Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Đề cương môn học hành vi tổ chức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.87 KB, 8 trang )


ĐỀ CƢƠNG MÔN HỌC
MSMH Tên môn học Số tín chỉ
NS206DV01
HÀNH VI TỔ CHỨC
03
ORGANIZATIONAL BEHAVIOR

(Áp dụng kể từ học kỳ: 12.1A - Năm học: 2012-2013)
A. Quy cách môn học:
Số tiết Số tiết phòng học
Tổng
số
tiết

thuyết
Bài
tập
Thực
hành
Đi
thực
tế
Tự
học
Phòng

thuyết
Phòng
thực
hành


Đi
thực tế
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9)
45 45 00 00 00 90 45 00 00
(1) = (2) + (3) + (4) + (5) = (7) + (8) + (9)

B. Liên hệ với môn học khác và điều kiện học môn học:
Liên hệ Mã số môn học Tên môn học
Môn học trƣớc: QUẢN TRỊ NHÂN SỰ
1. NS207DV01
QUẢN TRỊ NHÂN SỰ


C. Tóm tắt nội dung môn học:
Môn học nghiên cứu về những hành vi cá nhân trong tổ chức, tìm hiểu những thay đổi, xung đột
về hành vi cá nhân, nhóm trong tổ chức nhằm mục đích thiết kế và thay đổi hành vi tổ chức để đạt
hiệu quả cao hơn. Môn học sẽ giúp sinh viên (SV) hiểu được những những kiến thức về hành vi tổ
chức, chuẩn bị cho mình những kỹ năng, kinh nghiệm cũng như có thái độ tự tin và phù hợp với
nhu cầu của doanh nghiệp trong và ngoài nước để tự tin bước vào môi trường làm việc cũng phát
triển bản thân trong bất kỳ tổ chức nào. Thông qua lý thuyết kết hợp với thảo luận các tình huống,
và làm các báo cáo thuyết trình nhóm, SV làm quen với Hành vi tổ chức tại các doanh nghiệp/tổ
chức. Môn học tập trung nhiều vào phân tích và xử lý tình huống.
D. Mục tiêu của môn học:
Stt Mục tiêu của môn học
1
Có sự hiểu biết rộng về một số khái niệm cốt lõi về tâm lý học, kinh tế, và xã
hội học có liên quan đến hoạt động trong công việc.
2
Cải thiện khả năng phân tích trong việc tìm hiểu hành vi của cá nhân và nhóm
trong tổ chức.

3
Phân tích toàn diện các vấn đề tổ chức và tình huống khó xử, và đưa ra những
kiến nghị hành động có cơ sở.
4
Thỏa thuận về vai trò của nhóm và phân chia lao động để hoàn thành kịp thời
các dự án nhóm và các bài thuyết trình.

E. Kết quả đạt đƣợc sau khi học môn học:
Stt Kết quả đạt đƣợc
1
Có khả năng áp dụng thích hợp lý thuyết về động cơ làm việc vào một vấn đề
thực tế về động viên trong bối cảnh tổ chức, có thể đưa ra các khuyến nghị
quản trị phù hợp với lý thuyết
2
Có khả năng chứng minh sự hiểu biết về năm phong cách quản lý xung đột
(Rahim) bằng cách giải thích sự phù hợp (ưu điểm, nhược điểm) của một
phong cách cụ thể với một bối cảnh cụ thể
3
Hiểu ý nghĩa của "văn hóa tổ chức" và có thể tiến hành đánh giá văn hóa tổ
chức.

F. Phƣơng thức tiến hành môn học:
Loại hình phòng Số tiết
1
Phòng lý thuyết
45

Tổng cộng
45


Yêu cầu :
+ Ngôn ngữ sử dụng giảng dạy, học tập: Ngôn ngữ giảng là tiếng Việt nhưng sách giáo khoa và
slides bằng tiếng Anh.
+ Các yêu cầu đối với sinh viên khi tham gia môn học:
Đọc giáo trình trước mỗi buổi học. Tìm hiểu trước nội dung các tình huống trong sách.
Hoàn thành bài tập cá nhân và bài tập nhóm.
Tham gia nhóm viết báo cáo thuyết trình môn học theo từng chủ đề.
Tìm hiểu thêm các tài liệu liên quan trên internet.
+ Chiến lược giảng dạy: Môn học được tiến hành bằng cách giảng trên lớp, kết hợp bài tập và
phân tích tình huống dành cho nhóm và cá nhân. Số tiết dạy là 45 tiết diễn ra trong 15 tuần, mỗi
tuần 3 tiết.
STT Cách tổ chức giảng dạy Mô tả ngắn gọn Số tiết Sĩ số SV tối
đa
1 Giảng trên lớp (lecture) Giảng lý thuyết. 30
2 Chia nhóm (group work)
thảo luận/bài tập/thực
hành
Trả lời câu hỏi,
phân tích tình
huống.
15

