Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Tìm hiểu trị số lưu lượng đỉnh của trẻ em từ 5 6 tuổi tại trường mầm non thành phố huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 45 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chúng tơi
dưới sự hướng dẫn và dìu dắt của cơ ThS.BS. Lê Thị Cúc. Các kết quả trong
luận văn trung thực được thực hiện tại Trường Mầm Non I và Mầm Non II,
Thành Phố Huế từ tháng 11 - 2007 đến tháng 2 năm 2008 và chưa từng được
ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.


NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
COPD

:

Chronic obstructive Pulmonary Disease

FEV1

:

Flow Expiratory Volume

FVC

:

Forced Vital Capacity

MMF

:


Maximum Midexpiratory Flow

PEF

:

Peak Expiratory Flow

PFM

:

Peak Flow Meter

SD

:

Standard


MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................. 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................ 3
1.1. Sơ lược về bệnh hen trẻ em .................................................................... 3
1.2. Đánh giá chức năng phổi trong hen phế quản........................................ 8
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..... 15
2.1. Đối tượng ............................................................................................. 15
2.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 15

Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................... 20
3.1. Thống kê chungvề giới, tuổi, chiều cao và PEF ................................................. 20
3.2. Thống kê về tuổi, chiều cao, PEF và PEF theo giới của hai Trường... 24
3.3. Tương quan giữa PEF và chiều cao ..................................................... 27
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN ........................................................................ 28
4.1. Nhận xét và bàn luận chung về giới, tuổi, chiều cao, trị số trung bình
PEF cho cả hai giới nam và nữ ............................................................ 28
4.2. Nhận xét về tuổi, chiều cao, trị số PEF trung bình giữa hai Trường
Mầm Non I và Mầm Non II Thành Phố Huế ............................................... 30
4.3. Nhận xét về mối tương quan giữa PEF với chiều cao.................................. 32
4.4. Một số nhận xét và so sánh kết quả nghiên cứu với các tác giả
trong và ngoài nước.............................................................................. 33
KẾT LUẬN ................................................................................................ 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay bệnh hen phế quản là một vấn đề y tế được quan tâm đặc biệt
vì tỷ lệ mắc bệnh cao trong cộng đồng và ngày càng có xu hướng tăng lên trên
tồn thế giới cũng như ở Việt Nam.
Sự phát triển của cơng nghiệp, q trình đơ thị hố đã làm mơi trường
thay đổi, khơng khí bị ô nhiễm, đã tác động đến tỷ lệ mắc bệnh hen phế quản.
Ở trẻ em, hen phế quản ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ đến sự phát
triển và khả năng học tập nếu như không được phát hiện và điều trị đúng đắn.
Ở nước ta trong những năm gần đây, hen trẻ em có khuynh hướng gia
tăng cả về tần suất mắc bệnh và độ nặng nhưng chưa được chẩn đoán sớm
cũng như chưa được điều trị đầy đủ.

Để chẩn đoán, đánh giá độ nặng của hen và đánh giá đáp ứng của hen
đối với một chế độ điều trị một cách khách quan, dễ thực hiện, có thể sử dụng
máy đo lưu lượng đỉnh (PeaK Flow Meter - PFM). PFM đã được sử dụng từ
lâu trên thế giới và khẳng định được vai trị của nó trong việc đánh giá và theo
dõi tiến triển của bệnh hen.
Gần đây PFM cũng đã bắt đầu được sử dụng ở nước ta. Hiện nay nhiều
Quốc gia trên thế giới người ta có thể sử dụng bảng trị số lưu lượng đỉnh thở
ra (PeaK Expiratory - Flow: PEF) bình thường do Golfrey và cộng sự xây
dựng năm 1970 [28]. Đây là bảng trị số PEF bình thường được Viện Quốc gia
Tim phổi và Huyết học thuộc Bộ Y tế Hoa Kỳ sử dụng. Trong thời gian gần
đây một số tác giả Việt Nam đã khảo sát trị số PEF trên người bình thường ở
khu vực Thượng Đình và Thanh Trì, Hà Nội và ở một số trường học thuộc


