Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Nghiên cứu tình hình kê đơn thuốc điều trị ngoại trú, hiểu biết và thực hành của bệnh nhân về việc sử dụng thuốc theo đơn tại bệnh viện huyện phong điền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 84 trang )


1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC





NGUYỄN THỊ LỘC HẢI





NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH KÊ ĐƠN THUỐC ĐIỀU
TRỊ NGOẠI TRÚ VÀ HIỂU BIẾT, THỰC HÀNH CỦA
BỆNH NHÂN VỀ VIỆC SỬ DỤNG THUỐC THEO
ĐƠN TẠI BỆNH VIỆN HUYỆN PHONG ĐIỀN




Chuyên ngành: Y TẾ CÔNG CỘNG
Mã số : 60 72 76


LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC













HUẾ – 2008



2

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT


ADR
:
Adverse Drug Reaction: Phản ứng có hại của thuốc
BV
:
Bệnh viện
BN
:
Bệnh nhân
ĐH
:

Đại học
ĐT
:
Đơn thuốc
KS
:
Kháng sinh

:
Qui định
SL
:
Số lượng
TCYTTG
:
Tổ chức Y tế Thế giới
TH
:
Tiểu học
THPT
:
Trung học Phổ thông
THCS
:
Trung học cơ sở
TL
:
Tỷ lệ
TYT
:

Trạm y tế

3

MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN 3
1.1. Một số khái niệm về thuốc 3
1.2. Nhu cầu thuốc 5
1.3. Một số vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc 6
1.4. Tình hình kê đơn thuốc và sử dụng thuốc 11
1.5. Một số đặc điểm tình hình kinh tế - văn hoá - xã hội - y tế của huyện
Phong Điền 20
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
2.1. Đối tượng nghiên cứu 22
2.2. Phương pháp nghiên cứu 22
2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 23
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31
3.1. Tỷ lệ đơn thuốc điều trị ngoại trú được kê đúng theo qui chế kê đơn của
Bộ Y tế 31
3.2. Hiểu biết, thực hành sử dụng thuốc theo đơn của bệnh nhân và một số
yếu tố liên quan 40
Chƣơng 4. BÀN LUẬN 53
4.1 Tình hình kê đơn thuốc điều trị ngoại trú tại bệnh viện Phong Điền 56
4.2. Hiểu biết, thực hành sử dụng thuốc theo đơn của bệnh nhâ và một số yếu
tố liên quan 62
KẾT LUẬN 68
KIẾN NGHỊ 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

4
ĐẶT VẤN ĐỀ

Con người là nhân tố quyết định đến sự phát triển kinh tế, văn hóa xã
hội và bảo vệ Tổ quốc. Sức khỏe là vốn quý nhất của con người. Chăm sóc và
bảo vệ sức khỏe là trách nhiệm của toàn dân, toàn xã hội, mang tính cấp thiết
của mỗi quốc gia trong đó ngành y tế đóng vai trò chủ chốt, trong đó thuốc
đóng vai trò quan trọng và thiết yếu trong việc chữa bệnh và nâng cao sức
khỏe người dân.
Trong những năm qua, ngành y tế có nhiều nỗ lực trong phục vụ thuốc
chăm sóc sức khỏe nhân dân. Vào tháng 06 năm 1996 tại nghị quyết 37/CP,
Thủ tướng chính phủ đã ban hành “Chính sách quốc gia về thuốc ở Việt
Nam” với hai mục tiêu là: Đảm bảo cung ứng thường xuyên và đủ thuốc có
chất lượng đến tận người dân và đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, có
hiệu quả. Thị trường thuốc đã đáp ứng cung cấp đủ thuốc cho nhu cầu khám
chữa bệnh. Tiền thuốc đầu người ngày một tăng. Tình hình cung ứng, quản lý
sử dụng thuốc trong khu vực điều trị đã được chấn chỉnh. Bệnh viện là cơ sở
khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người bệnh, là đơn vị khoa học kỹ
thuật có nghiệp vụ y tế cao, có vai trò to lớn và nắm giữ vị trí quan trọng
trong đời sống xã hội. Quá trình chăm sóc bằng thuốc cho người bệnh gồm kê
đơn thuốc, cấp phát thuốc và theo dõi dùng thuốc [2].
Tuy nhiên, theo một số điều tra của Ban tư vấn sử dụng kháng sinh của
Bộ Y tế thì việc kê đơn sử dụng thuốc không hợp lý xảy ra ở nhiều bệnh viện
trên cả nước. Việc kê đơn không đúng qui chế, kê quá nhiều thuốc trong một
đơn, kê đơn với nhiều biệt dược, kê đơn thuốc không phải là thuốc thiết yếu
mà là thuốc có tính thương mại cao đang có nguy có phát triển và khó kiểm
soát tại nhiều cơ sở điều trị Việc kê đơn không đúng dẫn đến việc điều trị
không hiệu quả và không an toàn, làm bệnh không khỏi hoặc kéo dài, làm cho

bệnh nhân lo lắng, chưa kể đến chi phí điều trị cao [51]. Hiện tượng bệnh

5
nhân sử dụng thuốc tùy ý, tự mua thuốc điều trị, dùng thuốc không đúng liều,
không theo hướng dẫn của thầy thuốc điển hình là sử dụng thuốc kháng sinh,
corticoid, an thần, gây ngủ đã gây tình trạng lạm dụng thuốc, kháng thuốc,
gây lãng phí, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người dân, gây khó khăn cho
công tác điều trị.
Chính vì lý do đó, việc kê đơn thuốc an toàn, hợp lý trở thành nhiệm vụ
cấp bách của toàn ngành y tế nói chung và công tác dược bệnh viện nói riêng.
Bộ Y tế đã ra Chỉ thị số 05/2004/CT-BYT nhằm chấn chỉnh hoạt động cung
ứng và sử dụng thuốc trong bệnh viện. Luật Dược số 34/2005/QH11 của
Quốc hội khóa XI có hiệu lực kể từ ngày 01/10/2005 [12] và đã có Nghị định
số 79/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của chính phủ qui định chi tiết thi hành
một số điều của Luật dược [62].
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một đề tài nào nghiên cứu, đánh giá một
cách đầy đủ về tình hình kê đơn thuốc tại bệnh viện, đánh giá sự hiểu biết của
bệnh nhân về sử dụng thuốc theo đơn. Do vậy, vấn đề đặt ra là có gì tồn tại
trong việc kê đơn thuốc tại bệnh viện? Bệnh viện đã kê đơn thuốc đúng qui
định, hợp lý, an toàn hay chưa? Mức độ hiểu biết và thực hành của bệnh nhân
và các yếu tố liên quan đến việc sử dụng thuốc theo đơn như thế nào? Để trả
lời các câu hỏi đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu tình
hình kê đơn thuốc điều trị ngoại trú, hiểu biết và thực hành của bệnh nhân
về việc sử dụng thuốc theo đơn tại bệnh viện huyện Phong điền" với các
mục tiêu nghiên cứu sau:
1. Xác định tỷ lệ đơn thuốc điều trị ngoại trú bệnh nhiễm trùng, bệnh viêm
loét dạ dày tá tràng, bệnh thấp khớp, bệnh tim mạch, bệnh đường hô hấp kê
đúng theo qui chế kê đơn của Bộ Y tế tại bệnh viện huyện Phong Ðiền.
2. Tìm hiểu sự hiểu biết, thực hành và một số yếu tố liên quan đến việc sử
dụng thuốc theo đơn của bệnh nhân tại bệnh viện huyện Phong Ðiền.


