Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Phân tích và đánh giá cổ phiếu HSG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (751.91 KB, 34 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA SAU ĐẠI HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

ĐỀ TÀI: Phân tích và đánh giá cổ phiếu
HSG

1
Phần I Giới thiệu chung 4
Phần 2: Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Tập
đoàn Hoa Sen 10
1.1.Tình hình hoạt động kinh doanh năm 2013 10
1.2.Lợi thế cạnh tranh 13
1.3.Vị thế của công ty trong ngành: 18
1.4. Triển vọng phát triển của ngành 19
2.1.Môi trường kinh doanh trong lĩnh vực thép 19
2.2.Môi trường kinh doanh vĩ mô 20
4.1.Kỳ tồn kho trung bình 27
4.2.Kỳ thu tiền bình quân 28
4.3.Hệ số thanh toán hiện hành 29
4.4.Hệ số thanh toán nhanh 29
4.5.Tỷ suất sinh lời của lợi nhuận gộp trên doanh thu 30
4.6.Tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu 30
4.7.Vòng quay hàng tồn kho 30
4.8.Tỷ số đòn bẩy tài chính 30
4.9.Nhóm tý số khả năng sinh lời 31
Phần 3: Kết luận 33
2
Mở Đầu
Trong Những năm gần đây thị trường chứng khoán đặc biệt được quan tâm
không chỉ các nhà lãnh đạo mà còn đông đảo người dân, nó không còn xa lạ với bất kỳ


quốc gia nào, Thị trường chứng khoán được coi là mạch máu kết nối giữa chủ thể nhàn
rỗi về vốn và các doanh nghiệp cần vốn, nó giúp cho nền kinh tế của quốc gia được
hội nhập với quốc tế, tuy nhiên với một nước đang phát triển như nước ta để quản lý
TTCK hiệu quả là vấn đề nan giải bởi trình độ quản lý và kỹ thuật còn hạn chế, bên
cạnh vấn đề “Thông Tin Bất Cân Xứng” làm cho các nhà đâu tư bỏ vốn của mình vào
công ty có rủi ro cao.
Thông qua Môn học “Phân Tích Tài Chính” Em quyết định chọn đề tài phân
tích tài chính Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen thông qua việc phân tích các chỉ số
tài chính cơ bản để có cái nhìn tổng quát nhất về tình hình tài chính của công ty, từ đó
có những quyết định của mình trong đầu tư tài chính, và có thể hiểu biết về lĩnh vực
Tài Chính Ngân Hàng.
3
Phần I Giới thiệu chung
1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen
Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen tiền thân là Công ty Cổ phần Hoa Sen,
được thành lập vào ngày 08 tháng 08 năm 2001 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh số 4603000028 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương cấp, với vốn điều lệ
ban đầu là 30 tỷ đồng và 22 CBCNV, hoạt động chủ yếu trên các lĩnh vực: nhập khẩu,
sản xuất, phân phối các sản phẩm tấm lợp kim loại, xà gồ thép, tấm trần nhựa và các
loại vật liệu xây dựng khác,… doanh thu cuối năm đạt được 3,2 tỷ đồng, tuy chưa có
lợi nhuận nhưng bước đầu tạo được thị phần cơ bản trên thương trường.
Ngày 16 tháng 03 năm 2007, Hoasen Group công bố tăng vốn điều lệ lần thứ 7
từ 250 tỷ đồng lên 400 tỷ đồng, và đổi tên giao dịch thành Hoa Sen Corporation (viết
tắt là Hoa Sen Corp.). Ngày 9 tháng 11 năm 2006, Công ty CP Tôn Hoa Sen được
thành lập, là công ty con đầu tiên của Hoasen Group, với vốn điều lệ 320 tỷ đồng, hoạt
động trên lĩnh vực sản xuất và kinh doanh sản phẩm thép cán nguội
Ngày 26 tháng 03 năm 2007, Hoasen Group thành lập 02 Công ty con: Cty CP
Vật liệu xây dựng Hoa Sen tại KCN Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với số vốn điều
lệ đăng ký ban đầu là 700 tỷ đồng; Công ty Cổ phần Cơ khí & Xây dựng Hoa Sen tai
số 09 Đại lộ Thống Nhất – KCN Sóng Thần II, Dĩ An, Bình Dương với số vốn điều lệ

