Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Chỉ định và kỹ thuật cắt đốt nội soi u xơ tiền liệt tuyến qua đường niêu đạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (576.62 KB, 27 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ


Đã hơn một thế kỷ trôi qua từ khi Hugh H. Young thực hiện phẫu thuật
cắt tuyến tiền liệt tận gốc qua ngã hội âm (1905), nhiều nghiên cứu cải tiến
phẫu thuật được tiến hành. Thế nhưng phải mãi đến năm 1947, khi Milin lần
đầu tiên mô tả phương pháp cắt tuyến tiền liệt qua ngã sau xương mu, phương
pháp mổ này mới được áp dụng rộng rãi. Mặc dù vậy, biến chứng do phẫu thuật
còn rất cao, lượng máu mất nhiều, tỉ lệ tiểu không kiểm soát và liệt dương cao.
Đến đầu năm 1980, nhờ những nghiên cứu về phôi thai và tử thi, người
ta mới thấu hiểu hơn về giải phẫu học các cơ quan xung quanh tuyến tiền liệt,
đặc biệt là về đám rối tĩnh mạch (Reiner và Walsh)(8); về bó mạch thần kinh
(Walsh và Donker 1982) và về cấu trúc cơ thắt ngoài (Oelrich,1980). Từ những
hiểu biết này, phẫu thuật cắt tiền liệt tuyến được cải thiện nhiều hơn, ít thấy di
chứng hơn và nhất là nếu bảo tồn được bó mạch thần kinh trong khi mổ sẽ giúp
bệnh nhân tránh được rối loạn cương sau mổ. Trong nỗ lực nhằm giảm bớt di
chứng do phẫu thuật mổ hở gây ra, năm 1997 Schuessler giới thiệu phương
pháp mổ ít xâm lấn,và ông là người đầu tiên thực hiện thành công phẫu thuật
cắt tiền liệt tuyến toàn phần qua nội soi ổ bụng. Mặc dù phẫu thuật thành công,
nhưng nhiều tác giả nhận thấy phẫu thuật nội soi cắt tiền liệt tuyến tận gốc
không có nhiều ưu điểm hơn so với mổ hở. Chính vì lý do này, phẫu thuật nội
soi không được nhiều nhà niệu khoa chấp nhận.
Vào đầu những năm 2000,với sự phát triển của dụng cụ nội soi, video kỹ
thuật số, ống kính quan sát, phẫu thuật nội tiền liệt tuyến lại được nhiều tác giả
nghiên cứu. Trong số đó nổ ilên 2 Trung Tâm nội soi tại Pháp,đã mô tả kỹ càng
phẫu thuật cắt tiền liệt tuyến qua nội soi (Abbou, 2000; Guillonneau và
Vallencien 2000). Với những ghi mô tả này đã mở ra hướng phẫu thuật nội soi
mới cho niệu khoa, mặc dù để thực hiện phẫu thuật này không đơn giản.
2



Gần đây với sự phát triển các xét nghiệm cận lâm sàng, nhất là xét
nghiệm PSA, siêu âm qua trực tràng, và sinh thiết, ung thư tuyến tiền liệt ngày
càng phát hiện sớm hơn. Từ đó, phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt tận gốc được đặt
ra. Mổ hở cắt tuyến tiền liệt tận gốc bắt đầu được thực hiện. Tuy nhiên, phẫu
thuật mổ hở làm bệnh nhân đau kéo dài sau mổ, bệnh nhân phải chịu một
đường mổ dài,thời gian trở lại cuộc sống bình thường sẽ kéo dài.
Cuối năm 2004, cùng với sự phát triển của phẫu thuật nội soi, ở Viêt nam
nói chung và bệnh Viện TW Huế nói riêng, phẫu thuật cắt nội soi tiền liệt tuyến
qua niệu đạo đã và đang phát triển với kết quả có nhiều khả quan so với mổ hở.
Do đó, để tìm hiểu chỉ định và kỹ thuật cắt đốt nội soi u xơ tiền liệt tuyến
chúng tôi làm chuyên đề :"Chỉ định và kỹ thuật cắt đốt nội soi u xơ tiền liệt
tuyến qua đƣờng niêu đạo"
3