G. Tài liệu học tập:
1. Tài liệu bắt buộc
McShane, Von Glinow (2008) Organizational Behavior, 4
th
, McGraw-Hill/Irwin International
Edition.
2. Tài liệu không bắt buộc
Robbins, Judge (2007) Organizational Behavior, 12

th
, Pearson – Prentice Hall International
Edition
Các sách “Hành vi tổ chức” khác của các tác giả người Việt
3. Website của giáo viên về môn học.
Website của giáo viên về môn học cung cấp tất cả các tài liệu liên quan đến môn học, trừ
sách giáo trình. Sinh viên bắt buộc phải theo dỏi và cập nhật thông tin từ website của giáo viên.
Trên site này, sinh viên sẽ tìm được các ngồn thông tin sau đây: các powerpoint slides cho các bài
giảng trên lớp được trình bày ở dạng handouts và tập tin PDF, các bài tập tình huống (bài tập
nhóm, bài tập cá nhân), các file âm thanh (audio) ôn tập và tóm gọn kiến thức theo từng
chương (trong tiếng Anh), ngân hàng câu hỏi lý thuyết, các bản tin từ các báo chí chuyên ngành,
và báo chí kinh doanh có liên quan cụ thể và trực tiếp đến môn học, v.v...
Lưu ý: Một số giáo viên không chọn cách sử dụng website để giao tài liệu học tập cho sinh viên
mà sẽ giao trực tiếp trên lớp. Điều này không có gì khác biệt!
H. Đánh giá kết quả học tập môn học:
1. Thuyết minh về cách đánh giá kết quả học tập
Việc đánh giá dựa trên 3 loại hình:
1.1) Kiểm tra giữa kỳ (20% tổng điểm)
Vào tuần/buổi 8 sinh viên sẽ tham gia vào một kỳ thi giữa học kỳ với thời lượng là 60 phút. Bài
tập, và các câu hỏi trắc nghiệm của đề thi này được đưa ra dựa trên kiến thức của các chương
trước đó. Điểm của bài kiểm tra giữa kỳ này chiếm 20% tổng số điểm của môn học.
1.2) Bài tập thuyết trình và báo cáo nhóm (30% tổng điểm)
Sinh viên được chia theo nhóm 4 người và được giao một tình huống (case) vào tuần 8 để
nghiên cứu và trình bày trước lớp bắt đầu từ tuần 12. Nhóm cũng được yêu cầu nộp các tài liệu đã
chuẩn bị cho giảng viên trong buổi trình bày.
Vì đây là công trình của nhóm nên sinh viên sẽ được đánh giá như là một nhóm, nghĩa là những
sinh viên trong nhóm sẽ nhận cùng một điểm, đó là điểm của nhóm. Nếu một thành viên cảm thấy
một thành viên khác trong nhóm không đóng góp, thì phải báo cho giảng viên biết để giải quyết.
Trong trường hợp quá đáng, sinh viên có thể yêu cầu tự làm một mình. Tuy nhiên mọi sự than
phiền về nhóm phải trình bày cho giảng viên muộn nhất là tuần thứ 10.

Nếu nộp muộn, nhóm sẽ bị trừ 1 điểm. Nếu muộn quá 1 tuần lễ, nhóm bị điểm 0. Có thể xem xét
việc nộp muộn nếu nhóm được thỏa thuận trước của Trưởng bộ môn. Phần bài tập thuyết trình
và báo cáo nhóm chiếm 30% tổng số điểm của môn học.
1.3) Thi cuối kỳ (50% tổng điểm)
Đề thi sẽ gồm 2 phần: trắc nghiệm và tình huống. Mục đích nhằm kiểm tra kiến thức lý thuyết và
thực tế của sinh viên. Sinh viên không được sử dụng tài liệu.
2. Tóm tắt cách đánh giá kết quả học tập
* Đối với học kỳ chính:
Thành
phần
Thời
lượng
Tóm tắt biện pháp đánh giá
Trọng
số
Thời điểm
Kiểm
tra lần
1
60 phút Kiểm tra giữa kỳ 20% Tuần 8
Kiểm
tra lần
Nghiên cứu tình huống, SV
chia nhóm 4 hoặc 5 người,
30%
Tuần 9-
2 trình bày và nộp báo cáo.
Chấm điểm theo nhóm
Tuần 14
Thi

cuối
học kỳ
90 phút Thi viết và thi trắc nghiệm,
không sử dụng tài liệu
50% Tuần 16
hoặc 17
Tổng 100%

* Đối với học kỳ phụ:
Thành
phần
Thời
lượng
Tóm tắt biện pháp đánh giá
Trọng
số
Thời điểm
Kiểm
tra lần
1
60 phút Kiểm tra giữa kỳ 40% Buổi 2-
Buổi 6
Kiểm
tra lần
2
Nghiên cứu tình huống, SV
chia nhóm 4 hoặc 5 người,
trình bày và nộp báo cáo.
Chấm điểm theo nhóm
10% Buổi 2-

Buổi 6
Thi
cuối
học kỳ
90 phút Thi viết và thi trắc nghiệm 50% Theo lịch
PĐT
Tổng 100%

3. Tính chính trực trong học thuật (academic integrity)
Chính trực là một giá trị cốt lõi và mang tính quyết định cho chất lượng đào tạo của một trường
đại học. Vì vậy, đảm bảo sự chính trực trong giảng dạy, học tập, và nghiên cứu luôn được chú
trọng tại Đại học Hoa Sen. Cụ thể, sinh viên cần thực hiện những điều sau:
3.1. Làm việc độc lập đối với những bài tập cá nhân: Những bài tập hoặc bài kiểm
tra cá nhân nhằm đánh giá khả năng của từng sinh viên. Sinh viên phải tự mình thực hiện
những bài tập này; không được nhờ sự giúp đỡ của ai khác. Sinh viên cũng không được phép
giúp đỡ bạn khác trong lớp nếu không được sự đồng ý của giảng viên. Đối với bài kiểm tra (cả
tại lớp và tự làm ở nhà), sinh viên không được gian lận dưới bất cứ hình thức nào.

×