đăng ký ban đầu là 10 tỷ đồng.
Tháng 12 năm 2007, Công ty Cổ phần Hoa Sen đổi tên thành Công ty Cổ phần
Tập đoàn Hoa Sen theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4603000028 do Sở kế
hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương cấp ngày 08 tháng 11 năm 2007.
Được sự nhất trí của Đại hội đồng cổ đông Hoasen Group và các Công ty con tổ
chức vào tháng 12 năm 2007, Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen tiến hành nhận sáp
nhập các Công ty con là Công ty Cổ phần Tôn Hoa Sen, Công ty Cổ phần Vật liệu
Xây dựng Hoa Sen, Công ty Cổ phần Cơ khí và Xây dựng Hoa Sen.
Ngày 19/9, CTCP Tập đoàn Hoa Sen đã được Trung tâm lưu ký chứng khoán,
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận đề nghị đăng ký với mã chứng khoán
HSG. Ngày niêm yết có hiệu lực 05/11/2008, ngày chính thức giao dịch 05/12/2008,
tổng giá trị chứng khoán niêm yết 570.385.000.000 đồng
Tên doanh nghiệp (tiếng Việt): CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOA SEN
4
Tên doanh nghiệp (tiếng Anh): HOA SEN GROUP
Trụ sở chính: Số 9 Đại lộ Thống Nhất, KCN Sóng Thần 2, P.Dĩ An, TX. Dĩ An,
T.Bình Dương
Điện thoại: +84 650 3790 955 Fax: +84 650 3790 888
Văn phòng đại diện: 94 – 96 Nguyễn Du, Bến Thành, Q.1, TP.HCM
Điện thoại: +84 8 3910 6910 Fax: +84 8 3910 6913
Website : www.hoasengroup.vn
Người đại diện theo pháp luật: Ông LÊ PHƯỚC VŨ – Chủ tịch Hội đồng Quản
trị
Vốn điều lệ:
Thời gian Vốn điều lệ (triệu đồng)
• 21/07/2010 1,007,908
• 19/04/2010 839,960
• 09/02/2010 700,000
• 08/11/2007 570,385
• 16/03/2007 400,000

• 14/12/2006 250,000
• 21/04/2006 160,000
• 21/12/2005 120,000
• 21/03/2005 110,000
• 18/08/2004 70,000
• 01/04/2004 45,000
• 08/08/2001 30,000
• 2001 30,000
Công ty con, liên doanh, liên kết tính tới thời điểm 31/12/2013:
Tên công ty
Vốn điều lệ
(triệu đồng)
% sở hữu
CT TNHH MTV Tôn Hoa Sen 280,000 100%
CT TNHH MTV Vận tải và Cơ
khí Hoa Sen
16,276 100%
CT TNHH MTV VLXD Hoa Sen 150,000 100%
2. Ban lãnh đạo và sở hữu:
Cơ cấu sở hữu (tính đến ngày 28/11/2012):
Cổ đông Cổ phần Tỷ lệ %
Cá nhân nước ngoài 290,464 0.29%
5
Cá nhân trong nước 22,246,436 22.07%
Hội đồng quản trị 43,037,952 42.70%
Cổ phiếu quỹ 3,859,212 3.83%
Tổ chức nước ngoài 28,875,947 28.65%
Tổ chức trong nước 2,480,779 2.46%
Tổng cộng 100,790,790 100.00%
Biểu đồ 1: Cơ cấu sở hữu Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen tính đến 28/11/2012

6
Ban lãnh đạo công ty (tính đến ngày 30/06/2013)
Họ và tên Chức vụ
Năm
sinh
Trình độ
Cổ phần
nắm giữ
Thời gian
gắn bó
Ông Lê Phước Vũ CTHĐQT 1963 Trung cấp 42,867,152 2001
Ông Trần Ngọc Chu
TGĐ/Phó
CTHĐQT
1962 Cử nhân 86,400 2001
Ông Jean-Eric
Jacquemin
TVHĐQT 1961 Cử nhân 0 Độc lập
Ông Lý Duy Hoàng TVHĐQT 1975 CN Kế toán 0 2012
Ông Phạm Gia Tuấn TVHĐQT 1973 CN Kế toán 0 2008
Ông Hồ Thanh Hiếu Phó TGĐ 1978 Cử nhân 0 2012
Ông Hoàng Đức Huy Phó TGĐ 1958 86,400 2001
Ông Nguyễn Minh Khoa Phó TGĐ 1977
KS Xây
dựng/T.S
QTKD
6,100 2008
Ông Nguyễn Văn Quý Phó TGĐ 1962 Cử nhân 2000 2006
Ông Trần Quốc Trí Phó TGĐ 1979
CN Kiểm

toán
34,368 2004
Ông Vũ Văn Thanh Phó TGĐ 1966 ThS Kinh tế 15,552 2008
Bà Nguyễn Thị Ngọc
Lan
KTT 1975 Cử nhân 3,184 2001
Ông Lê Vũ Nam
Trưởng
BKS
1969 Tiến sĩ 9,000 2008
Ông Lê Đình Hạnh
Thành
viên BKS
1980 Cử nhân 2,138 2012
Ông Lý Văn Xuân
Thành
viên BKS
1953 Tiến sĩ 86,400 2010
3. Lĩnh vực kinh doanh và cơ cấu lao động
- Sản xuất tấm lợp bằng thép mạ kẽm, hợp kim nhôm kẽm, mạ kẽm phủ sơn và
mạ các loại hợp kim khác
- Sản xuất xà gồ thép, xà gồ mạ kẽm
7
- Sản xuất ống thép đen, ống thép mạ kẽm, ống thép mạ các loại hợp kim khác
- Sản xuất lưới thép mạ, dây thép mạ kẽm, dây thép các loại
- Sản xuất tấm trần PVC
- Sản xuất các loại vật liệu xây dựng
- Mua bán vật liệu xây dựng, tư liệu sản xuất hàng tiêu dùng
- Dịch vụ cho thuê kho và vận tải hàng hoá
- Xây dựng công nghiệp và dân dụng