Chƣơng I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 . ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU TIỀN LIỆT TUYẾN
1.1.1. Vị trí và hình thể ngoài
Tiền liệt tuyến (TLT ) là
một tuyến nằm dưới bàng quang
và bao bọc xung quanh niệu đạo
sau. Tiền liệt tuyến nằm trên
hoành chậu hông, dưới bàng quang
sau xương mu, giữa hai cơ nâng
hậu môn và trước trực tràng. Tiền
liệt tuyến có hình nón mà đáy ở
trên, đỉnh ở dưới, có 4 mặt : trước,
sau và 2 mặt bên dưới. Ở người

lớn, tiền liệt tuyến có chiều cao 30mm, ở đáy rộng 35mm và dày 25mm, nặng
khoảng 20 gram. Tiền liệt tuyến ngoài chức năng ngoại tiết, tiết ra tinh dịch đổ
vào niệu đạo thì còn có chức năng nội tiết
1.1.2. Phân chia thuỳ của tiền liệt tuyến
Có nhiều cách phân chia thuỳ của TLT dựa vào liên quan của nhu mô với
niệu đạo và hai ống phóng tinh chạy trong TLT.
- Lowsley (1912 ), dựa vào nguồn gốc phôi thai chia TLT làm 5 thùy :
thùy trước, thùy giữa, hai thùy bên và thùy sau.
- Gil Vernet (1953 ), chia TLT làm hai phần : phần ở dưới là đuôi, phần
ở trên là đầu. Phần đầu bị phần đuôi bao bọc giống như quả trứng đặt trong
tách, giữa hai phần tuyến ấy là vùng chuyển tiếp, đó là TLT trung gian. Các
vùng này có định khu khác nhau và khác nhau về mặt tổ chức học, bệnh lý và
4

nội tiết. U xở TLT hay phát sinh ở phần đầu trong khi ung thư TLT thì hay phát
sinh ở phần đuôi
- Nguyễn Quang Quyền (1996), về phương diện giải phẫu người ta chia
TLT làm 3 thùy là thùy phải và thùy trái và được ngăn cách bởi một rãnh ở mặt
sau. Thùy thứ 3 gọi là eo TLT hay thuỳ giữa.EO TLT nằm giữa nioêụ đạo và
ống phóng tinh
- Mc. Neal (1981) giới thiệu mô hình chính xác của TLT và chia ra 5
vùng:
+ Vùng trung tâm : là phần nhu mô TLT mà các ống xuất tiết đổ vào
phần trên của ụ núi, chiếm 20% thể tích của tuyến
+ Vùng ngoại vi : bao gồm tất cả các phần nhu mô TLT mà các ống xuất
tiết đổ vào phần dưới ụ núi. Chiếm khoảng 75% thể tích của tuyến, nơi phát
sinh chủ yếu của ung thư TLT
+ Vùng chuyển tiếp: là vùng mà các ống xuất tiết đổ vào phần giữa của ụ
núi. Chiếm 5% thể tích của tuyến, nơi phát sinh chủ yếu của u xơ TLT.
+ Các tuyến xung quanh niệu đạo: nằm ở giữa tuyến, chiếm 1% của

tuyến và nằm dọc theo niệu đạo TLT
+ Vùng xơ cơ ở phía trước : nối tiếp phần xơ cơ cổ bàng quang và cơ thắt
vân.
1.1.3. Hệ thống cơ thắt niệu đạo
- Cơ thắt trơn là những sợi cơ trơn nằm ở 2 lớp :
+ Lớp trong : là lớp cơ mỏng chạy dọc, liên tục lớp cơ bàng quang ở trên,
trải dài xuống dưới và mất dần ở ụ núi.
+ Lớp ngoài : là các sợi cơ vòng tròn hoặc chạy chéo khá dày ở cổ bàng
quang tạo nên cơ thắt trong có tác dụng giữ nước tiểu trong bàng quang giữa
hai lần đi tiểu và ngăn cản không cho tinh dịch trào ngược lên bàng quang mỗi
khi giao hợp
5

