Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

Nghiên cứu nhiễm trùng đường tiểu ở người lớn tại phường trường an, thành phố huế bằng giấy thử 10 thông số

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (648.97 KB, 40 trang )


1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Nhiễm trùng đường tiểu là một bệnh lý thường gặp nhất trong các bệnh lý
thận-tiết niệu được điều trị ở bệnh viện cũng như ở y tế cơ sở. Nhiễm trùng
đường tiểu bao gồm nhiễm trùng đường tiểu cao (viêm thận bể thận) và nhiễm
trùng đường tiểu thấp (viêm bàng quang, niệu đạo). Trong đó nhiễm trùng
đường tiểu cao là một bệnh cảnh nặng đe dọa đến tính mạng người bệnh trước
mắt và cũng như lâu dài.
Bệnh thường xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất là tuổi lao
động và bệnh lý sỏi tiết niệu chiếm tỉ lệ đáng kể. Nhiễm trùng đường tiểu có thể
là nguyên phát nếu có tổn thương hoặc bất thường bộ máy bài niệu trước đó,
nhưng thường gặp nhất là thứ phát tức là xảy ra trên cơ địa có các yếu tố thuận
lợi như: sỏi thận-tiết niệu, u xơ tiền liệt tuyến, các thủ thuật niệu khoa (sond tiểu,
nội soi, sinh thiết), khối u chèn ép, có thai, hẹp đường bài niệu bẩm sinh hay
mắc phải, suy giảm miễn dịch và đái tháo đường.
Cấy nước tiểu có vi khuẩn là xét nghiệm cần thiết có giá trị trong chẩn
đoán nhiễm trùng đường tiểu . Tuy nhiên thực tế lâm sàng có rất nhiều yếu tố
làm ảnh hưởng sai lệch kết quả cấy nước tiểu như kháng sinh sử dụng trước đó,
nhiễm trùng đường tiểu mãn nên để chẩn đoán nhiễm trùng đường tiểu cần
phối hợp nhiều yếu tố thuận lợi khác như lâm sàng, bạch cầu niệu từ đó sẽ giúp
chẩn đoán điều trị đúng để khống chế những hậu quả nặng nề cho bệnh nhân.
Ngày nay xét nghiệm nước tiểu bằng giấy thử là một trong những tiến bộ
của ngành sinh hóa giúp xác định một vài thông số trong nước tiểu nhằm phục
vụ cho công tác khám, chẩn đoán và điều trị NTĐT ngày một tiện lợi và chính
xác hơn nhất là trong lĩnh vực khám điều tra cộng đồng nhằm phát hiện những
bất thường trong nước tiểu ở giai đoạn mà triệu chứng lâm sàng còn nghèo nàn.
Trong đó có hai thông số giúp chẩn đoán nhanh nhiễm trùng niệu là bạch cầu
niệu và nitrit niệu. Vì vậy khám xét nước tiểu qua giấy thử 10 thông số để phát
hiện bệnh NTĐT ở người lớn tại phường Trường An, thành phố Huế là việc làm



2
có giá trị khoa học vừa mang ý nghĩa trong việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho
nhân dân. Từ những lập luận thực tiển trên chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu
nhiễm trùng đường tiểu ở người lớn tại phường Trường An, thành phố Huế"
bằng giấy thử 10 thông số” nhằm mục tiêu
- Xác định tỉ lệ nhiễm trùng đường tiểu ở người lớn tại phường Trường
An thành phố Huế bằng khám lâm sàng và thử nước tiểu.
- Liên quan giữa nhiễm trùng đường tiểu và các thông số khác để có
hướng dự phòng, chẩn đoán sớm và điều trị sớm cho bệnh nhân.

3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1.SƠ LƢỢC GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ HỆ TIẾT NIỆU.
1.1.1.Thận.
1.1.1.1.Hình thể ngoài của thận.
- Thận có hình quả đậu, bề mặt trơn láng, mặt trước cong, mặt sau gần
phẳng. Bờ ngoài tròn, bờ trong lõm có rốn thận.
-Kích thước: dài từ 9-12cm, rộng 4-6cm, dày 3-4cm, mỗi thận nặng 150g.
- Vị trí: thận nằm sau phúc mạc, hai bên cột sống từ D12 đến cột sống L3
trước cơ thắt lưng, trục hình chữ V ngược, thận phải thấp hơn thận trái, cực dưới
thận phải cách mào chậu 2-3cm, thận trái cách mào chậu 3-5cm.
1.1.1.2.Hình thể trong của thận.
- Cắt đôi thận có xoang thận bên trong, bao quanh thận là nhu mô thận,
chổ lồi hình nón gọi là nhú thận, chổ lõm úp vào nhú thận gọi là đài thận nhỏ,
nhiều đài thận nhỏ tạo thành đài thận lớn, thường có 7-14 đài thận nhỏ, 2-3 đài
thận lớn, các đài thận hợp lại tạo thành bể thận nối tiếp với NQ.
1.1.2.Niệu quản (NQ) Gồm có hai NQ , là ống dẫn nƣớc tiểu xuống BQ.