2

khu vực Thành Phố Huế [3], [7], [11], [12], [22]. Trong những nghiên cứu
này các tác giả chủ yếu nghiên cứu ở lứa tuổi trên 6 tuổi.
Do đó, chúng tơi nghĩ rằng cần nghiên cứu thêm về PEF ở trẻ 5 - 6 tuổi,
góp phần xây dựng bảng trị số PEF bình thường cho trẻ em Thừa Thiên Huế
với những nét đặc thù riêng.
Vì vậy chúng tơi tiến hành thực hiện đề tài: "Tìm hiểu trị số lưu lượng
đỉnh của trẻ em từ 5 - 6 tuổi tại Trường Mầm Non Thành Phố Huế" với các
mục tiêu nghiên cứu như sau:
1. Xây dựng bảng trị số PEF bình thường ở trẻ em từ 5-6 tuổi thuộc
Trường Mầm Non I và Mầm Non II Thành Phố Huế.
2. Xác định mối tương quan giữa trị số PEF với chiều cao ở trẻ 5 - 6 tuổi.
Hy vọng sẽ góp phần xây dựng bảng trị số PEF bình thường cho trẻ em
Việt Nam.



3

Chƣơng 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. SƠ LƢỢC VỀ BỆNH HEN TRẺ EM
1.1.1. Một vài nét về lịch sử của bệnh hen phế quản ở trẻ em
Hen phế quản là một bệnh được mô tả từ thời cổ đại cách đây gần 3000
năm. Các nhà Y học Trung Quốc, Cổ Hilạp và Ai Cập đã thơng báo về chứng
bệnh khó thở. Sau đó Hippocrat đề xuất và giải thích từ "Asthma" (thở vội vã).
Năm 1698 John Floyer giải thích dấu hiệu khó thở này là do co thắt phế quản.
J.Cullen (1777) mơ tả cơn khó thở về đêm, có liên quan đến thời tiết và di
truyền. Lacnnec (1819) khẳng định khó thở là do co thắt cơ Reissessen.
Phát hiện của Richet về sốc phản vệ năm 1902 (được giải thưởng Nobel
1913) đã đặt cơ sở cho việc nghiên cứu sâu hơn về hen phế quản và các bệnh
dị ứng. Năm 1914 Widal đưa ra thuyết dị ứng về hen phế quản và đến năm
1932 mới có hội nghị lần thứ I về hen phế quản. Từ sau hội nghị này (1936 1945) nhiều tác giả đã đi sâu nghiên cứu các thuốc điều trị hen phế quản và
các bệnh dị ứng, phát hiện ra thuốc kháng histamin. Từ 1962-1972 nhiều tác
giả đã nghiên cứu sâu hơn về cơ chế bệnh sinh như Burnet, Miller Roitt
nghiên cứu vai trò của tuyến ức, các tế bào T và B trong hen phế quản,
Ishisaka phát hiện IgE (1972).
Từ năm 1985 đến nay nhiều tác giả đã nghiên cứu và chứng minh rằng
viêm đóng vai trị chủ yếu trong hen phế quản dẫn đến tình trạng co thắt phế
quản, tăng tính phản ứng phế quản và đã có nhiều nghiên cứu để cải thiện một
bước quan trọng trong điều trị hen phế quản. Năm 1992 chương trình khởi
động tồn cầu phịng chống hen (Global Initiative for Asthma - GINA) ra đời
nhằm mục đích đề ra chiến lược quản lý, khống chế và dự phòng bệnh hen
phế quản. Chiến lược toàn cầu quản lý và dự phòng bệnh hen ra đời là do sự
cố gắng hợp tác giữa Viện Quốc gia Tim phổi và Huyết học (National HeartLung and Blood Institute) ở bang Maryland (Hoa Kỳ) và Tổ Chức Y Tế Thế