6
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ THUỐC
1.1.1. Khái niệm về thuốc
Thuốc là chất hoặc hỗn hợp các chất dùng cho người nhằm mục đích
phòng, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh hoặc điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể
bao gồm thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế,
trừ thực phẩm chức năng [45].
Thuốc là những sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, thực vật, khoáng
vật, hóa dược hay sinh học được bào chế để dùng cho người, nhằm:
- Phòng bệnh, chữa bệnh
- Phục hồi, điều chỉnh chức năng cơ thể
- Làm giảm triệu chứng của bệnh
- Chẩn đoán bệnh
- Phục hồi và nâng cao sức khỏe
- Làm mất cảm giác một bộ phận hay toàn thân
- Làm ảnh hưởng đến quá trình sinh sản
- Làm thay đổi hình dáng cơ thể [14], [30], [57]
1.1.2. Khái niệm về thuốc thiết yếu
Thuốc thiết yếu là thuốc cần cho chăm sóc sức khỏe của đa số nhân dân, được
nhà nước đảm bảo bằng chính sách thuốc quốc gia, gắn liền nghiên cứu, sản
xuất, phân phối với nhu cầu thực tế chăm sóc sức khỏe nhân dân, được lựa
chọn và cung ứng để luôn sẵn có với số lượng đầy đủ, dạng bào chế thích
hợp, chất lượng tốt, an toàn và giá cả phù hợp [30], [57], [62].
Thuốc thiết yếu được coi như một chiến lược về thuốc hiện nay trên thế giới
và đang được hầu hết các nước thực hiện. Lợi ích của việc lựa chọn thuốc
thiết yếu giúp cho việc sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, ít tốn kém và dễ dàng


7
đáp ứng, dễ giám sát để phòng chống và loại trừ thuốc giả, thuốc kém phẩm
chất, thuốc hết hạn sử dụng [49].
Mục tiêu chính của chương trình hoạt động về thuốc thiết yếu của Tổ
chức Y tế Thế giới, nhằm giúp đỡ các nước cải thiện tình hình cung cấp thuốc
thiết yếu cho toàn dân và việc sử dụng thuốc hợp lý an toàn [17].
1.1.3. Khái niệm về thuốc gây nghiện
Thuốc gây nghiện là những thuốc có nguồn gốc tự nhiên, tổng hợp hay
bán tổng hợp được sử dụng với mục đích phòng bệnh, chữa bệnh. Thuốc gây
nghiện nếu bị lạm dụng có thể dẫn tới nghiện - một tình trạng phụ thuộc về
thể chất hay tâm thần [8], [[62].
1.1.4. Khái niệm thuốc hƣớng tâm thần
Thuốc hướng tâm thần là những thuốc có nguồn gốc tự nhiên, tổng hợp
hay bán tổng hợp có tác dụng trên thần kinh trung ương gây nên tình trạng
kích thích hoặc ức chế được sử dụng với mục đích phòng bệnh, chữa bệnh.
Thuốc hướng tâm thần nếu sử dụng không hợp lý có thể gây nên rối loạn chức
năng vận động, tư duy, hành vi, nhận thức, cảm xúc hoặc gây ảo giác, hoặc có
khả năng lệ thuộc thuốc [9], [62].
1.1.5. Định nghĩa thuốc kháng sinh
- Kháng sinh là những chất do vi sinh vật tiết ra hoặc những chất hóa học bán
tổng hợp, tổng hợp, với nồng độ rất thấp, có khả năng đặc hiệu kìm hãm sự
phát triển hoặc diệt được vi khuẩn [44].
- Kháng sinh là những chất tạo thành do chuyển hóa sinh học, có tác dụng
ngăn cản sự tồn tại hoặc phát triển của vi khuẩn ở nồng độ thấp, được sản
xuất bằng sinh tổng hợp hoặc tổng hợp theo mẫu các kháng sinh tự nhiên
[23].
- Kháng sinh là những chất chống vi khuẩn, các chất này có thể là chất chiết
xuất từ vi sinh vật (chủ yếu từ vi nấm), là chất tổng hợp hoặc là chất bán tổng
hợp [65].


8
- Kháng sinh là những chất mà ngay ở nồng độ thấp đã có tác dụng ức chế
hoặc tiêu diệt vi sinh vật (vi khuẩn, nấm, đơn bào, virus) mà không có tác
dụng lên tế bào đại sinh vật (người)… Mỗi thuốc kháng sinh chỉ gây rối loạn
một phản ứng sinh học nhất định của tế bào vi sinh vật và từ đó dẫn đến
ngừng phát triển [1].
1.2. NHU CẦU THUỐC
1.2.1. Khái niệm
Thuốc là một loại hàng hoá đặc biệt, sử dụng loại thuốc nào số lượng
bao nhiêu, cách thức ra sao thì lại không phải do người bệnh tự quyết định mà
lại được quyết định bởi thầy thuốc và người dùng phải tuân thủ nghiêm ngặt
[46]. Như vậy nhu cầu thuốc về cơ bản không phải lượng thuốc mà người
bệnh muốn mua ở mỗi mức giá [42], [59]. Thông thường số lượng và cơ cấu
thuốc được sử dụng phụ thuộc mô hình bệnh tật và định hướng dùng thuốc
của từng quốc gia, thầy thuốc có vai trò rất lớn trong việc sử dụng và định
hướng dùng thuốc của nhân dân [73].
Khái niệm nhu cầu thuốc là tập hợp tất cả những loại thuốc với dạng bào
chế thích hợp, hàm lượng thích hợp, đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng
và hiệu lực để giải quyết được các yêu cầu phòng chữa bệnh của cá thể, của
cộng đồng trong một phạm vi thời gian, không gian, một trình độ xã hội, khoa
học kỹ thuật và khả năng chi trả nhất định [25].
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng
Nhu cầu thuốc phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Tình trạng bệnh tật và mô
hình bệnh tật, chất lượng chẩn đoán bệnh của thầy thuốc và kỹ thuật điều trị.
Hiệu lực điều trị của thuốc, yếu tố môi trường xã hội và chính sách xã hội, giá
cả của sản phẩm và những sản phẩm cạnh tranh, các yếu tố khuyến mại, hiệu
quả của hoạt động thông tin quảng cáo và quyết định cuối cùng của người
bệnh [25].



