Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Sử dụng phương pháp chi phí du hành và phân tích giá trị giải trí của nó doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.12 KB, 25 trang )

Trần Võ Hùng Sơn & Phạm Khánh Nam 352
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ DU HÀNH
PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ GIẢI TRÍ CỦA CỤM ĐẢO
SAN HÔ HÒN MUN, TỈNH KHÁNH HÒA


PHẦN I: GIỚI THIỆU

1. Đặt vấn đề

Khu vực duyên hải đóng vai trò rất quan trọng trong các giai đoạn phát triển kinh tế
của nước ta. Đây là khu vực có tiềm năng tài nguyên to lớn, là nơi tồn tại các hệ sinh
thái khác nhau và duy trì tính đa dạng sinh học. Tuy nhiên theo báo cáo của Bộ Khoa


học, Công nghệ và Môi Trường năm 1994 (Sơn, 1998) về tình hình môi trường biển,
sự suy thoái và ô nhiễm đã bắt đầu xuất hiện tại các vùng biển của Việt Nam; có quá
nhiều hệ sinh thái tài nguyên môi trường bò khai thác quá mức; và do đó tính đa dạng
sinh học môi trường biển bò xuống cấp nhanh chóng. Chính phủ đã cố gắng giải quyết
vấn đề này nhưng gặp phải rất nhiều khó khăn do mâu thuẫn giữa mục tiêu tăng
trưởng kinh tế và mục tiêu bảo vệ môi trường. Một số khu vực sinh thái du lòch biển
như Vònh Hạ Long, bán đảo Sơn Trà tại Đà Nẵng, đảo Hòn Mun ở Nha Trang đóng
góp giá trò rất lớn cho nền kinh tế nhưng hiện tại đang bò suy thoái do quản lý yếu
kém.

Tỉnh Khánh Hòa nằm ở khu vực Nam Trung Bộ có dân số khoảng 1 triệu người.
Thành phố Nha Trang là tỉnh lỵ của Khánh Hòa với dân số khoảng trên 300.000

người. Nha Trang nằm cách thành phố Hồ Chí Minh 450 km, cách Thủ Đô Hà Nội
1.280 km. Nằm trên tuyến quốc lộ 1 nối liền miền Bắc và miền Nam, có sân bay và
hải cảng, với phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp và nguồn tài nguyên thiên nhiên quý
hiếm như san hô và yến sào, Nha Trang là một trong những điểm du lòch biển quan
trọng nhất của Việt Nam.

Cụm đảo Hòn Mun, đònh vò tại 12
o
’N và 109
o
15’E, nằm ở phía nam vònh Nha Trang,
cách bờ biển khoảng 8km, là một trong những điêểm du lòch quan trọng nhất của Nha

Trang. Cụm đảo Hòn Mun được xác đònh là một nhóm các đảo nhỏ, bao gồm Hòn
Mun, Hòn Một, Hòn Tằm, Hòn Miếu và một phần đảo Hòn Tre. Cụm đảo này đóng
vai trò là môi trường sống cho các loài sinh vật biển như san hô nhánh, tảo biển, cá
rặng san hô… Theo kế hoạch hành động bảo vệ đa dạng sinh học Việt Nam (Sơn,
1998), cụm đảo Hòn Mun là khu vực có mức đa dạng sinh học biển cao nhất ở Việt
Nam. Viện Hải Dương Học (1998) tại Nha Trang đã tiến hành điều tra và ghi nhận
Trần Võ Hùng Sơn & Phạm Khánh Nam 353
khu vực này có mức đa dạng sinh học biển cao thứ nhì trong khu vực với 65 loài, ít
hơn một chút so với ‘trung tâm đa dạng sinh học’ ở Indônêxia (70 loài). Ngoài ra cụm
đảo còn có vò trí rất thuận lợi cho ngành nuôi trồng và khai thác thủy sản của Nha
Trang.


Chính quyền đòa phương có trách nhiệm quản lý khu vực này. Tuy nhiên có thể xem
cụm đảo gần như là khu vực tự do khai thác: ngư dân vẫn dùng thuốc nổ và các chất
hóa học có hại để đánh bắt hải sản, san hô vẫn bò khai thác bừa bãi để bán cho khách
du lòch, thậm chí dùng làm vật liệu xây dựng…Về mặt quản lý du lòch, mỗi hòn đảo
trong cụm đảo được giao cho một công ty du lòch của nhà nước quản lý và khai thác.
Các công ty này thông thường chỉ cung cấp một số dòch vụ du lòch đơn giản như bãi
tắm, nghế ngồi, thức ăn v.v. Mọi hoạt động khác do các công ty du lòch tư nhân đảm
nhiệm và cũng không có nguyên tắc quản lý thống nhất nào.
Cảng Nha Trang, là một trong những cảng trung tâm của khu vực miền Trung, có
lượng luân chuyển 640.000 tấn hàng hóa và 18.000 lượt khách trong năm 2000, đang
có kế họach mở rộng gần gấp đôi, từ 171 m cầu cảng lên thành 204 m (Bộ Giao thông
Vận tải, 1998). Ước tính sau khi nâng cấp, cảng có thể đón nhận lượng hàng hóa gấp

1.8 lần và lượng hành khách gấp 3 lần.

Với tình hình quản lý như vậy, trong những năm gần đây môi trường biển Nha Trang
và đặc biệt cụm đảo Hòn Mun bò xuống cấp nghiêm trọng. Các nguồn tài nguyên biển
đã và đang bò khai thác không bền vững. San hô bò ngư dân khai thác, bò neo của tàu
thuyền du lòch phá hủy. Đa dạng sinh vật biển bò suy thoái dần bởi khai thác quá mức
và không đúng cách (đèn, thuốc nổ).

Cảng Nha Trang mở rộng sẽ tiếp nhận lượng tàu bè lớn dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi
trường nước và không khí cho khu vực lân cận mà Hòn Mun là một điển hình. Cần
nhớ rằng cụm đảo Hòn Mun nằm trên con đường vào cảng của tàu bè.


Tất cả những điều đó cho thấy rằng môi trường biển khu vực đảo Hòn Mun đang bò
suy thoái, dẫn đến sự biến mất dần của các nguồn tài nguyên thiên nhiên biển. Điều
này ảnh hưởng trực tiếp lên chức năng cung cấp các dòch vụ du lòch của cụm đảo. Mà
hoạt động du lòch của cụm đảo được cho rằng đóng góp vai trò quan trọng không chỉ
cho cộng đồng cư dân đòa phương mà còn cho cả nền kinh tế nói chung.

Đo lường giá trò giải trí mà cụm đảo mang lại cho nền kinh tế, phân tích các yếu tố tác
động lên nó, so sánh với lợi ích mang lại từ việc ở rộng cảng Nha Trang, nghiên cứu
khả năng thành lập khu bảo tồn biển trở thành một nhu cầu rõ ràng trong giai đoạn
hiện nay vì lợi ích của cộng đồng dân cư đòa phương.

Trần Võ Hùng Sơn & Phạm Khánh Nam 354

Nghiên cứu này cũng nhằm đúc kết phương pháp đánh giá giá trò của hàng hóa và
dòch vụ môi trường không có giá thông qua điển hình thực tiễn tại Việt Nam. Phương
pháp và kết quả nghiên cứu sẽ được dùng làm bài tập tình huống minh họa cho
chương “Các phương pháp đánh giá” (là 1 trong những chương khó nhất và quan trọng
nhất) trong môn học Phân tích lợi ích chi phí và Kinh tế môi trường.

2. Mục tiêu nghiên cứu
a. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cầu giải trí của cụm đảo san hô Hòn Mun
b. Đánh giá giá trò giải trí của cụm đảo san hô Hòn Mun
c. Đưa ra kiến nghò về mặt chính sách: đònh hướng phát triển du lòch bền vững,
bảo tồn tài nguyên san hô, vấn đề mở rộng cảng Nha Trang.
d. Tổng kết phương pháp luận nghiên cứu giá trò tài nguyên môi trường tại Việt

Nam nói chung và cho khu vực duyên hải nói riêng.

