I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong tiến trình hội nhập kinh tế như hiện nay, việc đẩy mạnh cơ giới hóa
sản xuất nông nghiệp vừa là nhu cầu, vừa là động lực để phát triển kinh tế, góp
phần thúc đẩy nhanh hơn nữa quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa sản xuất
nông nghiệp. Trên thực tế, cơ giới hóa góp phần giảm bớt công việc nặng nhọc và
tăng năng suất lao động không chỉ ở trong ngành trồng trọt mà cả trong ngành chăn
nuôi. Do đó, cơ giới hóa trong chăn nuôi đã trở thành một trong những nhiệm vụ
quan trọng từ lâu nay đã được các cấp chính quyền của Thành phố quan tâm tập
trung chỉ đạo.
Chăn nuôi bò sữa là ngành sản xuất nông nghiệp phát triển khá ổn định ở
Thành phố Hồ Chí Minh (Tp. HCM) với số lượng tổng đàn cao nhất cả nước nhờ
đầu ra của sản phẩm sữa được bao tiêu bởi các doanh nghiệp và sự quan tâm của
các cấp lãnh đạo trong việc ban hành các chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển.
Để đạt mục tiêu phát triển bò sữa theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bền
vững, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả, bên cạnh các giải pháp đầu tư
vào con giống, thú y, áp dụng những công nghệ kỹ thuật mới một cách đồng bộ đến
với người chăn nuôi, thì đầu tư đúng mức trang thiết bị cơ giới phục vụ trong các
công đoạn chăn nuôi bò sữa như máy vắt sữa, máy băm thái cỏ… là hết sức cần
thiết giúp khai thác hiệu quả tiềm năng của giống bò, giảm bớt chi phí lao động, cải
thiện chất lượng sữa, nâng cao khả năng sử dụng thức ăn, giúp nâng cao năng suất
sữa, tạo điều kiện để mở rộng qui mô sản xuất, góp phần tăng thu nhập cho nông
dân ngoại thành và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, xây
dựng nông thôn mới.
Căn cứ theo Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16/01/2008 của Thủ
Tướng Chính Phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020,
trong đó, việc nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến về chuồng trại,
1
quy trình chăm sóc nuôi dưỡng,…theo phương thức chăn nuôi trang trại, công
nghiệp; xây dựng và chuyển giao các mô hình chăn nuôi tiên tiến phù hợp với từng
vùng sinh thái đã được Ủy Ban Nhân Dân (UBND) Tp. HCM quan tâm khai thác
trong việc phát triển đàn bò sữa của địa phương bằng việc ra quyết định số
4320/QĐ-UBND ngày 12/09/2011 của UBND Tp. HCM về việc phê duyệt Chương
trình phát triển chăn nuôi bò sữa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn
2011 – 2015. Theo Quyết định này, ngoài giải pháp nâng cao chất lượng con giống
thì giải pháp khoa học, công nghệ trong chăn nuôi bò sữa cũng được ưu tiên. Theo
đó, Sở Nông nghiệp và PTNT Tp. HCM đã xây dựng đề án: “Tăng cường trang
thiết bị phục vụ ngành chăn nuôi bò sữa tại TPHCM, giai đoạn 2011 – 2015”.
Qua 3 năm triển khai thực hiện đề án, hiệu quả ban đầu mang lại như thế nào
về mặt kinh tế, xã hội? Những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng thực tiễn là gì?
Dự báo cho thời gian sắp tới như thế nào? … Để hiểu rõ hơn về tính thiết thực của
đề án nói riêng và chính sách cơ giới hóa nói chung, nhóm tiến hành thực hiện bài
tiểu luận với chuyên đề “Chính sách cơ giới hóa trong chăn nuôi bò sữa tại
Thành Phố Hồ Chí Minh”
II. MỤC TIÊU
Tìm hiểu chính sách cơ giới hóa trong chăn nuôi bò sữa tại TP.HCM thông
qua đề án “Tăng cường trang thiết bị phục vụ ngành chăn nuôi bò sữa tại
TPHCM, giai đoạn 2011 – 2015” và phân tích những tác động của chính sách đến
các mặt kinh tế - xã hội của địa phương từ đó có những kiến nghị để đề án hoàn
chỉnh hơn trong thời gian thực hiện sắp tới.
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
III.1. Tổng quan
III.1.1. Lý thuyết về chính sách cơ giới hóa trong nông nghiệp
III.1.1.1.Định nghĩa
2
Cơ giới hóa được định nghĩa như là việc sử dụng các nguồn lực không phải
là sức người đề thực hiện các công việc trong nông nghiệp. Theo Simalenga
(2000), cơ giới hóa nông nghiệp cần được thực hiện theo nghĩa rộng gồm sản xuất,
phân phối và hoạt động của tất cả các loại công cụ, dụng cụ, máy móc thiết bị cho
phát triển đất nông nghiệp, trang trại sản xuất và thu hoạch cây trồng và sơ chế.
III.1.1.2. Các khía cạnh của chính sách cơ giới hóa
Máy móc và công cụ là một yếu tố đầu vào đặc biệt, có những điểm khác so
với các đầu vào khác trong sản xuất nông nghiệp. Do đó, chính sách nông nghiệp
cần chú ý:
1. Máy móc và công cụ cơ giới là yếu tố đầu vào được đầu tư bằng vốn cố định:
- Máy móc đòi hỏi dịch vụ và duy tu để kéo dài thời gian sử dụng.
- Đóng góp vào đầu ra không chỉ phụ thuộc vào bản thân máy móc mà còn phụ
thuộc vào khả năng cung cấp các dịch vụ sửa chữa, nhập khẩu hay sản xuất trong
nước… Nếu như thị trường cung cấp không tốt thì sẽ ảnh hưởng đến đầu ra.
2. Tính không thể phân chia được trong việc sử dụng máy móc và công cụ cơ giới:
- Mỗi kích cỡ của máy móc đều có một công suất hoạt động nhất định. Chi phí cố
định cho một đơn vị công việc thực hiện giảm dần khi công suất sử dụng tăng.
3. Một số máy móc công cụ cơ giới cho phép tiết kiệm lao động:
- Đây là động lực đầu tiên thúc đẩy cơ giới hóa trong nông nghiệp ở những vùng
khan hiếm lao động.
- Nếu cơ giới hóa không làm tăng tổng sản lượng đầu ra đối với tổng chi phí
nguồn lực đã cho nhưng làm cho máy móc thay thế lao động =>cơ giới hóa thay
thế yếu tố. Thực hiện cơ giới hóa trong trường hợp =>quan điểm thay thế của
chính sách cơ giới hóa trong nông nghiệp. Trường hợp này xảy ra khi giá máy
móc có thể được giảm xuống một cách nhân tạo nhờ tín dụng tự cấp, máy móc
trợ cấp, tỷ giá hối đoái cao hơn giá trị của nó…
- Như vậy, cơ giới hóa tiết kiệm lao động xảy ra khi việc áp dụng các máy móc có
thể hoặc không làm thay tăng sản lượng đầu vào, nhưng tỷ lệ lao động trong tổng
giá trị sản lượng giảm so với tỷ lệ vốn hoặc giá của lao động và vốn giữ nguyên.