- Sản xuất thép cán nguội dạng cuộn
- Sản xuất và mua bán các sản phẩm vật liệu xây dựng bằng nhựa, hạt nhựa PVC,
PE, PP, PRP, PET; ống nhựa PVC, PE, PP, PRP, PET; cửa nhựa, khung nhựa,
tấm trần nhựa
- Sản xuất và kinh doanh ống thép inox, ống thép; ống thép hợp kim, ống kim
loại màu, khung trần chìm bằng thép, bằng nhôm và kim loại màu
- Sản xuất kinh doanh các sản phẩm nhôm dùng cho vật liệu xây dựng và tiêu
dùng như thanh nhôm, khung nhôm, luyện và cán nhôm, tấm ốp vách, ốp trần,
ốp tường bằng nhôm; sơn; các sản phẩm vật liệu xây dựng như thiết bị trang trí
nội thất, thiết bị vệ sinh
- Đầu tư kinh doanh cảng sông, cảng biển
- Đầu tư tài chính và kinh doanh bất động sản
- San lấp mặt bằng
- Xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng, giao thông, cầu đường, cống
- Xây dựng các công trình kỹ thuật thuỷ lợi
- Trang trí nội ngoại thất, lắp đặt trang thiết bị cho công trình xây dựng
- Sản xuất khung nhà vì kèo, giàn không gian và các cấu kiện thép cho xây dựng
- Sản xuất máy cán, máy cắt tôn, các loại máy móc và trang thiết bị công nghiệp
- Buôn bán khung nhà, vì kéo, giàn không gian và các cấu kiện thép cho xây
dựng
- Bán buôn máy cán, máy cắt tôn, các loại máy móc và trang thiết bị công nghiệp
- Vận tải đường thuỷ
- Sản xuất thép không gỉ, Inox
- Sản xuất các sản phẩm tử kim loại màu
8
- Mua bán sắt thép, ống kim loại, kim loại màu
Cơ cấu lao động (tính đến ngày 08/09/2013):
9
Phần 2: Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Tập
đoàn Hoa Sen

1. Hoạt động kinh doanh
1.1. Tình hình hoạt động kinh doanh năm 2013
Trong niên độ tài chính năm 2012 - 2013, Tập đoàn Hoa Sen tiếp tục khẳng
định vị thế doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tôn số 1 Việt Nam và là doanh nghiệp
xuất khẩu tôn hàng đầu Đông Nam Á.
Ngày 09/9/2013, Tập đoàn Hoa Sen vinh dự đón nhận Huân chương Lao động
hạng Ba theo Quyết định số 1602 QĐ/CTN ngày 05/9/2013 do Phó Chủ tịch nước
Nguyễn Thị Doan ký. Huân chương này có ý nghĩa quan trọng, là ghi nhận của Nhà
nước và xã hội đối với những đóng góp của Tập đoàn cho sự phát triển của đất nước
cũng như xã hội trong giai đoạn 12 năm phát triển theo các tiêu chí bền vững của Tập
đoàn.
Ngày 02/9/2013, Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen vinh dự nhận được hai
giải thưởng: Top 10 Doanh nghiệp Sao Vàng đất Việt năm 2013 và Top 10 Doanh
nghiệp tiêu biểu về trách nhiệm xã hội năm 2013. Đây là lần thứ 2 Tập đoàn Hoa Sen
đạt Top 10 Doanh nghiệp Sao Vàng đất Việt (lần đầu vào năm 2009) và cũng là lần
thứ 2 đạt giải thưởng Doanh nghiệp tiêu biểu về trách nhiệm xã hội (lần đầu vào năm
2011).
NĐTC 2012 - 2013, Tập đoàn Hoa Sen đã thành lập thêm 7 chi nhánh phân
phối - bán lẻ, nâng tổng số chi nhánh phân phối - bán lẻ của Tập đoàn lên con số 115
chi nhánh, góp phần gia tăng năng lực bán hàng và lợi thế cạnh tranh cốt lõi của Tập
đoàn.
Doanh thu xuất khẩu niên độ tài chính 2012 - 2013 xấp xỉ 252 triệu USD, tăng
trưởng 40% so với niên độ trước.
10
Biểu đồ 2: Doanh thu HSG qua các niên độ tài chính 2008 - 2013.
Biểu đồ 3: Doanh thu xuất khẩu HSG qua các niên độ tài chính 2008 - 2013.
11
Biểu đồ 4: Lợi nhuận sau thuế hợp nhất của HSG qua các niên độ tài chính 2008 – 2013.
So sánh kết quả hoạt động kinh doanh của HSG giữa 2 NĐTC 2011-2012 và 2012-2013
12

1.2. Lợi thế cạnh tranh
Năm lợi thế cạnh tranh cốt lõi được Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen là:
- Quy trình sản xuất kinh doanh khép kín:
+ Quy trình sản xuất tôn - thép của Tập đoàn Hoa Sen bắt đầu từ dây
chuyền sản xuất thép cán nguội. Thép cán nóng nhập khẩu đi qua dây
chuyền này sẽ tạo ra thép cán nguội dạng cuộn.
+ Sản phẩm thép cán nguội tiếp tục là nguyên liệu đầu vào cho các dây
chuyền mạ để cho ra sản phẩm cuối cùng là tôn.
+ Đặc biệt, ở từng giai đoạn của quy trình sản xuất này, các thành phẩm
của Tập đoàn Hoa Sen đều đáp ứng được những tiêu chuẩn chất lượng
quốc tế của Hoa Kỳ, Úc, Nhật Bản. Do đó, những sản phẩm này đáp ứng
tốt nhu cầu đa dạng của thị trường đối với các sản phẩm thép cán nguội
và tôn.
13
Chỉ tiêu ĐVT
Thực hiện NĐTC
2011 - 2012
Thực hiện NĐTC
2012 - 2013
NĐTC 2012 - 2013 so
với NĐTC 2011 - 2012
(1) (2) (3) (4) (5 = 4/3*100)
Sản lượng tiêu
thụ, trong đó
Tấn 479.201 634.128 132%
- Thành phẩm Tấn 450.980 601.671 133%
- Phụ phẩm Tấn 28.221 32.457 115%
Doanh thu
thuần
Tỷ đồng 10.088 11.760 117%