3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận

Nghiên cứu thực chất không phải là loại phân tích lợi ích chi phí mà chỉ tập trung
phân tích đánh giá mặt lợi ích. Nghiên cứu sử dụng một số phương pháp bao gồm
phân tích thống kê mô tả và phân tích đònh lượng. Nghiên cứu sử dụng phương pháp
hồi quy bình phương tối thiểu (OLS) để liên hệ biến nhu cầu du lòch đến Hòn Mun và
tập hợp các biến hành vi du lòch nhằm xác đònh các yếu tố tác động đến nhu cầu du
lòch. Phương pháp Chi phí du hành theo vùng (ZTCM – Zonal Travel Cost Method)
được sử dụng để xây dựng đường cầu du lòch cho Hòn Mun và để đònh giá giá trò du

lòch cho khách trong nước và khách nước ngoài.

Số liệu và phương pháp thu thập

Số liệu thứ cấp được thu thập từ tài liệu của Tổng Cục Thống Kê, Sở Du lòch Khánh
Hòa, Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường Khánh Hòa, Viện Nghiên cứu biển Nha
Trang, Ban quản lý Cảng Nha Trang.

Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua bảng phỏng vấn, bao gồm các thông tin về
hành vi du lòch và thông tin kinh tế xã hội cá nhân. Đối tượng phỏng vấn là cá nhân
khách du lòch.


Thu thập số liệu sơ cấp sử dụng phương pháp lấy mẫu hệ thống. Khoảng 400 mẫu
được thu thập.

Trần Võ Hùng Sơn & Phạm Khánh Nam 355
PHẦN II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1. Nền tảng lý thuyết

Trên thò trường, một sản phẩm luôn có xu hướng có thể nhận biết được và có giá thò
trường. Ở khía cạnh khác, có một số loại hàng hóa và dòch vụ lại không có giá cả thò
trường (gọi là hàng hóa và dòch vụ phi-thò trường). Rất nhiều hàng hóa và dòch vụ môi
trường là hàng hóa công cộng, có những đặc tính không thể giao dòch trên thò trường.

Cho nên có thể xem hàng hóa và dòch vụ môi trường như là loại hàng hóa và dòch vụ
phi thò trường. Để đánh giá đo lường giá trò loại hàng hóa và dòch vụ phi-thò trường
này, các nhà nghiên cứu sử dụng thông tin về mối quan hệ giữa hàng hóa thò trường
và hàng hóa phi thò trường. Theo Markandya và Richardson (1993), có thể chia các
phương pháp đánh giá giá trò hàng hóa và dòch vụ môi trường thành 3 nhóm:

(1) Các phương pháp dựa trên thông tin thò trường trực tiếp hoặc gián tiếp, chẳng hạn
như giá trò tài sản, tiền lương, chi tiêu cho những loại hàng hóa liên hệ v.v. Phương
pháp tiêu biểu của nhóm này là phương pháp Chi phí du hành (TCM).
(2) Các phương pháp dựa trên thông tin được phát biểu trực tiếp qua bảng phỏng vấn
khi thò trường không hiện hữu. Phương pháp tiêu biểu của nhóm này là phương
pháp Đánh giá ngẫu nhiên (CVM).

(3) Các phương pháp dựa trên dữ liệu liều lượng đáp ứng giữa sự thay đổi môi trường
và ô nhiễm.

Theo Freeman (1993), từ góc độ kinh tế học, các dòch vụ cung cấp bởi hệ thống môi
trường có 2 đặc điểm quan trọng. Thứ nhất, giá trò kinh tế của các dòch vụ này phụ
thuộc vào đặc tính của chính hệ thống môi trường tự nhiên. Thứ hai, chức năng cung
cấp dòch vụ giải trí của môi trường diễn ra không thông qua thò trường. Một cách khác,
khi hưởng thụ dòch vụ giải trí tại một đòa điểm nào đó người ta không trả tiền hoặc chỉ
trả một giá danh nghóa không phản ánh đúng nguồn lực bỏ ra cung cấp dòch vụ đó. Do
đó không thể dùng vé vào cổng để đo lường giá trò của dòch vụ giải trí. Phương pháp
hợp lý hơn là xem xét mối quan hệ giữa hàng hóa có giá trên thò trường và hàng hóa
môi trường thông qua những hành vi thò trường quan sát được để xây dựng hàm cầu

giải trí.

Để tìm ra giá trò của dòch vụ giải trí (không có giá), phương pháp thích hợp là xem xét
mối quan hệ giữa hàng hóa thò trường (chi phí tàu xe, khách sạn, ăn uống,…) và dòch
vụ vui chơi giải trí (du lòch) thông qua những hành vi và lựa chọn trên thò trường quan
sát.

Trần Võ Hùng Sơn & Phạm Khánh Nam 356
Mỗi cá nhân đến du lòch tại một đòa điểm nào đó phải chòu một chi phí nhất đònh. Các
cá nhân khác nhau du lòch đến một đòa điểm phải chòu những chi phí du lòch khác
nhau. Phương pháp Chi phí du hành ước lượng giá trò của một điểm du lòch dựa trên
phản hồi của khách du lòch với những chi phí khác nhau. Hàm ước lượng:


V = f(p
v
, y, q, p
s
, s)
V: cầu du lòch
p
v
: chi phí du hành
y: thu nhập
q: đặc điểm của đòa điểm du lòch

p
s
: chi phí du lòch đến điểm thay thế
s : đặc điểm kinh tế xã hội của khách du lòch
Hình 1: Đường cầu giải trí
Chi phí
du hành

p
2




p
1



v
2
v
1
Lượng khách


Từ hàm ước lượng trên, đường cầu giải trí được xây dựng như trong hình 1, biểu diễn
mỗi quan hệ giữa cầu giải trí (số lượng khách tham gia) và chi phí để thực hiện hoạt
động giải trí. Đường cầu giải trí chính là đường giá sẵn lòng trả biên tế cho dòch vụ
giải trí. Như vậy giá trò giải trí được đánh giá như tổng giá sẵn lòng trả sẽ được đo
bằng diện tích nằm dưới đường cầu.

Phương pháp chi phí du hành đã được phát triển để đòùnh giá các lợi ích của việc giải
trí, nhưng nó cũng có thể áp dụng để đáùnh giá bất cứ hoạt động nào khi số lượng biến
đổi tương ứng với chi phí du hành bỏ ra để thực hiện hoạt động đó.

Theo Hanley và Spash (1993), Chi phí du hành là phương pháp lâu đời nhất trong các
phương pháp đánh giá hàng hoá và dòch vụ phi thò trường. Ý tưởng về phương pháp

này bắt nguồn từ Harold Hotelling năm 1947, và được Clawson và Knetsch phát triển
chính thức vào năm 1966. Phương pháp này đã được ứng dụng rộng rãi ở các nước
phát triển và gần đây đã được áp dụng tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam,
phương pháp đã được áp dụng để đánh giá giá trò du lòch của rừng quốc gia Cúc
Phương.
Trần Võ Hùng Sơn & Phạm Khánh Nam 357
2. Tóm lược một số kết quả nghiên cứu

Phần dưới đây tóm tắt kết quả một số nghiên cứu trên thế giới về giá trò giải trí của
san hô, là loại tài nguyên thiên nhiên quan trọng được xem như đem lại giá trò giải trí
lớn nhất tại cụm đảo Hòn Mun. Có ba phương pháp phổ biến thường được dùng để đo
lường giá trò giải trí: (1) Phương pháp thay đổi năng suất (2) phương pháp chi phí du

hành (TCM) và (3) phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM).