4. Lựa chọn chính sách cơ giới hóa phù hợp: Sự phù hợp về bước đi tuần tự trong
cơ giới hóa:
3
- Cần thực hiện mức độ cơ giới hóa tăng dần.
- Cần tách biệt các hoạt động nông nghiệp theo nhu cầu về máy móc khác nhau
III.1.1.3. Những thất bại của chính sách cơ giới hóa và những ảnh hưởng của chúng
trong thực tế
1. Những thất bại của chính sách cơ giới hóa
- Cho vay tín dụng bao cấp cho nông dân để mua máy móc hoặc tín dụng bao cấp
cho đầu vào khác nói chung nhưng lại rất dễ được sử dụng để mua máy móc.
- Cho vay tín dụng ở mức lãi suất âm đối với nông dân. Ảnh hưởng này làm giảm đi
chi phí vốn thực tế của máy móc được mua từ tiền vay tín dụng.
- Nhập khẩu máy móc miễn thuế qua những thỏa thuận mua bán tay đôi hoặc sự viện
trợ của nước ngoài.
- Đánh giá quá cao tỷ giá hối đoái làm giảm chi phí của máy móc nhập khẩu và các
phụ tùng.
- Chính sách giá xăng dầu rẻ so với giá các nước khác.
2. Những ảnh hưởng của chính sách trong thực tế
- Do chính sách thường không đầy đủ và rời rạc => sự thiên về máy kéo so với các
loại cơ giới hóa khác trong nông nghiệp.
- Các chính sách từng phần thì thường giảm chi phí thực của máy kéo => sự chênh
lệch giữa giá cá cá nhân và chi phí cơ hội của máy kéo.
III.1.2. Tổng quan về chính sách cơ giới hóa ở một số quốc gia
III.1.2.1.Chính sách cơ giới hóa ở Nigieria
Một số điểm yếu cơ bản làm cản trở hiệu quả của các chính sách cơ giới
hóa nông nghiệp ở Nigeria bao gồm:
- Mô hình vĩ mô bất lợi – các chính sách kinh tế và chính sách nông nghiệp bất
hòa vì vậy dẫn đến leo thang chi phí sản xuất và giảm sức mua của nông dân.
- Bất ổn và mâu thuẫn vĩ mô - Chính sách kinh tế không khuyến khích đầu tư
trung và dài hạn trong nông nghiệp.
- Tình trạng cơ sở hạ tầng nông thôn nghèo nàn.
- Thiếu công nghệ bản địa thích hợp để giảm cực nhọc trong hoạt động sản
xuất và chế biến nông sản .
- Thiếu công nghệ
4
- Cơ sở dữ liệu không đầy đủ cho các công thức chính sách , giám sát và đánh
giá cũng như đánh giá tác động
- Dịch nghèo và phát âm của toa chính sách vào chương trình thực hiện được
- Thiếu sự tham gia của đối tượng hưởng lợi trong chương trình giám sát sự
phát triển và triển khai thực hiện phát sinh từ dưới đánh giá kiến thức, khả
năng và sự nhạy cảm của người nông dân quy mô nhỏ.
- Sự chậm trễ giữa chi phí dự án và cung cấp ngân sách dẫn đến việc phân bổ
phụ tối ưu .
- Phân mảnh đất nông nghiệp thành đơn vị nhỏ và xa nhau.
- Hệ thống canh tác thường không phù hợp cho cơ giới hóa.
Chính sách cơ giới hóa chiến lược hỗ trợ nhằm tăng cường sự phát triển
của ngành nông nghiệp được áp dụng ở Nigeria như sau:
- Các chương trình cải cách và sở hữu đất để đảm bảo sẵn sàng tiếp cận cơ giới
hóa.
- Trợ cấp và hỗ trợ giá cho chủ sở hữu và quản lý máy kéo. Mặc dù chính sách
còn tồn tại trên máy kéo và thiết bị sử dụng được hướng tới việc thành lập
khu vực tư nhân. Trong thực tế , nó hiếm khi nhìn thấy các doanh nghiệp đi
nhanh chóng về phía trước để lấp đầy khoảng trống đặc biệt là trong tình
huống mà chính phủ đã tham gia rất nhiều . Sự phát triển của khu vực tư nhân
để duy trì những nỗ lực cơ giới hóa , do đó, đòi hỏi phải có các chương trình ,
chính sách ưu đãi và hỗ trợ chính phủ (Simalenga , 2000).
- Hỗ trợ kỹ thuật đặc biệt là trong phân loại và chuẩn hóa các công cụ , máy
móc, công nghệ để ngăn chặn việc nông dân mua sắm thiết bị không đáng tin
cậy .
- Hướng dẫn tiêu chuẩn an toàn cho máy kéo và thiết bị
- Chính sách hướng dẫn về thiết bị cơ giới hóa cho ngành chăn nuôi như thiết
bị thu gom và chế biến sữa, thu thập trứng và làm sạch…
- Công nghệ sau thu hoạch và hệ thống bảo quản nông sản.
5
- Thúc đẩy chính sách hỗ trợ nông nghiệp theo kinh doanh , đó là, phát triển
công nghiệp nông nghiệp quy mô vừa và nhỏ.
III.1.2.2.Chính sách cơ giới hóa ở Gana và Mali
Mali đã có tiến bộ đáng kể trong cơ giới hóa nông nghiệp chủ yếu là do tiềm
năng rất lớn về đất nông nghiệp có sẵn và những nỗ lực của nhà nước trong hợp tác
với nhiều đối tác phát triển. Mặc dù vậy, cơ giới hóa đã không được mạch lạc và
không dễ tiếp cận với hầu hết nông dân. Chỉ có 35 % nông dân có một số thiết bị
công nghệ cơ giới hóa. Một trong những trở ngại chính là thiếu một tầm nhìn toàn
diện trong cơ giới hóa nông nghiệp; do đó tiếp cận trở nên manh mún. Năm 2002,
một Chiến lược cơ giới hóa nông nghiệp (AMS) do FAO hỗ trợ đã được xây dựng.
Mục tiêu cụ thể là: ( i) cải thiện an ninh lương thực thông qua việc tăng sản xuất
trên một đơn vị diện tích và tăng diện tích canh tác ; (ii) giảm cực nhọc của phụ nữ
bằng cách phát triển và sử dụng thiết bị sản xuất nông nghiệp phù hợp; (iii) thúc
đẩy việc làm trong khu vực nông thôn thông qua việc sản xuất thiết bị nông nghiệp
và cung cấp dịch vụ liên quan khác nhau ; và (iv) tăng thu nhập của cá nhân ngành
liên quan trong việc cung cấp các công nghệ cơ giới hóa nông nghiệp.
