Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Địng hướng và giải pháp phát triển kinh tế vùng cửa khẩu Đông Bắc - 3 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.12 KB, 13 trang )

nhanh nhất khu vực. Trong đó Quảng Đông và một phần vùng ven biển Quảng
Tây, đảo Hải Nam đang bứt lên với tốc độ nhanh. Việc Hồng Kông đã được sát
nhập trở lại với Trung Quốc và Ma Cao cũng đã được trả lại về Trung Quốc sẽ
tạo ra một dải ven biển phát triển hùng hậu, sẽ có những ảnh hưởng lớn từ phía
này đối với quá trình đi lên của Đông Bắc. Lúc đó, Đông Bắc bị cuốn vào quá
trình phát triển, hợp tác và đứng trước những cơ hội và thách thức lớn.
Vùng Đông Bắc của Việt Nam có địa hình chia cắt phức tạp, ở phía Tây có
những dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, đặc biêt dãy Hoàng Liên
Sơn có đỉnh núi Fanxipăng cao hơn 3000 m, chia cắt Tây Bắc với Đông Bắc Bắc
Bộ. ở phía Đông của Đông Bắc có nhiều dãy núi cao hình cánh cung tạo nên địa
hình hiểm trở. Đông Bắc tuy vẫn nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới, nhưng chịu ảnh
hưởng của gió mùa Đông Bắc và khí hậu phân dị tạo ra nhiều tiểu vùng sinh thái
cho phép phát triển nhiều loại cây trồng, vật nuôi đa dạng phong phú, trong đó có
những loại đặc sản có giá trị kinh tế cao.
Chính sự độc đáo về vị trí địa lý kinh tế của vùng Đông Bắc mà các tỉnh tính toán
và lựa chon cần xem xét hết các vấn đề khai thác các yếu tố tự nhiên để phát triển
nền nông, lâm nghiệp sinh thái nhiệt đới bền vững.
1.2 Đông Bắc là một trong những vùng giàu tài nguyên khoáng sản :
Có thể nói rằng tài nguyên khoáng sản của vùng thuộc loại bậc nhất nước ta hiện
nay với những loại tài nguyên khoáng sản có ý nghĩa quan trọng đối với quốc gia
như : than, apatít, sắt, đồng, chì, kẽm, thiếc,v…v… là những tài nguyên quan
trọng để phát triển công nghiệp khai khoáng.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Đông Bắc có vùng than Quảng Ninh lớn nhất nước ta với chủ yếu là antraxit chất
lượng tốt. Nếu tính đến độ sâu 300 m thì vùng này có trữ lượng than thăm dò tới
khoảng 3,5 tỷ tấn trong đó mỏ lộ thiên khoảng 195 triệu tấn. Ngoài than Quảng
Ninh còn có than lửa dài tập trung ở Na Dương, Thái Nguyên với trữ lượng khá.
Đông Bắc là vùng duy nhất ở nước ta có mỏ apatít với trữ lượng lớn và tập trung.
Tổng trữ lượng dự báo khoảng 2,1 tỷ tấn, đủ đáp ứng cho nhu cầu sản xuất phân
lân phục vụ phát triển nông nghiệp ở nước ta và có thể dành để xuất khẩu một
phần.


Đồng chì kẽm là những loại khoáng sản tuy không lớn nhưng tập trung chủ yếu ở
vùng Đông Bắc. Nếu được đầu tư khai thác tốt, với trữ lượng tuy không lớn
nhưng có thể đáp ứng một phần quan trọng nhu cầu trong nước.
Thiếc tập trung lớn ở tỉnh Tĩnh Túc (Cao Bằng), Sơn Dương (Tuyên Quang).
Một số điểm quặng nằm rải rác ở các địa phương. Cần nâng cao chất lượng khai
thác và tuyển, luyện, nâng cao mức độ sạch của thiếc, kim loại quí như đồng,
vonphram, titan…
Ngoài ra, Đông Bắc còn có các loại khoáng sản như pirit, sắt, vàng đá quí, đất
hiếm, đá granit, đá xây dựng, đá vôi xi măng, nước khoáng v v… Đây cũng là
những loại khoáng sản có tiềm năng, là thế mạnh để phát triển công nghiệp khai
khoáng và chế biến khoáng sản của Đông Bắc và cả nước.