4

Giới (WHO) và từ đó đến nay việc khống chế bệnh, hen có sự tiến bộ vượt
bậc và đã đạt được những kết quả quan trọng [17].
1.1.2. Định nghĩa
Hen phế quản là rối loạn mạn tính do viêm ở đường hô hấp với sự tham
gia của các thành phần tế bào và nhiều loại tế bào như: Bạch cầu ái toan,
dưỡng bào, lympho - T, đại thực bào và tế bào biểu mơ ở những người có cơ
địa mẫn cảm. Tình trạng viêm này gây nên những đợt khó thở, khò khè, nặng
ngực và ho, đặc biệt là các triệu chứng hay xảy ra về đêm hoặc gần sáng. Các
đợt khó thở này liên quan với tình trạng tắc nghẽn lan toả đường hơ hấp và tắc
nghẽn có thể phục hồi được một cách tự nhiên hoặc dưới tác dụng điều trị của
thuốc. Tình trạng viêm mãn tính của đường hơ hấp cịn gây nên hiện tượng
tăng đáp ứng phế quản với nhiều yếu tố kích thích khác nhau [16],[18],
[19],[20].
1.1.3. Dịch tễ học
Hen phế quản là một trong những bệnh mạn tính thường gặp ở trẻ em,
xuất hiện ở mọi quốc gia, mọi lứa tuổi. Tỷ lệ hiện mắc (prevalence) ở trẻ em
thay đổi từ 0 - 30% tuỳ theo vùng dân cư (tại Việt Nam khoảng 5-10%). Hen
có mặt ở mọi quốc gia dù ở trình độ phát triển nào, có vẻ trội hơn ở những
nước đã phát triển. Sự gia tăng tỷ lệ hiện mắc đặc biệt đáng kể ở một số nước
như Anh Quốc, xứ Wales, Israel, New Zealand và Australia [9], [23].
Bảng 1.1. Tỷ lệ hen trẻ em
Năm

Lứa

TLHM


NC

tuổi

%

Úc

1982

8-10

5,4

Tân Tây Lan

1981

9

11,1

Anh

1980

Đức

1990


9-11

4,2

Đan Mạch

1887

7-16

5,3

Nước

8,0

Năm

Lứa

TLH

NC

tuổi

M%

Indonesia


1981

7-15

1,2

Trung Quốc

1988

11-17

1,9

1985

6-20

0

1991

9-12

3,3

Nước

Papua-N

Guina
Kenya


5

1.1.4. Nguyên nhân
1.1.4.1. Những nguyên nhân chủ yếu
Hen phế quản thường do những nguyên nhân sau đây
- Các dị nguyên hô hấp như: Bụi nhà (chủ yếu là dị ứng ngun từ lồi
ve Acariens) khói, lơng súc vật, phấn hoa, các chất hố học và các chất có
mùi mạnh, các khí lạnh.
- Các dị ngun thức ăn: Cua, tơm, cá, sị, hến, trứng, các lồi thịt thú
rừng.
- Yếu tố nhiễm khuẩn như: Viêm phế quản, viêm phổi tái phát, viêm
phổi kẽ, viêm xoang, viêm amidan, VA và các bệnh hô hấp mạn tính khác đều
có thể là ngun nhân gây hen phế quản sau này.
+ Do virus: Một số virus ái hơ hấp cũng có thể gây hen thơng qua sự
tăng sản xuất IgE đặc hiệu đối với virus đó hoặc kích thích thụ thể phản xạ
trục.
+ Do nấm: Các nấm mốc gây hen phế quản thường có ở trong các ngôi
nhà ẩm thấp.
- Các yếu tố thuận lợi
+ Tuổi: Hen phế quản có thể bắt đầu xuất hiện vào bất kỳ lứa tuổi nào,
30% bệnh nhân bắt đầu có triệu chứng lúc 1 tuổi, trẻ dưới 6 tháng ít gặp, hen hay
gặp ở trẻ trên 1 tuổi, 80 - 90% số trẻ em xuất hiện triệu chứng hen trước 5 tuổi.
- Giới: Trước tuổi dậy thì hen phế quản thường gặp ở con trai, nhưng
sau tuổi dậy thì tỷ lệ con trai và con gái như nhau.
- Địa dư: Có sự liên quan giữa mơi trường địa lý, khí hậu ... với hen phế
quản. Các yếu tố khí hậu, thời tiết, độ ẩm, môi trường sinh thái ở từng vùng

có ảnh hưởng đến việc xuất hiện bệnh hen.
- Yếu tố gia đình: Qua nghiên cứu phả hệ của các gia đình có người bị
hen và nhận thấy những bệnh dị ứng sau đây có tính chất gia đình hen phế


