hỗ, biểu tượng nước cũng bộc lộ nhiều nét nghĩa
sâu sắc. Cặp đôi cá - nước là cặp đôi tiêu biểu trong mối quan hệ tương hỗ, thường được tác
giả dân gian sử dụng trong chuyện thề nguyền của đôi lứa:
- Lòng dạ còn yêu đôi da diết
Như thể cá dưới nước sóng xanh
Kết nghĩa cho một lời nên nghĩa.
- Thương nhau ta thương nhau nồng mặn
Như thể cá với nước không sai
(Lượn phuối phác, Tày, tr.433)
III. Biểu tượng nước trong thơ ca hiện đại của dân tộc Tày, Mường, Giáy dưới cái
nhìn đối sánh với thơ ca dân gian
1. Các tầng nghĩa và sự mở rộng nghĩa
Sự tồn tại xuyên qua thời gian, xuyên qua không gian của biểu tượng khiến cho các biểu
tượng có khả năng bồi đắp thêm nhiều nét nghĩa mới. Vậy nên, chúng ta không thể coi những
giá trị biểu cảm đã định hình trong văn học dân gian là những giá trị bất di bất dịch của biểu
tượng trong dòng chảy văn học đương đại. Những khác biệt về lối tư duy, về cách cảm nhận
đời sống của các tác giả văn học hiện đại so với tác giả dân gian chắc chắn đem lại những “tấm
áo” mới cho biểu tượng. Tuy nhiên, cũng cần phải nói thêm rằng, những hàm nghĩa vốn có của
biểu tượng trong tâm thức dân gian vẫn không hề mất đi trong lối suy tư mới của lớp tác giả
hiện đại, bởi lẽ, trong đời sống văn hóa tinh thần, cái mới sinh ra không nhất thiết phải là sự
phủ định sạch trơn cái cũ. Cái mới thường được xây dựng trên nền tảng của những giá trị bền
vững cổ xưa. Chính vì vậy mà khi khảo sát biểu tượng nước trong thơ của các nhà thơ dân tộc
hiện đại, ta gặp lại những hàm nghĩa đã gặp trong thơ ca dân gian, và cũng nhận ra những nét
nghĩa mới được bồi tụ thêm bởi sự sáng tạo của họ. Qua khảo sát 9 tập thơ
của nhà thơ dân tộc
Tày – Dương Thuấn
(5)
, 14 tập thơ
của nhà thơ dân tộc Giáy – Lò Ngân Sủn
(6)
và 3 tập thơ của
nhà thơ dân tộc Mường – Bùi Thị Tuyết Mai
(7)
, biểu tượng nước lại hiện lên với những trầm
tích ngữ nghĩa cũ và cả những lớp phù sa ngữ nghĩa mới.
a. Nước là một giá trị
Cũng như trong thơ ca dân gian, biểu tượng nước trong thơ ca hiện đại của người
dân tộc được sử dụng để cụ thể hóa một giá trị mang tính trừu tượng. Nhà thơ Lò Ngân
Sủn đã viết những câu thơ mộc mạc mà gợi cảm bằng lối so sánh ấy:
Tình như ấm nước đang sôi
Đun bằng ngọn lửa cuộc đời của ta
Tình như nước khoáng Sa Pa
Lọc ra từ cõi sâu xa đất trời
(Tình như)
(8)
Cũng là một kiểu biểu đạt mức độ tình cảm như thơ ca dân gian trong so sánh: Thương
nhau như bát nước đầy (dân ca Tày), nước trong mấy câu thơ trên của Lò Ngân Sủn đã chi
tiết hóa trạng thái của nó để trở nên biểu cảm hơn nữa. Tính cá biệt trong sáng tạo cá nhân
của nhà thơ đóng vai trò quan trọng trong việc khám phá thêm những khía cạnh biểu nghĩa
mới cho biểu tượng.