1.3 Tài nguyên du lịch đặc sắc
Vùng Đông Bắc có tiềm năng du lịch rất phong phú, đa dạng và có sức hấp dẫn
chẳng những với du khách trong nước, mà còn với khác du lịch nước ngoài. Có
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
khả năng tiếp nhận lớn khách du lịch và đáp ứng các yêu cầu của nhiều loại hình
du lịch với các đối tượng khác nhau.
Về mặt tự nhiên, vùng này có rất nhiều cảnh đẹp. Cảnh thiên nhiên núi rừng hùng
vĩ, biển thơ mông, đặc biệt có Vịnh Hạ Long ( Quảng Ninh) một danh thắng nổi
tiếng thế giới. Khách du lịch tới đây sẽ bị lôi cuốn trước vẻ đẹp của tạo hóa, kỳ
thú của một thế giới đảo đá vôi muôn hình muôn vẻ, nửa nổi, nửa chìm trong
vịnh biển. Bãi biển Trà Cổ dài, thoải, nước trong và quanh năm lộng gió. Đồng
thời có nhiều cảnh quan hấp dẫn như hồ Thác Bà, hồ Ba Bể, hồ Núi Cốc…. Thác
nước Bản Dốc, Đầu Đẳng và núi Các Mác, suối Lê Nin và các cánh rừng già
nguyên sinh như khu rừng cấm Tam Đảo với hệ sinh thái rừng nhiệt đới làm thoả
mãn trí tò mò của các du khách với lòng say mê nghiên cứu của các nhà khoa
học.
Về mặt văn hoá lịch sử, vùng này phản ánh bề dày lịch sử Việt Nam. Những di
tích khảo cổ học chứng minh cho nền văn hoá Đông Sơn, Hạ Long nổi tiếng từ
hồi tiền sử, những di tích lịch sử qua các triều đại của nước ta còn được bảo toàn

hoặc phục hồi như khu rừng Trần Hưng Đạo,khu Cao Bằng Pắc Pó và nhiều danh
thắng lịch sử khác rất có giá trị về khoa học và giáo dục truyền thống, truyền bá
kiến thức. Bên cạnh đó với những lễ hội truyền thống như Hội Đền Hùng, Hội
Lim… mang đậm đà bản sắc dân tộc đã tạo ra điều kiện thuận lợi cho khách du
lịch, thăm quan, tìm hiểu và nghiên cứu.
2. Dân số và nguồn nhân lực
Vùng Đông Bắc có số dân khoảng 12,9 triệu người vào năm 2004 chiếm 14,5%
dân số cả nước. Dân số của vùng tăng nhanh nhưng nhịp độ tăng dân số đã có xu
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
hướng giảm dần, tuy nhiên mức sinh của dân số vùng Đông Bắc còn cao hơn so
với trung bình của cả nước và các vùng khác.
Vùng Đông Bắc có cơ cấu dân tộc đa dạng nhất trong cả nước với 40 dân tộc anh
em cùng sinh sống. Các dân tộc ít người sống tập trung trên những địa bàn nhất
định thuận lợi cho việc thực hiện chính sách và tổ chức cuộc sống phù hợp với
đặc điểm tập quán, lối sống và trình độ vủa mỗi dân tộc, nhưng cũng khó khăn
trong việc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đời sống vì trình độ dân trí của đồng
bào quá thấp.
Trình độ học vấn và chuyên môn khoa học kỹ thuật trung bình của dân cư nguồn
nhân lực ở Đông Bắc khá cao tương đương với trình độ trung bình của cả nước.
Có đến 53,7% tổng số nguồn nhân lực đã tốt nghiệp PTCS trở lên cao hơn mức
trung bình của cả nước. Tuy nhiên còn có một tỉ lệ không nhỏ nguồn nhân lực
không biết chữ và chưa tốt nghiệp PTCS chủ yếu là các đồng bào các dân tộc ít
người.