Lợi nhuận sau
thuế hợp nhất
Tỷ đồng 368 581 158%
+ Thông qua hệ thống 115 chi nhánh phân phối - bán lẻ trên toàn quốc và 3
tổng kho, các sản phẩm chất lượng cao của Hoa Sen được đưa đến tận
tay người tiêu dùng.
+ Tập đoàn Hoa Sen bắt đầu xuất khẩu sản phẩm từ năm 2008, sản phẩm
của Tập đoàn đã và đang xuất khẩu đến hơn 40 quốc gia, vùng lãnh thổ
trên toàn thế giới thuộc Đông Nam Á, Tây Á, Trung Đông, Đông Phi,
Tây Phi, Nam Mỹ, Úc… Hiện tại, Tập đoàn Hoa Sen trở thành nhà xuất
khẩu tôn hàng đầu Đông Nam Á.
+ Với quy trình sản xuất kinh doanh khép kín, Tập đoàn Hoa Sen chủ động
và kiểm soát chặt chẽ chi phí từng khâu trong quá trình sản xuất. Điều
này giúp tối thiểu hóa chi phí và đạt được hiệu quả kinh tế theo phạm vi.
Đây là cơ sở để Tập đoàn Hoa Sen thực thi chiến lược dẫn đầu thị trường
dựa vào chi phí sản xuất kinh doanh thấp nhất.
- Sở hữu hệ thống 115 chi nhánh phân phối - bán lẻ, 3 tổng kho trong nước và
kênh phân phối đến 40 quốc gia trên thế giới:
+ Ngay từ những ngày đầu thành lập, Tập đoàn Hoa Sen đã thực hiện
chiến lược "mua tận gốc, bán tận ngọn" thông qua hệ thống chi nhánh
phân phối - bán lẻ. Với việc quản lý tập trung và thống nhất theo các
chính sách chung, thông qua hệ thống chi nhánh phân phối - bán lẻ, Tập
đoàn Hoa Sen đã kiểm soát chặt chẽ chất lượng các sản phẩm đến tận tay
người tiêu dùng cuối cùng. Điều này đã tạo dựng niềm tin vững chắc của
người tiêu dùng đối với các sản phẩm của Tập đoàn Hoa Sen.
+ Qua 12 năm phát triển, hệ thống chi nhánh phân phối - bán lẻ bao phủ
toàn quốc đã trở thành một ưu thế lớn của Tập đoàn trong việc tiếp cận
trực tiếp người tiêu dùng, nhanh chóng đưa các sản phẩm mới của Tập
đoàn đến với thị trường. Trong giai đoạn nền kinh tế có nhiều biến động,
hệ thống chi nhánh phân phối - bán lẻ càng phát huy vai trò chiến lược

khi Tập đoàn có thể linh hoạt trong các chính sách bán hàng để tạo ra
dòng tiền ổn định, duy trì tính thanh khoản. Đặc điểm này là cơ sở để
Tập đoàn nhanh chóng ổn định tình hình sản xuất kinh doanh khi gặp
14
điều kiện kinh tế vĩ mô không thuận lợi và tiếp tục khẳng định vị thế số
01 đối với các sản phẩm tôn tại Việt Nam.
+ Bên cạnh việc giữ vững thị trường nội địa, Tập đoàn Hoa Sen cũng
không ngừng đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu tại các thị trường truyền
thống và mở rộng thị phần sang các thị trường giàu tiềm năng ở Trung
Đông, Nam Á, Châu Phi, Châu Úc, Châu Âu, và Châu Mỹ. Hiện tại sản
phẩm của Tập đoàn Hoa Sen có mặt tại 40 quốc gia và vùng lãnh thổ.
- Thương hiệu mạnh, thân thiện & hướng đến cộng đồng:
+ Trong nhiều năm liền, bằng các chương trình tiếp thị đa dạng và sáng tạo
thông qua việc tài trợ các hoạt động cộng đồng và từ thiện xã hội, thương
hiệu Hoa Sen đã thấm sâu vào trái tim người tiêu dùng với hình ảnh là
một thương hiệu mạnh, thân thiện và hướng đến cộng đồng.
+ Tôn Hoa Sen vinh dự đạt Thương hiệu Quốc gia 2012. Đây là niềm tự
hào của Tập đoàn Hoa Sen, khẳng định chất lượng sản phẩm Tôn Hoa
Sen trên thị trường trong và ngoài nước, đồng thời góp phần nâng cao
giá trị thương hiệu Việt Nam.
+ Đặc biệt, tháng 5/2013, Tập đoàn Hoa Sen là đơn vị đồng tổ chức và đã
tài trợ 36 tỷ đồng cho sự kiện Nick Vujicic đến Việt Nam với chuỗi 7
chương trình tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cho nhiều thành
phần: doanh nhân, sinh viên, học sinh, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và
người khuyết tật. Diễn giả Nick Vujicic đã truyền cảm hứng cũng như
nghị lực sống cho những người thiếu may mắn về hình thể, những người
trong hoàn cảnh khó khăn cũng như cộng đồng người Việt Nam, giúp họ
vượt lên chính mình để đạt được mơ ước và thành công trong cuộc sống.
+ Bên cạnh đó, Tập đoàn Hoa Sen còn vinh dự đạt giải thưởng Top 10 Sao
Vàng Đất Việt và Top 10 Doanh nghiệp tiêu biểu về trách nhiệm xã hội