Việc xây dựng được tiến hành trong hai giai đoạn: đầu tiên là một phân tích
tình hình để chẩn đoán điểm mạnh và điểm yếu của ngành và được thực hiện một
cách có sự tham gia. Kết quả phân tích này cho thấy có ba vấn đề lớn cản trở sự
phát triển của nông nghiệp cơ giới hóa ở Mali. Đó là: (i) nông dân không được
trang bị đầy đủ các thiết bị nông nghiệp; (ii) khó khăn của các nhà sản xuất, nhà
nhập khẩu và phân phối các thiết bị nông nghiệp để bán sản phẩm của họ; và (iii)
không có một chính sách cơ giới hóa nông nghiệp kết hợp. Giai đoạn thứ hai là xây
dựng chiến lược và xác định các chương trình và dự án khả thi. Trong giai đoạn
này, vai trò của ba nhóm liên quan được xác định: nông dân, nhà nước, và các nhà
cung cấp các trang thiết bị ngành và dịch vụ. Cuối cùng chiến lược xây dựng một
chương trình kết hợp các dự án liên quan đến: (i) vi phạm pháp luật về thuế để
6
giảm chi phí sản xuất cho thiết bị nông nghiệp; (ii) tăng cường các dịch vụ sửa
chữa và bảo dưỡng; (iii) phát triển một quốc gia có mạng lưới thương mại để cung
cấp thiết bị nông nghiệp bao gồm sản xuất và nhập khẩu của địa phương; và (iv)
khuyến khích sự sáng tạo của các doanh nghiệp nhỏ để cung cấp cơ giới hóa nông
nghiệp dịch vụ. Mặc dù hoàn thành vào năm 2002, nhưng đến tháng 6 năm 2009
chiến lược vẫn chưa được chính thức thông qua. Những lý do cho điều này chủ yếu
là do chính trị và về cơ bản do thay đổi quan điểm chính sách nông nghiệp. Nếu
không có một chính sách nông nghiệp rõ ràng rất khó để giải quyết trên một chiến
lược cơ giới hóa. Ngay cả như vậy, mặc dù không được thông qua nhưng chiến
lược vẫn là tài liệu tham khảo cơ sở là mối quan tâm về cơ giới hóa nông nghiệp ở
Mali.
Đã có hai chương trình được đề xuất trong AMS. Chương trình đầu tiên là để
hỗ trợ cung cấp cho các tổ chức Chính phủ phụ trách cơ giới hóa nông nghiệp.
Trong phản ứng này, một bộ phận được tạo ra và một hệ thống điều phối, giám sát
và đánh giá cơ giới hóa được đặt ra. Chương trình thứ hai là cải thiện việc cung cấp
thiết bị cho nông dân. Kết quả là, thiết bị nông nghiệp nhiều thông qua nhập khẩu
hoặc sản xuất trong nước. Một vấn đề vẫn còn thấp là sức mua của nông dân. Để
giải quyết những vấn đề này, một quỹ nông nghiệp đã được tạo ra để đảm bảo các
khoản vay cho nông dân, nhiều hệ thống tài chính đã được phân cấp. Do mục tiêu
giảm lao động nặng nhọc, dữ liệu có sẵn chứng minh rằng số lượng thiết bị nông
nghiệp tăng lên sau khi xây dựng AMS mặc dù không phải trên tất cả các loại thiết
bị . Có dấu hiệu cho thấy sự tiếp cận của nông dân để cơ giới hóa thiết bị ngày càng
tăng và do đó điều này có thể có tác động đến việc giảm cực nhọc trong nông
nghiệp. Dữ liệu mở rộng sản xuất nông nghiệp được cung cấp trong báo cáo, nhưng
ngoài một vài trường hợp ngoại lệ, không có lợi ích tổng thể chung từ các sự gia
tăng cơ giới hóa có thể được xác định. Trung bình tổng thể sản lượng ngũ cốc tăng
7
11% trong giai đoạn 2003-2007. Tăng cơ giới hóa được cho là đã góp phần vào sự
gia tăng này. Năng suất lao động tăng không đáng kể.
III.2. Phương pháp nghiên cứu
III.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Tiểu luận sử dụng số liệu thứ cấp được lấy từ Trung Tâm Khuyến Nông
Thành phố Hồ Chí Minh, internet và tham khảo các bài báo, đề án, luận văn chủ đề
về chăn nuôi công nghệ cao.
III.2.2. Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thống kê mô tả là cách thức thu thập thông tin nhằm kiểm
chứng những giả thiết hay nhằm giải thích những câu hỏi liên quan đến tình trạng
hiện tại của đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận là đề án tăng
cường trang thiết bị phục vụ ngành chăn nuôi bò sữa tại TPHCM, thông qua số liệu
thu thập được, tài liệu, sách, báo, internet.v.v. giải quyết các vấn đề sau:
- Mô tả thực trạng phát triển của ngành chăn nuôi bò sữa trên địa bàn Tp. HCM hiện
nay.
- Tìm hiểu việc áp dụng chính sách cơ giới hóa mà cụ thể là đề án Tăng cường
trang thiết bị phục vụ ngành chăn nuôi bò sữa tại TPHCM, giai đoạn 2011 –
2015 đối với ngành chăn nuôi bò sữa trên địa bàn Tp. HCM hiện nay như thế nào.
- Đánh giá về thực trạng áp dụng đề án đối với ngành chăn nuôi bò sữa trên địa bàn
Thành phố thông qua những tác động của chính sách về mặt kinh tế - xã hội ở địa
phương.
Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp quản lí phù hợp cho việc phát triển
ngành chăn nuôi bò sữa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện
nay.
IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
IV.1. Bối cảnh ra đời của chính sách
8
Chương trình mục tiêu phát triển bò sữa giai đoạn 2006 – 2010 đã góp phần
rất lớn trong việc giúp ngành chăn nuôi bò sữa trên địa bàn Thành phố phát triển
khá ổn định so với các ngành chăn nuôi khác: Tp. HCM vẫn là đơn vị có đàn bò
sữa nhiều nhất cả nước, là nơi cung cấp con giống bò sữa chính cho nhiều địa
phương trong cả nước. Đồng thời, sữa tươi sản xuất góp phần cung cấp cho nhu cầu
tiêu dùng, giảm bớt nhập khẩu nguyên liệu sữa từ nước ngoài, tiết kiệm được ngoại
tệ.
Các hộ chăn nuôi cũng đã mạnh dạn loại thải các cá thể năng suất kém, tăng
quy mô đàn trên từng hộ chăn nuôi, xây dựng cơ cấu đàn hợp lý, thực hiện các quy
trình chăm sóc, nuôi dưỡng tiên tiến, từng bước áp dụng các giải pháp, tiến bộ khoa
học kỹ thuật vào chăn nuôi từ đó đã dần nâng cao chất lượng đàn bò, kiểm soát ô
nhiễm môi trường và định hướng phát triển theo hướng ổn định.