Trong vùng có một số khu tập trung công nghiệp với lịch sử hình thành hàng
chục năm nên có đội ngũ chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ khá đông đảo. Toàn
vùng có trên 60 vạn người đã qua đào tạo, chiếm 12% tổng số lao động tương
đương với trình độ trung bình của cả nước trong đó có trên 8 vạn người có trình
độ từ cao đẳng, đại học trở lên. Tuy nhiên lại có sự chênh lệch lớn về trình độ
học vấn và chuyên môn khoa học kỹ thuật của nguồn nhân lực giữa các tỉnh
trong vùng. Và có sự khác biệt lớn về trình độ học vấn giữa các dân tộc, đặc biệt

là người Dao, người Hmông có tỉ lệ trẻ em 5-19 tuổi đi học là rất thấp trong khi tỉ
lệ mù chữ lại rất cao.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Cơ cấu phân công lao động xã hội của vùng còn rất lạc hậu, khu vực nông lâm
nghiệp chiếm tỉ trọng cao, trình độ trang thiết bị kĩ thuật của người lao động còn
thấp kém nên không đủ sức khai thác các thế mạnh của vùng, năng suất lao động
rất thấp chỉ bằng 65% mức bình quân chung của cả nước. Ngoài ra Đông Bắc có
tỷ lệ dân số đô thị thấp và không đồng đều giữa các tỉnh.
3. Đánh giá khái quát về thực trạng kinh tế – Xã hội vùng Đông Bắc
Trong những năm gần đây nền kinh tế của vùng Đông Bắc đã có những nét khởi
sắc đặc biệt ở một số tỉnh thực hiện mô hình khu kinh tế cửa khẩu được áp dụng
một số các chính sách ưu đãi. Đời sống nhân dân được cải thiện một cách nhanh
chóng, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội cơ bản được giữ vững. Tuy
nhiên nền kinh tế vùng Đông Bắc còn tồn tại nhiều mặt yếu kém cần được giải
quyết và khắc phục.
Điểm xuất phát còn đang ở mức thấp. Tổng GDP toàn vùng hiện chỉ bằng
khoảng 7,5% so với cả nước. Nhịp độ tăng trưởng GDP thấp kéo dài trong nhiều
năm. Từ năm 1991 đến 1994 nhịp độ tăng trưởng GDP đạt khoảng 5,9% năm là
thấp so với cả nước (7,9% năm). Từ 1994 đến nay nhịp độ tăng trưởng GDP đạt
6,7%, nhịp độ tăng trưởng đã cao hơn rất nhiều nhưng vẫn ở mức thấp hơn so với
cả nước. Trong khi đó dân số vẫn tăng khoảng 2% nên GDP bình quân đang ở
mức thấp hơn so với mức trung bình của cả nước. Tỉ suất hàng hoá thấp, sản
phẩm hàng hoá còn ít cả về chủng loại và khối lượng, hầu hết là những sản phẩm
hàng hoá thông thường, chất lượng không cao và khả năng cạnh tranh của nhiều
sản phẩm còn kém. Tuy nhiên có những sản phẩm hàng hoá chiếm tỉ trọng lớn
trong cả nước như chè, hồi, quế, sơn, than, apatít và phân lân, giấy.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
GDP bình quân đầu người đă thấp nhưng lại không đồng đều giữa các khu vực và
tầng lớp dân cư. GDP/người của nhân khẩu nông nghiệp chỉ bằng khoảng 62%
mức trung bình của toàn vùng.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm, nông- lâm nghiệp còn chiếm tỉ trọng lớn.
Công nghiệp tuy có những nơi được phát triển sớm, chủ yếu là công nghiệp khai
khoáng và chế biến nông- lâm sản, nhưng nhìn chung ở phần lớn lãnh thổ của
Đông Bắc công nghiệp chưa phát triển. Năm 2004 công nghiệp mới thu hút
10,5% lao động xã hội và đóng góp 18% GDP của vùng. Trình độ trang thiết bị
kỹ thuật thấp, sản phẩm công nghiệp mới còn ít, chất lượng còn chưa cao nên
mặc dù có ý nghĩa quan trọng đối với đóng góp thu ngân sách Nhà nước nhưng
vai trò công nghiệp chưa lớn, nhất là chưa khai thác các tiềm năng về thị trường,
về khoáng sản cũng như lợi thế khác biệt của vùng để phát triển kinh tế.