năm 2013. Giải thưởng này một lần nữa khẳng định và ghi nhận những
đóng góp tích cực của Tập đoàn Hoa Sen cho xã hội trong thời gian qua.
15
- Hệ thống quản trị chuyên nghiệp &
văn hóa doanh nghiệp đặc thù:
+ Văn hóa doanh nghiệp: tập đoàn hoa sen đã xây dựng hệ thống quản trị
dựa trên nền tảng văn hóa doanh nghiệp 10 chữ T: trung thực - trung
thành - tận tụy - trí tuệ - thân thiện. Đây là yếu tố quan trọng góp phần
vào quá trình phát triển nhanh và bền vững của tập đoàn hoa sen trong
12 năm qua.
+ Trung thực: trung thực và minh bạch trong mọi hoạt động.
+ Cộng đồng: luôn chia sẻ với cộng đồng những thành quả của mình là nét
đẹp rất nhân bản của tập đoàn hoa sen đã đi sâu vào tâm trí của nhiều
người việt nam.
+ Phát triển: liên tục phát triển, đưa thương hiệu hoa sen vươn đến những
tầm cao mới.
- Tiên phong đầu tư công nghệ mới:
+ Năm 2006, Tập đoàn Hoa Sen là doanh nghiệp ngoài quốc doanh đầu
tiên đầu tư dây chuyền sản xuất thép cán nguội.
+ Năm 2007, Tập đoàn Hoa Sen là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên đầu tư
dây chuyền sản xuất tôn mỏng (công nghệ NOF) tại Việt Nam.
+ Năm 2009, Tập đoàn Hoa Sen là doanh nghiệp đầu tiên đầu tư dây
chuyền sản xuất tôn dày (công nghệ NOF) tại Đông Nam Á.
+ Năm 2010, Tập đoàn Hoa Sen là doanh nghiệp đầu tiên đầu tư đồng bộ
hệ thống trộn trung tâm, hệ thống dây chuyền sản xuất ống nhựa của
hãng Battenfeld - Cincinnati công nghệ Châu Âu và phòng thí nghiệm
đạt tiêu chuẩn Nhật Bản nhằm mang đến người tiêu dùng sản phẩm ống
nhựa chất lượng cao với giá cả cạnh tranh.
+ Năm 2011, Tập đoàn Hoa Sen tiếp tục đầu tư hai dây chuyền cán nguội
và khánh thành giai đoạn 1, Dự án Nhà máy Tôn Hoa Sen Phú Mỹ. Đây

16
là nhà máy sản xuất tôn với hệ thống dây chuyền, thiết bị đồng bộ, hiện
đại, có quy mô lớn nhất Đông Nam Á tính đến thời điểm hiện tại.
+ Tháng 3/2013, Tập đoàn Hoa Sen khánh thành và đưa vào hoạt động dây
chuyền sản xuất tôn số 4 (công nghệ NOF - thép mỏng) với công suất
thiết kế 120.000 tấn/năm tại Nhà máy Tôn Hoa Sen Phú Mỹ. Đồng thời,
tiếp tục triển khai Giai đoạn II Dự án Nhà máy Tôn Hoa Sen Phú Mỹ.
+ Tháng 7/2013, Nhà máy Ống thép Hoa Sen Hải Dương với công suất
thiết kế 48.000 tấn/năm cũng được đưa vào hoạt động, góp phần nâng
cao sản lượng và mở rộng thị trường ống thép của Tập đoàn tại khu vực
miền Bắc.
+ Dự kiến tháng 2/2014, dây chuyền sản xuất tôn dày (công nghệ NOF)
công suất thiết kế 400.000 tấn/năm sẽ hoàn thành và đưa vào hoạt động.
Tháng 3/2014, dây chuyền phủ màu với công suất thiết kế 150.000 tấn/
năm cũng sẽ đưa vào hoạt động.
+ Để bảo đảm chất lượng sản phẩm và thể hiện trách nhiệm xã hội, Tập
đoàn đã áp dụng và duy trì bộ tiêu chuẩn ISO 9001:2008 về Hệ thống
quản lý chất lượng; thực hành nghiêm ngặt bộ tiêu chuẩn ISO 14000 về
hệ thống quản lý môi trường; thực hiện bộ tiêu chuẩn OHSAS 18000 về
Hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp.
17
1.3. Vị thế của công ty trong ngành:
Trong các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của HSG thì sản xuất và kinh doanh tôn mạ
chiếm 64.3% cơ cấu doanh thu, ống thép chiếm đến 29%.
Về thị phần tôn mạ, HSG giữ vững vị trí số 1 chiếm hơn 40% thị phần:
Trong thị trường ống thép HSG đứng thứ 3 trong top 10 doanh nghiệp đầu ngành
10.8% thị phần, đứng sau HPG (14.8%) và HLA (11.1%).
Về xuất khẩu thép: Trong hoàn cảnh tiêu thụ thép ở thị trường trong nước sụt giảm,các
doanh nghiệp sản xuất chỉ hoạt động cầm chừng và tồn kho cao như hiện nay, xuất
khẩu thép được coi là giải pháp giúp DN vượt qua khó khăn, tái sản xuất. Theo thống