Ngành chăn nuôi bò sữa trên địa bàn Tp. HCM đã có từ lâu đời và người dân
đã có nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi do thường xuyên được tập huấn công tác
khuyến nông. Đồng thời, sữa tươi là một trong 14 mặt hàng thuộc diện bình ổn giá
nên đầu ra luôn được đảm bảo.
Tuy nhiên, hiện nay quy mô chăn nuôi nông hộ còn nhỏ, đất trồng cỏ hạn
chế, chất lượng cơ giới hóa trong chăn nuôi thấp nên hiệu quả, năng suất chăn nuôi
không cao, chi phí sản xuất cao dẫn đến tình trạng tăng giá thành sản xuất, tình
trạng ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi chưa được cải thiện, tỷ lệ viêm vú tiềm
ẩn và nhiễm vi sinh trong sữa vẫn còn cao, giá các loại thức ăn không ổn định, luôn
trong tình trạng tăng cao kể cả chi phí vận chuyển…
Cần thiết phải có một chính sách cơ giới hóa để hỗ trợ người nông dân chăn nuôi
bò sữa giúp nâng cao năng suất, chất lượng sữa, giảm tỷ lệ bệnh ở bò, xây dựng
vùng nguyên liệu chế biến tại chỗ nhằm giảm giá thành nhưng vẫn giúp người nông
dân giảm thiểu lao động chân tay và tăng quy mô chăn nuôi.
IV.2. Thực trạng phát triển ngành chăn nuôi bò sữa trên địa bàn Tp. HCM
9
IV.2.1. Hiện trạng chăn nuôi bò sữa
Theo số liệu thống kê hiện quy mô đàn bò sữa đến năm 2010 trên địa
bàn thành phố có 79.800 con, phân bổ theo quy mô như sau:
Quy mô
(con)
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Tăng
bq/năm
(%)
< 5
Số hộ 4.403 3.783 3.039 2.284 2.183 - 15,75
Số con 15.402 11.668 8.606 6.563 8.069 - 12,82
5 – 9
Số hộ 2.984 2.978 3.248 4.017 3.870 + 7,22
Số con 19.996 18.626 21.930 23.809 22.643 + 3,64
10 – 19
Số hộ 1.236 1.517 1.730 1.984 2.022 + 13,34
Số con 14.639 19.181 23.046 26.102 26.487 + 16,48
20 – 49
Số hộ 211 352 471 571 610 + 32,17
Số con 5.908 6.478 12.548 15.360 16.597 + 33,45
50 – 100
Số hộ 16 37 42 40 40 + 35,00
Số con 1.257 2.350 2.696 2.556 2.720 + 25,73
100 –
149
Số hộ 5 8 14 12 16 + 3,85
Số con 1.065 2.342 3.031 2.710 3.284 + 4,00
Tổng
cộng
Số hộ 8.864 8.675 8.544 8.908 8.741 - 0,31
Số con 58.267 60.645 71.857 77.100 79.800 + 8,34
Số con/hộ 6,57 6,99 8,41 8,66 9,13 + 8,78
Cái vắt sữa 34.562 35.545 38.384 42.366 41.057 + 4,53
10
NSS/cái/năm
(kg)
4.570 4.923 4.950 5.403 5.787 + 6,13
(Nguồn: Báo cáo đánh giá kết quả chương trình phát triển bò sữa 2006 – 2010 và các
giải pháp phát triển bò sữa bền vững giai đoạn 2011 – 2015 tại TPHCM, 2011).
Nhờ đẩy mạnh chương trình bình tuyển giống, gieo tinh bò giống cao sản
và áp dụng tiến bộ kỹ thuật về chăm sóc nuôi dưỡng, chuồng trại, nên số lượng,
năng suất sữa của đàn bò sữa thành phố không ngừng tăng lên:
- Tổng đàn bò sữa từ 58.267 con năm 2006 tăng lên 79.800 con năm 2010 (tăng bình
quân 8,34%/năm), trong đó đàn cái vắt sữa từ 34.562 con năm 2006 tăng lên
41.057 con năm 2010 (tăng bình quân 4,53%/năm).
- Năng suất sữa từ 4.570 kg/cái/năm năm 2006 tăng lên 5.787 kg/cái/năm năm 2010
(tăng bình quân 6,13%/năm), trong đó năng suất 6.000 kg/cái/năm chiếm tỷ lệ 8,2%
tổng đàn cái vắt sữa.
- Quy mô bình quân đàn bò sữa tăng dần từ 6,57 con/hộ năm 2006 lên 9,13 con/hộ
năm 2010 (tăng bình quân 8,78%/năm). Số hộ chăn nuôi dưới 5 con/hộ có khuynh
hướng giảm dần, từ 4.403 hộ năm 2006 xuống còn 2.183 hộ năm 2010 (giảm bình
quân 15,75%/năm); quy mô 20 – 49 con/hộ tăng từ 211 hộ năm 2006 lên 610 hộ
năm 2010 (tăng bình quân 32,17%/năm); quy mô trên 100 con/hộ tăng từ 5 hộ năm
2006 lên 16 hộ năm 2010 (tăng bình quân 3,85%/năm). Điều này cho thấy, người
chăn nuôi bò sữa đang dần chuyển hướng chăn nuôi tập trung, tăng số con/hộ, giảm
số hộ nuôi, kết hợp thực hiện quy trình nuôi an toàn.
- Đã có mô hình áp dụng đồng bộ cơ giới hóa, các biện pháp về quản lý, chọn lọc,
cải tạo giống, dinh dưỡng, chăm sóc, chuồng trại, vắt sữa và bảo vệ môi trường
nhằm mục tiêu nâng cao năng suất con giống, chọn lọc những con năng suất cao
làm giống và sản xuất sữa, giảm chi phí, hạ giá thành, nâng cao lợi nhuận. Tuy
nhiên, số hộ chăn nuôi bò sữa ở quy mô nhỏ (dưới 10 con/hộ) theo kiểu lấy công
làm lời còn khá lớn (69,25%), điều này ảnh hưởng rất lớn đến kiểm soát dịch bệnh,
vệ sinh an toàn thực phẩm và khả năng áp dụng đồng bộ các công nghệ mới.
11
Như vậy, để đàn bò sữa phát triển bền vững cả về năng suất, chất lượng và
hiệu quả kinh tế cần phải chuyển dần sang nuôi tập trung theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật để khai thác tiềm năng của
giống chất lượng cao, nâng cao năng suất sữa, hiệu quả chăn nuôi và bảo vệ môi
trường.