9
1.3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG THUỐC
1.3.1. Kê đơn thuốc
1.3.1.1. Đơn thuốc
Đơn thuốc là căn cứ hợp pháp để bán thuốc, cấp phát thuốc, pha chế
thuốc, cân thuốc theo đơn và sử dụng thuốc [45], [62].
1.3.1.2. Qui định về ghi đơn thuốc
Theo điều 7 chương II của " Quy chế kê đơn và bán thuốc theo đơn" của Bộ
Y tế ban hành kèm theo quyết định số 1847/2003/QĐ-BYT ngày 28 tháng 5
năm 2003) [4], [55].
1. Ghi đủ các mục ghi trong đơn. Đơn thuốc viết bằng bút mực hoặc bút
bi.Viết rõ ràng, dễ đọc, dễ hiểu.
2. Với trẻ bệnh dưới 24 tháng tuổi: Ghi số tháng tuổi và ghi tên bố hoặc mẹ.
3. Địa chỉ người bệnh phải ghi chính xác số nhà đường phố hoặc thôn xã.
4. Viết tên thuốc theo tên quốc tế với số thuốc có 01 thành phần; Viết đúng
tên biệt dược với thuốc nhiều thành phần.
5. Ghi tên thuốc, hàm lượng, số lượng, liều dùng 1 lần và liều dùng 24 giờ,
cách dùng của mỗi thứ thuốc.
6. Số lượng thuốc độc A và thuốc gây nghiện phải viết bằng chữ, chữ đầu viết
hoa.
7. Số lượng thuốc độc B và thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc
viết thêm số 0 ở phía trước nếu số lượng thuốc chỉ có một con số.
8. Ký tên bên cạnh nếu kê đơn cho dùng thuốc quá liều tối đa hoặc sữa chữa
đơn.
9. Thuốc gây nghiện phải được kê đơn riêng, một đơn hai bản để người bệnh
giữ 01 bản, nơi bán thuốc lưu 01 bản, cơ sở khám chữa bệnh lưu phần gốc của
đơn.
10. Gạch chéo phần đơn còn giấy trắng. Ký tên, ghi rõ học vị, họ tên người kê
đơn và đóng dấu phòng khám hoặc dấu bệnh viện.


10
1.3.2. Sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, kinh tế
1.3.2.1. Khái niệm
- Sử dụng thuốc hợp lý là:
+ Sử dụng đúng thuốc
+ Đúng bệnh
+ Đúng liều
+ Đúng giờ
+ Đúng cách
+ Đúng dạng
+ Đúng giá
- Sử dụng thuốc an toàn là:
+ Sử dụng thuốc có chất lượng đảm bảo nhất
+ Thuốc sử dụng được cân nhắc kỹ lưỡng nhất
+ Thuốc ít tác dụng phụ, ít phản ứng có hại nhất
+ Dùng thuốc được hướng dẫn đầy đủ nhất
+ Dùng thuốc được theo dõi kỹ lưỡng nhất
- Sử dụng thuốc kinh tế là:
+ Thuốc có giá cả hợp lý
+ Lợi nhuận đặt sau lợi ích của người bệnh
+ Người nghèo có khó khăn được hỗ trợ
+ Tính chỉ số: Tổn phí/hiệu quả, tổn phí/lợi ích [30], [57].
Sử dụng thuốc hợp lý là cải thiện hiệu quả sử dụng, nâng cao độ an
toàn và bảo đảm tính kinh tế khi dùng thuốc cho từng cá thể bệnh nhân. Tính
hợp lý là cân nhắc sao cho chỉ số hiệu quả/ rủi ro và hiệu quả/kinh tế đạt cao
nhất [54]. Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) đưa ra khái niệm “Sử dụng
thuốc hợp lý đòi hỏi người bệnh phải nhận được thuốc thích hợp với đòi hỏi
lâm sàng và ở liều lượng đáp ứng được yêu cầu cá nhân người bệnh, trong


11
một khoảng thời gian thích hợp và với chi phí ít gây tốn kém nhất cho người
bệnh và cho cộng đồng” [1].
Sử dụng thuốc hợp lý, an toàn là biện pháp quan trọng nhất để tiết kiệm
cho người bệnh, tránh được lãng phí thuốc tạo ra sự thiếu thuốc giả tạo, tránh
lạm dụng thuốc nhất là thuốc kháng sinh, vitamin, corticoid…có thể gây
nhiều tác động xấu cho người bệnh và cộng đồng tại thời điểm và cả trong
tương lai [49].
Sử dụng thuốc hợp lý, an toàn luôn là mục tiêu hàng đầu trong công tác
điều trị. Muốn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn phải thiết lập mối quan hệ giữa
dược sỹ, bác sỹ, y tá và bệnh nhân trong việc sử dụng thuốc.
Mối quan hệ giữa dược sĩ, bác sĩ, y tá điều dưỡng và bệnh nhân trong sử
dụng thuốc biểu diễn qua sơ đồ sau:
Y văn về thuốc

Bác sĩ Dược sĩ Điều dưỡng


Kinh nghiệm lâm sàng

Bệnh nhân
Sơ đồ 2. Mối quan hệ giữa dƣợc sĩ, bác sĩ, y tá điều dƣỡng và bệnh
nhân trong sử dụng thuốc
(Nguồn Bộ Y tế (2005), Sử dụng thuốc hợp lý trong điều trị [1])
Một số dạng phổ biến của việc sử dụng thuốc bất hợp lý như [17]
- Không tuân thủ các chỉ định của thầy thuốc
- Tự điều trị với những thuốc cần phải kê đơn
- Sử dụng kháng sinh không đúng
- Lạm dụng các loại thuốc tiêm