- Vị trí: nằm sau phúcmạc, dọc hai bên cột sống thắt lưng và ép sát vào
thành bụng sau.
- Hình dáng và kích thước: đường kính NQ khi căng gần bằng 5mm đều
từ trên xuống dưới trừ 3 đoạn hẹp, một ở vị trí nối bể thận NQ, một ở đoạn bắt
chéo động mạch chậu ở đường cong xương chậu, một ở trong thành BQ, trung
bình dài 25-28cm, chia 2 đoạn: đoạn bụng và đoạn hông, mỗi đoạn dài 12,5-
14cm. 1.1.3.Bàng quang (BQ)
BQ là một tạng rỗng dưới phúc mạc trong chậu hông bó sau gò mu, trên
cơ nâng hậu môn, trước các tạng sinh dục và trực tràng.BQ là một túi chứa nước
tiểu có dung tích ở người lớn là 250-350ml, khi đầy nước tiểu BQ có hình cầu.


4
1.1.4.Niệu đạo (NĐ): ở nam và nữ khác nhau.
1.1.4.1.Niệu đạo ở nam.
- Là đường dẫn tiểu từ cổ BQ qua đáy chậu tới dương vật, NĐ ở nam giới cũng
là đường xuất tinh. NĐ được chia làm hai phần:
- NĐ sau
- NĐ trước được vật xốp bao quanh
- NĐ có đường gấp 90o từ NĐ sau đến NĐ trước.
1.1.4.2.Niệu đạo ở nữ.
Đi từ cổ BQ tới âm hộ ở đáy chậu, đường đi chếch xuống dưới ra trước.
Có hai đoạn: đoạn chậu hông và đoạn đáy chậu.
1.2. SINH LÝ THẬN TIẾT NIỆU.
1.2.1.Thận.
Là cơ quan chính của hệ bài tiết. Nhờ vào những cấu trúc đặc biệt của các
đơn vị cầu thận ở nhu mô thận, thận thực hiện 4 chức năng chính sau: chức năng
lọc của cầu thận, chức năng tái hấp thu và bài tiết của ống thận, chức năng điều
hòa thăng bằng kiềm toan và muối nước, chức năng nội tiết.
1.2.2.Đƣờng tiết niệu trên.

Dẫn nước tiểu từ ống góp để vào đài thận qua bể thận xuống NQ trước khi
đổ vào BQ.
1.2.3.Bàng quang niệu đạo.
Chứa đứng nứoc tiểu bài tiết từ thận qua NQ xuống, sau đó thải nước tiểu
qua NĐ ra ngoài. Hoạt động nhịp nhàng này do tác động của thần kinh và hệ
thống cấu tạo đặc của cơ BQ, tạo nên sự thay đổi áp lực của BQ và NĐ với hai
tính chất đặc biệt là tính sinh cơ học đàn hồi và tính chất co bóp của lớp cơ.
1.3. DỊCH TỂ HỌC NTĐT
1.3.1.Ở Việt Nam.
- Theo Võ phụng, Phạm Như Thế, viêm thận bể thận (VTBT) phụ thuộc
vào tuổi và giới, VTBT cấp thường gặp ở trẻ em, gái bị nhiều hơn trai, ở người

5
trung niên hay gặp ở phụ nữ trong thời kỳ có thai hoặc sau khi sinh, nam giới
gặp VTBT do sỏi, chít hẹp NQ, người lớn tuổi hay gặp có u xơ tiền liệt tuyến.
- Theo Nguyễn Văn Xang, VTBT là bệnh nhiễm khuẩn, viêm thận kẻ là
bệnh do thuốc và qua công trình nghiên cứu tử vong do bệnh tiết niệu bằng mổ
tử thi từ năm 1978-1982 có 34% do VTBT mạn, 46% do viêm cầu thận cấp ở
Việt Nam.
- Tại Bệnh viện Trung ương Huế: theo tác giả Võ Tam, nguyên nhân
thường gặp nhất là do E. coli, lứa tuổi thường gặp của NTĐT là 40-60 tuổi; nữ
chiếm 66,6%.
1.3.2.Ở nƣớc ngoài.
- Người ta thường xếp VTBT thuộc vào nhóm NTĐT chung. Tại Mỹ
NTĐT vẫn tiếp tục là một trong những nguyên nhân chủ yếu của tỉ lệ tử vong và
phải tốn khoản chi phí lớn nhất trong chăm sóc sức khỏe. Bệnh gặp ở nữ nhiều
hơn, đặc biệt phụ nữ trong lứa tuổi hoạt động tình dục, đặt vòng tránh thai,
thường là nhiễm trùng tự phát mang tính tạm thời, nam hay gặp ở lứa tuổi sau
50, thường là nhiễm khuẩn thứ phát (bệnh thận phối hợp, đặt sond tiểu )
- Nhiễm trùng nhu mô thận và nước tiểu xuất hiện trong lúc có thai được

định nghĩa là viêm thận bể thận thai nghén. Sự mang thai không làm tăng tỉ lệ
NTĐT ở phụ nữ trẻ, nó không tạo nên một yếu tố thuận lợi. Ở Bệnh viện Foch,
NTĐT ở phu ûnữ mang thai chiếm 6,2%, và được phân bố như sau:
NTĐT thấp: 79,4%
NTĐT cao: 10,8%
NTĐT không có triệu chứng: 5,1%
NTĐT tái phát: 4,7%
-NTĐT chiếm hàng đầu trong bệnh lý ĐTĐ. Trong những năm 60, một số
nghiên cứu công bố: 18% phụ nữ ĐTĐ có vi khuẩn niệu (>105 khuẩn lạc /ml) và
5% ở nam giới, trong khi chỉ 1-2% ở người không bị ĐTĐ.