kê của Bộ Công Thương, 5 tháng đầu năm 2013, kim ngạch xuất khẩu thép và các sản
phẩm từ thép đạt trên 1.36 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ. Xuất khẩu thép bắt đầu
có sự tăng trưởng mạnh từ năm 2010 cả về sản lượng và thị trường xuất khẩu. Điều
này chứng tỏ thép Việt Nam đã bước đầu chứng minh được chất lượng và được thị
trường chấp nhận. Thị trường xuất khẩu thép đã được mở rộng ra 20 nước và vùng
lãnh thổ, chủ yếu là khu vực Đông Nam Á như: Campuchia, Indonesia, Philippines,
Thái Lan, Malaysia và Lào (chiếm
khoảng 90% tổng lượng xuất khẩu). Hiện nay, đứng đầu danh sách các DN xuất khẩu
thép lớn nhất là Thép Posco, sau đó là Tôn Hoa Sen, Hữu Liên
Á Châu, Thép Pomina, Thép Miền Nam, Thép Hòa Phát… với lượng xuất khẩu chiếm
từ 20-40% tổng doanh thu bán hàng của các DN này.
18
1.4. Triển vọng phát triển của ngành
Về ngắn hạn:
Mặc dù được sự hỗ trợ khá tích cực từ phía chính phủ nhưng thị trường BĐS vẫn chưa
có dấu hiệu phục hồi. Gói cho vay hỗ trợ thị trường BĐS 30,000 tỷ đồng với lãi suất
thấp 6%/năm vẫn còn nhiều bất cập nên nhiều khả năng sang 2014 thị trường BĐS
mới dần ấm trở lại. Vì vậy do nhu cầu tiêu thụ thấp nên ngành thép quý 3,4 sẽ vẫn ế
ẩm.
Bộ công thương và VSA dự kiến sản lượng ngành thép năm 2013 chỉ tăng 2% so với
năm 2012 và đạt ở mức 9.33 triệu tấn.
Về dài hạn.
Thép là nguyên liệu cơ bản cho sự phát triển kinh tế. Hiện tỷ lệ tiêu thụ thép bình quân
của Việt Nam vẫn ở mức rất thấp, 128 kg thép/người năm 2010 so với mức bình quân
193 kg của thế giới và 275 kg của khu vực ASEAN.
Trong dài hạn, quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá và phát triển cơ sở hạ tầng tiếp
tục là yếu tố thúc đẩy nhu cầu sử dụng thép. Tốc độ đô thị hoá trung bình hàng năm
của Việt Nam trong 10 năm qua vào khoảng 3.4%; tỷ lệ ước tính trong 10 năm tới vào
khoảng 3%. Theo kế hoạch, tỷ lệ đô thị hoá có thể đạt 50% vào năm 2025.
Vì vậy, chúng ta vẫn có thể lạc quan về triển vọng dài hạn cho ngành thép trong nước,

mặc dù còn những thách thức về nhu cầu thấp, giá điện tăng, tỷ giá tăng mà các công
ty thép nội địa phải đối mặt trong năm 2013.
2. Phân tích môi trường kinh doanh.
2.1. Môi trường kinh doanh trong lĩnh vực thép
Sự ra đời của kim loại thép đã góp phần rất lớn vào quá trình phát triển của loài
người. Thép dần thay thế các nguyên vật liệu như đá, gỗ…bởi đặc tính vững chắc và
dễ tạo hình. Thép xuất hiện ngày càng nhiều: công trình cầu đường, nhà xưởng, đóng
tàu, phương tiện vận chuyển, sản phẩm phục vụ sinh hoạt…
Nhận biết được tầm quan trọng của ngành thép, hầu hết các quốc gia dành
nhiều chính sách ưu đãi để phát triển ngành này. Thép được coi là nguyên vật liệu lõi
cho các ngành công nghiệp khác và là ngành công nghiệp trụ cột của nền kinh tế trong
quá trình hiện đại hóa đất nước.
Ngành thép Việt Nam chỉ thực sự phát triển trong khoảng 30 năm trở lại đây.
19
- Ngành thép Việt Nam mạnh nhất phát triển từ những năm 60 của thế kỷ XX với
mẻ gang đầu tiên của khu liên hiệp gang thép Thái Nguyên.
- Trước năm 1990, sản lượng duy trì ở mức rất thấp, khoảng 40,000 – 80,000 tấn/
năm. Chủ yếu là nhập khẩu.
- Từ 1990 – 1995, ngành thép Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc,
đánh dấu bằng sự ra đời của Tổng công ty thép Việt Nam năm 1990. Sản lượng
thép năm 1995 đã đạt 450,000 tấn.
- Giai đoạn 1996 – 2000, ngành thép Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao và
nhiều dự án phát triển theo chiều sâu, sản lượng sản xuất đạt 1.57 triệu tấn.
- Hiện nay, lực lượng tham gia sản xuất và gia công chế biến thép trong nước rất
đa dạng, bao gồm nhiều thành phấn kinh tế, ngoài Tổng công ty thép Việt Nam
và các cơ sở quốc doanh thuộc các ngành, địa phương khác còn có các liên
doanh, các công ty cổ phần, công ty 100% vốn nước ngoài và các công ty tư
nhân. Sản lượng thép năm 2012 đạt 9.1 triệu tấn/năm
2.2. Môi trường kinh doanh vĩ mô
Môi trường kinh doanh vĩ mô bao gồm dân số, kinh tế, pháp luật, chính trị, tài