- Cơ thắt vân : bao lấy ở ngoài cơ thắt trơn và niệu đạo từ cổ bàng quang
đến sàn tầng sinh môn. Về sau do phát triển của TLT làm nó bật ra sau, vì vậy
ở người lớn, nó ở xung quanh niệu đạo màng như một bao dày, hơi rộng vào
khoảng 2cm, mỏng dần đi về phía trên, bao lấy mỏm TLT. Chỉ có một ít sợi đi
lên phía trên của tuyến ở mặt trước và mặt bên
1.1.4. Hệ thống mạch máu và thần kinh của tiền liệt tuyến
1.1.4.1. Động mạch
- Động mạch tiền liệt : là một nhánh của động mạch bàng quang dưới.
Nó chia ra hai nhánh vỏ và các nhánh niệu đạo. Các nhánh niệu đạo ở phần
gốc, đi vào TLT ở phía sau bên, ngay ở phía xa của cổ bàng quang, chúng chạy
hướng tâm rồi song song với niệu đạo và cấp máu cho vùng chuyển tiếp. Các
nhánh vỏ đi vào TLT ở phần ngoại biên hơn so với các nhánh niệu đạo, cung
cấp cho vùng trung tâm và vùng ngoại biên của TLT
- Động mạch trực tràn giữa : là một nhánh của động mạch hạ vị, cấp máu
cho mặt dưới TLT, túi tinh và ống dẫn tinh
1.1.4.2. Tĩnh mạch
- Tĩnh mạch TLT cùng với tĩnh mạch mu dương vật, tĩnh mạch sau mu,

tĩnh mạch bàng quang dưới tạo nên đám rối Santorini ở trước TLT rất dày đặc,
rồi tách ra tĩnh mạch bên, tĩnh mạch thẹn trong đổ về tĩnh mạch hạ vị
1.1.4.3. Thần kinh
- Đám rối thần kinh TLT tách từ đám nối thần kinh hạ vị
1.2. CƠ CHẾ BỆNH SINH CỦA U XƠ TIỀN LIỆT TUYẾN
1.2.1. Yếu tố nội tiết
Trong những năm gần đây, người ta tìm ra vai trò của testosteron, đúng
hơn là dihydrotestosteron (DHT), tác động vào tế bào TLT, thứ đến là estradiol
ó tác dung giúp DHT ít nhất cũng là giai đoạn đầu của bệnh.
6

Sự phat triển của TLT phụ thuộc vào nội tiết của tinh hoàn trong đó
testosterone là snr phẩm của tế bào Leydig. Ở nam giới, nếu cắt bỏ tinh hoàn
trước tuổi dậy thì thì sẽ không bị u xơ TLT
Testosteron đi qua màng tế bào không cần một cơ chế vận chuyển tích
cực nào. Khi đển bào tương, dưới tác dụng của men 5- redutase, là men trong
xoang niệu đục, testosteron chuyển thành DHT hoạt động. DHT có áp lực rất
cao với protein mang thụ với androngen hoà tan. Phúc hợp này chịu sự hoạt
hoá của men thuỷ phân protein trong tương bào, rồi đi qua màng nhân một cách
chủ động gắn chặt với phần nhân của nhiễm sắc thể, hậu quả là hoạt động sao
chép, giải mã và đưa đến tổng hợp protein
Nồng độ DHT trong máu của bênh nhân u xơ TLT cao hơn trong máu
của người bình thường cùng tuổi. Theo Siteri và Wilson ( 1970), nhận tháy
nồng độ DHT ở bệnh nhân u xơ TLT tăng gấp 3-4 lần so với nồng độ DHT
trong tổ chức TLT bình thường. Theo Walsh (1984), tỷ lệ các thụ thể DHT
trong u xơ TLT bao giờ cũng cao hơn ở tổ chức TLT bình thường
Androgen cũng như estrogen,glucocorticoid và nhưng yếu tố liên quan
đến nội tiết tố khác có thể bị ảnh hưởng do thức ăn hay môi trường, nên chúng
được xem như là yếu tố ngoại sinh điều hoà sự tăng trưởng TLT.
Vai trò của estrogen cũng rất quan trọng. Ở nam giới bình thuờng

Ostrogen tồn tại trong mau nhờ chuyển hóa ngoại vi hormon 4-androstenedion
của tuyến thượng thận và testosteron của tinh hoàn. Trong thời kỳ bào thai, từ
tuần thứ 20, estrogen của mẹ và nhau thai đã thúc đảy quá trình biệt hoá TLT
của thai nhi [44]. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng ở tuổi già, testosteron trong
máu giảm, trong khi estrogen tăng.Chính estrogen làm tăng sự nhạy cảm của
các thụ thể androgen, do đó tác động của testosteron tụ do sẽ cang lớn đối với
mô tuyến.