6
1.4. NGUYÊN NHÂN, ĐƢỜNG XÂM NHẬP, YẾU TỐ THUẬN LỢI
NTĐT
1.4.1.Nguyên nhân
- Có nhiều loại vi khuẩn khác có thể gây VTBT nhưng hay gặp nhất là các
trực khuẩn gram âm thuộc dòng Enterobacter, chúng chịu trách nhiệm 80% các
trường hợp NTĐT cấp tính ở những bệnh nhân không có bất thường hoặc sỏi
đường tiết niệu.
Sau đây là bảng cho thấy các vi khuẩn được tìm thấy trong VTBT cấp và
mạn theo Poppel
Bảng 1.1. Các vi khuẩn được tìm thấy trong viêm thận bể thận cấp và mạn
Vi khuẩn
Viêm thận bể thậncấp
Viêm thận bể thận mạn

Số BN
%

Số BN
%
E. Coli
60
48.3
29
33.3
Citrobacter
1
0.8


Klebsiella
16
12.9
10
11.4
Proteus
12
9.6
19
21.8
Tụ cầu
8
6.4


Liên cầu
8
6.4

3
3.4
Trực khuẩn mủ xanh
18
14.5
26
29.8
Các nguyên nhân khác
1
0.8


Tổng cộng
124
87
- Trong các vi khuẩn thường gặp: E. Coli, Proteus mirabilis, Klebsiella,
Enterococci, Enterobacter Aerogene thì E. Coli vẫn chiếm tỉ lệ gây bệnh cao
nhất: Theo Nguyễn Thi Khuê 70-80%, Rubin RH 89,2% ở ngoài bệnh viện và
61% ở trong bệnh viện.
- Proteus và Morganella nhờ có enzym Ureaza và chủng Klebsiella qua
sản sinh polysacharit và chất nhầy ở ngoại bào là yếu tố tiền sinh sỏi và thường
được phân lập ở bệnh nhân bị sỏi hệ tiết niệu, đáng kể nhất là Proteus mirabilis ở

7
những phụ nữ có tiểu rát, tiểu khó, tiểu mủ, số lượng vi khuẩn thấp trong nước
tiểu 102-104 Kl/mol cũng thường là do nhóm này gây ra
- Các trực khuẩn đường ruột mặc dù có độc tính thấp nhưng thường gây ra
NTĐT . Ngoài trực khuẩn gram âm đường ruột gây bệnh, còn gặp các nguyên
nhân khác như: Pseudomonas, aeruginosa, Serratia,
- Các vi khuẩn gram dương đường ruột chỉ có Staphylococus faecalis là

đóng vai trò chính trong NTĐT
-Staphylococcus hiếm khi được phân lập và thường gây ra NTĐT nguyên
phát bằng đường máu. Tuy nhiên Staphylococcus Saprophyticus không có men
coagulase là nguyên nhân quan trọng. Staphylococcus Epidermidis thường là
nguyên nhân ở những bệnh nhân đặt sond tiểu.
1.4.2.Đường xâm nhập
Các tác nhân gây bệnh xâm nhập theo 3 đường ngược dòng, thể dịch (máu
và bạch huyết) và trực tiếp như thủ thuật nội soi. Trước đây theo một số tác giả
như Ngô Gia Hy, L. Ducassou cho rằng đường xam nhập chủ yếu là theo đường
máu. Nhưng hiện nay theo Rubin. RH, Emil A. Tanagho thì đường ngược dòng
là chủ yếu chiếm 95%
1.4.2.1.Ngược dòng
Nhiễm trùng ngược dòng qua NĐ do các vi khuẩn ruột cư trú ở miệng lỗ
tiểu, bám quanh âm hộ ở nữ, sau đó xâm nhập vào BQ ngược dòng NQ. Trên
thực nghiệm cho thấy, khi đưa vi khuẩn vào BQ có thể gây VTBT cấp. Vi khuẩn
đã mượn đường niệu đạo để lên thận, bằng chứng là nếu cắt một bên thì làm cho
thận cùng bên không bị viêm. Hiện tượng này càng xảy ra nếu có sự bế tắc
đường tiểu duới.
1.4.2.2.Thể dịch
VTBT cấp theo đường máu xảy ra khi bệnh nhân có NTĐT với tắt nghẽn
thận. Tắt nghẽn làm tăng sự nhạy cảm của thận đối với sự nhiễm trùng, nếu
không có tắt nghẽn thận đề kháng tốt với hầu hết vi khuẩn. Tuy nhiên với tụ cầu
có Coagulase (+) và Candida có khả năng gây nhiễm trùng thận mà không có sự

8
tắt nghẽn và là nguyên nhân quan trọng của VTBT bằng đường máu. Theo
Francke, viêm âm đạo, cổ tử cung có thể mượn đường bạch huyết để xâm nhập
bàng quang vì hai cơ quan này có liên hệ với nhau qua bạch huyết. Theo cơ chế
tương tự, viêm đại tràng lên có thể xâm nhập thận phải gọi là chu kỳ ruột thận.
1.4.2.3.Trực tiếp