Các ngành dịch vụ nhất là dịch vụ ở khu vục nông thôn chưa phát triển và hiệu
quả thấp. Du lịch có tiềm năng lớn nhưng phát triển chậm và còn nặng về khai
thác tự nhiên cho nên hiệu quả thấp. Thương nghiệp nhất là thương mại biên giới
có phát triển khá hơn nhưng vẫn còn nhỏ bé. Thương nghiệp hoạt động chưa
rộng khắp, giao lưu kinh tế còn hạn chế, nhiều khu vực ở Đông Bắc đang thiếu
vắng dịch vụ thương nghiệp.
Ngoài ra, do vùng Đông Bắc là vùng đồi núi có địa hình cao so với mặt nước
biển và bị chia cắt bởi nhiều dãy núi và sông suối đồng thời điều kiện khí hậu
phân dị, chính điều này đã tác động làm cho phát triển theo lãnh thổ có sự chênh
lệch lớn. Do đó sẽ tạo ra sự phức tạp trong quản lý và việc phát triển cơ sở hạ
tầng cũng gặp nhiều khó khăn.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
II. Các nhân tố tác động đến sự phát triển khu kinh tế cửa khẩu
1. Nhân tố tự nhiên và trình độ phát triển kinh tế-xã hội
1.1 Vị trí địa lý
Việc lựa chọn xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu, trước hết căn cứ vào điều kiện
tự nhiên xã hội, đó phải là những nơi có thuận lợi về vị trí, Phù hợp với giao lưu
kinh tế – thương mại biên giới, là cầu nối giữa kinh tế trong nước với kinh tế
nước ngoài. Các cửa khẩu nằm trên vùng Đông Bắc ở những vị trí tương đối
thuận lợi, các khu kinh tế cửa khẩu thường nằm ở các thị trấn, thị tứ và đầu mối
giao thông như quốc lộ 1A dài 168 km từ Hà Nội đến Hữu Nghị, đường sắt Côn

Minh – Lào Cai… Đây được coi là những yếu tố hết sức quan trọng cho sự tồn
tại và phát triển lâu dài của khu kinh tế cửa khẩu. Bởi vì, do đặc điểm của nó,
hoạt động thương mại- dịch vụ là một trong những nội dung cơ bản trong sự phát
triển của khu kinh tế cửa khẩu, muốn vậy phải có nguồn hàng hóa, dịch vụ từ nội
địa được vận chuyển đến để trao đổi qua cửa khẩu biên giới đồng thời phải có hệ
thống giao thông thuận lợi để đưa hàng hóa nhập khẩu từ bên ngoài vào trong
nước. Hơn nữa, do nhiều nét tương đồng về khí hậu, môi trường sinh thái, trình
độ phát triển, cho nên đòi hỏi phải có các chủng loại hàng hóa đáp ứng được nhu
cầu trao đổi, có loại được sản xuất tại chỗ, có loại được khai thác trong nội địa
theo nguyên tắc xuất những hàng hóa mà thị trường bạn cần mà ta có lợi thế và
nhập những hàng hóa chúng ta chưa có khả năng đáp ứng cho thị trường trong
nước. Chính vì thế yếu tố địa lý là rất quan trọng.
1.2 Yếu tố xã hội và trình độ phát triển.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Bên cạnh yếu tố địa lý thì các vấn đề xã hội, trình độ dân trí, phong tục tập quán,
cũng ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển khu kinh tế cửa khẩu. Mặc dù, các khu
kinh tế cửa khẩu vùng Đông Bắc nằm ở những nơi đô thị hóa, có trình độ phát
triển cao hơn so với các vùng khác trong vùng nhưng nhìn tổng thể thì đây vẫn là
khu vực khó khăn với trên 30 dân tộc sinh sống.