Driml (1999) đã sử dụng phương pháp thay đổi năng suất để tìm ra giá trò giải trí của
Rặng San Hô Lớn (Great Barrier Reef) ở bờ biển phía đông nước Úc là 769 triệu đô
la Úc. Giá trò tính được này chỉ là giá trò tài chính, bao gồm chi tiêu của khách du lòch
cho các hoạt động giải trí. Driml nhấn mạnh rằng giá trò tài chính này là một chỉ số
hữu dụng về mức độ sử dụng và xu hướng phát triển của dòch vụ giải trí và do đó có
thể có đóng góp xác đáng cho việc quản lý các quỹ về bảo tồn. Tuy nhiên, giá trò tính
được này lại không phản ánh được tổng giá trò giải trí
1
của rặng san hô.


Hodgson và Dixon (1988) cũng sử dụng phương pháp thay đổi năng suất để đo lường
tổng doanh thu du lòch từ san hô vùng đảo Palawan ở Philippines. Các tác giả đã sử
dụng số liệu về khả năng tiêp nhận của khách sạn, số khách, tỷ lệ lưu trú hàng ngày
để tính toán. Giá trò du lòch được đưa về hiện tại là 6.280 đô la nếu cho phép khai thác
san hô, và 13.334 đô la nếu cấm khai thác san hô, dựa trên giả đònh là tất cả giá trò
này đều có thể quy cho tình trạng chất lượng san hô.

Phần lớn các nghiên cứu về giá trò giải trí của san hô đều sử dụng phương pháp Chi
phí du hành hoặc phương pháp Đánh giá ngẫu nhiên để ước lượng thặng dư tiêu dùng
của khách du lòch. Hundle (1990) sử dụng phương pháp TCM đánh giá giá trò thặng dư
tiêu dùng một năm của khách du lòch c và khách quốc tế đối với ‘Khu vực san hô’ ở
c tương ứng là 117.500.000 đô la và 26.700.000 đô la. Tác giả tiếp đó phân bổ

105.600.000 đô la (thặng dư tiêu dùng, không phải tổng giá trò) là giá trò giải trí của
san hô trong điều kiện có tính tới tất cả các đặc tính của ‘Khu vực san hô’. Hơn nữa,
tác giả còn sử dụng phương pháp CVM để ước lượng giá trò của san hô và so sánh kết
quả với kết quả của phương pháp TCM.

Dixon và cộng sự (1993) sử dụng phương pháp CVM để ước lượng giá sẵn lòng trả
cho Công viên biển Bonaire. Giá sẵn lòng trả trung bình là 27,4 đô la và tổng thặng
dư tiêu dùng là 325.000 đô la.
Giá trò giải trí dường như chiếm phần quan trọng nhất trong tổng giá trò kinh tế của
san hô. Spurgeon (1992) cho rằng du lòch đem lại nguồn lợi tài chính trực tiếp lớn nhất



1
Giá trò giải trí của Driml chỉ bao gồm giá trò tài chính. Tổng giá trò giải trí dùng trong nghiên cứu này
bao gồm thặng dự người tiêu dùng và chi tiêu của khách du lòch (giá trò tài chính).
Trần Võ Hùng Sơn & Phạm Khánh Nam 358
trong tất cả các khả năng sử dụng của san hô. Theo Costanza và cộng sự (1997, 1998),
trích trong Ruitenbeek (1999), giá trò trung bình của san hô trên toàn thế giới là 6.075
đô la trên một héc ta một năm, trong đó giá trò giải trí vào khoảng 3.008 đô la trên
một héc ta một năm.

Phần III: Mô Hình Ứng Dụng

1. Mô hình Chi phí du hành theo vùng


Từ mô hình lý thuyết được đề cập ở phần II, mô hình Chi Phí Du Hành Theo Khu Vực
được dùng để ước lượng giá trò du lòch của cụm đảo Hòn Mun. Tính toán giá trò du lòch
bao gồm sự tính toán của hai bộ phận: lợi ích đạt được từ hoạt động của khách du lòch
trong nước và lợi ích đạt được từ hoạt động của khách du lòch ngoại quốc. Các bước
tiến hành mô hình Chi Phí Du Hành Theo Khu Vực như sau:
1 Chọn đòa điểm
2 Phân chia vùng
3 Lấy mẫu
4 Tính tỷ lệ khách du lòch cho từng vùng
5 Ước lượng chi phí du lòch
6 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cầu du lòch

7 Xây dựng đường cầu
8 Ước lượng thặng dư người tiêu dùng
Phần sau đây trình bày một số bước chính:

Chọn đòa điểm

Đòa điểm nghiên cứu là cụm đảo san hô Hòn Mun nằm ở phía nam vònh Nha Trang,
thuộc tỉnh Khánh Hòa.

Phân chia vùng

Bảng 1 trình bày sự phân chia vùng dùng mô hình Chi Phí Du Hành cho Hòn Mun

dành cho khách du lòch trong nước.

Bảng 1: Vùng phân chia theo nguồn gốc khách du lòch
Vùng Khoảng cách (km) Tỉnh, thành phố hành chính Dân số
1 5 Nha Trang 410.000
2 33,3 Diên Khánh, Ninh Hòa, 626.800
Cam Ranh, Vạn Ninh
3 110 Phan Rang, Tuy Hòa 338.900
Trần Võ Hùng Sơn & Phạm Khánh Nam 359
4 217 Đà Lạt, Buôn Ma Thuột, 687.500
5 Phan Thiết, Bình Đònh
6 441 Tp Hồ Chí Minh 4.989.700

7 497 Long An, Tây Ninh, 999.600
Vũng Tàu, Đồng Nai
8 516 Đà Nẵng, Huế 1.076.800
Quảng Nam, Quảng Ngãi
9 677 An Giang, Cần Thơ, 1.409.100
Cà Mau, Tiền Giang
10 1.140 Hà Nội, Hải Phòng, Nam 4.887.900
Đònh, Thanh Hóa, Nghệ An

Bảng 2 trình bày sự phân chia khu vực dùng mô hình Chi Phí Du Hành cho Hòn Mun
dành cho khách du lòch nước ngoài.
Bảng 2: Khu vực phân chia theo nguồn gốc khách du lòch

Khu vực Khu vực Số mẫu Phần trăm (%)
Châu Á – Thái Bình Dương 1 115 54.7
Châu Âu 2 77 36.6
Bắc Mỹ 2 18 8.7
Total

210 100

Lấy mẫu

Thông tin về khách du lòch đến Hòn Mun được thu thập thông qua bảng phỏng vấn.
Bảng phỏng vấn được thiết kế để thu thập thông tin về: 1) hành vi vui chơi giải trí tại

điểm du lòch; 2) kinh nghiệm và chi phí du hành; và 3) các yếu tố kinh tế xã hội của
khách tham gia hoạt động giải trí.
Bảng 3: Tổng số mẫu thu thập
TCM
Khách du lòch trong nước 180
Khách nước ngoài 210
Tổng cộng 390

Phương pháp lấy mẫu là phương pháp hệ thống, được thực hiện tại đảo Hòn Mun và
tại Cảng Nha Trang.
Tính tỷ lệ khách du lòch cho từng vùng


Số chuyến viếng thăm của từng vùng được tính toán dựa trên số liệu số liệu thu thập
được từ bảng phỏng vấn. Tỷ lệ viếng thăm trên 1.000 dân của mỗi vùng được tính
theo công thức sau:
Trần Võ Hùng Sơn & Phạm Khánh Nam 360

VR =
(
Vi
n
N
P
)

×
×
12 1000

với VR : tỷ lệ viếng thăm (số chuyến/1,000/năm)
Vi : số khách từ vùng i
n : kích thước mẫu
N : tổng số khách trong một tháng
P : dân số vùng i
Ước lượng chi phí du hành

Chi phí đến thăm một đòa điểm bao gồm ba phần (theo OECD, 1994):


1) Chi phí phát sinh trực tiếp từ việc đến và rời đi khỏi đòa điểm, thông thường là
chi phí xe cộ, bao gồm vé xe, xăng dầu và các phí phát sinh khác. Đối với
vùng 1 và 2 là những vùng gần đòa điểm nghiên cứu, chi phí di chuyển chính là
chi phí xăng cho xe máy để đến được đòa điểm và chí phí bảo trì phương tiện di
chuyển. Chi phí đơn vò được ước lượng vào khoảng 200 đồng/km/người. Đối
với vùng 3 và 4, phương tiện di chuyển chính là xe khách nên chi phí đơn vò
bằng 155 đồng/km/người. Với các vùng còn lại, chi phí di chuyển dựa trên vé
tàu hỏa, được ước tính 240 đồng/km/người.
Chi phí di chuyển của khách nước ngoài được tính dựa trên phương tiện di
chuyển là máy bay.
2) Chi phí thời gian di chuyển, bao gồm cả thời gian ở tại đòa điểm. Chi phí thời

gian chính là chi phí cơ hội của khách du lòch. Chi phí cơ hội của thời gian được
tính bằng 1/3 lương theo giờ. Mức lương được ước tính trên cơ sở thu nhập
trung bình của dân cư đô thò trong vùng.
3) Phí vào cửa, phí hướng dẫn và các phụ phí khác tại đòa điểm.