12
- Lạm dụng các thuốc được coi là an toàn
- Phối hợp những thuốc không hợp lý
- Sử dụng những thuốc không cần thiết
1.3.3. Phản ứng bất lợi của thuốc (ADR: Adverse Drug Reaction)
Thuốc là “con dao hai lưỡi” vì có thể gây ra những phản ứng có hại ở
nhiều mức độ, thậm chí tử vong kể cả dùng đúng liều, đúng qui định, các
phản ứng như vậy gọi là phản ứng bất lợi.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (2002): “Phản ứng bất lợi của thuốc là một
phản ứng độc hại, không được định trước và xuất hiện ở liều thường dùng cho
người để phòng bệnh, chẩn đoán hoặc chữa bệnh hoặc làm thay đổi một chức
năng sinh lý”. Định nghĩa này không bao gồm những phản ứng do dùng sai
thuốc, dùng sai liều, dùng liều cao có chủ định hay vô tình. Điều trị nhiều
thuốc thì tần suất ADR tăng lên theo cấp số nhân với số lượng thuốc có trong
1 lần điều trị. Tương tác thuốc cũng là một yếu tố làm tăng ADR: tương tác
bất lợi của các thuốc có thể làm thay đổi sinh khả dụng hoặc làm thay đổi
dược lực học của thuốc và do đó gây ra các ADR trên bệnh nhân [40], [52].
1.3.4. Tƣơng tác thuốc
Tương tác thuốc là tác động qua lại giữa các thuốc xảy ra trong cơ thể
khi dung đồng thời dẫn đến những thay đổi về tác dụng dược lý hoặc độc tính
[40]. Thực hành kê đơn tốt, thực hành chăm sóc người bệnh tốt là các khâu
đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hợp lý cho người bệnh. Khi điều trị cho
người mắc đồng thời nhiều bệnh thì không thể tránh khỏi phải dùng đồng thời
nhiều thuốc. Nhưng phải dùng đồng thời nhiều thuốc cùng lúc có thể gây ra
một trạng thái bệnh lý do tương tác thuốc – thuốc. Tỷ lệ các phản ứng có hại
tăng lên theo cấp số nhân khi kết hợp nhiều loại thuốc. Làm thế nào vừa đạt
hiệu quả điều trị, nhưng tránh được tương tác bất lợi để đảm bảo an toàn cho
người bệnh. Yêu cầu này đòi hỏi các nhà chuyên môn y tế cần thận trọng
trong tất cả các khâu sử dụng thuốc cho người bệnh. Trước hết bác sỹ kê đơn


13
phải đảm bảo đơn không có nguy cơ đã biết; tiếp theo là dược sỹ có trách
nhiệm phát hiện các tương tác thuốc nguy hiểm khi đọc đơn thuốc; cuối cùng
là điều dưỡng phải nhận biết những dấu hiệu lâm sàng của tác dụng nguy hại
khi người bệnh dùng thuốc [6].
Vì vậy, bác sỹ, dược sỹ, điều dưỡng nếu nắm được những nguyên lý
của phối hợp thuốc sẽ đạt được những yêu cầu như tăng hiệu quả điều trị, cải
thiện dược động, giải độc thuốc [26].
1.3.5. Nguyên tắc chung trong việc kê đơn kháng sinh [3], [72].
Nguyên tắc chung trong việc kê đơn kháng sinh cần căn cứ vào các tiêu
chí sau:
- Phổ tác dụng của kháng sinh
- Dược lực học và dược động học của kháng sinh
- Chọn đường dùng thuốc hợp lý
- Tính tiện lợi và khả năng tuân thủ điều trị
- Ảnh hưởng tới vi hệ bình thường của cơ thể
- Chi phí điều trị
- Phối hợp kháng sinh
- Tác động của quảng cáo thương mại
- Danh mục thuốc
- Chọn kháng sinh và lựa chọn cách điều trị
1.3.6. Thông tin thuốc cho bệnh nhân
Bệnh nhân là khâu cuối cùng thực hiện các ý đồ sử dụng thuốc để đạt
hiệu quả cao và an toàn. Nếu bệnh nhân không thực hiện đúng y lệnh thì mọi
điều cố gắng của y bác sỹ, dược sỹ, y tá…đều không có hiệu quả và trở thành
vô ích. Muốn thực hiện đúng và tham gia đóng góp tích cực vào quá trình
điều trị, bệnh nhân phải được hiểu rõ lợi ích, tác hại của thuốc để tránh các
biểu hiện sai lệch, không chính xác hay có hại. Việc thông tin - giáo dục -
truyền thông về thuốc đến người bệnh là rất quan trọng [38].


14
Người dân là lực lượng đông đảo nhất đồng thời là đối tượng sử dụng
thuốc quan trọng nhất nhưng lại là người ít hiểu biết nhất về thuốc. Khảo sát
người dân về hiểu biết và thói quen dùng thuốc sẽ giúp cho ngành y tế thấy
được thực trạng và có biện pháp tuyên truyền phổ biến nhân dân để họ thay
đổi hành vi của mình khi bị ốm đau, bệnh tật cần phải dùng thuốc như thế nào
[49].
1.4. TÌNH HÌNH KÊ ĐƠN THUỐC VÀ SỬ DỤNG THUỐC
1.4.1. Tình hình kê đơn và sử dụng thuốc trên thế giới
Trong những năm gần đây nhu cầu thuốc trên thị trường thế giới có sự
gia tăng mạnh mẽ do sự phát triển của dân số thế giới và sự gia tăng tuổi thọ,
nhu cầu dùng thuốc nhiều, dùng các loại thuốc có tỷ trọng chất xám cao nên
thường đắt [35]. Trong vấn đề sử dụng thuốc tồn tại hai vấn đề lớn. Đó là sự
tiêu thụ thuốc chưa đồng đều giữa các nước phát triển và đang phát triển [57]
và vấn đề đáng chú ý là việc kê đơn không hợp lý, không an toàn, còn bệnh
nhân thì không tuân thủ theo chỉ định của bác sỹ, tình trạng bác sỹ kê đơn
nhầm lẫn vẫn còn, còn lạm dụng thuốc, phối hợp thuốc không đúng, không
ghi đủ liều lượng, dạng thuốc vẫn còn diễn ra. Tình trạng kê quá nhiều thuốc
cho một bệnh nhân, lạm dụng kháng sinh tiêm, kê đơn kháng sinh cho bệnh
không nhiễm trùng vẫn còn diễn ra [76].
Khoảng 75% lượng thuốc ở thị trường dược phẩm thế giới là thuộc về
các nước dẫn đầu về kinh tế như Mỹ, Nhật, Pháp, Đức, Ý, Anh, Tây Ban Nha,
Bỉ [13].
Hiện nay, xu hướng sản xuất và sử dụng các loại thuốc bán không cần
đơn trên thế giới tương đối giống nhau và đang có xu hướng tăng lên, xu
hướng này ở các quốc gia đang phát triển như Mỹ, Nhật Bản, các quốc gia
Tây Âu đã và đang ảnh hưởng tới các quốc gia đang phát triển như Trung
Quốc, Ấn Độ vv [16].