Do sử dụng các dụng cụ thăm dò hoặc điều trị đã đưa vi khuẩn vào đường
tiểu mà không tôn trọng nguyên tắc vô trùng hoặc do viêm nhiễm cơ quan lân
cận gây dò vào đường tiểu. Trong trường hợp đặt ống thông tại chỗ, tỉ lệ nhiễm
trùng sẽ tăng.
1.4.3.Vai trò của yếu tố thuận lợi trong NTĐT
1.4.3.1.Nhiễm trùng đường tiểu và sỏi
Cần phân biệt NTĐT thứ phát do sỏi có trước và nhiễm trùng chịu sự
thành lập sỏi.
1.4.3.2. Sỏi gây nhiễm trùng
-Chiếm 10% tất cả các sỏi và hơn 40% các sỏi cần điều trị ngoại khoa.
-E. Coli chiếm 80% các mầm bệnh được tìm thấy trong một NTĐT thông
thường, phân tích vi trùng các sỏi nhiễm trùng cho thấy trội các mầm bệnh sản
xuất men urease mà thường gặp nhất là proteus mirabilis (hơn 20%).Các mầm
bệnh cơ hội thường tìm thấy ở người có sỏi tái phát. Về lâm sàng có 2 thể nhiễm
trùng chính: thể cấp và thể nhiễm trùng niệu mạn, trong đó thể cấp hay gặp nhất.
1.4.3.3.Nhiễm trùng tạo sỏi
Có khi chính sự thành lập sỏi là thứ phát do nhiễm trùng nguyên ở thận.
Một số vi khuẩn sản xuất các men Ureolytique có khả năng thủy phân urê phóng
thích amoniac và khí cacbonique ra môi trường xung quanh. Urease làm tăng
nồng độ trong nước tiểu của amoniac và làm kiềm hóa nước tiểu, hậu quả là kết
tinh trong nước tiểu các phosphate amoni magnesiums và Appatite. Các tinh thể
lắng đọng trên một khuôn gồm mucoprotein, hydrate de carbone và các mảnh
vụn tế bào. Briset và cộng sự đã tìm thấy trên 500m sỏi san hô, NTĐT 91% các
trường hợp. Proteus mirabilis chiếm 61% và 75% bệnh nhận trước đó không

9
được điều trị; phải chăng đây là một vòng luẩn quẩn: sỏi làm dễ nhiễm trùng và
nhiễm trùng lại tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập sỏi.
Theo Ngô Gia Hy, có 2 vòng luẩn quẩn trong tắt nghẽn đó là:





Hậu quả cuối cùng của tắt nghẽn đường dẫn tiểu là ứ nước thận, NQ làm
áp lực nang Bowman tăng, đưa đến giảm áp lực lọc, giảm tốc độ lọc của thận.
1.4.3.4.Thai nghén
Yếu tố thuận lợi cho sự đi lên của mầm bệnh từ BQ đến thận là giảm
trương lực BQ và giảm sinh lý đường bài niệu cho sự mang thai. Có tiền sử
nhiễm trùng trước khi mang thai là yếu tố nguy cơ quan trọng.
1.4.3.5. Sond tiểu hoặc đưa dụng cụ thăm dò vào đường tiểu
Xuất hiện vi khuẩn niệu là một trong những nguy cơ lớn trong việc đưa
ống thông vào đường tiểu. Tỉ lệ NTĐT sau khi sond tiểu: 40% các nhiễm trùng
và 75% trong số đó do đưa ống sond vào BQ hoặc thăm dò nội soi. Tỉ lệ này
thay đổi tùy theo đặt sond thường xuyên hay tạm thời. Sond BQ một lần duy
nhất sẽ xuất hiện vi khuẩn ở 1% những người khoẻ mạnh.
1.4.3.6. Phụt ngược BQ-NQ
Nguyên nhân chính của sự giảm chức năng thận ở trẻ em có phụt ngược
BQ-NQ là NTĐT. Liên quan giữa phụt ngược BQ-NQ và VTBT cấp với sẹo
vùng vỏ thận hiện nay đã được biết rõ.
1.4.3.7.Đái tháo đường
ĐTĐ là một cơ địa đáng ngại, có nguy cơ NTĐT cao, kết hợp làm tăng tỉ
lệ và độ trầm trọng của nhiễm trùng là: tuổi, lượng đường niệu, mất trương lực
bàng quang, các rối loạn tưới máu thận, giảm chức năng thực bào của bạch cầu.


Nhiãùm truìng


Bãú tàõc Xå hoïa
ÆÏ âoüng



Bãú tàõc Soíi

10
1.5.NHỮNG XÉT NGHIỆM PHÁT HIỆN BẰNG GIẤY THỬ
Xét nghiệm các chất và các thành phần hữu hình trong nước tiểu có một
giá trị quan trọng trong thực hành lâm sàng. Nó không chỉ cho phép chẩn đoán
các bệnh lý của hệ thống thận tiết niệu, mà còn giúp phát hiện nhiều bệnh lý ở
các cơ quan khác.
Trước đây, việc xét nghiệm nước tiểu chỉ có thể thực hiện ở các phòng xét
nghiệm. Trong hơn 20 năm trở lại đây, que thử nước tiểu nhanh đã được áp
dụng trong thực hành lâm sàng và đã nhanh chóng khẳng định vai trò của mình
trong việc phát hiện các bất thường của nước tiểu, vì vậy được sử dụng ngày
càng nhiều và có độ tin tưởng cao.
Dùng que thử nước tiểu có nhiều lợi điểm trong lâm sàng:
- Nhanh chóng, có thể áp dụng ở mọi nơi.
- Đơn giản, khôn cần phải có những kỹ thuật viên xét nghiêm được đào
tạo kỹ.
- Rẻ tiền.
- Kết quả tương đối chính xác.
- Thử 1 lần có thể cho biết được nhiều thông số trong nước tiểu cùng
lúc.
Hiện nay có rất nhiều loại que thử nước tiểu trên thị trường, tuỳ thuộc vào
từng hãng sản xuất mà một que thử nước tiểu có thể gồm 3 thông số, 5 thông số,
8 thông số hoặc 10 thông số.
Đối với bệnh lý NTĐT, thử nước tiểu bằng giấy thử đã khẳng định được
vai trò quan trong của nó trong chẩn đoán và đã được nhiều tác giả khẳng định
giá trị khi so sánh với cấy nước tiểu và xét nghiệm sinh hoá vi trùng nước tiểu.
Một bệnh nhân bị NTĐT thường có:

- Vi khuẩn niệu (+)
- Bạch cầu niệu (+)
- Nitrit niệu (+)
- Protein niệu (+)

11
- Hồng cầu niệu (+)
Trong các chỉ số đó, giấy thử nước tiểu có giá trị rất cao trong việc phát
hiện ra bạch cầu niệu và Nitrit niệu, chỉ số vi khuẩn niệu chỉ có thể phát hiện
nhờ phòng xét nghiệm vi sinh (soi, cấy), còn Protein niệu và hồng cầu niệu có
thể được thấy trong nhiều bệnh lý khác nên độ đặc hiệu không cao cho NTĐT.
Bertram L.Kasiske phân tích kết quảcủa 52 nghiên cứu ở các đối tượng
khác nhau về giá trị của Nitrite niệu dương tính đơn độc, bạch cầu niệu dương
tính đơn độc hoặc cả hai dương tính thì có kết luận rằng khi cả xét nghiệm bạch
cầu và Nitrite niệu dương tính cho thông tin có giá trị chẩn đoán NTĐT.
Theo Roberth. Rubin thì chỉ số đánh giá kết quả Nitrite niệu và bạch cầu
niệu có giá trị tiên đoán 97%, độ nhạy 87%, độ đặc hiệu 67% trong chẩn đoán
NTĐT.

12
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
-Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi gồm 248 người lớn từ 18 tuổi trở lên
được chọn ngẫu nhiên và phân bố theo giới và tuổi tại phường Trường An-
Thành phố Huế.
-Thời gian nghiên cứu: từ tháng 11 năm 2004 đến tháng 5 năm 2005.
*Vài nét về đặc điểm dân số, ngành nghề của phường nghiên cứu: phường
Trường An - thành phố Huế: Là một phường nằm ở phía Nam Thành Phố Huế.

80% dân ở đây sống bằng nghề buôn bán và một số ngành nghề tiểu thủ công
(làm hương, may mặc, gò hàn, thợ nề, thợ mộc ), 20% là cán bộ công nhân viên
chức nhà nước.
-Kích cở mẫu:
Chúng tôi chọn cở mẫu nghiên cứu dựa vào công thức sau:
 
 
d
p
pn
α
Z
2
1
1
2
2



Trong đó:Ġ là giá trị giới hạn tương đối với độ tin cậy, ở trong nghiên cứu này
chúng tôi chọn độ tin cậy là 95% nênĠ tương ứng sẽ là 1,96.
P: tần suất mắc bệnh được ước lượng trong quần thể dựa vào một nghiên
cứu có trước. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành làm hai đợt để thực
hiện đủ số lượng đối tượng nghiên cứu theo yêu cầu, đợt một gồm 117 người;
đợt hai tiến hành sau đợt một ba tháng gồm 131 người.
Trong đợt 1 chúng tôi khảo sát có 17/117 người NTĐT tương ứng với tỉ lệ
14,5% (p=0.145).
d2: là độ chính xác mong muốn, là sự chệnh lệch giữa giá trị cao nhất hay
thấp nhất so với trung vị.

Trong nghiên cứu này chúng tôi mong muốn độ chính xác là 0,05.
Vậy cở mẫu tối thiểu (n) cần phải đạt là:

13
 
 
ngæåìi
1,96
n 1915,190
05,0
855,0145,0
2
2




Qua cả hai đợt khảo sát chúng tôi đã tiến hành được 248 đối tượng, như
vậy nghiên cứu này của chúng tôi đã đạt được yêu cầu về kích cở mẫu.
-Tiêu chuẩn loại trừ
+Trẻ em (dưới 18 tuổi)
+Những người đang điều trị ngoại trú bệnh lý thận.
+Những người lú lẩn, tâm thần và người không hợp tác
2.2.PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Áp dụng phương pháp nghiên cứu cắt ngang dựa vào 248 người lớn tuổi
(từ 18 tuổi trở lên) tại phường Trường An thành phố Huế.
2.2.1.Các tiêu chuẩn để chẩn đoán nhiễm trùng đƣờng tiểu
*Tiêu chuẩn lâm sàng:
-Các dấu hiệu toàn thân:
+Sốt, rét run, mạch nhanh.