IV.2.2. Tình hình ứng dụng cơ giới hóa trong chăn nuôi bò sữa
Theo kết quả khảo sát của Trung tâm Khuyến nông vào tháng 4/2011 trên
150 hộ chăn nuôi bò sữa ở các địa bàn đang phát triển chăn nuôi bò sữa, gồm các
huyện Củ Chi (100 hộ), Hóc Môn (30 hộ), quận 12 (15 hộ), Bình Chánh (5 hộ),
hiện nay một số loại thiết bị đang được ứng dụng trong chăn nuôi bò sữa ở TPHCM
như sau:
S
T
T
Hạng mục dụng cụ,
thiết bị
Hiện trạng áp dụng
thiết bị tại các nông
hộ có quy mô > 10
con/hộ
Hiện trạng áp dụng
thiết bị tại các nông
hộ có quy mô < 9
con/hộ
Đang sử
dụng (%)
Có nhu
cầu đầu
tư (%)
Đang sử
dụng
(%)
Có nhu
cầu đầu
tư (%)
1
Hệ thống làm mát chuồng trại
Quạt gió
Quạt phun sương trong
chuồng
Phun nước trên mái chuồng
Thiết bị theo dõi nhiệt độ, ẩm
độ chuồng nuôi
16,18
1,47
7,35
0,42
29,41
36,03
0
9,56
0
0
0,33
0
8,33
8,33
0
8,33
2 Máy chế biến thức ăn
Máy băm thái cỏ 6,62 34,56 0 8,33
12
Máy cắt cỏ cầm tay
Máy trộn thức ăn TMR
1,98
0
8,82
3,68
0
0
0
8,33
3
Máy khai thác và bảo quản
sữa
Máy vắt sữa
Máy rửa thiết bị vắt sữa
Bình nhôm chứa sữa
38,18
14,34
29,35
30,15
10,29
10,29
0,67
0,33
1,67
41,67
25,0
0
(Nguồn: Báo cáo đánh giá kết quả chương trình phát triển bò sữa 2006 – 2010 và các
giải pháp phát triển bò sữa bền vững giai đoạn 2011 – 2015 tại TPHCM, 2011).
Qua kết quả khảo sát cho thấy, việc trang bị cơ giới hóa ở các nông hộ nuôi
bò sữa chiếm tỷ lệ rất thấp so với tổng đàn bò sữa hiện hữu trên địa bàn thành phố.
Quy mô > 10 con/hộ; chủ yếu đầu tư:
Máy vắt sữa (38,18%): giúp giảm chi phí công lao động, hạn chế nhiễm vi sinh
trong quá trình vắt sữa, đảm bảo chất lượng sữa và vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng
sản lượng sữa từ 0,2 – 0,4 kg sữa/con/lần vắt, do máy hoạt động phù hợp với sinh
lý và thời gian tiết sữa của bò hạn chế bò bị viêm vú.
Bình nhôm chứa sữa (29,35%): giúp bảo quản sữa tốt hơn bình nhựa, thuận tiện
cho việc vận chuyển và vệ sinh.
Các trang thiết bị còn lại chưa được chú trọng đầu tư, cụ thể như hệ thống làm mát
chuồng trại, làm ảnh hưởng sức khỏe vật nuôi, nhất là khi nhiệt độ môi trường tăng
cao, bò dễ bị stress nhiệt; máy băm thái cỏ và máy trộn thức ăn TMR cũng chưa
được quan tâm đầu tư đúng mức làm lãng phí nguồn thức ăn xanh hiện đang khan
hiếm, giảm hiệu quả tiêu hóa thức ăn đồng thời ảnh hưởng đến năng suất, chất
lượng sữa và thể trạng của bò.
Để duy trì và phát triển đàn bò, từng bước nâng tính chuyên nghiệp trong chăn nuôi
nhằm tăng năng suất và hạ giá thành sản phẩm, nhu cầu được hỗ trợ chi phí trang bị
cơ giới hóa ở các hộ chăn nuôi vẫn tập trung vào các hạng mục như máy băm thái
13
cỏ (34,56%), máy vắt sữa (30,15%), hệ thống làm mát chuồng trại, trong đó quạt
gió (29,41%), phun sương trong chuồng (36,03%).
Quy mô < 9 con/hộ: do quy mô đàn thấp và thiếu vốn đầu tư nên các hộ chưa chú
trọng trang bị cơ giới hóa. Vì thế, chưa khai thác được tiềm năng giống bò cao sản
nên hiệu quả kinh tế đạt được chưa cao, nhu cầu được hỗ trợ chi phí trang thiết bị
để nâng cao chất lượng sữa, đáp ứng yêu cầu của nhà thu mua tập trung vào máy
vắt sữa (41,67%), máy rửa thiết bị vắt sữa (25%).
IV.3. Nội dung của chính sách
IV.3.1. Căn cứ pháp lý
- Căn cứ Quyết định số 10/2009/QĐ-UBND, ngày 22 tháng 1 năm 2009 của Ủy ban
nhân dân thành phố về ban hành kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố thực
hiện Chương trình hành động của Thảnh ủy về nông nghiệp, nông dân, nông thôn
theo Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa X;
- Căn cứ Quyết định số 4320/2011/QĐ-UBND, ngày 12 tháng 9 năm 2011 của Ủy
ban nhân dân thành phố về phê duyệt Chương trình phát triển chăn nuôi bò sữa trên
địa bàn TPHCM giai đoạn 2011 – 2015.
- Căn cứ Quyết định số 497/QĐ-TTg, ngày 17 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng
Chính phủ về hỗ trợ lãi suất vốn vay mua máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất
nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn;
- Căn cứ Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Thủ tướng
Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
- Căn cứ Thông tư số 14/2010/TT-NHNN về hướng dẫn chi tiết thực hiện Nghị định
số 41/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về chính
sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
- Căn cứ Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 4 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng
Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông
thôn.
- Căn cứ Quyết định số 800/QĐ-TTg, ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng
Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn
mới giai đoạn 2010 – 2020;
14
- Căn cứ Nghị định số 02/2010/NĐ-CP, ngày 08 tháng 1 năm 2010 của Thủ tướng
Chính phủ về khuyến nông;
- Căn cứ Thông tư Liên tịch số 183/2010/TTLT-BTC-BNN, ngày 15 tháng 11 năm
2010 của Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và PTNT về hướng dẫn chế độ quản lý,
sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước cấp đối với hoạt động khuyến nông;
- Căn cứ Quyết định số 13/2011/QĐ-UBND, ngày 09 tháng 3 năm 2011 của Ủy ban
nhân dân thành phố về phê duyệt Chương trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp
theo hướng nông nghiệp đô thị trên địa bàn TPHCM giai đoạn 2011 – 2015.
IV.3.2. Mục tiêu
a. Mục tiêu chung
Nâng cao tỷ lệ ứng dụng các trang thiết bị cơ giới vừa đẩy nhanh tiến
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn giúp góp phần nâng
cao năng suất, giảm nhân công và nâng cao hiệu quả lao động trong chăn nuôi
bò sữa ở TPHCM, góp phần xây dựng nông thôn mới.
b. Mục tiêu cụ thể
- Phấn đấu đến năm 2013 :
Trang bị 01 máy vắt sữa dạng hệ thống (1 con/ lần vắt), máy rửa
thiết bị vắt sữa và 5 bình nhôm chứa sữa cho mỗi hộ chăn nuôi bò sữa có quy
mô từ 20 con đến dưới 50 con/hộ (ước khoảng 700 hộ).