15

Thị trường dược phẩm các nước khối ASEAN có một số đặc điểm
chung là thuốc generic chiếm thị phần bình quân khoảng 40%, trong đó
Singapore thấp nhất là 9%, Việt Nam cao nhất 70% theo đánh giá của IMS.
Có thể thấy rằng trong các nước ASEAN, thuốc generic chiếm một tỷ trọng
đáng kể. Trong thị trường dược phẩm, thuốc generic chiếm một tỷ trọng cao
hơn các nước có thu nhập cao. Điều này nói lên vấn đề là người dân ở các
nước có thu nhập thấp ưu tiên lựa chọn generic mỗi khi sử dụng thuốc. thuốc
generic là một thị trường tiềm năng đồng thời là một giải pháp lựa chọn để
người dân các nước đang phát triển có khả năng tiếp cận với thuốc thiêt yếu
theo chính sách của TCYTTG [58], [71].
ADR là một vấn đề nguy hiểm với phạm vi ảnh hưởng đang lớn dần, do
thuốc có mặt trên thi trường ngày càng nhiều và số người gặp ADR ngày càng
tăng. Tại Mỹ, một đánh giá trên nghiên cứu của Lazarou cho thấy năm 1994
có 2,2 triệu phản ứng có hại của thuốc đã xảy ra ở những người đang điều trị
trong bệnh viện (6,7%) và gây ra 106.000 ca tử vong [53].
Sự hình thành vi khuẩn kháng kháng sinh ngày càng tăng và do đó đôi
khi khó tìm ra hướng điều trị hiệu quả chống lại những bệnh nhiễm khuẩn.
Mặc dù có những nghiên cứu để tìm ra những thuốc mới chống lại vi khuẩn
kháng thuốc, nhưng điều này cũng không thật chắc chắn ngay cả khi những
thuốc này sẽ có. Vì mức độ kháng thuốc tỷ lệ thuận với mức độ sử dụng
kháng sinh không hợp lý [22]. Theo thống kê ở Mỹ có 5% bệnh nhân nhiễm
khuẩn đã kháng thuốc, còn ở Pháp con số này là 14,3%. ở các nước phát triển,
việc lạm dụng thuốc kháng sinh còn nghiêm trọng hơn nhiều. Ở Châu Phi có
50% bệnh nhân ngoại trú dùng kháng sinh không hợp lý, ở Banglades con số
này là 57%, ở Trung Quốc, nghiên cứu 100 trường hợp dung kháng sinh thì
chỉ có 59% sử dụng đúng qui định [57], [60].
Vấn đề vi sinh vật kháng kháng sinh ở các nước đang phát triển là hiện
tượng phổ biến, đáng lo ngại vì mô hình bệnh tật của các nước đang phát triển

16

trong đó có Việt Nam là mô hình của các bệnh nhiễm trùng. TCYTTG
khuyến cáo "các nước đặc biệt là các nước đang phát triển cần phải sử dụng
thuốc hợp lý hơn để sử dụng nguồn lực tài chính có hiệu quả và cung cấp
được nhiều thuốc hơn cho nhân dân" [15].
Biện pháp can thiệp quan trọng và khả thi hàng đầu mà các chuyên gia
của TCYTTG lựa chọn để thực hiện chiến lược toàn cầu ngăn chặn sự đề
kháng kháng sinh là “Đào tạo người kê đơn, người cung ứng và hướng dẫn sử
dụng”. Điều này chứng tỏ việc đào tạo và hướng dẫn sử dụng kháng sinh cho
các bác sỹ và dược sỹ là cần thiết và cấp bách cho tất cả các nước trên thế giới
[72]
1.4.2. Tình hình kê đơn thuốc tại Việt Nam
Kê đơn thuốc là một trong những quy định mà Bộ Y tế yêu cầu nghiêm
ngặt nhất đối với thầy thuốc. Thế nhưng trên thực tế, một trong những lỗi
thường gặp nhất ở thầy thuốc lại vẫn liên quan đến kê đơn thuốc. Kê đơn
thuốc không đúng yêu cầu chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp là một hiện
tượng không hiếm gặp ở một số thầy thuốc. Những lỗi thường gặp của thầy
thuốc khi kê đó là viết nhầm tên thuốc, thiếu hiểu biết về thuốc, nhầm lẫn về
liều lượng, đặt nhầm dấu thập phân ở hàm lượng thuốc, không nhận định
đúng về dạng hàm lượng thuốc, nhầm lẫn về tần suất dùng thuốc trong ngày,
viết chữ quá khó đọc, quá tháu, không thận trọng khi dùng các chữ viết tắt,
không chú ý đến tương tác thuốc, không chú ý điều chỉnh liều lượng, không
quan tâm đến tiền sử bệnh của người dùng thuốc [20].
Tình hình lạm dụng tên thuốc biệt dược theo quảng cáo trong các đơn
thuốc hiện nay đang là vấn nạn không chỉ riêng ở nước ta [42].
Trong một nghiên cứu khi khảo sát 250 bệnh án của khoa tiêu hóa một
bệnh viện thành phố có 70% số bệnh án không có hướng dẫn sử dụng thuốc
đầy đủ, chính xác và có 53,6% số bệnh án có tương tác thuốc [27].