Một trong những vấn đề quan trọng khi tính toán chi phí du hành là việc phân chia chi
phí du hành cho đòa điểm nghiên cứu như thế nào trong trường hợp chuyến du lòch của
khách là đa mục đích. Nghóa là khách du lòch có thể đến thăm rất nhiều đòa điểm, chi
phí du lòch tính toán được ở trên là chi phí tổng cộng cho tất cả các đòa điểm. Cho nên
cần có một cách thức nào đó để phân bổ chi phí du hành cho đòa điểm nghiên cứu.
Việc phân bổ được thực hiện dựa trên tiêu chí thời gian, nghóa là thông tin thời gian
dùng cho cả chuyến đi và thời gian cho Hòn Mun được thu thập để tính hệ số chuyển

đổi. Chí phí du hành đến Hòn Mun được tính dựa vào hệ số chuyển đổi này.

Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu du lòch
Các biến sử dụng cho việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến cầu giải trí tại Hòn
Mun của khách du lòch trong nước được trình bày trong bảng 4. Hồi quy OLS được sử
dụng, trong đó Ln(N) là biến phụ thuộc.
Trần Võ Hùng Sơn & Phạm Khánh Nam 361

Bảng 4: Mô tả biến
Biến Mô tả Dấu mong đợi
Ln(N)
Logarit của số

lần đến Hòn Mun
Logarit của số lần đến Hòn Mun
TC
Chi phí du lòch Tổng cộng chi phí cho chuyến đi (đồng) -
Y
Thu nhập Thu nhập hàng tháng (đồng) +
Ps
Chi phí thay thế Chi phí đến điểm thay thế (đồng) +
MA
Giới tính Bằng 1 nếu là nam, 0 nếu là nữ +
AGE
Tuổi Tuổi (năm) +

MAR
Tình trạng hôn
nhân
Bằng 1 nếu có gia đình, 0 nếu không
có gia đình
x
EDU
Trình độ học vấn Bằng 1 nếu đại học hoặc trên, 0 cho
các trường hợp còn lại
+
‘+’: Dấu mong đợi là dấu dương
‘-’: Dấu mong đợi là dấu dương

‘x’: Dấu mong đợi không dự đoán được

Thành lập đường cầu và đo lường giá trò

Hàm cầu được thành lập sử dụng hồi quy OLS. Hàm chức năng để thành lập đường
cầu có thể ở dạng tuyến tính hoặc bán-logarit.
với i đại diện cho vùng i và V
i
đại diện cho tỷ lệ khách du lòch trên 1000 dân tại mức
vé vào cửa bằng 0.

Dựa trên hàm cầu giải trí được xác đònh, có thể ước lượng thặng dư tiêu dùng. Thặng

dư người tiêu dùng được tính toán dựa vào công thức tính tích phân. Công thức tính
cho từng vùng như sau:
với CS
i
là thặng dư tiêu dùng của vùng i, TC
0
là chi phí du hành hiện tại của khách du
lòch từ vùng i, và POPi là dân số vùng i.

) , , ,(
SPs
Y

TC
i i
i
i
0
f
V
i
=
()



×
=
0
,,
1,000
POP

,
i
TC
iiiii dTCSPsYTCfCS
Trần Võ Hùng Sơn & Phạm Khánh Nam 362

Phần IV: Kết Quả Nghiên Cứu

1. Đặc điểm cụm đảo Hòn Mun

Cụm đảo Hòn Mun được xác đònh là một nhóm các đảo nhỏ, bao gồm Hòn Một, Hòn
Tằm, Hòn Miếu, Hòn Mun và một phần đảo Hòn Tre. Hòn Mun là đảo quan trọng
nhất trong cụm với rặng san hô bao phủ và tổ chim yến trên đảo, nằm tại 12°10'N và
101°15'E phía nam vònh Nha Trang, cách bờ biển Nha Trang 8 km.

Đặc điểm nổi bật nhất của Hòn Mun là " trung tâm đa dạng san hô ở Việt Nam" (Viện
Hải Dương Học, 1998) cùng phong cảnh biển hấp dẫn với nước xanh trong và nhiều
bãi biển đẹp. Những điều kiện này đưa Hòn Mun trở thành một khu nghỉ ngơi giải trí

thu hút khách du lòch.

Bảng 5 trình bày doanh thu và số lượng khách du lòch đến tỉnh Khánh Hòa (đến Nha
Trang) từ năm 1994 đến năm 2000.

Bảng 5: Doanh thu và số lượng khách du lòch từ 1994 đến 2000

Đơn vò 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000
Doanh thu Tỷ đồng 60.661 85.110 115.000 115.200 147.700 150.500 197.200
Số lượng khách Người 260.000 317.000 390.000 315.500 331.400 370.000 397.000
Trong đó khách
ngoại quốc

Người 73.500 91.500 109.000 105.000 99.600 130.000 118.700
Nguồn: Sở Du Lòch Khánh Hòa (1998, 1999, 2000)

Số liệu thống kê số lượng khách du lòch đến cụm đảo cho đến nay vẫn không có cơ
quan nào thực hiện. Số lượng khách du lòch sử dụng trong nghiên cứu này được xem
như bằng 70 phần trăm số khách du lòch đến Khánh Hòa.

Bảng 6 trình bày số liệu thống kê sự tham gia của khách du lòch vào các hoạt động
chính tại cụm đảo Hòn Mun, ví dụ có 55% khách du lòch Việt Nam tắm nắng khi đến
đảo. Rặng san hô vàcá cảnh rặng san hô là những đặc điểm phân biệt Hòn Mun với
các đòa điểm vui chơi giải trí khác nhưng việc khai thác sử dụng ưu thế này còn quá ít,
chỉ hấp dẫn khách du lòch nước ngoài thông qua việc lặn bằng bình dưỡng khí. Bên

cạnh đó các dòch vụ trên mặt nước như lướt ván, ca nô không được khai thác đúng
mức.

Trần Võ Hùng Sơn & Phạm Khánh Nam 363
Bảng 6: Sự tham dự vào các hoạt động tại Hòn Mun (%)
Hoạt động Khách trong nước Khách nước ngoài

Số người Phần trăm (%) Số người Phần trăm (%)
Tổng số mẫu
151 100 138 100
Tắm nắng
56 37 64 46

Bơi
81 54 98 71
Lặn bằng thiết bò
đơn giản
58 38 83 60
Lặn bằng bình
dưỡng khí
10 7 8 6
Thuyền buồm/ca nô
14 9 37 27
Ngắm phong cảnh
90 60 82 59

n hải sản
77 51 74 54
Thăm làng chài
29 19 68 49
Nguồn: số liệu điều tra

2. Các yếu tố tác động đến cầu giải trí của Hòn Mun

Kỹ thuật hồi quy bội được thực hiện để kiểm tra giả thiết rằng cầu giải trí của Hòn
Mun phụ thuộc vào chi phí du hành, chi phí đến điểm thay thế, thu nhập và các đặc
điểm kinh tế xã hội. Phân tích này không thực hiện đối với khách ngoại quốc bởi vì
biến đo lường cầu giải trí Hòn Mun của họ không biến đổi (hầu hết đều chỉ thực hiện

1 lần du lòch đến Hòn Mun).