Trình độ dân trí ở đây nhìn chung còn rất thấp với tỉ lệ mù chữ cao, trình độ văn
hóa thấp. Số lao động qua đào tọa chỉ chiếm 5% lực lượng lao động của vùng,
đáng chú ý là trong số này chủ yếu là giáo viên và bác sỹ. Do trình độ lao động
thấp, chủ yếu là lao động giản đơn dựa vào kinh nghiệm là chính, không qua đào
tạo nên năng suất lao động thấp, giá trị cá biệt của hàng hóa cao nhưng chất
lượng của sản phẩm còn hạn chế, vì thế khả năng cạnh tranh của sản phẩm sẽ rất
khó khăn khi trao đổi hàng hóa qua cửa khẩu. Cơ cấu kinh tế vẫn còn ở mức lạc
hậu, nông – lâm nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng cao khoảng 55%, do đó thu nhập bình
quân đầu người vẫn ở mức thấp.Vấn đề này sẽ dẫn đến hàng loạt các khó khăn
khác như : Đời sống văn hoá tinh thần không được đảm bảo, các dịch vụ xã hội
còn thiếu và ở mức yếu kém. Đây là những khó khăn cho việc phát triển giao lưu

kinh tế qua cửa khẩu biên giới và nó cũng tác động không nhỏ đến sự phát triển
khu kinh tế cửa khẩu.
2. Bầu không khí chính trị của các nước trong khu vực và trực tiếp là quan hệ
hữu nghị thân thiên giữa Việt Nam và Trung Quốc
Đây là một nhân tố mang tính khách quan, qui định sự hình thành và phát triển
các khu kinh tế cửa khẩu vùng Đông Bắc nói riêng và biên giới phía Bắc nói
chung, không chỉ hiện nay mà cả trong tương lai. Một Đông Nam á hòa bình hữu
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
nghị và hợp tác sẽ là môi trường tốt để đẩy mạnh giao lưu hợp tác kinh tế giữa
Việt Nam và các nước. Trong các quan hệ này Trung Quốc có vị trí trực tiếp và
ảnh hưởng to lớn tới các quan hệ khác. Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia
có truyền thông hữu nghị lâu đời đều lựa chọn con đường theo định hướng xã hội
chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản, nhân dân hai nước đặc biệt là cư
dân sống ở khu vực biên giới từ lâu đã có quan hệ tốt đẹp qua lại thăm thân, trao
đổi hàng hóa qua cửa khẩu, qua đường mòn biên giới ngoài vấn đề chính trị – xã
hội, trong phát triển kinh tế, Việt Nam và Trung Quốc còn có nhiều điểm tương
đồng về trình độ phát triển, cùng trong quá trình chuyển từ kế hoạch hóa tập
trung sang kinh tế thị trường. Cơ cấu hàng hóa, tập quán tiêu dùng cũng có nhiều
điểm bổ sung cho nhau. Hơn nữa, điều quan trọng là có nhu cầu mở rộng hợp tác
để phát triển. Do đó việc hai nước kí Hiệp Định phân chia đường biên giới trên
bộ và được Quốc Hội hai nước phê chuẩn và đầu năm 2000 là môi trường tốt để
đẩy mạnh hợp tác toàn diện giữa hai quốc gia.
Do đặc điểm của mô hình khu kinh tế cửa khẩu, sự hình thành và phát triển của
nó phụ thuộc chặt chẽ vào sự ổn định chính trị, an ninh biên giới trong từng
nước, giữa các nước có đường biên giới chung và các nước trong khu vực. Đây là
một thực tế giải thích vì sao mô hình này ở một số nước đã thực hiện rất thành
công nhưng ở Việt Nam mãi đến 1996 mới tiến hành thí điểm. Hơn nữa thực tiễn
lịch sử ở Việt Nam cũng đã chứng kiến nhiều thời kì, khi quan hệ giữa hai nước
lắng xuống khu vực biên giới trở thành điểm nóng về an ninh, chính trị, trật tự-
an toàn xã hội, phải đóng cửa hàng loạt các cửa khẩu biên giới, và khi đó trao đổi

thương mại hầu như không có. Vì vậy vấn đề này không chỉ có vai trò quan
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
trọng sống còn, có ý nghĩa quyết định đến sự hình thành và phát triển khu vực
cửa khẩu. Mà trong tương lai, khi qui mô của loại hình này mở rộng, các hoạt
động thương mại xuất nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, hoạt động dịch vụ du lịch,
trao đổi thông tin tư vấn. Hội trợ phát triển thì sự liên kết không chỉ trực tiếp giữa
hai quốc gia, mà đòi hỏi sự tham gia có tính chất khu vực, nơi đây sẽ thực sự là
cầu nối, là kênh quan trọng hỗ trợ cho nền kinh tế hội nhập, mở cửa theo xu thế
toàn cầu hóa và cạnh tranh diễn ra gay gắt giữa các nước, các nền kinh tế trong
khu vực và thế giới.