- Phấn đấu đến năm 2015 đạt :
50% hộ có quy mô trên 20 con/hộ được trang bị hệ thống làm
mát chuồng trại và thiết bị theo dõi nhiệt độ, ẩm độ chuồng nuôi (ước khoảng
960 hộ).
50% hộ có quy mô từ 20 con đến dưới 50 con/hộ và phải có
đồng cỏ thâm canh, được trang bị 01 máy băm thái cỏ có trục cuốn (ước
khoảng 700 hộ).
30% hộ có quy mô trên 50 con/hộ và phải có đồng cỏ thâm
canh, được trang bị 01 máy trộn thức ăn TMR 3 pha (ước khoảng 120 hộ).
IV.3.3. Địa bàn thực hiện
15
Đề án được thực hiện tại các quận huyện có quy mô đàn bò sữa lớn gồm: Củ
Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, quận 12 phù hợp với qui hoạch chăn nuôi giai đoạn
2011 - 2020.
IV.3.4. Đối tượng áp dụng
Nông dân, HTX, tổ hợp tác, doanh nghiệp tham gia chương trình là người
sản xuất chăn nuôi bò sữa ổn định, nhiệt tình, có quy mô đàn bò sữa từ 10 con/hộ
trở lên, có diện tích đồng cỏ thâm canh đáp ứng đủ nhu cầu quanh năm cho bò,
chuồng trại thông thoáng, có hệ thống xử lý phân, nước thải; có khả năng hợp tác
tốt và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, tự nguyện tham gia phần kinh
phí đối ứng để đảm bảo thực hiện mô hình.
IV.3.5. Nội dung đề án
a. Hỗ trợ đầu tư thiết bị khai thác và bảo quản sữa
Mục đích: Tiết kiệm lao động, khai thác tối đa tiềm năng sản xuất của giống bò
cao sản, hạn chế bệnh viêm vú nhất là viêm vú tiềm ẩn, tăng năng suất sữa.
Nội dung thực hiện: Hỗ trợ đầu tư máy vắt sữa, máy rửa thiết bị vắt sữa, bình
nhôm chứa sữa nhằm nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm sữa.
b. Hỗ trợ đầu tư thiết bị trong chế biến thức ăn nuôi bò sữa
Mục đích: Tiết kiệm lao động, giúp bò sử dụng hiệu quả các loại thức ăn, tăng khả
năng tiêu hóa, qua đó nâng cao sức khỏe, năng suất.
Nội dung thực hiện: Hỗ trợ đầu tư máy băm thái cỏ, máy trộn thức ăn TMR.
c. Hỗ trợ đầu tư thiết bị cải thiện tiểu khí hậu chuồng nuôi bò sữa
Mục đích: Cải thiện tiểu khí hậu chuồng nuôi phù hợp với sinh lý của bò, hạn chế
stress nhiệt trên đàn bò, hạn chế ruồi nhặng, giúp bò tăng năng suất sữa, …
Nội dung thực hiện: Hỗ trợ đầu tư hệ thống làm mát và thiết bị theo dõi nhiệt độ,
ẩm độ chuồng nuôi trên những hộ có chuồng được xây dựng kiên cố, sử dụng mái
chuồng bằng tole, độ cao mái chuồng chưa phù hợp (thấp hơn 3,5m) để tạo độ
thông thoáng trong chuồng, ổn định tiểu khí hậu chuồng nuôi và hạn chế stress
nhiệt trên đàn bò sữa.
5.2.6. Kinh phí thực hiện
16
Tổng kinh phí đề án (2011 – 2015) là 55.670.000.000đ bao gồm chi phí
thiết bị và chi phí tổ chức thực hiện, trong đó: Ngân sách nhà nước (TPHCM) là
27.985.000.000đ chiếm khoảng 50,3%, nông dân, HTX, doanh nghiệp,…. đóng
góp 27.685.000.000đ chiếm khoảng 49,7%.
5.3. Thực trạng áp dụng cơ giới hóa trong chăn nuôi bò sữa tại địa phương
Tháng 08/2013 (tức là sau 2 năm triển khai áp dụng cơ giới hóa), Trung tâm
Khuyến nông đã tổ chức điều tra tình hình ứng dụng cơ giới hóa của hộ chăn nuôi
bò sữa quy mô > 20 con/ hộ tại TPHCM phân bổ ở các địa bàn áp dụng chính sách
cụ thể tại bảng:
Bảng: Các máy móc, thiết bị hiện đã có tại nông hộ có quy mô đàn > 20 con/hộ
S
T
T
Địa bàn
Số
hộ
Quy
mô
Máy móc, thiết bị hiện có
Má
y
vắt
sữa
đơn
Thiết
bị rửa
máy
vắt
sữa
Bình
nhô
m
chứa
sữa
Má
y
bă
m
thái
cỏ
Máy
trộn
thức
ăn
TMR
HT
làm
mát
chuồn
g trại
Huyện Củ Chi 564 18.015 561 197 2.492 45 7 78
1 Xã Phước Thạnh 10 300 6 2 38 2 0 3
2 Xã Nhuận Đức 19 509 18 4 63 2 0 0
3 Xã Thái Mỹ 1 21 1 0 4 0 0 0
4 Xã Phú Hòa Đông 18 507 17 9 74 0 0 0
5 Xã Bình Mỹ 18 567 24 12 108 2 0 2
6 Thị trấn 2 90 3 1 16 2 0 0
7 Xã Tân Thông Hội 16 458 15 9 53 2 0 1
8 Xã Phạm Văn Cội 4 145 6 4 23 3 0 2
9 Xã Trung Lập 20 576 23 8 97 3 0 3
17
Thượng
10 Xã An Nhơn Tây 27 893 22 13 121 10 3 6
11 Xã Trung An 51 1.637 56 23 293 1 0 8
12 Xã Phú Mỹ Hưng 18 659 21 3 90 1 1 6
13 Xã An Phú 27 798 28 6 70 3 1 5
14 Xã Tân An Hội 14 522 18 7 72 4 1 1
15 Xã Tân Phú Trung 23 742 24 11 104 3 0 3
16 Xã Tân Thạnh Tây 40 1.205 31 12 202 0 0 4
17 Xã Trung Lập Hạ 4 84 5 3 17 0 0 1
18 Xã Phước Hiệp 13 481 18 13 55 0 0 3
19 Xã Phước Vĩnh An 12 726 25 6 42 2 0 2
20 Xã Hòa Phú 27 848 23 6 136 1 0 1
21 Xã Tân Thạnh Đông 200 6.247 177 45 814 4 1 27
Huyện Hóc Môn 291 9.309 172 47 1.242 5 0 8
1 Bà Điểm 10 322 7 4 42 0 0 1
2 Đông Thạnh 96 3.143 62 13 351 2 0 1
3 Tân Hiệp 10 284 8 2 22 3 0 1
4 Tân Thới Nhì 13 417 5 2 40 0 0 1
5 Tân Xuân 21 646 11 7 74 0 0 2
6 Thị trấn 3 220 2 0 27 0 0 0
7 Thới Tam Thôn 59 1.702 27 8 355 0 0 0
8 Trung Chánh 8 173 2 1 29 0 0 0
9 Xuân Thới Đông 13 342 5 1 25 0 0 0
10 Xuân Thới Sơn 8 191 7 3 40 0 0 0
11 Nhị Bình 16 618 18 1 125 0 0 0
12 Xuân Thới Thượng 36 1.251 18 5 112 0 0 2
18
Quận 12 95 3.010 62 6 387 1 0 12
1 P. An Phú Đông 1 77 2 0 10 0 0 0