b. Nước là số phận
Khía cạnh ý nghĩa này có thể xem là một giá trị biểu đạt đã ổn định trong biểu
tượng nước. Tính trôi chảy, biến thiên củanước đem đến một hình dung sắc nét về số phận con
người. Nhà thơ Dương Thuấn đã chớp lấy hình ảnh nước máng - một hình ảnh rất đặc trưng
của cuộc sống vùng cao để khắc sâu nỗi nhớ thương đau đáu trong tâm hồn người phụ nữ giữa
cái bình thản chảy trôi của số phận:
Ngày cưới
Anh đánh giặc ở chiến trường Nam Bộ
Tôi rất bé cũng đóng làm chú rể
Trèo non đi đón chị về
Đêm đó tôi nghe
Chị nấc
Đêm đó chị nghe
Nước máng đầu nhà rơi lắc tắc…
(Một ngày một đêm)
(9)
Nước máng đầu nhà rơi lắc rắc hay là thời gian cứ thờ ơ nhỏ giọt, hay là đời sống cứ
chậm rãi đi theo cái mạch tự nhiên, như thể đứng ngoài mong mỏi của con người. Người phụ
nữ trong bài thơ cảm nghe được số phận qua tiếng nước máng chảy, và sự ý thức ấy càng
khiến nỗi buồn sầu trĩu nặng, bởi số phận cũng như dòng nước kia, chỉ chảy trôi ơ hờ bằng lối
riêng của nó, bất chấp nỗi lòng của một người đang chờ đợi trong khắc khoải.
c. Nước là cội nguồn
Mạch nghĩa này được các nhà thơ hiện đại người dân tộc khai thác khá sâu trong sáng
tác của họ và đây cũng là mạch nghĩa mới so với những trầm tích nghĩa của biểu
tượng nước trong thơ ca dân gian. Nhà thơ Dương Thuấn đã lấy nước làm hình tượng chủ
đạo xuyên suốt bài thơ Theo nước đi:
Người làm nương ăn theo lửa
Người làm đồng ăn theo nước
Sinh ra tắm nước thơm
Mới là con của mẹ
Lớn lên tắm nước sông
Mới thành người của làng
Đóng tàu đi ra bể
Tắm giữa đại dương
Mới thành người của muôn nơi
(10)
Viết về những người làm đồng mà thật ra chính là đang viết về dân tộc Việt Nam –
dân tộc quen sống bằng nghề trồng lúa nước. Như thế cũng có nghĩa là nhà thơ đã đem hồn
thơ cá biệt của người Tày mà viết nên những vần thơ chung cho đại đồng dân tộc
Việt Nam. Nước trở thành biểu tượng cho mọi sự khởi nguyên: để thành con của mẹ,
thành người của làng, thànhngười của muôn nơi, con người đều phải trải nghiệm cùng
với nước.
Cũng nhấn mạnh vào khía cạnh nghĩa này, nhà thơ Bùi Thị Tuyết Mai đã đưa biểu
tượng nước làm biểu tượng chính trong những câu thơ nồng nhiệt của mình:
Hỡi lửa thiêng, cha hiền, hãy nung nóng tim chàng!
Hỡi dòng nước mạnh, mẹ của muôn loài, hãy vỗ về tim con!
Hỡi không khí, căn nhà hãy ấm lên!
Ta lấy không khí làm thuyền, lấy lửa thiêng làm mái chèo
Cuộn vào dòng nước mạnh
Tìm người yêu ta về.
(Bùa lá)
(11)
Dòng nước mạnh kia là nguồn cội của sự sống, của tình yêu. Dường như, tất cả sức
mạnh tinh thần của thế giới đều đã hòa nhập vào trong biểu tượng nước. Nỗi khát khao tìm
được người yêu dẫn nhân vật trữ tình đi đến mạch nguồn thiêng liêng ấy một cách vô thức, tự
nhiên như thể, trong cõi tâm linh sâu thẳm của con người, nước vẫn luôn luôn ngự trị với vai
trò khởi nguyên. Hành trình ngược chiều lần tìm về gốc cội đã dẫn lối cho các nhà thơ hiện
đại nắm bắt lấy biểu tượng nước ở một khía cạnh ngữ nghĩa mới.