6

quản, viêm mũi chu kỳ (sốt cỏ khô), viêm mũi khơng có chu kỳ (vận mạch và
sẫn ngứa), viêm da dị ứng.
- Yếu tố thần kinh: Trẻ bị xúc động mạnh, tình trạng lo lắng, sợ hãi, suy
nhược, tăng cảm giác.
- Yếu tố nội tiết: Người ta nhận thấy đến tuổi dậy thì hen phế quản có
thể khỏi hoặc giảm nhẹ. Hen phế quản nặng lên khi bị bệnh Addison, nhiễm
độc tuyến giáp [6], [9], [13], [14], [18].
1.1.5. Lâm sàng
1.1.5.1. Cơn hen cấp điển hình
Cơn hen cấp điển hình thường gặp là hen dị ứng, có triệu chứng lâm
sàng giống như ở người lớn.
- Giai đoạn khởi phát: Bệnh xuất hiện đột ngột thường là nửa đêm về
sáng, bắt đầu với những triệu chứng báo trước như ngứa mũi, hắt hơi, chảy
mũi nước, nước mắt, ho từng cơn, bồn chồn nhưng các triệu chứng khơng
phải lúc nào cũng có.
- Giai đoạn lên cơn: Cơn khó thở xảy ra, với khó thở chậm kỳ thở ra.
Trong cơn hen lồng ngực bệnh nhân căng ra, các cơ hô hấp phụ nổi rõ, có thể
có tím ở đầu tay chân sau đó lan ra mặt và tồn thân. Trẻ sị sè nghe phổi có
nhiều rales rít và rales ngáy. Cơn khó thở dài hay ngắn tuỳ theo từng bệnh
nhân.
- Giai đoạn lui cơn: Các triệu chứng trên khơng cịn, lúc này khám lâm
sàng bình thường. Tuy nhiên nếu làm một số trắc nghiệm gắng sức, dùng
acetycholine thì vẫn phát hiện tình trạng tăng phản ứng phế quản [1], [9], [10].

1.1.5.2. Hen không điển hình
Thường gặp ở trẻ nhỏ
- Hen đi kèm nhiễm virus đường hô hấp, khởi đầu bằng ho, sốt, sổ mũi,
sau đó trẻ bắt đầu sị sè, khó thở, ho thành cơn. Khám thực thể phát hiện hội


7

chứng khí phế thủng và nghe phổi có nhiều ran ngáy, ran rít lẫn ran ẩm vừa to
hạt. Triệu chứng thường kéo dài theo diễn tiến của bệnh nhiễm virus hơ hấp
và ít đáp ứng với thuốc dãn phế quản.
- Hen ở những trẻ trào ngược dạ dày thực quản. Trẻ hay bị những đợt
sị sè khó thở và ho nhất là ban đêm. Khám phổi vào những lúc lên cơn có
nhiều ran ngáy ,ran rít kèm hội chứng khí phế thủng. Những trẻ này thường
có tiền sử hay bị nôn trớ và chậm lên cân.
- Hen ẩn với biểu hiện những cơn ho kéo dài về ban đêm. Trẻ chỉ có ho
dai dẳng thành cơn nhất là ban đêm. Khám phổi khơng phát hiện triệu chứng gì
đặc biệt. Thể này đáp ứng tốt với Theophylin uống [4], [5],[6], [9], [18], [21].
1.1.6. Cận lâm sàng
- Các xét nghiệm hổ trợ chẩn đốn.
+ Xét nghiệm tìm bạch cầu ái toan, tinh thể Charcot - Leyden và vòng
xoắn Cushman.
+ Xét nghiệm máu: Bạch cầu ái toan trong máu tăng > 300 con/mm3
gợi ý một bệnh hen dị ứng.
+ Đo nồng độ IgE toàn phần trong máu > 20UI/ml (hen dị ứng).
1.1.7. Chẩn đốn
1.1.7.1. Hen dị ứng
* Các triệu chứng gợi ý
+ Có tiền sử hen và dị ứng (như: Chàm, mề đay, viêm mũi xoang dị
ứng, dị ứng thức ăn) của bản thân và gia đình.