Bảng 7: Hai dạng thức của hàm hồi quy cầu giải trí
Biến Tuyến tính
(chỉ số t)
Bán-Logarit
(chỉ số t)
Biến phụ thuộc Số lần Logarit của số lần
Hằng số
2,645732
(4,51)
0,907665

(3,64)
Chi phí du hành
-0,003350 ***
(-3,08)
-0,001635 ***
(-3,54)
Thu nhập
2,94E-07 **
(2,97)
1,62E-07 ***
(3,54)
Chi phí thay thế

8,12E-05
(1,14)
-8,84E-06
(-0,04)
Tuổi
-0,08174
(-0,92)
-0,006350 *
(-1,69)
Nam giới (biến ảo)
0,405930 *** 0,187193 ***
Trần Võ Hùng Sơn & Phạm Khánh Nam 364

(2,08) (2.26)
Trình độ học vấn
-0,043680
(-1,15)
-0,021706
(-1,34)
Số quan sát
180 180
R
2

0.09 0.12

Chỉ số F
2.91 4.13
Nguồn: Tính từ số liệu điều tra
*** có ý nghóa thống kê ở mức 1%
** có ý nghóa thống kê ở mức 5%
* có ý nghóa thống kê ở mức 10%

Trong hai mô hình này, hầu hết các hệ số của biến giải thích đều có dấu đúng như
mong đợi, ngoại trừ hệ số của biến tuổi. Quan trọng nhất, hệ số của biến chi phí du
lòch cho dấu âm và có ý nghóa thống kê. Tác động của thu nhập lên số lần đến thăm
Hòn Mun là dương và có ý nghóa thống kê. Ở hàm bán-logarit, hệ số xác đònh R
2

chỉ
ra rằng kết quả hồi quy chỉ giải thích 12 phần trăm sự biến động trong số lần đến
thăm Hòn Mun (cầu du lòch đến Hòn Mun). Mức độ giải thích sự biến động cầu du
lòch của hàm hồi quy là thấp bởi vì bản thân độ dao động của biến phụ thuộc thấp (số
lần đến thăm, hầu hết giá trò của biến này là 1 và 2).

Chi phí du hành

Hệ số ước lượng và chỉ số thống kê t trong bảng 7 chỉ ra rằng chi phí du hành rõ ràng
tác động nghòch lên số lần du lòch đến Hòn Mun, hay nói cách khác lên cầu du lòch
đến Hòn Mun. Điều này có nghóa nếu khách du lòch phải trả chi phí du lòch càng cao
họ sẽ giảm số lần đến thăm Hòn Mun. Như vậy nghiên cứu thực tiễn đã chứng minh

cho giả thiết. Điều này là cơ sở quan trọng cho việc xây dựng đường cầu du lòch cho
Hòn Mun.

Thu nhập

Biến thu nhập có ý nghóa thống kê và mang dấu được mong đợi - dấu dương. Kết quả
chỉ ra rằng khách du lòch đến Hòn Mun nhiều lần hơn là những người có thu nhập cao
hơn. Kết quả này mang một ý nghóa rằng: trong tương lai, khi thu nhập của người dân
tăng lên, nhu cầu du lòch đến Hòn Mun sẽ tăng, dẫn đến sự gia tăng giá trò du lòch của
Hòn Mun, điều được xem là mục tiêu chính của nghiên cứu này.

Chi phí đến điểm thay thế


Chỉ số thống kê t chỉ ra rằng không có mối liên hệ thống kê giữa chi phí đến điểm
thay thế và cầu du lòch đến Hòn Mun, mặc dù hệ số mang dấu mong đợi. Kết quả
Trần Võ Hùng Sơn & Phạm Khánh Nam 365
không mong đợi này ngược với giả thiết lý thuyết là nhu cầu du lòch đến Hòn Mun sẽ
tăng khi chi phí du lòch đến điểm thay thế tăng. Nguyên nhân của kết quả này có thể
nằm ở quá trình lấy mẫu. Thực tế của cuộc điều tra cho thấy khách du lòch thường
không có những ý tưởng rõ ràng về một đòa điểm thay thế nếu không đi Nha Trang.
Bên cạnh đó, cho dù có xác đònh được điểm thay thế thì quy mô điểm đó (ví dụ Đà
Lạt) lại không phù hợp với quy mô của điểm nghiên cứu (Hòn Mun, một phần của
Nha Trang). Do vậy chi phí đến điểm thay thế trở nên không chính xác. Như vậy, kết
quả ở đây sẽ không phản ánh đúng ý nghóa của mô hình ứng dụng, mà chỉ phản ánh

sự khó khăn trong quá trình lấy mẫu.

Tuổi

Chỉ số thống kê t cho thấy biến tuổi không có tác động rõ ràng lên cầu du lòch đến
Hòn Mun. Biến này của hàm bán-logarit có ý nghóa ở mức 10 phần trăm. Dấu âm ám
chỉ rằng người nhiểu tuổi thì ít du lòch đến Hòn Mun hơn người ít tuổi. Có thể hiểu
rằng lợi ích tiềm năng của Hòn Mun nằm ở người trẻ tuổi. Tuy nhiên suy đoán này
không chắc chắn.

Trình độ học vấn


Một cách ngạc nhiên, số năm học của khách du lòch lại có tác động âm lên số lần du
lòch đến Hòn Mun. Tuy nhiên hệ số này không có ý nghóa thống kê.

Giới tính

Biến 'nam giới' có dấu như dự đoán, dấu dương, và có ý nghóa thông kê ở mức 5 phần
trăm ở hàm bán-logarit. Như vậy nam giới đi du lòch đến Hòn Mun nhiều lần hơn phụ
nữ. Nếu giải thích điều này bằng đặc điểm của Hòn Mun thì không đúng. Một cách
đơn giản đây là vấn đề của sự không bình đẳng trong giới tính. Ở Việt Nam, phụ nữ ít
có cơ hội đi du lòch hơn nam giới. Số liệu điều tra cho thấy 70 phần trăm khách du lòch
người Việt Nam là nam giới, trong khi con số này đối với khách ngoại quốc là 55
phần trăm.


Tình trạng hôn nhân

Do hiện tượng đa cộng tuyến (multicollinearity) giữa biến tình trạng hôn nhân và các
biến tuổi và thu nhập nên biến này đã bò loại khỏi hàm hồi quy.

Trần Võ Hùng Sơn & Phạm Khánh Nam 366
3. Ước lượng giá trò giải trí

Bảng 8 tổng hợp các thành phần chi phí du hành của khách trong nước đến từ 10 vùng
và khách nước ngoài. Kết quả cho thấy chi phí di chuyển chiếm phần lớn trong tổng
chi phí, nhất là với đối tượng khách nước ngoài.


Bảng 8: Chi phí du hành đến Hòn Mun (Đơn vò: ngàn đồng)

Khách trong nước Khách nước ngoài
Tổng cộng Trên đầu
người
Tổng cộng Trên đầu
người
Chi phí di chuyển 19.936.849 127 150.832.903 1.587
Chi phí khách sạn 14.026.320 72 6.841.728 72
Chi phí thời gian 986.548 6,64 14.502.599 152
Chi phí tại đòa điểm 14.805.580 89,0 13.322.251 140

Tổng cộng 35.728.977 219 178.657.753 1.880
Nguồn: Tính từ số liệu điều tra

Bảng 9 trình bày kết quả tính toán tỷ lệ viếng thăm trên 1000 dân (là biến phụ thuộc
trong mô hình) trong một năm từ 10 vùng của khách trong nước. Tỷ lệ này đại diện
cho nhu cầu giải trí tại Hòn Mun nên sẽ tỷ lệ nghòch với chi phí (với khoảng cách),
như vậy giá trò sẽ càng nhỏ khi vùng càng xa.