17
Một nghiên cứu khác ở bệnh viện tuyến huyện cho thấy trung bình một

đơn thuốc có 4,2 loại thuốc và 62% đơn thuốc có ít nhất 1 loại kháng sinh và
chỉ có 38% số thuốc được kê trong danh mục thuốc thiết yếu.
Theo nghiên cứu về tình hình kê đơn thuốc ở một số phòng khám chữa
bệnh tư ở 4 quận ở Hà Nội số thuốc trung bình trong một đơn thuốc có 4,38%
loại thuốc, số đơn thuốc có kháng sinh 71,72% trong đó đơn thuốc có ít nhất 1
loại kháng sinh là 50,7% và có 41,42% số thuốc được kê trong danh mục
thuốc thiết yếu [18]. Theo nghiên cứu hoạt động bảo đảm cung ứng thuốc
chữa bệnh tại Phòng quân y - Bộ tổng tham mưu - Cơ quan Bộ quốc phòng số
thuốc trung bình trong một đơn ở khu vực ngoai trú là 3,9, khu vực nội trú là
5,3, số đơn thuốc kê chưa đúng thuốc là 21,3%, số đơn thuốc kê chưa đúng
liều là 7%, thuốc an thần chiếm 35% [27].
Thầy thuốc không phải đứng ngoài lề trong việc sử dụng thuốc hợp lý.
Nhiều đơn thuốc kê dài tới 9-10 thuốc. Có thuốc hoạt chất trùng nhau nhưng
tên biệt dược khác nhau cũng kê cùng. Thuốc kháng sinh mới, tác dụng mạnh
kê cả cho trẻ em và nhiều người bệnh khác mà không cần phải thử kháng sinh
đồ [34].
Theo báo cáo điều tra của trường cán bộ quản lý y tế, tại một bệnh viện
trung ương, bệnh nhân thường được dùng 2 loại kháng sinh trở lên, cá biệt có
trường hợp phải dùng đến 6-7 loại kháng sinh khác nhau, chưa kể các loại
thuốc khác. Việc lạm dụng thuốc đang là một vấn đề đáng lo ngại bởi lẽ nó
không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, tiền của người bệnh mà còn gây nhiều
hậu quả đáng tiếc về sau [43].
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Hiếu về “Thực trạng kê đơn
kháng sinh tại tuyến xã trong điều trị trẻ dưới 5 tuổi mắc bệnh nhiễm khuẩn
hô hấp cấp tính thì kháng sinh dùng đúng chỉ định của phác đồ là 48,1%, sử
dụng kháng sinh không cần thiết 51,9%. Đủ liều kháng sinh chỉ có 60,2% số
đơn cho kháng sinh đủ ngày cần thiết [29].

18
Tại tỉnh thừa Thiên Huế, qui chế kê đơn và bán thuốc theo đơn, Sở y tế

đã triển khai đến các đơn vị trong toàn tỉnh, nhưng việc chấp hành qui chế rất
hạn chế. Tình trạng thầy thuốc khám bệnh bán thuốc, người bán thuốc bán
những loại thuốc phải bán theo đơn nhưng không có đơn Bác sĩ còn khá phổ
biến [47].
Việc kê đơn không đúng dẫn đến việc điều trị không hiệu quả và không
an toàn, làm bệnh không khỏi hoặc kéo dài, làm cho bệnh nhân lo lắng, chưa
kể đến chi phí điều trị cao [51].
1.4.3. Tình hình sử dụng thuốc tại Việt Nam
Thị trường thuốc Việt nam trong cơ chế thị trường đã và đang cạnh tranh
ngày càng quyết liệt, đại bộ phận tiền thuốc do người dân phải tự chi trả. Hệ
thống bảo hiểm y tế còn nhiều bất cập. Nguồn thuốc đảm bảo cho sử dụng
chủ yếu là nhập khẩu, năm 2006 doanh thu thuốc sản xuất trong nước đạt
4.700 tỷ đồng, chiếm 40 % tổng giá trị sử dụng thuốc trong nước [66].
Bảng 1.1. Tiền thuốc bình quân trên đầu người của Việt Nam qua các năm
(Đơn vị tính: USD)
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Tiền thuốc bình
quân/ đầu người
5,4
6,0
6,7
7,6
8,6

9,3
9,76

Sự chênh lệch về tiền thuốc cũng thể hiện khá rõ giữa các vùng địa lý và
các vùng dân cư. Năm 2004 bình quân tiền thuốc trên đầu người ở Việt Nam
là 8,6USD, trong đó ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cao hơn nhiều còn
ở miền núi, vùng sâu, vùng xa thì lại rất thấp [19].
Trong những năm gần đây do số lượng, chủng loại thuốc ngày càng đa
dạng và phong phú, người thầy thuốc có nhiều cơ hội để lựa chọn thuốc,
người dân cũng có thể tự mua thuốc để tự điều trị cho mình. Trên thị trường
thuốc hiện nay, người dân có thể dễ dàng mua thuốc ở mọi nơi. Thế nhưng sử

19
dụng loại thuốc gì, dùng như thế nào và thời gian bao nhiêu…lại không thuộc
quyền của người sử dụng mà do người kê đơn là thầy thuốc quyết định [43].
Từ đó nảy sinh bất hợp lý trong sử dụng thuốc.
Hiện nay việc sử dụng thuốc an toàn hợp lý còn nhiều bất cập, tình trạng
kháng thuốc đặc biệt kháng kháng sinh ở các nước đang phát triển là khá phổ
biến trong đó có Việt Nam. Một số nghiên cứu cho thấy lượng kháng sinh sử
dụng ở nước ta chiếm tới 40% giá trị thuốc tiêu thụ, trong khi chỉ số này trên
thế giới theo thống kê chỉ ở mức 10% [39]. Tình hình sử dụng kháng sinh tại
bệnh viện tỉnh Phú Thọ tỷ lệ bệnh nhân dùng kháng sinh là 79% trong đó
38,4% bệnh nhân dùng đơn độc 1 loại kháng sinh, số còn lại là dùng phối hợp
[64].
Sử dụng thuốc không hợp lý, điễn hình là việc lạm dụng kháng sinh,
corticoid, vitamin, thuốc an thần, gây ngủ đang có chiều hướng ngày càng
gia tăng ở các nước phát triển trong đó có Việt Nam và đang xảy ra ở tất cả
các tuyến, các cơ sở điều trị từ xã đến huyện đến tỉnh đến trung ương, cả cộng
đồng và bệnh viện, cả y tế nhà nước và tư nhân [18].
Vitamin là nhóm thuốc chiếm một vị trí khá lớn trong danh mục thuốc

cũng như trên thị trường dược phẩm Việt Nam. Có nhiều chuyên gia trong
lĩnh vực này đã cảnh báo về việc lạm dụng vitamin trong điều trị của thầy
thuốc và về việc lạm dụng vitamin do quan điểm sai trong cộng đồng.Vitamin
là một trong 3 nhóm thuốc sử dụng phổ biến tại cộng đồng và việc lạm dụng
vitamin đang có chiều hướng gia tăng [21], [66]. Tỷ lệ người tiêu dùng sử
dụng vitamin trong tổng số người đang sử dụng thuốc dao động từ 45,9% đến
74,9%, thấp nhất ở Hà Giang và cao nhất ở Thành phố Hồ Chí Minh, trung
bình chung là 52,0%; tỷ lệ đơn thuốc có vitamin ở các tỉnh dao động từ 55,4%
đến 77,5%, tỷ lệ trung bình 66,1% [21]. Theo nghiên cứu về tình hình kê đơn
thuốc ở một số phòng khám chữa bệnh tư ở 4 quận ở Hà Nội tỷ lệ đơn thuốc