+Vẻ mặt nhiễm trùng, môi khô, lưỡi bẩn
-Đường tiết niệu cao:
+Rối loạn tiểu tiện.
+Tiểu đục, tiểu máu, có khi tiểu ra sỏi.
+Đau thắt lưng, cơn đau quặn thận
-Đường niệu thấp
+Tiểu buốt, tiểu rắc, tiểu đục, có mủ hoặc máu
+Đau tức vùng hạ vị.
+Có thể có cầu BQ.
*Tiêu chuẩn cận lâm sàng:
-Sinh hóa nước tiểu
-Tế bào vi trùng
-Cấy nước tiểu>105 khuẩn lạc/ml


14
2.2.2.Cách tiến hành nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả có định hướng trực tiếp thăm khám trên các đối tượng,
ghi nhận các tư liệu về lâm sàng, các kết quả 10 thông số nước tiểu. Ghi nhận
các thông tin vào mẫu nghiên cứu và xử lý số liệu.
2.2.2.1. Chọn đối tượng
Theo 2 bước sau:
Bước 1: Bốc thăm ngẫu nhiên 1 tổ trong 18 tổ dân phố của Phường Trường An.
Kết quả là chúng tôi tiến hành nghiên cứu ở tổ 17.
Bước 2: Bốc thăm hộ gia đình: với ước đoán 1 gia đình chúng tôi sẽ khám được
từ 2 đến 3 người lớn, nên cần khoảng 100 hộ gia đình là đủ yêu cầu.
2.2.2.2. Lập hồ sơ
Mỗi đối tượng nghiên cứu có một bộ hồ sơ bằng câu hỏi (protocol)
2.2.2.3.Thăm khám lâm sàng trực tiếp đối tượng
-Tiền sử bản thận

-Tiền sử gia đình
-Khám hiện tại: chú ý các biểu hiện của NTĐT (theo bảng điều tra đính kèm)
2.2.2.4.Xét nghiệm nước tiểu
*Nguyên lý của test thử nước tiểu 10 thông số (URS-10)
- Glucose: dựa trên một phản ứng enzym đôi.
+Enzym thứ nhất: là gluco oxydase, sẽ phân tích glucose nước tiểu thành
gluconic acid và hydrogen perocide bằng cách oxy hóa phân tử glucose.
+Enzym thứ hai: peroxidase thúc đẩy phản ứng hydrogen nocid Iodua
Kali và sẽ chuyển màu từ xanh nhạt sang xanh thẫm rồi màu đà nhạt và cuối
cùng là màu nâu đậm, tùy thuộc vào nồng độ glucose trong nước tiểu.
- Bilirubin: dựa trên sự kết hợp của bilirubin với một chất Dicloroaniline
trong môi trường acid mạnh tùy thuộc vào nồng độ của bilirubin, màu của giấy
thử sẽ chuyển từ màu nâu nhạt sang màu nâu đỏ.
- Ketone: dựa trên phản ứng giữa acide axeto axetic với Nitro prusside
natri ở trong một môi trường base mạnh. Tùy thuộc vào nồng độ của acid

15
acetoacetic trong nước tiểu mà màu của giấy thử sẽ chuyển từ màu hồng nhạt
(âm tính) chuyển sang màu đỏ tía (phản ứng dương tính)
-Tỷ trọng nƣớc tiểu: dựa trên nguyên lý của sự thay đổi p Ka từng phần
của một số chất đa điện phân. Trong mối liên quan với nồng độ của các ion với
sự hiện diện của một số chất chỉ thị màu biến đổi từ màu xanh đậm trong nước
tiểu khi nồng độ cácc ion thấp cho đến màu vàng xanh khi nồng độ cao hơn.
-Hồng cầu: dựa trên nguyên lý Hemoglobin và hồng cầu có hoạt tính của men
Pseudoperoxidase và nó sẽ làm xúc tác cho phản ứng của chất 3, 3'; 5, 5' Tetra
methyl benzidine. Với chất peroxide hữu cơ kết quả màu chuyển từ màu cam
sang màu vàng xanh rồi đến màu xanh đậm. Một lượng máu lớn ở trong nước
tiểu sẽ chuyển màu này trở thành màu xanh đậm.
- pH: dựa trên phương pháp chỉ thị pH đôi. Trong phương pháp này thì
chất xanh Bromothymol và chất đỏ Methyl và sẽ xác định chất màu chất thử

thay đổi. Khi pH thay đổi từ 5-9 màu của chất thử sẽ biến đổi từ màu đỏ cam
sang màu vàng đến màu vàng xanh và cuối cùng là màu xanh.
-Protein: Xác định protein bằng que thử URS-10 trên nguyên lý sai số
của chất chỉ thị. Protein ở một độ PH nhất địnhkhi có hiện diện protein trong
nước tiểu thì chất chỉ thị này sẽ chuyển sang màu xanh, khi không có protein
trong nước tiểu thì chất chỉ thị có màu vàng, sau đó biến đổi sang màu xanh,
xanh nhạt, xanh đậm tùy thuộc vào nồng độ của protein trong nước tiểu.
-Urobilinogen: dựa trên phản ứng Elidich cải tiến, trong đó chất chỉ thị P-
Diethyl aminobenzaldehye sẽ phản ứng với Urobilinogen ở trong môi trường
acid mạnh. Màu của chất chỉ thị sẽ đổi từ màu hồng nhạt sang màu đỏ thẫm.
-Nitrit: dựa trên nguyên lý các vi khuẩn gram (-) ở trong nước tiểu có khả
năng chuyển nitrat thành nitrit. Nitric có trong nước tiểu sẽ phản ứng với chất
acid p aranilic để hình thành nên hợp chất Diazonium (2 nitơ). Trong môi trường
axit, hợp chất diazonium sẽ kết hợp với 1, 2, 3, 4 tetra hydrobenzo (h) quinolon
để tạo nên màu hồng của chất thử.