Bảng 9: Tỷ lệ viếng thăm trên 1,000 dân trong một năm từ tất cả các vùng

Mẫu


Vùng Dân số Người % Tỷ lệ viếng thăm/1000
1 341.000 20 11,1 63,48
2 647.700 7 3,8 11,70
3 350.200 8 4,4 24,70
4 786.200 15 8,3 20,65
5 545.900 6 3,3 13,88
6 5.155.700 85 47,2 17,48
7 925.600 8 4,4 9,35
8 1.112.600 7 3,8 6,81
9 1.456.000 6 3,3 4,46
10 5.050.500 18 10,0 3,86
Total 16.371.400 180 99,6*

Nguồn: Tính từ số liệu điều tra
* Các số thành phần là số đã làm tròn

Trần Võ Hùng Sơn & Phạm Khánh Nam 367
Từ kết quả tính toán được về chi phí và tỷ lệ viếng thăm ở các bảng trên, sử dụng mô
hình Chi phí Du hành theo vùng đã được khảo sát ở phần III, kết quả hồi quy xây
dựng hàm cầu giải trí được trình bày ở bảng 10.

Bảng 10: Kết quả hồi quy cầu giải trí tại Hòn Mun của khách trong nước
LN(SOKHACH) = 4,163 - 0,007 CHIPHI (1)
(8,54) (-3,55)
Hệ số xác đònh R

2
= 0,61
LN(SOKHACH) = 3,408 – 0,01 CHIPHI + 0,001 THUNHAP + 0,002 CHIPHITHAYTHE (2)
(3,94) (-3,34) (0,99) (0,45)
Hệ số xác đònh R
2
= 0,69
Chú ý: Chỉ số t trong ngoặc đơn. Số quan sát (vùng) là10.

Do kích thước mẫu nhỏ, hiện tượng đa cộng tuyến và sai dấu, phương trình (2) bò loại.
Như vậy phương trình (1) được chọn để xây dựng đường cầu và tính toán giá trò giải
trí. Hình 2 trình bày đường cầu giải trí cho Hòn Mun trong năm 2000 của khách trong

nước.
0
50
100
150
200
250
300
350
400
450
500

550
600
650
0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 160,000 180,000
Số lượng khách du lòch
Chi phí du hành ('000)

Hình 2: Đường cầu giải trí tại Hòn Mun của khách trong nước

Đường cầu giải trí tại Hòn Mun cho khách nước ngoài được ước lượng thông qua dữ
kiện từ 2 khu vực (châu Á và châu u – Bắc Mỹ):
Trần Võ Hùng Sơn & Phạm Khánh Nam 368


CHIPHI = 2.381 - 2.737 × SOKHACH

Tính diện tích nằm dưới đường cầu là giá trí giải trí của khách nước ngoài tại Hòn
Mun.

Bảng 11 trình bày ngắn gọn tổng các giá trò ước tính từ khách du lòch trong nước và
khách du lòch nước ngoài với các thành phần: thặng dư người tiêu dùng, chi phí, và giá
trò du lòch. Tổng giá trò giải trí bằng tổng thặng dư người tiêu dùng cộng tổng chi tiêu.

Bảng 11: Giá trò giải trí của cụm đảo Hòn Mun năm 2000 (triệu đồng)


Thặng dư Chi tiêu Giá trò giải trí

Tất cả du
khách
Trên mỗi
du khách
Tất cả du
khách
Trên mỗi
du khách
Tất cả du
khách

Trên mỗi
du khách
Khách du lòch
trong nước
21.654 0,131 35.728 0,215 57.382 0,346
Khách du lòch
nước ngoài
23.810 0,250 178.657 1,880 202.467 2,130
Tổng cộng
45.464 214.385 259.849



Giá trò giải trí dưới dạng tiền tệ của Hòn Mun trong năm 2000 vào khoảng 260 tỷ
đồng (tương đương 17,9 triệu đô la). Đây chính là giá trò mà Hòn Mun sản sinh ra cho
nền kinh tế trong một năm (cụ thể là năm 2000), chứ không phải doanh thu của Hòn
Mun. Giá trò này được phân phối cho, đầu tiên, khách du lòch đến Hòn Mun, những
người đạt được lợi ích bằng cách thực hiện các hoạt động vui chơi giải trí (dưới hình
thức thặng dư người tiêu dùng) và cho các công ty chuyên chở hành khách và những
nhà cung cấp dòch vụ du lòch như khách sạn, nhà hàng, đại lý du lòch v.v. (dưới hình
thức chi tiêu).

Thặng dư người tiêu dùng được ước tính vào khoảng 45,4 tỷ đồng (xấp xỉ 3,1 triệu đô
la), có thể hiểu đây là lợi ích mang tính vui chơi giải trí của Hòn Mun trong năm 2000.
Đây chính là giá trò mà khách du lòch đạt được hay là giá trò tăng thêm khi họ vui chơi

giải trí tại Hòn Mun. Số liệu này cũng ám chỉ giá sẵn sàng trả (WTP) cho tài nguyên
thiên nhiên của Hòn Mun, như là nước, không khí, san hô và phong cảnh. Tuy nhiên
nó không ám chỉ giá trò không-sử dụng của Hòn Mun. Với số lượng ít hơn nhưng
khách du lòch ngoại quốc lại đạt được lợi ích (thặng dư) lớn hơn so với khách trong
nước: 21,6 tỷ đồng so với 23,8 tỷ đồng. Mặc dù chi tiêu bình quân đầu người của
khách du lòch ngoại quốc vượt xa so với khách trong nước, lợi ích bình quân đạt được
của họ vẫn gấp đôi. Điều này chứng tỏ rằng tại Hòn Mun khách du lòch ngoại quốc
cảm thấy thú vò hơn so với khách du lòch trong nước. Họ đánh giá giá trò tài nguyên
thiên nhiên của Hòn Mun cao hơn. Một phần rất nhỏ trong giá trò du lòch được phân
Trần Võ Hùng Sơn & Phạm Khánh Nam 369
phối cho nền kinh tế đòa phương ở dạng chi tiêu của khách du lòch vào thực phẩm, chỗ
nghỉ trọ, vé ghe tàu ra đảo và các dòch vụ trên đảo.


Phần V: Kết Luận Và Đề Xuất Chính Sách

1. Kết luận

Khi du lòch sinh thái đang phát triển mạnh và các dự án bảo vệ môi trường nhận được
nhiều sự quan tâm thì những kỹ thuật đánh giá phi thò trường tỏ ra hữu dụng trong việc
đònh giá các lợi ích của những tài nguyên môi trường này. Nghiên cứu này sử dụng
phương pháp Chi Phí Du Hành Theo Vùng để đònh giá giá trò giải trí của cụm đảo Hòn
Mun. Phương pháp Chi Phí Du Hành Theo Vùng cho thấy nếu khách du lòch phải trả
số tiền lớn hơn để đến Hòn Mun, số lần du lòch đến cụm đảo sẽ giảm xuống; rằng thu
nhập của khách du lòch có ảnh hưởng dương lên cầu giải trí tại Hòn Mun; và rằng các

đặc điểm xã hội của khách du lòch như tuổi, trình độ học vấn, giới tính không có mối
liên hệ rõ rệt đến cầu giải trí tại Hòn Mun.

Giá trò giải trí của Hòn Mun được ước tính vào khoảng 260 tỷ đồng vào năm 2000,
trong đó thặng dư người tiêu dùng là 45,4 tỷ đồng. Giá trò ước lượng này là khá lớn
nếu so với giá trò của công viên quốc gia Cúc Phương (xem Hai và Phương, 1997). Bất
kể sự quản lý yếu và không hiệu quả, giá trò tính được cho thấy tiềm năng du lòch to
lớn của Hòn Mun. Điều này cho thấy nếu Hòn Mun được quản lý tốt, số lượng khách
du lòch đến cụm đảo sẽ tăng lên, kéo theo sự gia tăng của giá trò du lòch. Mặc dù giá
trò giải trí chỉ là một phần trong tổng giá trò của công viên biển trong tương lai nhưng
kết quả tính toán cho thấy giá trò này sẽ là một nguồn lợi chính cho khu bảo tồn biển
tại Hòn Mun, nếu nó thực sự được thiết lập.