3. Tác động của chính sách kinh tế đối ngoại và quan hệ kinh tế Việt Nam Trung
Quốc.
Sự phát triển của các khu kinh tế cửa khẩu phụ thuộc trực tiếp vào chính sách
kinh tế đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta. Từ khi thực hiện chính sách đổi mới
năm 1986 đến nay đường lối đối ngoại mở rộng của chúng ta : " Việt Nam muốn
làm bạn với tất cả các nước ", trên nguyên tắc: bình đẳng, cùng có lợi; tôn trọng
chủ quyền và không can thiệp và công việc nội bộ của nhau; giữ vững độc lập;
chủ quyền dân tộc; kiên định sự lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội…
Trên những định hướng cơ bản đó, chúng ta chủ trương giữ vững các thị trường
truyền thống, đồng thời tìm kiếm và mở rộng thị trường ra các nước, các khu vực
khác trên thế giới. Trong đó, Trung Quốc được coi là thị thị trường truyền thống,
có nhiều tiềm năng, là thị trường lớn với hơn 1,3 tỉ dân, có nhiều nét tương đồng
với Việt Nam. Việc thực thi một chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng
hóa các hình thức kinh tế đối ngoại cho phép Việt Nam tìm kiếm nhiều mô hình,
hình thức kinh tế đa dạng, năng động. Trong đó, bên cạnh các hoạt động xuất,
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
nhập khẩu; hoạt động hợp tác, đầu tư nước ngoài; hoạt động chuyển giao công
nghệ; hoạt động tài chính, tiền tệ quốc tế; hoạt động dịch vụ du lịch thu ngoại
tệ…, các hình thức này kết hợp đa dạng, đan xen với nhau, hỗ trợ nhau cùng phát
triển. Từ đó nhiều mô hình kinh tế mới ra đời, kết hợp được nhiều ưu điểm trong

tổ chức, hoạt động của các hình thức kinh tế đối ngoại, như khu công nghiệp, khu
chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế cửa khẩu … Điều quan trọng hơn với
chính sách kinh tế đối ngoại rộng mở, nền kinh tế thực sự chuyển động theo xu
hướng hội nhập, mở cửa nhiều hơn đối với các nước láng giềng, các nước trong
khu vực, cũng như nhiều nơi khác trên thế giới. Việt Nam đă dần tạo lập được
khoảng 10 mặt hàng mũi nhọn, có lợi thế từ đặc điểm truyền thống của kinh tế
trong nước, nhưng có khả năng thâm nhập và thị trường quốc tế. Tuy năng lực
cạnh tranh của các sản phẩm trong nước còn đang hạn chế, nhưng điểm yếu này
đang từng bước được khắc phục. Chính sách kinh tế đối ngoại hiện nay được coi
là tiền đề tốt để hỗ trợ cho việc hình thành và phát triển các khu kinh tế cửa khẩu
nói chung và các khu kinh tế cửa khẩu vùng Đông Bắc nói riêng.
Mặt khác, sự hình thành và phát triển các khu kinh tế cửa khẩu vùng Đông Bắc
còn phụ thuộc trực tiếp vào quan hệ kinh tế – thương mại Việt – Trung trong
những năm gần đây và trong tương lai.