16
-Bạch cầu: dựa trên phản ứng Esterase khi có bạch cầu hiện diện. Phản
ứng này sẽ xúc tác thủy phân một dẫn xuất Indoxylestes. Indoxylestes sẽ giải
phóng ra một muối Dinitơ và làm cho màu của chất chỉ thị từ màu hồng sang
màu đỏ tía.
*Các bước tiến hành thử nước tiểu bằng que thử.
-Chuẩn bị dụng cụ:
+Que thử nước tiểu 10 thông số URS-10 bảo đảm chất lượng.
+Bảng màu chuẩn được bán kèm que thử.
+Cốc sạch hứng nước tiểu.
+Một giấy thấm.
-Kỹ thuật thực hiện:
+Hứng nước tiểu vào cốc (nước tiểu mới lấy) #120-150ml.
+Mở nắp chai lấy que thử sử dụng ngay (# 10 giây).

+Khi nhúng que thử phải ngập 10 thông số, sau đó kéo nhẹ đầu băng thử
lên thành lọ để gạt bớt lượng nước tiểu thừa sau đó đưa qua giấy thấm thấm
lượng nước thừa còn lại rồi đưa cạnh bảng màu chuẩn để suy ra nồng độ của các
thông số tương ứng.
+Để có kết quả bảng định lượng đúng nhất nên đọc kết quả vào đúng thời
gian chỉ định cho từng thông số.
-Xác định kết quả bằng cách so màu với bảng màu chuẩn.
Cách thử nƣớc tiểu bằng que thử 10 thông số:

17






1. Nhúng que thử ngập vào mẫu nước tiểu
2. Gạt cạnh que thử vào thành cốc






3. Thấm lượng nước tiểu thừa bằng giấy
thấm
4. So màu theo bảng màu chuẩn


18

Bảng 2.1.
Số thứ tự
Thông số
Màu chỉ thị


Bình thường
Dương tính
1
Glucose
Xanh nhạt
Nâu đậm
2
Bilirubin
Nâu nhạt
Nâu đỏ
3
Ketone
Hồng nhạt
Đỏ tía
4
Tỷ trọng
Xanh đậm
Vàng xanh
5
PH
Đỏ cam
Xanh
6
Protein

Vàng xanh
Xanh đậm
7
Urobilirogene
Hồng nhạt
Đỏ thẩm
8
Nitric
Trắng
Hồng
9
Hồng cầu
Vàng cam
Xanh đạm
10
Bạch cầu
Hồng nhạt
Đỏ tía

2.3.XỬ LÝ SỐ LIỆU
Các số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê Y học thông
thường hổ trợ của máy vi tính với chương trình Excel 2000.
-Các công thức được sử dụng:
+Công thức tính trị số trung bình ĉ
+Công thức tính độ lệch chuẩn:ĉ
+Công thức so sánh tỉ lệ quan sát được với tỉ lệ lý thuyết:

 
u
u

t



1



P: tỉ lệ quan sát.
(: tỉ lệ lý thuyết.
+Công thức so sánh 2 tỉ lệ phần trăm.

19

   
n
PP
n
PP
PP
t
2
22
1
11
21
11 






P1: Tỉ lệ phần trăm mẫu 1
P2: Tỉ lệ phần trăm mẫu 2.
n1: Số lượng mẫu 1
n2: Số lượng mẫu 2.



20
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Qua nghiên cứu 248 đối tượng nghiên cứu tại tổ 17 phường Trường An -
thành phố Huế, chúng tôi ghi nhận các kết quả sau:
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Bảng 3.1. Phân bố theo giới

Chung
Nam
Nữ
Đối tượng nghiên cứu
248
106
142
Tỉ lệ %
100
42,7
57,3
Tuổi trung bình

44,4  16,6
43,1  15,8
45,4  17,2
P

>0,05

Nhận xét:
-Không có sự khác biệt về tuổi giữa nam và nữ trong 248 người đối tượng
được nghiên cứu
42,7%
57,3%
Nam
Næî




Biểu đồ 3.1. Phân bố theo giới của đối tượng nghiên cứu


21
Bảng 3.2. Phân bố theo các nhóm tuổi
Tuổi
Chung
Nam
Nữ
n
%
n

%
n
%
18-40
114
45.967
48
45.283
66
46.478
41-60
81
32.661
39
36.792
42
29.577
61-84
53
21.370
19
17.924
34
23.943
Nhận xét: Chủ yếu các đối tượng tập trung vào lứa tuổi (20-60)
45.3
46.5
36.8
29.6
17.9

23.9
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
50
Tè lãû
18-40 41-60 61-84
Tuäøi
Nam %
Næî %

Biểu đồ 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi






22
Bảng 3.3. Kết quả BMI (chỉ số khối cơ thể) ở nhóm đối tượng nghiên cứu

Chung
Nam

Nữ
p
Số người
248
106
142

Cao trung bình
1.59  0.06
1.63  0.05
1.56  0.04
<0,05
Nặng
50.6  6.3
54.08  5.61
48.06  5.61
<0.05
BMI
19.98  1.69
20.25  1.67
19.78  2.14
>0.05
Nhận xét: Chiều cao, cân nặng ở nam nam > nữ, chỉ số BMI không khác nhau
giữa hai giới.
Bảng 3.4. Kết quả trị số huyết áp đo được

Chung
Nam
Nữ
Số người

248
106
142
HA tâm thu
126.9  21.7
128.1  21.0
126.0  22.3
HA tâm trương
76.7  12.4
77.8  12.3
75.8  12.3
P

> 0.05
Nhận xét:
-Chỉ số huyết áp tâm thu và tâm trương bình thường ở cả hai nhóm nam và nữ.
-Không có sự khác biệt về trị số huyết áp giữa hai giới.
Bảng 3.5.Tỉ lệ THA trong nhóm nghiên cứu theo nhóm tuổi
Tuổi
Nam
Nữ
Chung

n
%
n
%
n
%
18-40

2
1.886
1
0.704
3
1.209
40-60
8
7.547
7
4.929
15
6.04
61-85
9
8.490
17
11.971
26
10.48
Chung
19
17.924
25
17.605
44
17.7
Nhận xét:
-Tỉ lệ tăng huyết áp chung là: 17.7% tương đối cao.
-Tỉ lệ tăng huyết áp giữa nam và nữ

-Tăng huyết áp được thấy nhiều ở nhóm tuổi >60.