2. Khả năng xuất hiện trong trạng thái sóng đôi
Nếu biểu tượng nước trong thơ ca dân gian các dân tộc ít người thường xuất hiện trong
trạng thái sóng đôi, trong những tình thế tương phản hoặc tương hỗ như một đặc trưng thì
biểu tượng nước trong thơ ca hiện đại của các nhà thơ dân tộc thiểu số lại không kế thừa nét
đặc trưng ấy. Thơ ca dân gian thường chỉ lẩy ra một biểu tượng để làm biểu tượng căn cốt
diễn tả tinh thần, tư tưởng trong một câu dân ca ngắn ngủi. Để tăng thêm hiệu quả biểu cảm
cho biểu tượng, tác giả dân gian đã khéo léo "kích hoạt" biểu tượng bằng một lối biểu đạt đặc
trưng: đặt biểu tượng trong trạng thái sóng đôi. Còn trong thơ ca hiện đại - những sáng tạo
nghệ thuật mang đậm phong cách cá nhân của nhà thơ, chúng ta thường gặp hoặc là một biểu
tượng lẻ loi, đơn độc nhưng chuyên chở hết mọi hàm nghĩa sâu sắc của bài thơ, hoặc là một
dãy nhiều biểu tượng san sát liền kề nhau. Với một dung lượng lớn, với sự tự do mở rộng
biên giới của tư tưởng, các nhà thơ hiện đại không câu nệ đưa vào thơ của mình dày đặc các
biểu tượng. Ở đó, không có biểu tượng nào là chính. Và hiệu quả nghệ thuật mà tác phẩm đạt
được chính là ở sự giao thoa, kết nối của không phải một cặp đôi mà là một dãy biểu tượng
có vai trò ngang hàng trong việc chuyển tải ý nghĩa, khơi mở những giá trị tiềm tàng của tác
phẩm.
Chủ đích lấy nước làm biểu tượng xuyên suốt bài thơ Theo nước đi, nhà thơ Dương
Thuấn đã khai thác đến tận cùng biểu tượng này dưới mạch nghĩa là nguồn cội. Chỉ sử dụng
duy nhất một biểu tượng trong một mạch nghĩa, Dương Thuấn đã đưa độc giả đi đến thẳm
sâu ý nghĩa về nguồn cội của con người. Hiện diện trong trạng thái đơn độc nhưng biểu
tượng nước không vì thế mà trở nên đơn điệu trong suốt bài thơ bởi nhà thơ đã tạo ra những
biến tấu đa thanh cho biểu tượng này. Những khía cạnh ngữ nghĩa chi tiết được khai thác triệt
để nhằm đem lại một cái nhìn toàn diện và sâu sắc về biểu tượng này trong mạch nghĩa đã
được nhà thơ lựa chọn ký thác.
Trong một tình thế nghệ thuật khác, ở bài thơ Bùa lá, nhà thơ Bùi Thị Tuyết Mai lại
lựa chọn một kiểu trình diễn khác cho biểu tượng nước, đó là một sự dàn trải biểu tượng bên
cạnh nhiều biểu tượng ngang hàng. Trong bài thơ này, biểu tượng nướckhông còn là biểu
tượng đơn độc nữa mà nó đứng giữa các biểu tượng khác như: lửa thiêng, không khí. Sự kề
sát, liên tục của các biểu tượng này tạo ra một mối dây liên hệ ngữ nghĩa, gợi lên tinh thần
chung của bài thơ.
Dù là ở trạng thái nào, đơn độc hay dàn trải, biểu tượng nước trong thơ ca hiện đại của
các tác giả dân tộc thiểu số cũng là biểu tượng được lựa chọn bởi một cá tính nghệ thuật cá
biệt. Được quy định bởi đặc trưng về quá trình sáng tạo độc lập ấy, các nhà thơ hiện đại đã
đưa biểu tượng nước thoát hoàn toàn ra khỏi trạng thái sóng đôi thường được tác giả dân gian
sử dụng trong thơ ca dân gian. Đó là một bứt phá về lề lối sáng tạo và cũng là một sự xoay
chiều đổi hướng trong cách tư duy của con người thời hiện đại.
IV. Từ biểu tượng đến lối tư duy
1. Sự mở rộng nghĩa hay đặc tính hấp thu nghĩa của biểu tượng
Khi đặt biểu tượng nước dưới cái nhìn đối sánh suốt từ văn học dân gian cho đến văn
học viết, chúng ta nhận ra một nét đặc trưng của biểu tượng là sự bồi đắp ngữ nghĩa liên tục.
Biểu tượng tự làm mới mẻ nó bằng cách bồi tụ những ngữ nghĩa mới lên trên những lớp
nghĩa cũ. Việc các nhà thơ hiện đại tiếp tục sử dụng các hàm nghĩa đã được định hình hóa
trong biểu tượngnước không hề là biểu hiện của sự trì trệ trong tinh thần sáng tạo mà ngược
lại, điều đó thể hiện sức mạnh của những giá trị cổ truyền trong tâm thức con người.