+ Cơn hen có liên quan đến sự tiếp xúc với một hoặc nhiều dị ứng
nguyên.
+ Cơn hen xuất hiện đột ngột và đáp ứng nhanh với thuốc giãn phế quản.
* Chẩn đoán xác định
+ Tăng IgE toàn phần, tăng IgE đặc hiệu


8

+ Test lẫy da dương tính
+ Test gây hen với dị ứng ngun nghi ngờ dương tính
1.1.7.2. Hen khơng dị ứng
* Các triệu chứng gợi ý
+ Khơng có tiền sử về hen và dị ứng của bản thân và gia đình.
+ Cơn hen xuất hiện từ từ và liên quan đến nhiễm virus đường hơ hấp
hoặc các kích thích khơng đặc hiệu hay do trào ngược dạ dày thực quản ...
+ Cơn hen thường không nặng nề nhưng kéo dài.
+ Điều trị ít đáp ứng với thuốc giãn phế quản.
* Chẩn đốn xác định
+ Hen có liên quan đến nhiễm virus đường hô hấp và được xác định khi
đã loại trừ hen dị ứng và các nguyên nhân khác.
+ Hen do trào ngược dạ dày thực quản được chẩn đoán khi bệnh lý trào
ngược dạ dày thực quản được xác định và điều trị bệnh lý này thì tình trạng của
hen cải thiện rõ rệt, chẩn đoán cũng cần dựa vào đo pH thực quản [9], [15].
1.2. ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG PHỔI TRONG HEN PHẾ QUẢN
Việc đánh giá bệnh hen phế quản phải căn cứ vào triệu chứng và các
dấu hiệu trên lâm sàng. Tuy nhiên việc đánh giá đó còn phụ thuộc vào yếu tố
chủ quan của mỗi cá nhân đánh giá, vào thời điểm đánh giá và các giai đoạn
của bệnh, chưa kể những trường hợp tắc nghẽn phế quản thể ẩn rất khó phát
hiện trên lâm sàng. Do vậy, cần có những phương tiện đo lường chức năng

phổi để có thể đánh giá các bệnh tắc nghẽn phế quản một cách khách quan.
Đối với trẻ em, việc thăm dị chức năng phổi trước đây có thể thực hiện
bằng máy phế dung kế (Spirometer). Chức năng phổi và tình trạng tắc nghẽn
khí đạo có thể được đánh giá thông qua các chỉ số như:


9

- Thể tích phổi (pulmonary volume)
- Sức cản đường dẫn khí (Raw)
- Thể tích thở ra tối đa trong giây đầu bằng FEV1 (Forced Expiratory
Volume in 1 Second) giảm > 15% so với chuẩn.
- Đo lưu lượng đỉnh bằng máy đo PFM (Peak Flow Meter) giảm 20%
so với chuẩn.
- Đo FEV1 và PEF trước và sau phun thuốc giãn phế quản 15 phút. Nếu chỉ
số tăng ≥ 15% so với trước phun thuốc, xác định hen phế quản [2], [8], [20], [30].
- Lưu lượng quãng giữa của FVC.
- Đường biểu diễn lưu lượng theo thể tích
Các chỉ số đo lường trên tuy chính xác nhưng dụng cụ đo (Spirometer)
lại cồng kềnh và mất nhiều thời gian, hơn nữa nó khơng thể áp dụng rộng rãi
trong cộng đồng. Như vậy là việc áp dụng chúng rất hạn chế, không thể đáp
ứng với tình hình bệnh hen hiện nay. Để thay thế chức năng của phế dung kế
nhưng phạm vi áp dụng rộng rãi hơn, gọn nhẹ và dễ sử dụng tại nhà bệnh
nhân, máy đo lưu lượng đỉnh đã được WRIGHT và KERROW sử dụng lần
đầu tiên vào năm 1958 [24] đến nay đã trở thành dụng cụ phổ thông, được áp
dụng rộng rãi trên toàn thế giới, từ một mẫu máy ban đầu đến nay đã có hàng
chục PFM với những mẫu mà đa dạng khác nhau.
1.2.1. Nguyên lý hoạt động của PFM
Khi ta đặt một vật cản trong luồng khơng khí, vật cản này sẽ tạo ra một
sự giảm áp suất (đằng sau nó) tỷ lệ với diện tích vật cản, chiều dài của khoảng