2. Đề xuất chính sách

• Mặc dù giá trò giải trí được ước lượng chỉ là một phần trong tổng giá trò của cụm đảo
Hòn Mun, những kết quả thu được cho thấy du lòch sẽ mang lại nguồn lợi đáng kể khi
công viên biển quốc gia được thành lập tại khu vực này.

• San hô là đặc điểm mang tính đặc thù và quan trọng nhất của Hòn Mun nếu so với
các khu vui chơi giải trí khác nhưng lại không được sử dụng đúng mức để hấp dẫn
khách du lòch. Trong năm 2000 chỉ có khoảng 4000 khách du lòch tham gia hoạt động
lặn biển xem san hô bằng bình dưỡng khí. So với tổng lượng khách đến là 290.000
người thì số này quá ít. Tình hình này có thể do một số nguyên nhân. Thứ nhất, san hô

trong khu vực đảo bò hủy hoại quá mức. Người tiêu dùng thì luôn luôn chọn loại hàng
hóa có chất lượng tốt nên khi chất lượng san hô bò xuống cấp thì số người sử dụng sẽ
Trần Võ Hùng Sơn & Phạm Khánh Nam 370
bò thu hẹp. Giá cả cũng có thể là một vấn đề khi giá 1 giờ lặn biển là 600.000 đồng
trong khi giá một tour du lòch các đảo trong 1 ngày (bao gồm cả đưa đón tại khách sạn
và ăn trưa) chỉ là 100.000 đồng. Nguyên nhân thứ ba là vấn đề quảng cáo. Rất nhiều
khách du lòch đến Nha Trang nhưng ít người biết tại Hòn Mun có một nguồn tài
nguyên san hô đa dạng bậc nhất ở Việt Nam. Số liệu trong bảng 6 có thể chứng minh
điều này: gần 80% du khách đến đảo chỉ tham gia vào 2 hoạt động ngắm cảnh và bơi
lội. Cầu giải trí và sau đó giá trò giải trí của Hòn Mun sẽ tăng nếu rặng san hô được
bảo vệ và khai thác đúng mức.


• Tổng số khách du lòch đến Hòn Mun hàng năm trung bình khoảng 290.000 người
đem lại một nguồn lợi giải trí có giá trò 259,8 tỷ đồng. Tuy nhiên chỉ một phần nhỏ lợi
ích này (48.9 tỷ đồng) đến với người dân đòa phương. Cho nên sẽ công bằng hơn nếu
thiết lập một quỹ để quản lý và bảo tồn khu vực này. Dựa trên ước tính thặng dư tiêu
dùng vào khoảng 45 tỷ đồng trong năm 2000, có thể có một đề nghò rằng Chính phủ
nên sử dụng thuế du lòch, phí sử dụng hoặc những nguồn thu tương tự để thu hút khoản
sẵn lòng trả của khách du lòch nhằm đầu tư cho các hoạt động bảo tồn. Chính sách
kêu gọi tự nguyện đóng góp thông qua sự sẵn lòng chi trả có thể hợp lý hơn vì chính
sách phí sử dụng sẽ làm giảm lượng khách đến Hòn Mun, do đó giảm doanh thu từ
các hoạt động dòch vụ du lòch. Chính sách kêu gọi tự nguyện đóng góp thông qua sự
sẵn lòng trả có thể được chọn vì nó tránh được các bất lợi này. Một nguồn tài chính
quan trọng khác có thể thu hút được là hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế. Vào đầu năm

2001, một quỹ bảo tồn san hô Hòn Mun kéo dài 4 năm trò giá 2 triệu đô la đã được
chính thức thành lập thông qua đóng góp của chính phủ Việt Nam, quỹ môi trường
toàn cầu (GEF), Ngân hàng thế giới (WB), Chính phủ Đan Mạch và Tổ chức bảo tồn
thế giớn (IUCN). Những nguồn đóng góp như vậy nên được duy trì và mở rộng.

• Những lợi ích về du lòch tiềm năng rõ ràng phải được tính vào việc phân tích chi phí-
lợi ích của các dự án tại đây. Kết quả của nghiên cứu này đã cung cấp một giá trò cơ
bản của cụm đảo dưới quan điểm của việc sử dụng nó cho mục đích giải trí. Kết quả
này cho phép so sánh với các giá trò từ các mục đích sử dụng khác nhằm tìm ra
phương án sử dụng cụm đảo một cách tối ưu. Vấn đề mở rộng cảng Nha Trang cũng
cần phải được xem xét lại. Theo đề án mở rộng cảng Nha Trang, cảng mới sẽ đem lại
doanh thu hàng năm vào khoảng 45,8 tỷ đồng. Tuy nhiên việc mở rộng cảng chắc

chắn sẽ anh hưởng rất lớn đến hệ sinh thái biển cũng như rặng san hô Hòn Mun, từ đó
ảnh hưởng đến lợi ích từ hoạt động giải trí cho xã hội. Giả sử cảng Nha Trang mở
rộng làm giảm 20% lợi ích giải trí mà xã hội nhận được từ Hòn Mun, tức là giảm 51.9
tỷ đồng (259.8 tỷ đồngx20%) cho thấy lợi ích giải trí bò giảm lớn hơn doanh thu của
cảng mới. Tất nhiên so sánh như vậy có thể không tuyệt đối chính xác nhưng nó cũng
cho thấy những vấn đề tiềm tàng có thể xảy ra.


Trần Võ Hùng Sơn & Phạm Khánh Nam 371
3. Đề xuất nghiên cứu mở rộng

• Sử dụng phương pháp Chi Phí Du Hành Cá Nhân (ITCM) và phương pháp Đánh Giá

Ngẫu Nhiên (CVM) để đònh giá giá trò giải trí của Hòn Mun rồi so sánh kết quả với
phương pháp Chi Phí Du Hành Theo Vùng.

• Đánh giá giá trò của việc thay đổi chất lượng đảo Hòn Mun. Nếu có một sự nâng cấp
trong chất lượng, ví dụ rặng san hô được phục hồi, rõ ràng nhà quản lý cần biết lợi ích
quy ra tiền của việc thay đổi này là bao nhiêu.

• Đánh giá tổng giá trò kinh tế của cụm đảo Hòn Mun. Giá trò giải trí không phải là
giá trò duy nhất của Hòn Mun. Cụm đảo chứa đựng nguồn tài nguyên rất giàu có đã
được đònh giá như thuỷ sản, yến sào và chưa được đònh giá như các tác động lên sức
khỏe của người dân sống trong khu vực đảo, chức năng phòng chống bão và các giá
trò phi-sử dụng khác. Các nghiên cứu trong tương lai nên tập trung đònh giá các giá trò

này bằng cách sử dụng phương pháp Đánh Giá Ngẫu Nhiên. Từ các giá trò tính được
có thể thiết lập một mô hình quản lý tổng hợp nhằm bảo vệ và nâng cao nguồn lợi
thủy sản, du lòch và môi trường cho khu vực.

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Giao Thông Vận Tải (1998) ‘Nghiên cứu khả thi kế họach nâng cấp cảng
Nha Trang’. Hà Nội.

2. Dixon, J.A.; L.F. Scura; R.E. Carpenter; P.B. Sherman. 1993. Economic
Analysis of Environmental Impacts. Earthscan Publications Ltd. London.
3. Driml, S.M. 1997. ‘Bringing Ecological Economics out of the Wilderness’.

Ecological Economics 23: 145-153.
4. Freeman III, A.M. (1993) The Measurement of Environmental and Resource
Values - Theory and Methods. Washington D.C: Resource for the Future.
5. Hanley, N and Spash, C.L. (1993) Cost – Benefit Analysis and the
Environment. England: Edward Elgar Publishing Ltd.

6. Hundloe, T. 1990. Measuring the Value of the Great Barrier Reef. Journal
of the Royal Australian Institute of Parks and Recreation 26 (3): 11-15.
7. Markandya, A. and Richarson, J. (eds) (1993) Environmental Economics.
London: Earthscan Publication Ltd
8. OECD (1994) Project and Policy Appraisal: Integrating Economics and
Environment. Paris.