20
có Vitamin 47,5%, tỷ lệ đơn thuốc có corticoid 10,1%, tỷ lệ đơn thuốc có
thuốc an thần, gây ngủ là 6,6% [18].
Hơn 1.000 bệnh viện từ trung ương đến địa phương hiện đang sử dụng
70-80% tổng số thuốc cho nhu cầu điều trị hằng năm. Trong khi đó việc sử
dụng thuốc tại các bệnh viện còn nhiều điểm bất hợp lý: tỷ lệ thuốc ngoại còn
cao, không chỉ lạm dụng thuốc kháng sinh, biệt dược đắt tiền mà thuốc bổ
sung vitamin, thuốc hỗ trợ điều trị cũng chiếm tỷ lệ cao trong đơn thuốc [46],
hiện tượng bác sĩ kê toa thuốc để hưởng hoa hồng của các công ty dược phẩm
đã dẫn tới tình trạng lạm dụng thuốc chủ yếu là thuốc kháng sinh, vitamin
[24]. Thông tin dược lâm sàng còn thiếu và yếu, hoạt động thông tin thuốc ở
bệnh viện chưa cao. Hệ thống cung ứng thuốc của bệnh viện chưa được cải
tiến hợp lý phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay. Thuốc nội chưa được chú
trọng và sử dụng nhiều trong điều trị [5].
Sử dụng kháng sinh thường không làm kháng sinh đồ, nhiều người chỉ
dùng theo kinh nghiệm và thói quen. Đã có nhiều trường hợp dùng kháng sinh
không đủ liều hoặc quá liều hoặc sử dụng kháng sinh để điều trị mà chưa tính
đến tương tác thuốc [39]. Đây là những lý do làm cho hiệu quả sử dụng thuốc
không cao, lãng phí và là một trong các nguyên nhân tạo nên nhiều chủng vi

khuẩn kháng kháng sinh, một vấn đề nan giải hiện nay. Sử dụng kháng sinh
hợp lý nhằm đảm bảo hiệu lực điều trị và ngăn ngừa sự gia tăng vi khuẩn
kháng thuốc là mục tiêu của tất cả các quốc gia trong đó có Việt Nam. Tuy
mô hình bệnh tật của Việt Nam đang có xu hướng chuyển dịch sang bệnh
không lây nhiễm, nhưng những bệnh nhiễm khuẩn vẫn là những bệnh có tỷ lệ
mắc cao nhất, do đó chi phí cho thuốc kháng sinh vẫn chiếm một lượng không
nhỏ trên tổng chi phí dùng trong điều trị. Mặc khác hiện tượng sử dụng kháng
sinh chưa hợp lý vẫn còn khá phổ biến, điều này làm gia tăng sự kháng thuốc
của vi khuẩn gây bệnh thường gặp ở Việt Nam [3].

21
Mặc dù các bệnh viện và phương tiện thông tin đại chúng thường xuyên
nhắc nhở và giáo dục về sử dụng thuốc phải an toàn, hợp lý, ý thức cảnh giác
dược vẫn chưa được ăn sâu vào tiềm thức của nhân dân. Hiện tượng tự mua
thuốc , kể cả thuốc kê đơn không cần qua bác sỹ chỉ định, hướng dẫn vẫn
được coi là bình thường. Rồi người bệnh tự điều trị thậm chí còn mách nhau
mua thuốc, chữa bệnh hộ nhau…vẫn còn phổ biến [34]. Theo nghiên cứu của
trường Đại học Dược Hà Nội tỷ lệ người dân tự mua thuốc, tự điều trị chiếm
tới hơn 80% trong đó chủ yếu là mua ở các hiệu thuốc, nhà thuốc làm gia tăng
hiện tượng kháng thuốc, tăng thêm phản ứng có hại của thuốc, làm tổn hại
đến sức khỏe và kinh tế của cộng đồng [66]. Theo kết quả điều tra về kiến
thức và thực hành sử dụng kháng sinh của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại
một số xã nông thôn thuộc tỉnh Hà Tây của Nguyễn Thị Minh Hiếu cho thấy
có 75% bà mẹ có quan niệm sai lầm rằng nên uống kháng sinh trong vòng 2-4
ngày, có tới 40% bà mẹ nghĩ rằng nếu trẻ hết triệu chứng thì dừng uống thuốc
mà không quan tâm đến thời gian sử dụng thuốc. Và chỉ có 80,3% bà mẹ thực
hành đúng sử dụng kháng sinh khi có chỉ định của thầy thuốc, 12,4% bà mẹ
dùng kháng sinh theo kinh nghiệm lần trước và 7,3% theo lời khuyên của
người bán thuốc [28].
Theo điều tra tại các tỉnh Hà Tây, Phú Thọ, Sơn La, Thanh Hóa thì

trong số 828 lượt bán thuốc có 23,67% mua có đơn, 41,79% tự quyết định
mua, 34,54% theo sự hướng dẫn của người bán [67]. Tình trạng tự dùng
thuốc, mua thuốc không có chỉ định của thầy thuốc đã gây nhiều hậu quả như
lãng phí, có hại sức khỏe, tai biến khi dùng thuốc [41].
Tuy nhiên, càng ngày người dân càng có nhận thức cao đối với việc sử
dụng thuốc như 78,1% bệnh nhân tìm hiểu thông tin thuốc qua cán bộ y tế,
75,2% bệnh nhân khi ốm đau thường đến có sở y tế để được hướng dẫn dùng
thuốc nhưng còn có 24,8% bệnh nhân tự mua thuốc để uống [36].