cách từ đầu ống đến vật cản, lưu lượng luồng khí đi qua [33].


10

1.2.2. Cấu tạo của PFM: có hình vẽ minh hoạ

Hình 1.1. Cấu tạo của PFM

Hình 1.2. Máy đo PFM hiệu Vitalograph sản xuất tại EC
1.2.3. Công dụng của PFM
PFM dùng để đánh giá trị số lưu lượng đỉnh kỳ thở ra (PEF). Trị số này
giảm tỷ lệ với sự giảm thể tích phổi, sự hẹp và tắc nghẽn trong lịng phế quản.
Vậy PFM dùng để đo trị số PEF nhằm:
+ Đánh giá mức độ tắc nghẽn, mức độ nặng nhẹ của hen, của viêm phế
quản tắc nghẽn mạn tính COPD.
+ Nhẹ: PEF > 80%
+ Vừa: PEF 60 - 80%
+ Nặng: PEF < 60%

[29]


11

+ Quyết định thời điểm khởi đầu của một chế độ điều trị hen (khi PEF
< 80% trị số bình thường).
Ngoài ra các trị số lưu lượng đỉnh thở ra (PEF) là cơng cụ quan trọng
trong việc chẩn đốn và theo dõi hen.
Trị số PEF được so sánh lý tưởng nhất là với chính trị số tốt nhất trước

đây của bệnh nhân, sử dụng lưu lượng đỉnh của chính họ [2], [26],[27].
1.2.4. Cách đo PEF với máy PFM
Để có kết quả chính xác khi đo PEF với máy PFM, cần chấp hành
những nguyên tắc sau

Hình 1.3. Cách đo PEF với PFM
1. Lắp vòi thổi vào máy
2. Đưa kim chỉ về vạch 0
3. Đứng thẳng, giữ máy đo không cản trở con chạy di chuyển trên thước đo. Kiểm
tra để đưa con chạy về vị trí gốc trên thước.
4. Hít vào một hơi thật sâu, đặt đầu ống thổi của máy vào miệng, ngậm kín đầu thổi
và thổi ra thật mạnh và thật nhanh. Chú ý không để lưỡi chắn vào đầu thổi.
5. Ghi kết quả đưa con chạy về vị trí gốc
6. Đo lại hai lần nữa. Chọn kết quả cao nhất trong ba lần đo


12

1.2.5. Những hạn chế của PFM
Tuy PFM có thể đánh giá PEF một cách đơn giản, tiện lợi, qua đó có
thể đánh giá được mức độ tắc nghẽn khí đạo, nhưng PFM khơng hồn tồn
thay thế được vai trị của phế dung kế cổ điển (Sprirometer) vì:
+ PFM khơng thể phát hiện được bệnh lý tắc nghẽn ở các khí đạo nhỏ
trên những bệnh nhân hen kín đáo. Vì vậy PEF giảm có thể là một triệu chứng
chỉ điểm quá muộn của một bệnh lý tắc nghẽn tiềm tàng đã đến giai đoạn quá
trầm trọng [32].
+ Không thể chỉ dựa vào trị số PEF đơn độc để chẩn đoán hen.
+ Khơng thể đánh giá được vị trí tắc nghẽn hoặc tình trạng trao đổi khí [25]
+ PEF có thể giảm do những ngun nhân khơng do tắc nghẽn khí đạo
(ví dụ do giảm cường tính hơ hấp, những bất thường về hình thái lồng ngực ...)