9. Ruitenbeek, H.J. 1999. Blue Pricing of Undersea Treasures – Needs and
Opportunities for Environmental Economics Research on Coral Reef
Management in South East Asia. Presented at the 12
th
Biannual Workshop
Trần Võ Hùng Sơn & Phạm Khánh Nam 372
of the Environmental Economics Program for South East Asia, Singapore.
11-14 May. IDRC. Singapore.
10. Son, Tran V.H. (1998) ‘Environmental Economic Assessment Activities Aimed
at Developing a Proposal for Establishing and Managing a Marine Protected
Areas’. Unpublished papers, Nha Trang.

11. Sở Du lòch Khánh Hòa (1998) ‘Báo cáo tình hình thực hiện tháng 12/1998’. Tài
liệu không xuất bản.

12. Spurgeon, J. 1992. The Economic Valuation of Coral Reefs. Marine
Pollution Bulletine 24(11):529-536
13. y ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa (1994) Khánh Hòa tự giới thiệu. Hà nội:
Nhà xuất bản Sự thật.
14. y ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa (1998) Quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội
tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 1998 – 2010. Nha Trang.
15. World Bank (1995) ‘Vietnam Environmental Program and Policy Priorities for
a Socialist Economy in Transition’. Report No 13200-VN, February,
Washington D.C.

Trần Võ Hùng Sơn & Phạm Khánh Nam 373
Phụ lục 1: Bản đồ thành phố Nha Trang
và cụm đảo Hòn Mun
















Trần Võ Hùng Sơn & Phạm Khánh Nam 374
Phụ lục 2: Bảng Phỏng Vấn

Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh
Phỏng vấn cho việc thành lập Khu Bảo Tồn Biển


Khu bảo tồn biển cho nhóm đảo phía nam vònh Nha Trang hiện đang được chuẩn bò
thành lập. Hiện nay các hoạt động khai thác quá mức như sử dụng mìn đánh cá, sử
dụng lưới cào, khai thác san hô v.v đang làm môi trường khu vực đảo xuống cấp. Việc
lập Khu Bảo Tồn Biển nhằm để duy trì đa dạng sinh thái, bảo vệ rặng san hô, kiểm
soát ô nhiễm biển, gia tăng sản lượng cá và tạo ra việc làm mới cho cư dân ở các đảo.
Bảng phỏng vấn này sẽ được sử dụng cho mục đích đó.
Xin bạn vui lòng dành ít phút để diền vào bảng phỏng vấn ngắn này. Sự giúp đỡ của
bạn sẽ đóng góp rất nhiều vào việc cải tạo môi trường của khu du lòch đảo.
Xin chân thành cảm ơn.
1. Xin cho biết bạn đến từ đâu ?
Tỉnh ______________
Thành phố ____________

2. Xin cho biết bạn đến Nha Trang để
 Du lòch
 Công tác
 Học hoặc nghiên cứu
 Khác __________
3. Bạn dự đònh ở Nha Trang bao nhiêu ngày ? ____ ngày.
4. Bạn đi du lòch Nha Trang (Xin đánh dấu vào ô vuông)
 Một mình  Với nhóm, gồm ___ người.
5. Bạn đã dùng phương tiện gì để đến Nha Trang?
 Máy bay  Tàu hỏa
 Xe đò  Xe thuê
 Xe riêng  Loại khác

6. Bạn đã đi du lòch đảo này mấy lần rồi (tính cả lần này) ? ____ lần.
7. Xin cho biết các hoạt động của bạn tại khu vực đảo (đánh dấu vào các ô)
 Tắm nắng  Lặn bằng mặt nạ
 Bơi  Lặn bằng bình dưỡng khí
 Ăn hải sản  Chơi mô tô nước / Chèo thuyền
 Ngắm phong cảnh  Thăm cư dân trên đảo
8. Xin bạn cho biết tổng số tiền chi tiêu tại các đảo :
Vé tour trọn gói đồng/người
Thức ăn và nước uống đồng/người
Quà lưu niệm đồng/người
Trần Võ Hùng Sơn & Phạm Khánh Nam 375
Thuê dòch vụ lặn, canô đồng/người

Thuê ghế ngồi, tắm nước ngọt đồng/người
Chi phí khác đồng/người
9. Nếu không đi Nha Trang chuyến này, bạn sẽ đi du lòch ở đâu (tại Việt Nam) ?
Xin kể ra nơi có khả năng đi nhất : ______
10. Bạn sẽ dùng phương tiện gì để đến chỗ đó (ở câu 8)?
 Máy bay  Tàu hỏa
 Xe đò  Xe thuê
 Xe riêng  Loại khác
11. Xin bạn vui lòng xếp hạng cho sự hài lòng của mình trong thời gian du lòch tại
Nha Trang :
Đòa điểm Xếp hạng 1: hài lòng nhất
Du lòch đảo 2: hài lòng nhì

Bờ biển Nha Trang
Hòn Chồng
Hồ cá Trí Nguyên
Tháp bà Pônaga
Dốc Lết
Đại Lãnh
Khu bảo tồn biển
Các nghiên cứu cho thấy rằng việc thành lập Khu Bảo Tồn Biển là cách tốt nhất để
cải thiện chất lượng môi trường khu vực đảo. Như vậy, Khu Bảo Tồn Biển rất cần một
nguồn vốn để duy trì hoạt động.
Nếu bạn sẵn lòng trả thêm một số tiền để đầu tư cho Khu Bảo Tồn Biển bạn sẽ được
hưởng một khu du lòch đảo sạch sẽ hơn, sẽ được ngắm rặng san hô nguyên vẹn, sẽ

được nhìn thấy đàn cá nhiều màu sắc dưới đáy biển bằng kính lặn
12. Bạn có sẵn lòng trả thêm một số tiền cho mỗi lần đi du lòch đảo để giúp duy trì
hoạt động của Khu Bảo Tồn Biển không?
 Có Ỉ chuyển đến câu 13
 Không Ỉ chuyển đến câu 14
13. Nếu bạn trả lời Có cho câu 12, vậy bạn sẵn lòng trả thêm nhiều nhất là bao
nhiêu ?
 5.000 đồng
 10.000 đồng
 15.000 đồng
 20.000 đồng
 25.000 đồng

 30.000 đồng
 35.000 đồng
 40.000 đồng
Trần Võ Hùng Sơn & Phạm Khánh Nam 376
 45.000 đồng
 50.000 đồng
14. Nếu bạn trả lời Không cho câu 12, xin vui lòng cho biết lý do (xin đánh dấu vào
ô):
 Không quan tâm đến Khu Bảo Tồn Biển
 Khu Bảo Tồn Biển là không cần thiết
 Số tiền trả cho chuyến đi này là nhiều rồi
 Số tiền trả thêm sẽ bò sử dụng không đúng mục đích

 Những người nào làm ô nhiễm sẽ phải trả
 Không có đủ thông tin

Để nghiên cứu được thực hiện tốt, xin bạn vui lòng cho biết một số thông tin về
cá nhân như sau :
15. Bạn là :  Nam  Nữ
16. Bạn bao nhiêu tuổi : _________
17 . Bạn có gia đình chưa ?
 Độc thân  Có gia đình
18. Bậc học cao nhất của bạn :
 Tiểu học  Trung học
 Cao đẳng/Đại học  Trên đại học

19. Xin bạn vui lòng cho biết tổng thu nhập hàng tháng của bạn xấp xỉ là bao nhiêu ?
 0 - 400.000 đồng
 400.000 - 600.000 đồng
 600.000 - 800.000 đồng
 800.000 - 1.000.000 đồng
 1.000.000 - 1.200.000 đồng
 1.200.000 - 1.500.000 đồng
 1.500.000 - 2.000.000 đồng
 2.000.000 - 3.000.000đồng
 Trên 3.000.000 đồng

Xin chân thành cám ơn !

×