2 P. Đông Hưng Thuận 4 126 1 0 20 0 0 0
3 P. Hiệp Thành 24 730 13 2 93 1 0 5
4 P. Tân Chánh Hiệp 38 1.294 30 0 155 0 0 3
5 P. Tân Thới Hiệp 5 172 3 0 35 0 0 0
6 P. Thạnh Lộc 1 40 2 0 10 0 0 0
7 P. Thạnh Xuân 4 126 3 3 11 0 0 3
8 P. Trung Mỹ Tây 2 47 0 0 10 0 0 0
9 P. Tân Thới Nhất 3 71 0 0 15 0 0 0
1
0
P. Thới An 13 327 8 1 28 0 0 1
Quận Gò Vấp 3 143 1 1 10 0 0 0
1 Phường 9 2 43 0 0 0 0 0 0
2 Phường 14 1 100 1 1 10 0 0 0
Huyện Bình Chánh 37 1.060 35 13 142 3 0 4
1 Vĩnh Lộc A 33 952 31 9 127 3 0 2
2 Vĩnh Lộc B 4 108 4 4 15 0 0 2
Quận Bình Tân 11 374 10 5 8 1 0 2
1 P. Bình Hưng Hòa B 10 340 9 4 7 1 0 2
2 P. Bình Hưng Hòa 1 34 1 1 1 0 0 0
Tổng cộng
1.0
01
31.911 841 269 4.281 55 7 104
(Nguồn: Báo cáo kết quả triển khai đề án tăng cường trang thiết bị phục vụ cơ giới hóa ngành
chăn nuôi bò sữa, TTKN Tp.HCM, 2013)
19
Kết quả cho thấy số máy móc, thiết bị đang được sử dụng tại các nông hộ là
841 máy vắt sữa, đạt tỷ lệ 84% trên tổng số hộ có quy mô đàn > 20 con/hộ; 269
thiết bị rửa máy vắt sữa, 4.281 bình nhôm chứa sữa, 55 máy băm thái cỏ, 7 máy
trộn thức ăn TMR và 104 hệ thống làm mát chuồng trại
5.4. Tác động của chính sách
5.4.1. Tích cực
So với các ngành chăn nuôi khác, chăn nuôi bò sữa trong năm qua phát triển
khá ổn định. Chương trình mục tiêu phát triển bò sữa đã góp phần rất lớn vào thành
tích chung của ngành nông nghiệp thành phố.
Việc áp dụng cơ giới hóa đã khắc phục tình trạng khan hiếm lao động trong
nền nông nghiệp đô thị hiện nay, tiết kiệm chi phí sản xuất, công lao động, nâng
cao năng suất, chất lượng sữa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và mang lại hiệu quả
kinh tế trong chăn nuôi bò sữa góp phần xây dựng nông thôn mới và thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp trên địa bàn Tp.HCM. Cụ thể:
- Đối với thiết bị khai thác và bảo quản sữa gồm: máy vắt sữa, thiết bị rửa máy vắt
sữa và bình nhôm chứa sữa. Trong đó, việc áp dụng máy vắt sữa đã giúp giảm chi
phí công lao động, hạn chế nhiễm vi sinh trong quá trình vắt sữa, rút ngắn thời gian
vắt sữa từ 10 - 12 phút/con/lần vắt xuống còn 5 - 7 phút/con/lần vắt, nâng cao sản
lượng sữa bình quân từ 0,2 – 0,4 kg sữa/con/lần vắt, do máy hoạt động phù hợp với
sinh lý và thời gian tiết sữa của bò, chất lượng sữa đáp ứng yêu cầu của nhà thu
mua, bình quân vật chất khô 12%, béo trong sữa 3,5%. Bên cạnh đó, còn giúp cho
nông hộ chủ động trong việc quản lý quy trình khai thác sữa, đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm, giảm tỷ lệ bò bị viêm vú, nhất là viêm vú tiềm ẩn, hạn chế khả
năng lây nhiễm vi sinh từ môi trường vào sản phẩm sữa để bảo vệ sức khỏe cho
người chăn nuôi và người tiêu dùng qua việc khai thác và sử dụng nguồn sữa trong
20
môi trường chăn nuôi hợp vệ sinh, đảm bảo thời gian giao sữa đúng quy định của
nhà thu mua sữa.
- Đối với thiết bị chế biến thức ăn gồm: máy băm thái cỏ và máy trộn thức ăn TMR
giúp chế biến nguồn thức ăn tại chỗ cho bò, giảm chi phí công lao động và lao động
tay chân nặng nhọc.
- Đối với hệ thống làm mát chuồng trại: giúp cải thiện tiểu khí hậu chuồng nuôi phù
hợp với sinh lý của bò, giảm nhiệt độ bên trong chuồng từ 3
o
C – 5
o
C so với ngoài
trời, giảm stress nhiệt cho đàn bò sữa, hạn chế khí thải là một trong những nguyên
nhân ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu, đảm bảo sức khỏe đàn bò kể cả khi nhiệt độ
môi trường tăng cao, góp phần giảm chi phí thuốc thú y, tăng sản lượng và chất
lượng sữa.
5.4.2. Tiêu cực
Do ở địa bàn Tp.HCM, quy mô chăn nuôi còn nhỏ lẻ (bình quân 9,13 con/hộ
năm 2010) nên việc áp dụng cơ giới hóa trong chăn nuôi chưa được đồng bộ. Chính
sách cơ giới hóa chỉ áp dụng cho những hộ có quy mô đàn bò sữa từ 10 con/hộ trở
lên, có diện tích đồng cỏ thâm canh đáp ứng đủ nhu cầu quanh năm cho bò, chuồng
trại thông thoáng, có hệ thống xử lý phân, nước thải… Nhiều hộ dân không đủ điều
kiện để được hỗ trợ.
Đây là một chính sách mới, trang thiết bị hỗ trợ, hệ thống vận hành hiện đại
nên nhiều người dân chưa có kinh nghiệm vận hành máy móc, chưa khai thác hết
tiềm năng sản xuất của máy móc. Ví dụ như thiết bị chế biến thức ăn gồm: máy
băm thái cỏ và máy trộn thức ăn TMR chưa được khai thác đúng mức, do vậy chưa
tận dụng hết lượng cỏ xanh hàng ngày, nhất là các gốc cỏ già, cứng, gây lãng phí
nguồn thức ăn thô xanh hiện đang khan hiếm. Tuy có hệ thống làm mát chuồng trại
nhưng chuồng nuôi ở các nông hộ nói chung còn hạn chế về kết cấu, kiểu chuồng 2
mái chiếm hơn 60% giúp không khí đối lưu trong chuồng nuôi; mái chuồng chủ
21
yếu làm bằng tole chiếm khoảng 85%/ tổng số hộ chăn nuôi bò sữa nên bên trong
chuồng vẫn nóng và gây tốn điện, nhất là khi nhiệt độ môi trường tăng cao.