+ Khơng thể đo PEF cho trẻ quá nhỏ (≤ 4 tuổi) vì thao tác tuy đơn giản
nhưng địi hỏi phải có sự hiểu biết và thực hiện đúng những động tác theo yêu
cầu [31].
1.2.6. Bảo quản máy PFM
Máy được chế tạo chính xác với chất lượng tốt để dùng lâu dài. Tuy
nhiên cần phải giữ máy sạch sẽ, vòi thổi hay các ống nối có thể sát trùng bằng
cách ngâm trong các dung dịch sát trùng thông thường sau khi đã được rửa
sạch bằng nước sạch, không được sát trùng bằng cách đun sôi hoặc hơ nóng
trên 750C.
Sau mỗi đợt sử dụng nên ngâm PFM trong nước ấm có pha một ít chất
tẩy nhẹ khoảng 30 phút để tẩy sạch các chất bẩn có thể đọng lại bên trong
máy (bụi, chất nhầy trong nước bọt ...) chất tẩy không được chứa các chất sát
khuẩn hoặc phénol.


13

Khi máy được sử dụng quá nhiều cần định kỳ tháo rời máy để kiểm tra
và lau chùi bên trong. Nếu không được giữ sạch sẽ, nấm mốc sẽ nhanh chóng
phát triển bên trong máy.
1.2.7. Trị số PEF bình thƣờng ở trẻ em
Bảng 1.2. Trị số PEF bình thường ở nam giới theo Godfrey và cộng sự
(1970) Brit. J.Dis chest 64.15 [28]

Tuổi
Chiều cao

5

8


11

15

100

24

24

24

105

51

51

51

110

77

77

77

115


104

104

104

120

130

130

130

125

156

156

156

130

183

183

183


135

209

209

209

140

236

236

236

414

145

262

262

262

423

150


289

289

289

432

155

315

315

315

440

160

342

342

342

448

(cm)



14

Bảng 1.3. Trị số PEF bình thường ở nữ giới theo Godfrey và cộng sự
(1970) Brit. J.Dis chest 64.15 [28]

Tuổi
Chiều cao

5

8

11

15

100

39

39

39

105

65


65

65

110

92

92

92

115

118

118

118

120

145

145

145

125


171

171

171

130

197

197

197

135

224

224

224

140

250

250

250


348

145

276

276

276

355

150

303

303

303

360

155

329

329

329


366

160

356

356

356

371

(cm)


15

CHƢƠNG 2

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƢỢNG
- Tiêu chuẩn chọn lựa:
Tất cả trẻ em 5-6 tuổi của Trường Mầm Non I và Mầm Non II Thành
Phố Huế mà khơng có các bệnh ở mục tiêu chuẩn loại trừ.
- Tiêu chuẩn loại trừ:
+ Trẻ em bị bệnh mãn tính như hen phế quản, viêm phế quản mãn, tim
bẩm sinh...
+ Trẻ em đang bị bệnh cấp tính.
+ Trẻ em có dị dạng lồng ngực như: lồng ngực hình phễu, hình ức gà,
gù vẹo cột sống.

+ Trẻ em bị suy dinh dưỡng mạn, chiều cao theo tuổi nhỏ hơn 90% trị
số bình thường.
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu
Điều tra dịch tễ ngang
2.2.2. Cách thức tiến hành
- Lập phiếu nghiên cứu bao gồm các thông số:
+ Họ và tên
+ Tuổi
+ Giới
+ Chiều cao
+ PEF
- Đo chiều cao


16

- Hƣớng dẫn học sinh cách thổi PEF

Hình 2.1. Cách đo PEF bằng PFM
1) Lắp vòi thổi vào máy.
2) Đưa kim chỉ về vạch 0.
3) Cầm máy nhẹ nhàng sao cho tay khơng đụng vào thước. Khơng làm
bít lỗ thơng ở đầu cuối của máy.
4) Đứng thẳng, cằm nâng cao, giữ máy như hình 2.1. Hít vào thật sâu
và thở ra thật mạnh và nhanh. Đọc số kim chỉ trên thước. Đưa kim chỉ về lại
số 0. Thổi 3 lần và lấy trị số cao nhất.