Bên cạnh những lớp nghĩa đã được định hình, biểu tượng có một nhu cầu tự thân hay
có thể gọi là tính năng hấp thụ nghĩa mới. Qua những phần đã trình bày ở trên đây, biểu
tượng nước đã thể hiện điều đó rất rõ. Sự mở rộng nghĩa hay tính năng hấp thu nghĩa mới của
biểu tượng trong văn học các dân tộc thiểu số đã phản ánh lối tư duy tích hợp của con người.
Đó là lối tư duy quen thuộc của những cộng đồng người sống giao hòa với đời sống tự nhiên,
sống bằng những mối liên hệ mật thiết với đời sống tự nhiên. Trong ý thức của họ, không
mấy khi có sự loại trừ, loại bỏ cái này cho sự tồn tại của cái kia. Họ muốn dung hợp tất cả
mọi sự vật trong một quần thể chung với những mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Một phần đời
sống của các dân tộc thiểu số đã được hé lộ qua lối tư duy ấy.
2. Sự kế thừa hay sự truyền dẫn lối tư duy?
Biểu tượng trong sự hiện tồn các hàm nghĩa vĩnh hằng và sự đắp bồi những hàm nghĩa
mới mẻ đã trở thành một sinh thể sống động qua thời gian và không gian. Xem xét một biểu
tượng từ văn học dân gian cho tới văn học viết, từ cái nhìn của dân tộc này cho tới dân tộc
kia, thực chất, điều mà người viết kỳ vọng nhất vẫn là sự phác họa một đường nét cơ bản về
sự kế thừa hay là sự truyền dẫn lối tư duy của con người từ xưa đến nay bộc lộ đằng sau biểu
tượng ấy.
Trong phạm vi ngắn ngủi của bài viết này, biểu tượng nước đã được khảo sát trên cả
hai bình diện: các lớp nghĩa và phương thức biểu đạt trong từng tác phẩm cụ thể. Những
khám phá chi tiết như vậy mở ra cho chúng ta con đường đi đến lối tư duy của tác giả dân
gian và các tác giả văn học viết một cách tương đối sáng rõ. Qua cái nhìn đối sánh về các lớp
nghĩa và phương thức biểu đạt của biểu tượng nước trong thơ ca dân gian của dân tộc Tày,
Mường, Giáy và thơ ca hiện đại của các nhà thơ dân tộc tương ứng, chúng ta đã thấy rõ
những kế thừa và cả những sáng tạo mới cho biểu tượng này.
Về phương diện ngữ nghĩa, biểu tượng nước xuất hiện trong thơ ca hiện đại của các
nhà thơ dân tộc ít người vẫn chủ yếu ở hai hàm nghĩa đã tồn tại trong thơ ca dân gian. Có thể
nói, đó là những hàm nghĩa đã được định hình của biểu tượng nước trong tâm thức cộng
đồng các dân tộc ít người, mà đại diện là dân tộc Tày, Mường, Giáy. Chính vì thế, những nhà
thơ hiện đại người dân tộc, dù là ở thế hệ nào, dù đã sống xa mường bản quê hương và đã hòa
nhập rất nhanh vào thế giới người Kinh thì họ vẫn nuôi trong tâm thức họ những hàm nghĩa
vĩnh hằng ấy của biểu tượng dân tộc. Như thể, những hàm nghĩa ấy đã thấm sâu vào từng
mạch máu của họ, như thể, những hàm nghĩa ấy là linh hồn của biểu tượng - linh hồn đã
được cộng đồng dân tộc họ xây đắp nên. Các nhà thơ hiện đại người dân tộc thiểu số dường
như đã nắm được sợi dây cảm hứng vô hình giữa thế hệ xa xưa với thế hệ mình bằng cách
gọi lại những hàm nghĩa đã tồn tại từ lâu của biểu tượng nước trong thơ của họ. Mối dây liên
hệ ấy có thể gọi là sự kế thừa hay sự truyền dẫn linh hồn dân tộc.