Đây là một chính sách hiệu quả nhưng cần phải có các chính sách khác đi
kèm:
- Chính sách giống: Cần đầu tư hỗ trợ các loại giống bò có năng suất sữa cao, tỉ lệ
bệnh thấp, phù hợp với điều kiện khí hậu của địa phương. Có như vậy thì chính
sách cơ giới hóa mới thật sự mang lại hiệu quả cao nhất. Chính sách này vẫn đang
được áp dụng nhưng chưa thể áp dụng đồng loạt được vì điều kiện về vốn và quy
mô chăn nuôi của người nông dân còn nhỏ lẻ.
- Chính sách hỗ trợ đầu ra cho nông dân: Bộ Công Thương đã ra Quyết định số
3399/QĐ-BCT, ngày 28/6/2010 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công
nghiệp chế biến sữa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025; Theo đó,
hiện tại đa số người nông dân nuôi bò sữa đã được ký kết hợp đồng bao tiêu sản
phẩm sữa từ 2 công ty Vinamilk và Friesland. Tuy nhiên, giá sản phẩm sữa bò tươi
khá bấp bênh, không ổn định.
- Chính sách tín dụng: Để đầu tư trang thiết bị chăn nuôi bò sữa, người nông dân
phải bỏ ra gần 50% kinh phí. Do đó, nhà nước cần phải có chính sách tín dụng hỗ
trợ đi kèm giups người nông dân có vốn để đầu tư sản xuất.
- Chính sách khuyến nông: Thường xuyên tập huấn khuyến nông về các phương
pháp chăn nuôi mới đạt hiệu quả cao, cách thức khai thác để tận dụng tối đa nguồn
lực tiềm năng của máy móc ứng dụng trong chăn nuôi.
- Chính sách quy hoạch, HTX: đối với những hộ nuôi nhỏ lẻ (dưới 10 con/hộ) không
được hỗ trợ để đầu tư cơ giới hóa trong chăn nuôi cần phải có quy hoạch tập trung
hợp lý giúp họ có thể được hỗ trợ để nâng cao hiệu quả sản xuất.
V. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
V.1. Kết luận
Sau 2 năm triển khai thực hiện, đề án: “Tăng cường trang thiết bị phục vụ
ngành chăn nuôi bò sữa tại TPHCM giai đoạn 2011 – 2015” bước đầu đã thể
hiện tính khả thi cao: giúp tăng sản lượng sữa thu hoạch, đảm bảo vệ sinh an toàn
22
thực phẩm và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò sữa, tiết kiệm công lao động phù
hợp với vấn đề khan hiếm lao động trong nền nông nghiệp đô thị, đáp ứng phần
nào nhu cầu của người chăn nuôi bò sữa, tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng quy
mô sản xuất, phù hợp với mục tiêu phát triển chăn nuôi bò sữa trên địa bàn thành
phố, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
và thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2010 – 2020.
Tuy nhiên, chính sách vẫn chưa được áp dụng đồng bộ, vẫn còn một bộ phận
không nhỏ những người nông dân chăn nuôi nhỏ lẻ không đáp ứng được yêu cầu
của Trung Tâm để được hỗ trợ.
V.2. Kiến nghị
Chính sách áp dụng cơ giới hóa trong chăn nuôi bò sữa bước đầu đã mang lại
hiệu quả cao theo mục tiêu đã dặt ra của nhà hoạch định chính sách. Tuy nhiên, vẫn
còn một số mặt nếu được khắc phục sẽ mang lại hiệu quả cao hơn nữa. Sau khi tìm
hiểu về chính sách, nhóm chúng tôi xin có một số kiến nghị để chính sách phát huy
hết tiềm năng của mình như sau:
Một là, khuyến khích và hỗ trợ người nông dân thành lập HTX chăn nuôi bò
sữa để có thể hỗ trợ một cách đồng bộ các chính sách để những hộ nông dân chăn
nuôi quy mô nhỏ lẻ cũng được hỗ trợ áp dụng cơ giới hóa trong chăn nuôi để nâng
cao hiệu quả chăn nuôi.
Hai là, cần phải phát triển chính sách cơ giới hóa trong chăn nuôi kèm theo
các chính sách về giống, tín dụng, đầu ra, khuyến nông để người nông dân có thể
dễ dàng tiếp cận các hỗ trợ hơn.
Ba là, nhân rộng mô hình chăn nuôi bò sữa phải đi kèm với nhân rộng mô
hình trồng cỏ cho bò để đảm bảo được nguồn thức ăn xanh tại chỗ cho bò, giảm chi
phí trong chăn nuôi. Đây là một vấn đề khó khăn do ở Tp. HCM diện tích đất nông
23
nghiệp đang bị thu hẹp dần để phát triển Công nghiệp và Dịch vụ. Do đó cần phải
xây dựng quy hoạch tổng thể một cách toàn diện khi xây dựng quy hoạch phát triển
chăn nuôi bò sữa trên địa bàn Tp. HCM.
Do thời gian thực hiện ngắn, sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn nên
bài tiểu luận chưa nắm bắt được hết tình hình thực tế trong chăn nuôi bò sữa cũng
như những mặt thuận lợi và khó khăn trong việc áp dụng chính sách cơ giới hóa
trong chăn nuôi bò sữa tại Tp. HCM.
24
Tài liệu tham khảo
1. Trung Tâm Khuyến Nông Tp. HCM, 2010, đề án: “Tăng cường
trang thiết bị phục vụ ngành chăn nuôi bò sữa tại TPHCM, giai đoạn 2011
– 2015”.
2. Trung Tâm Khuyến Nông Tp. HCM, 2013, báo cáo kết quả
triển khai chương trình khuyến nông phát triển chăn nuôi bò sữa trên địa
bàn Tp. HCM giai đoạn 2011 – 2015.
3. Đỗ Kim Tuyên – Cục Chăn Nuôi, Phát triển gia súc lớn ở Việt
Nam – Cơ hội và thách thức.
4. Ủy Ban Nhân Dân Tp. HCM, 2011, Chương trình phát triển
chăn nuôi bò sữa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 –
2015.
5. R. O. Akinbamowo, Journal of Agricultural Extension and
Rural Development, 2013, Review : A review of government policy on
agricultural mechanization in Nigeria.
6. Mathias Fru Fonteh, FAO Consultant, 2010, Agricultural
mechanization in Mali and Ghana: Strategies, experiences and lessons for
sustained impacts.
7. Website:
/>
/>
25