nguyên, môi trường…
- Vấn đề dân số việt nam
Việt Nam đã bước vào thời kỳ “cơ cấu dân số vàng,” cơ hội chỉ ra xảy ra duy
nhất một lần trong lịch sử nhân khẩu học của mỗi quốc gia và sẽ đóng góp vào sự phát
triển kinh tế xã hội của đất nước.
Theo dự báo dân số của Tổng cục Thống kê với phương án mức sinh trung bình, dân
số Việt Nam sẽ đạt 95,3 triệu người vào năm 2019; 102,7 triệu người vào năm 2029 và
108,7 triệu người vào năm 2049.
Kết quả phân tích về giáo dục cho thấy, tỷ lệ biết đọc, biết viết của dân số từ 15 tuổi
trở lên là 93,5%, tăng 3,2% so với năm 1999.
Qua số liệu trên ta thấy nền kinh tế việt nam có rất nhiều thuận lợi để phát triển
kinh tế với lực lượng lao động dồi dào, năng động… từ đó nghành thép nói riêng cũng
sẽ có nhiều thuận lợi.
- Chính sách nhà nước
20
Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 200-2015 có xét đến năm
2025 được thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt tại nghị quyết ố: 145/2007/QĐ-TTg
ngày 04/09/2007. Theo đó Mục tiêu phát triển tổng thể của ngành Thép Việt Nam là
đáp ứng tối đa nhu cầu về các sản phẩm thép của nền kinh tế, tăng cường xuất khẩu, cụ
thể như sau:
+ Sản xuất gang: đáp ứng đủ gang đúc cho nhu cầu sản xuất cơ khí phục
vụ trong nước và xuất khẩu, phấn đấu cung cấp phần lớn nguyên liệu cho
các cơ sở sản xuất phôi thép trong nước. Năm 2010 đạt 1,5 - 1,9 triệu tấn
gang; năm 2015 đạt 5,0 - 5,8 triệu tấn gang; năm 2020 đạt 8 - 9 triệu tấn
gang và sản phẩm hoàn nguyên; năm 2025 đạt 10 - 12 triệu tấn gang và
sản phẩm hoàn nguyên.
+ Sản xuất phôi thép (thép thô): năm 2010 đạt 3,5 - 4,5 triệu tấn; năm 2015
đạt 6 - 8 triệu tấn; năm 2020 đạt 9 - 11 triệu tấn và năm 2025 đạt 12 - 15
triệu tấn phôi thép.
+ Sản xuất thép thành phẩm: năm 2010 đạt 6,3 - 6,5 triệu tấn (18 - 2,0 triệu

tấn sản phẩm dẹt); năm 2015 đạt 11- 12 triệu tấn (6,5 - 7,0 triệu tấn sản
phẩm dẹt); năm 2020 đạt 15 - 18 triệu tấn (8 - 10 triệu tấn sản phẩm dẹt)
và năm 2025 đạt khoảng 19 - 22 triệu tấn thành phẩm ( 11 - 13 triệu tấn
sản phẩm dẹt và 0,2 triệu tấn thép đặc biệt).
+ Xuất khẩu gang thép các loại: năm 2010 xuất khẩu đạt 0,5 - 0,7 triệu tấn;
năm 2015 xuất khẩu đạt 0,7 - 0,8 triệu tấn; năm 2020 xuất khẩu đạt 0,9 -
1,0 triệu tấn; năm 2025 xuất khẩu khoảng 1,2 - 1,5 triệu tấn. Mục tiêu
xuất khẩu trên có thể được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình cụ thể,
nhằm đảm bảo bình ổn thị trường trong nước.
- Môi trường khoa học công nghệ
Trình độ công nghệ của ngành thép nội còn ở mức thấp, quy mô nhỏ nên tổn hao nhiều
nguyên liệu và năng lượng. Hậu quả là tính cạnh tranh của sản phẩm rất thấp. Trong
vài năm trở lại đây, thị trường thép Việt Nam đã bùng nổ với sự tham gia ồ ạt của
nhiều thành phần kinh tế. Trình độ công nghệ của ngành thép Việt Nam đã có sự phân
chia rõ rệt.
21
Công nghệ sản xuất của ngành thép nước ta chia làm 3 nhóm. Trong đó nhóm doanh
nghiệp sử dụng công nghệ lạc hậu chiếm khoảng 30%. 40% là sử dụng công nghệ ở
mức trung bình. Còn lại là nhóm sử dụng những công nghệ hiện đại trên thế giới
- Môi trường vĩ mô
Một công cụ rất hữu ích để phân tích môi trường vĩ mô là mô hình năm áp lực cạnh
tranh của Michael Porter. Theo Michael Porter, cường độ cạnh tranh trên thị trường
trong một nghành sản xuất bất kỳ chịu tác động của năm lực lượng cạnh tranh.
+ Nhà cung cấp
Với tất cả các nghành, nhà cung cấp luôn gây áp lực nhất định nếu họ có quy mô, sự
tập hợp và việc sở hữu các nguồn lực quý hiếm. Nguyên vật liệu chính của ngành thép
là thép phế, than và điện. Trong đó thép phế chiếm đến 90%, điện chiếm 6%, dầu FO
chiếm 3%. Thép phế hầu hết là nhập khẩu từ 70% -80%và biến động theo giá phôi
thép thế giới. Vì vậy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngành thép phù thuộc rất
nhiều vào giá phôi thép trên thị trường thế giới và giá bán điện của nhà nước.