Nếu như về phương diện ngữ nghĩa, chúng ta dễ dàng tìm thấy mối dây liên hệ giữa
thơ ca dân gian và thơ ca hiện đại của các nhà thơ dân tộc thiểu số thì về mặt phương thức
biểu đạt, dường như, sợi dây ấy biến mất. Quả vậy, nếu như tác giả dân gian lựa chọn kiểu
trình diễn biểu tượng theo lối sóng đôi, hoặc với sắc thái tương phản, hoặc với sắc thái tương
hỗ để đem lại hiệu quả nghệ thuật cao nhất cho biểu tượng thì các tác giả thơ ca hiện đại lại
có một sự lựa chọn hoàn toàn khác, dưới sự chi phối của cá tính sáng tạo và những luồng tư
duy mới mẻ trong một thời đại khác biệt hoàn toàn so với thời của văn học dân gian, văn
chương đại chúng. Các nhà thơ Dương Thuấn, Lò Ngân Sủn, Bùi Thị Tuyết Mai tùy thuộc
vào ý đồ nghệ thuật của mình mà lựa chọn kiểu thể hiện đơn độc hay dàn hàng cho biểu
tượng nước. Đối với họ, điều quan trọng không phải là xây dựng nên một bức tranh nghệ
thuật có vẻ đẹp của sự hài hòa, đối xứng mà điều quan trọng là phải trình diễn được một tình
thế nghệ thuật đặc biệt ấn tượng, có khả năng khoan sâu vào lòng độc giả những cảm xúc bất
thường, đậm đặc. Chính vì thế, không có gì khó hiểu khi các nhà thơ hiện đại không lựa chọn
trạng thái sóng đôi truyền thống để thể hiện biểu tượng nước. Cũng nhờ thế mà biểu tượng
này được mài giũa thêm nhiều nét nghĩa sắc cạnh trong thơ ca hiện đại của các nhà thơ dân
tộc thiểu số.
Thông thường, khi xem xét một quá trình vận động của đời sống văn học, chúng ta
thấy bao giờ sự thay đổi phuơng diện nội dung cũng là sự thay đổi trước tiên, sau đó mới
đến sự thay đổi về phương thức biểu đạt. Nhưng, khi xem xét biểu tượngnước từ thơ ca dân
gian cho đến thơ ca hiện đại, chúng ta lại nhận thấy, phương diện có sự biến chuyển mạnh
mẽ hơn cả lại là phương diện hình thức. Trong thơ ca hiện đại của các nhà thơ dân tộc ít
người, biểu tượng nước chỉ được khai thác thêm một tầng nghĩa mới. Trong khi đó, các nhà
thơ hiện đại lại không hề để biểu tượng nước xuất hiện ở dạng truyền thống quen thuộc
trong văn học dân gian. Như vậy, rõ ràng, họ đã để cái hình thức thay đổi mạnh hơn cái nội
dung.
Thật không dễ để lý giải hiện tượng này, song theo ý tôi, điều đó cũng bị quy định,
bị chi phối bởi đặc trưng tồn tại riêng của biểu tượng. Như chúng ta đã đánh giá từ phần
đầu, biểu tượng không phải là một cái bình chứa đựng những giá trị khô cứng, cũ mòn của
thời quá khứ. Nó là một sinh thể sống động, vừa già nua, vừa trẻ trung bởi sự hàm kết các
giá trị truyền thống đã được định hình và sự đắp bồi các giá trị tươi mới. Như vậy, biểu
tượng không bao giờ xảy ra hiện tượng loại trừ cái cũ để đi đến cái mới. Những hàm
nghĩa tồn tại trong biểu tượng, dù đã được nhận thức từ xa xưa hay mới được khai phá
đều có giá trị như nhau chứ không phải là cái mới mẻ hơn thì được đánh giá cao hơn. Bởi
thế, các nhà thơ hiện đại người dân tộc thiểu số đã tiếp tục sử dụng các hàm nghĩa lâu đời
của biểu tượng nước trong thơ của họ mà không hề ngần ngại rằng mình đang sử dụng
một thứ cũ mòn của quá vãng. Thậm chí, những giá trị cổ truyền ấy lại được xem như một
nét đặc sắc trong thơ ca của họ với ý thức mạnh mẽ về việc phục hồi vốn cổ. Nhưng mặt
khác, nhu cầu sáng tạo và nhu cầu khẳng định cá tính sáng tạo mạnh mẽ của mỗi nhà thơ
đã khiến họ tìm đến những thay đổi về hình thức biểu đạt để làm tươi mới biểu tượng ấy
trong thơ của mình