23
Bảng 3.6. Số lượng nước tiểu /24h.

Chung
Nam
Nữ
Số người
248
106
142
Tiểu 24h/ml/
1454.4ml  196.1
1475.5  223.3
1438.7  172.1
p

>0.05
Nhận xét:
-Lượng nước tiểu trung bình bằng 1,4l/j
-Không có khác biệt về số lượng nước tiểu giữa nam và nữ.
Bảng 3.7.Triệu chứng lâm sàng nhiễm trùng đường tiểu.
Triệu chứng
lâm sàng
Chung
Nam
Nữ
n
%

n
%
n
%
Hội chứng nhiễm trùng
0
0
0
0
0
0
Tiểu buốt, tiểu rát
6
2.419
2
1.886
4
2.816
Tiểu đục
5
2.016
3
2.830
2
1.408
Tiểu máu
3
1.209
0
0

3
2.1126
Bí tiểu
0
0
0
0
0
0
Đau thắt lưng
33
13.306
15
14.150
18
12.676
Đau quặn thận
0
0
0
0
0
0
Đau bàng quang
0
0
0
0
0
0

Thận lớn
0
0
0
0
0
0

Nhận xét: Các triệu chứng lâm sàng được phát hiện rất nghèo nàn:
-Tiểu đục: khai thác tiền sửvà bệnh sử chứ không phải hiện tại
-Tiểu buốt rát: khai thác và hiện tại
-Đau thắt lưng: nhiều nhưng không đặc hiệu cho nhiễm trùng đường tiểu.




24
Bảng 3.8.Kết quả test thử nước tiểu chẩn đoán nhiễm trùng đường tiểu
Chỉ số
Chung
Nam
Nữ
n
%
n
%
n
%
Bạch cầu niệu > (++)
33

13.306
10
9.438
23
16.197
Nitrit niệu (+)
2
0.806
2
1.886
0
0
Protein niệu (+)
14
5.645
4
3.773
10
7.042
Hồng cầu niệu (+)
16
6.452
4
3.773
12
8.450
Nghi NTĐT /test
33
13.306
10

9.433
23
16.179
P
<0.05
Nhận xét:
-Tỉ lệ bạch cầu niệu là cao nhất (chúng tôi lấy bạch cầu niệu ++ trở lên.
-Tỉ lệ NTĐT phát hiện bằng test là khá cao
-Tiêu chuẩn quan trọng nhất để chẩn đoán NTĐT /test URS-10 là bạch
cầu mix trên ++ trở lên có thể kèm theo các triệu chứng khác như nitrit niệu
protein, hồng cầu niệu.
Bảng 3.9.Triệu chứng lâm sàng ở nhóm NTĐT
Triệu chứng /33 người
Số người
Tỉ lệ %
Hội chứng nhiễm trùng
0
0
Tiểu buốt rát
6
18.2
Tiểu đục
4
12.1
Tiểumáu
2
6.1
Bí tiểu
0
0

Đau thắt lưng
13
39.4
Đau quặn thận
0
0
Đau bàng quang
0
0
Thận lớn
0
0
Sỏi thận
0
0
Nhận xét:

25
-Các đối tượng NTĐT có triệu chứng khá nghèo nàn, hay gặp nhất là đau
thắt lưng, nhưng triệu chứng này không đặc hiệu nên chúng tôi sẽ không tính
vào triệu chứng của NTĐT
-Các triệu chứng khác được gặp là tiểu buốt, rát, tiểu đục, tiểu máu được
gặp với tỉ lệ rất thấp
Bảng 3.10. Kết quả khác của test URS-10

Số người
Tỉ lệ %
Urobilinogen (+)
9
3.629

Cetone mix (+)
5
2.016
Bilirubin (+)
1
0.403
Glucose (+)
12
4.838
Nhận xét: Glucose >++ với 12 người tỉ lệ 4.838%. Nghi ngờ đái tháo đường
vớimức độ glucose (++) trở lên
-Biến chứng thận
Bảng 3.11.Các chỉ số trong nhóm NTĐT và nhóm không NTĐT

NTĐT
Không NTĐT
P
Tuổi trung bình
47.7  18.5
43.9  16.3
<0.05
PH
6.59  0.40
6.44  0.55
>0.05
Tỷ trọng
1.018  0.006
1.015  0.006
>0.05
Mạch

79.9  69
78.5  4.0
>0.05
BMI
20.13  2.05
19.96  1.95
>0.05
Nước tiểu/24h
1430.3  200.7
1458.1  195.5
>0.05
Nhận xét: Không thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các đối
tượng bị NTĐT và nhóm không bị NTĐT .
Tỉ lệ các đối tượng nghiên cứu bị NTĐT không có triệu chứng lâm sàng

×