Từ đầu năm đến nay, ngành thép hưởng lợi khá nhiều do giá nguyên vật liệu đầu vào
như quặng sắt, phôi, thép phế đều giảm mạnh. Nguyên nhân là do đà phục hồi của một
số nền kinh tế lớn vẫn chưa thực sự vững chắc, cộng thêm khu vực Châu Âu chưa cải
thiện được tình trạng trì trệ và suy thoái. Cụ thể, giá quặng sắt nguyên liệu đầu vào sản
xuất phôi đã giảm 57% so với đầu năm.
Về giá điện, Ngành thép sẽ gặp khó khăn trong thời gian đến. Vì theo dự thảo của Bộ
Công Thương, giá điện bán cho ngành thép sẽ tăng 2%-16% bắt đầu từ 1/7. Nếu được
thông qua, sẽ làm giá thép Việt Nam mất tính cạnh tranh, tạo thuận lợi cho thép Trung
Quốc và các nước khác nhập vào Việt Nam.
+ Nguy cơ sản phẩm thay thế
Dù đã có nhiều nghiên cứu khoa học, phát minh, sáng chế về các vật liệu để thay thế
thép trong xây dựng và công nghiệp, nhưng cho đến nay chưa có vật liệu có thể thay
thế hiệu quả về đặc tính cũng như giá thành. Để thay thế được cũng sẽ phải tốn chi phí
rất lớn.
+ Sức mạnh khách hàng
Khách hàng là một áp lực cạnh tranh có thể ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ
hoạt động kinh doanh của nghành. Tuy nhiên trong điều kiện ở việt nam hiện
22
nay, khách hàng của ngành thép chưa có được một tổ chức có đủ áp lực thay
đổi cơ cấu ngành thép.
+ Mức độ cạnh tranh
Hiện nay thị trường thép Việt Nam có thể coi là một trong những thị trường cạnh tranh
khốc liệt nhất trong nền kinh tế Việt Nam. Theo thống kê của Hiệp hội Thép (VSA),
ngành thép đang có khoảng 400 doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất thép các
loại. Nhu cầu tiêu thụ trên thị trường giảm mạnh, cung vượt quá cầu quá xa khiến cho
những doanh nghiệp có kỹ thuật lạc hâu, chất lượng sản phẩm thấp, chi phí sản xuất
cao đang phải hoạt động cầm chừng, trong khi những doanh nghiệp lớn, có dây chuyền
sản xuất hiện đại, hệ thống kinh doanh quản lý tốt lại đang nhân cơ hội mở rộng thị
phần, thâu tóm những doanh nghiệp nhỏ.
+ Đối thủ tiềm ẩn

Các đối thủ tiềm ẩn là những đối thủ có thể ảnh hưởng tới nghành trong
tương lai. Đối thủ tiềm ẩn nhiều hay ít, tác động của họ đến nghành mạnh hay yếu sẽ
phụ thuộc vào các yếu tố như sức hấp dẫn của nghành, yếu tố này được thể hiện qua
các yếu tố như sức hấp dẫn của nghành, yếu tố này được thể hiện qua các chỉ tiêu như
tỉ suất sinh lợi, số lượng khách hàng, số lượng doanh nghiệp trong nghành, và các rào
cản gia nhập nghành như vốn, kỹ thuật, các yếu tố thương mại, nguồn nguyên liệu đầu
vào, nguồn nhân lực hay sự bảo hộ của chính phủ, lợi thế thị trường, lợi thế thương
hiệu, khả năng tiếp cận các yếu tố đầu vào, quy mô của nghành lớn, vốn mạnh. Cho tới
nay, với năng lực sản xuất của các nhà máy trong nước, chúng ta đã có thể đáp ứng
được 100% nhu cầu thép thanh, thép cuộn phi 6- phi 8 mmm, thép hình cỡ nhỏ, 100%
ống thép hàn, thép mạ kim loại, thép phủ mầu và cuộn thép cán nguội để làm nguyên
liệu cho các nhà máy mạ kim loại và phủ mầu hiện có ở Việt Nam. Tuy nhiên các
chủng loại thép khác như thép cuộn cán nóng, thép hợp kim, thép chế tạo cơ khí, thép
tấm cán nóng, thép tấm cán nguội còn phải nhập khẩu. Năm 2012, Việt Nam nhập
khẩu 7.6 triệu tấn thép các loại và nguyên liệu thép.
3. Phân tích kỹ thuật đối với HSG
23
24
Nguồn sử dụng Bảng cân đối kế toán và kết quả hoạt động kinh doanh kỳ gần
đây nhất.
Bảng cân đối kế toán
25

×