22
Việc thực hiện qui chế về thông tin quảng cáo thuốc chữa bệnh cho
người còn nhiều bất cập như người giới thiệu thuốc không đăng ký với cơ
quan quản lý, trình dược viên ký gửi hàng hóa và dùng các lợi ích vật chất tác
động vào thầy thuốc nên đã ảnh hưởng đến việc kê đơn thuốc. Chưa quản lý
được đội ngũ trình dược viên vì chủ yếu hoạt động ngoài giờ và phần lớn hoạt
động trong các bệnh viện và các cơ sở chưa chấp hành tốt qui chế thông tin
quảng cáo [47]. Tình hình lạm dụng tên thuốc biệt dược theo quảng cáo trong
các đơn thuốc kê cho bệnh nhân hiện nay đang là vấn nạn không chỉ riêng ở
nước ta [42].
Công tác theo dõi ADR đã triển khai, phổ biến đến các thầy thuốc để
thầy thuốc hướng dẫn cho bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân phát hiện kịp
thời các trường hợp ADR. Năm 2006 các đơn vị đã báo cáo về sở y tế và
trung tâm ADR quốc gia 18 trường hợp, những trường hợp này đã được thầy
thuốc xử lý tốt, không để xảy ra tử vong và di chứng [47].
Theo báo cáo công tác thanh tra dược năm 2006 là thuốc điều trị trong
bệnh viện chủ yếu là thuốc nội từ các nguồn thuốc của bảo hiểm y tế và thuốc
phục vụ dân nghèo. Tất cả các bệnh viện đã xây dựng danh mục thuốc thiết
yếu, đảm bảo đủ thuốc có chất lượng phục vụ điều trị, không để bệnh nhân và
người nhà bệnh nhân tự túc mua thuốc nằm trong danh mục thuốc thiết yếu
[48]. Tuy nhiên, nhiều bệnh viện chưa đảm bảo việc cung ứng thuốc, người

bệnh ngoại trú phải tự mua thuốc để dùng; nhà thuốc bệnh viện chưa thực
hiện nghiêm các qui định của Bộ Y tế; chưa thực hiện nghiêm túc qui chế kê
đơn và bán thuốc theo đơn [5].
Việc sử dụng thuốc an toàn hợp lý là một vấn đề rất quan trọng. Nhưng
hiệu quả chỉ đạo sử dụng thuốc của Bộ Y tế bị hạn chế. Trong khi đó, hoạt
động của Hội đồng thuốc và điều trị tại các bệnh viên thì hạn chế và phân tán.
Xét về mặt hệ thống, cách chỉ đạo việc sử dụng thuốc hợp lý an toàn là phi

23
tập trung đưa đến tùy tiện trong bối cảnh trên 10.000 mặt hàng thuốc lưu hành
cả nước và sự tác động của gần 600 công ty dược [32].
Để tăng cường sử dụng thuốc hợp lý trong bệnh viện cần nhiều hoạt
động đồng bộ, trong đó điều trước tiên là Hội đồng thuốc và điều trị cần giám
sát kê đơn thường xuyên thông qua bình đơn thuốc, bình bệnh án. Nhưng thực
tế nhiều bệnh viện chưa thường xuyên bình đơn thuốc, bình bệnh án, chỉ tập
trung khi có kiểm tra của cấp trên hay làm hình thức, mới chỉ là kiểm tra các
thủ tục hành chính của đơn thuốc và bệnh án, chưa thực sự đi sâu vào nhận
xét về chẩn đoán và điều trị. Do đó, kết quả bình đơn, bình bệnh án còn hạn
chế, chưa điều chỉnh được sử dụng thuốc hợp lý trong bệnh viện [7].

1.5. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH KINH TẾ - VĂN HÓA - XÃ HỘI
- Y TẾ CỦA HUYỆN PHONG ĐIỀN
Huyện Phong điền nằm ở phía bắc tỉnh Thừa Thiên Huế, có diện tích
95.375 ha, gồm 15 xã và 01 thị trấn, dân số năm 2007 là 105.217 người [61].
Về địa lý có thể chia làm 3 vùng: Vùng núi, vùng đồng bằng, vùng ven biển.
Đời sống nhân dân ngày một cải thiện rõ rệt, không còn hộ đói, theo số liệu từ
phòng thương binh xã hội huyện, tổng số hộ nghèo năm 2007 toàn huyện là
3668 chiếm tỷ lệ 18,16 %. Đa số dân cư sống bằng nghề làm ruộng, trồng hoa
màu, một số sống bằng nghề tiểu thương, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản trên
biển và đầm phá. 100% xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng

độ tuổi. Triển khai đầy đủ các chương trình y tế quốc gia, 100% trạm y tế xã,
thị trấn có bác sỹ.
Tổng số người có bảo hiểm y tế toàn huyện năm 2007 là 41.863 người ,
trong đó bảo hiểm y tế người nghèo 15.319 người.
Bệnh viện Phong Điền thuộc Trung tâm y tế Phong Điền, nằm trên địa
bàn huyện, ở phía bắc của tỉnh Thừa Thiên Huế, cách thành phố Huế 30 km.

24
Chức năng của bệnh viện là chịu trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc sức khỏe,
thực hiện công tác khám chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn huyện Phong
Điền, hổ trợ cho Y tế tuyến xã, tham gia công tác phòng chống dịch bệnh,
thảm họa thiên tai. Năm 2007, bệnh viện tiếp tục triển khai chỉ thị
05/2004/CT-BYT về vấn cung ứng và sử dụng thuốc và chỉ thi 05/2003/CT-
BYT về chăm sóc bệnh nhân toàn diện.
Tình hình nhân lực của bệnh viện năm 2007, tổng số cán bộ 84 người,
trong đó có 21 bác sỹ, 9 y sỹ, 1 dược sỹ đại học, 5 dược sỹ trung học, 1 dược
tá, 17 điều dưỡng trung học và sơ học, 5 nữ hộ sinh, các trình độ khác là 18
[56].



25
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
- Đơn thuốc của bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên điều trị ngoại trú một số
bệnh thường gặp.
- Bệnh nhân đã nhận và sử dụng thuốc trong đơn thuốc trên.
(Qua điều tra các đơn thuốc điều trị ngoại trú tại bệnh viện Phong Điền chủ

yếu tập trung vào 5 nhóm bệnh: nhiễm trùng, viêm loét dạ dày tá tràng, thấp
khớp, tim mạch, hệ hô hấp).
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, điều tra ngang.
2.2.2. Cỡ mẫu: Đơn thuốc và bệnh nhân
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu ngẫu nhiên [33]

2
2
)
2
1(
d
P)(1 P x Z
n





Trong đó:
n: Cỡ mẫu nghiên cứu
Chọn  = 0,05 với độ tin cậy 95%.
Z
2
(1- /2) = 1,96
2

d: Độ sai lệch giữa tham số mẫu và tham số quần thể, d = 0,05
P: Tỷ lệ đơn thuốc đúng chưa xác định được nên chọn P = 0,5

Tính được n = 384, thêm 5% sai số điều tra = 16. Tổng cộng: 400
Cỡ mẫu đơn thuốc thu thập và bệnh nhân là 400.

×