4. Mức độ mở rộng quan hệ thị trường trong nước và áp lực cạnh tranh quốc tế
Đây cũng là nhân tố tác động không nhỏ đến sự phát triển của khu kinh tế cửa
khẩu. Trên thực tế những năm từ 1996 đến nay, việc thí điểm một số chính sách
tại các khu kinh tế cửa khẩu cũng phản ánh rõ điều này.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Mặt khác, về lý thuyết, việc hình thành và phát triển khu kinh tế cửa khẩu có mối
quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại đối với việc phát triển kinh tế hàng hóa, mức
độ và qui mô mở rộng các quan hệ thị trường cũng là môi trường quan trong để
khu kinh tế cửa khẩu tồn tại và phát triển, đến lượt nó, khu kinh tế cửa khẩu ra
đời sẽ đóng vai trò là cầu nối, tác động trở lại đối với việc phát triển kinh tế hàng
hóa trong nước, là cửa ngõ để nền kinh tế hội nhập với khu vực và thế giới. Vì
vậy, nói đến việc mở rộng các quan hệ thị trường ở Việt Nam trong điều kiện
hiện nay, trước hết là việc hình thành đầy đủ và đồng bộ các loại thị trường, tạo
ra khuôn khổ pháp lý để thị trường hoạt động đúng với vai trò và chức năng của
nó trong nền kinh tế.
Hiện nay và trong những năm tiếp theo, khi xu hướng toàn cầu hóa mạnh mẽ và

sâu rộng hơn, Việt Nam tham gia đầy đủ hơn vào các tổ chức thương mại khu
vực và quốc tế, tham gia nhiều hơn và các thị trường của các quốc gia phát triển,
thì áp lực cạnh tranh đối với sản xuất và trao đổi thương mại quốc tế, trong đó có
khu kinh tế cửa khẩu càng trở nên gay gắt. Bởi vì, xét về bản chất trong quan hệ
kinh tế quốc tế, hiệu quả kinh tế chỉ đạt được khi trao đổi diễn ra bình đẳng, mỗi
quốc gia chỉ xuất hàng hóa nào mà thị trường quốc tế cần, những hàng hóa mà
trong nước có lợi thế, đưa lại giá trị chính sách biệt thấp hơn, có khả năng cạnh
tranh. Ngược lại, nếu chỉ xuất hàng thô, hàng được sản xuất với công nghệ lạc
hậu, thị trường quốc tế không cần thì hoặc là thua thiệt, hoặc là hàng hóa ứ đọng,
ảnh hưởng đến sản xuất trong nước, thậm chí biến thị trường trong nước trở
thành nơi tiêu thụ hàng hóa ế thừa của các quốc gia phát triển hơn. Khi đó, vai trò
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
và hiệu quả của việc hình thành và phát triển khu kinh tế cửa khẩu sẽ mất tác
dụng.
Trong quan hệ kinh tế quốc tế, trình độ phát triển kinh tế thị trường, khả năng
cạnh tranh của mỗi nước cũng được phản ánh thông qua quan hệ thương mại.
Thông qua hoạt động này, Nhà nước sẽ điều chỉnh các chính sách phát triển nông
nghiệp, công nghiệp và dịch vụ trong nước cho phù hợp. Bởi vì, đây cũng là kênh
quan trọng phản hồi những thông tin của thị trường quốc tế đối với nền kinh tế
của mỗi nước. Đối với quan hệ thương mại qua các cửa khẩu biên giới Việt –
Trung, những đặc điểm này cũng được phản ánh đầy đủ cả về phạm vi và tính
chất trong trao đổi thương mại giữa hai nước. áp lực cạnh tranh gay gắt của hàng
hóa Trung Quốc đối với hàng hóa vủa Việt Nam, đòi hỏi chúng ta phải không
ngừng nâng cao sức sản xuất trong nước, khả năng cạnh tranh của các sản phẩm
cùng loại. Mặt khác, trong thời gian đầu, khả năng cạnh tranh của sản phẩm nội
địa cũng kém cùng với những hạn chế về quản lý, chống buôn lậu và gian lận
thương mại, đã gây thiệt hại không nhỏ cho nền kinh tế, trong đó có trao đổi hàng
hóa qua các khu kinh tế cửa khẩu.
III. Phân tích các chính sách phát triển kinh tế với việc phát triển khu kinh tế cửa
khẩu vùng Đông Bắc.

Các chính sách thí điểm được áp dụng tại các khu kinh tế cửa khẩu đã mang lại
rất nhiều những kết quả khả quan và ngày càng thể hiện vị trí và vai trò quan
trọng của mình. Cho đến nay sau khi có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số
53/2001/QĐ-TTg thì các khu kinh tế cửa khẩu đang thực hiện các chính sách thí
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

×