17


2.2.3. Phƣơng tiện nghiên cứu:
- Máy đo PEF hiệu Vitalograph của EC (xem hình 2.2).
- Thước đo chiều cao.

Hình 2.2. Máy đo hiệu Vitalograph của EC
2.2.4. Xử lý thống kê:
- Các phương pháp xử lý thống kê:
Số liệu được nhập và xử lý bằng chương trình SPSS for WINDOW
10.0 sử dụng các phép tính thống kê sau:
* Thống kê tổng qt, tính tỉ lệ, tính trị số trung bình và độ lệch chuẩn.
* Phép kiểm định T - test cặp đơi.
* Phép tính tương quan r.
- Các cơng thức được sử dụng:
+ Cơng thức tính trị số trung bình:


18

X  x / n
+ Cơng thức tính độ lệch chuẩn:

SD 

 (X  X)

2

n 1


+ Cơng thức tính tỉ lệ: p = k/N
Trong đó: k là tần suất, n là cỡ mẫu
+ Công thức kiểm định t - test cặp đơi:

dx
t
n
Sd
Trong đó:
- d x : Là trung bình của chênh lệch.
- Sd: là độ lệch chuẩn của chênh lệch.
+ Trong tất cả các phương pháp kiểm định đều lấy ( = 0,05 hoặc 0,01
trong đó: 0 là số quan sát, E là số tính tốn.
- Hệ số tương quan Pearson (r):

r

n  xy   x  y

 n x  ( x) n y  ( y) 
2

2

2

Trong đó:
+ x là trị số của biến x, y là trị số của biến y.
Kiểm định hệ số tương quan theo công thức sau:


t

n2
1 r2

2

1
2


19

Tương quan có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.
Đánh giá tương quan như sau:
* Trị số r > 0: gọi là tương quan thuận.
* Trị số r < 0: gọi là trị số tương quan nghịch.
* r ≥ 0,7: tương quan rất chặt.
* 0,5 ≤ r < 0,7 : tương quan khá chặt.
* 0,3 ≤ r < 0,5: tương quan vừa.
* r < 0,3: rất ít tương quan.


20

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. THỐNG KÊ CHUNG VỀ GIỚI, TUỔI, CHIỀU CAO VÀ PEF
Số trẻ em chúng tôi nghiên cứu là 378 trẻ có độ tuổi thấp nhất là 5 tuổi,

cao nhất là 6 tuổi. Kết quả nghiên cứu cụ thể như sau:
3.1.1. Giới
Bảng 3.1. Phân bố theo giới

Giới

n

Tỷ lệ (%)

Nam

204

53,97

Nữ

174

46,03

Biểu đồ 3.1. Phân bố theo giới
Nhận xét: Trong 378 trẻ em có tỷ lệ nam là 53,97%, nữ là 46,03%.


21

3.1.2. Tuổi
Bảng 3.2. So sánh tuổi trung bình theo giới


Tuổi tối

Tuổi tối

thiểu

đa

204

5

6

5,38 ± 0,49

Nữ

174

5

6

5,35 ± 0,48

Chung

378


5

6

5,37 ± 0,48

Giới

n

Nam

X  SD

p

> 0,05

Biểu đồ 3.2. Tuổi trung bình theo giới
* Nhận xét: Tuổi trung bình theo giới khơng khác biệt, có ý nghĩa
thống kê với p > 0,05.


22

3.1.3. Chiều cao
Bảng 3.3. So sánh chiều cao trung bình theo giới

Giới


n

Chiều cao

Chiều cao

tối thiểu

tối đa

Chiều cao
trung bình

p

X  SD

Nam

204

101

125

113,00 ± 4,75

Nữ


174

100

128

112,91 ± 5,73

Chung

378

100

129

112,96 ± 5,22

> 0,05

Chiều cao
(cm)

Biểu đồ 3.3. So sánh chiều cao trung bình theo giới
Nhận xét: Chiều cao trung bình theo giới khơng khác biệt có ý nghĩa
thống kê với p > 0,05.


×