Tải bản đầy đủ (.pdf) (1 trang)

Phát triển kinh tế ở Đông Á: Bài giảng: Của cải và giáo dục ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.97 KB, 1 trang )

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
2005 - 2006
Kinh tế phát triển I

Bài giảng 7

Châu Văn Thành 1
Phát triển kinh tế ở Đông Á
Học kỳ Thu 2005

Bài giảng 7: Của cải và giáo dục
Thứ Sáu, 18/11/2005

Chỉ số Phát triển Con người (HDI)


HDI dựa vào ba chỉ báo:

• Tuổi thọ, đo bởi tuổi thọ bình quân (Life expectancy at birth)
• Trình độ học vấn, tính bởi sự kết hợp giữa tỉ lệ biết đọc biết viết ở người lớn
(trọng số 2/3) với tỉ lệ kết hợp ghi danh tiểu học, trung học và đại học tổng gộp
(trọng số 1/3)
• Mức sống, đo bởi GDP bình quân đầu người (PPP US$)

Để thiết lập HDI cho một nước tại một thời điểm cụ thể: Tính chỉ số sau đây cho mỗi chỉ
báo:

Chỉ số = Giá trị thực tế – Giá trị tối thiểu

Giá trị tối đa – Giá trị tối thiểu


Các giá trị tối đa và tối thiểu là như sau:

• Tuổi thọ bình quân: 25 và 85 năm
• Tỉ lệ biết đọc biết viết ở người lớn (từ 15 tuổi trở lên): 0% và 100%
• Tỉ lệ đi học kết hợp tổng gộp: 0% và 100%
• GDP bình quân đầu người (PPP US$): $100 và $40,000 (PPP US$)

Xử lý thu nhập: Việc tính chỉ số GDP phức tạp hơn. Cách làm cơ bản dựa trên thực tế là
để đạt được một mức độ phát triển con người đáng ghi nhận không đòi hỏi phải có thu
nhập vô hạn. Do đó thu nhập được chiết khấu như sau:

W(y) = log y – log y
(min)__

log y
(max)
– log y
(min)


Tính bình quân giản đơn của ba chỉ báo trên để hình thành HDI.
Bài tập
: Sử dụng số liệu sau để tính HDI cho 4 nước:

Số liệu 1998
Quốc gia
Tuổi thọ
trung bình
(năm)
Tỉ lệ biết đọc biết

viết ở người lớn
(% dân số > 15
tuổi)
Tỉ lệ đi học gộp
(các cấp)
GDP bq
(1998 PPP
US$)
South Korea 72.6 97.5 90.0 13,478
Thailand 68.9 95.0 61.0 5,456
Viet Nam 67.8 92.9 63.0 1,689
Lao 53.7 46.1 57.0 1,734

×