7

1.2.2. Yếu tố tăng trƣởng
Người ta nhận thấy sự tác động sinh học của yếu tố ngoại sinh lên TLT
được qua trung gian các yếu tố điều hào sự tăng trưởng peptid. Những yếu tố
này được sinh ra bởi TLT và ảnh hưởng lên chức năng của TLT bằng cách tác
động lên bản thân tế bào và sự tương tác giữa các tế bào để tạo ra tín hiệu giũă
và trong quần thể tế bào
Do vậy, dường như DHT là thiết yếu nhưng nó không chịu trách nhiệm
trực tiếp lên sự tăng trưởng tế bào mà chính các yếu tố nội sinh, đó là các yếu
tố tăng trưởng peptit như EGP ( Epidermal Growth Factor), KGF ( Keratin
Growth Factor), FGF ( Fibroblast Growth Factor) sẽ kích thích trực tiếp sự tăng
sinh TLT
1.3. SINH LÝ BỆNH
U xơ TLT gây nên hội chứng tắc nghẽn đường tiêu dưới làm ảnh hưởng
đến đường tiết niệu. Do tắc nghẽn nên bàng quang tăng cường co bóp. Người ta
chia sự đáp ứng của bàng quang ra làm 3 giai đoạn
1.3.1. Giai đoạn kích thích
Để thắng chướng ngại vật, cơ bàng quang bắt đầu tăng sản, các thớ cơ
phì đại, tạo thành các bè. Trong giai đoạn này bệnh nhân có thể bị kích thích
quá mức. Có thể có những cơn co thắt không kìm chế được và do vạy có thể

gây nên tình trạng tiểu không không tự chủ.
1.3.2. Giai đoạn bù trừ
Trong giai đoạn này, thành bàng quang xuất hiện những hóc giữa các thớ
cơ. Triệu chứng tiến triển phức tạp. Bệnh nhân thường ở trong trạng thái do dự
lúc đi tiểu, cảm giác như luôn cần thêm thời gian cho bàng quang co bóp để
thắng sức cản ở cổ bàng quang. Thêm vào đó, xuất hiện triệu chứng tia nước
tiểu chậm dần ở cuối dòng, cách quãng và chảy nhỏ giọt sau khi đi tiểu.


8

1.3.3. Giai đoạn mất bù
Ở giai đoạn này, thành bàng quang có nhiều thay đổi. Từ các hốc nhỏ ở
giai đoạn 2 trở thành túi thừa trong bàng quang. Cơ vùng tam giác bàng quang
và cơ chớp quanh niệu đạo bắt đầu phì đại. Điều này làm tăng sức cản quanh
niệu đạo, tạo nên tình trạng hẹp tương đối và góp phần vào việc dẫn đến ứ nước
niệu quản - thận 2 bên, tạo điều kiện cho sỏi hình thành và suy thận xảy ra.
Cuối cung bệnh nhân có các triệu chứng của tăng urê máu.
1.4. GIẢI PHẪU BỆNH LÝ
1.4.1.Hƣớng phát triển
Khi u phát triển có những hình thái sau
- Phát triển sang hai bên, gây ra lớn hai thuỳ bên, tạo ra hình ảnh chữ U
hoặc chữ V ngược.
- Phát triển lên trên, đẩy cổ bàng quang lên cao và tạo nên u thùy giữa
đội vào lòng bàng quang.
- Phát triển theo hướng cả hai thùy bên và thùy giữa.
1.4.2. Đại thể
U xơ TLT là một khối tròn chia làm hai hoặc ba thùy, áp sát về phía
trước nhưng dính chặt về phía sau[43].[44]. Khối lượng từ 10 đến 100 gram,
trung bình là 30 gram. U xơ TLT phát triển từ trung tâm đến ngoại vi, chủ yếu

vé phía lòng bàng quang, hay về phía trực tràng, có khi đội cả vùng tam giác
bàng quang lên trên. Về phía dưới, u xơ còn có thể bè ra hai bên dưói ụ núi.
Với sự phát triển của u xơ TLT , niệu đạo TLT bị kéo dài ra, bị chèn ép bởi hai
thuỳ bên, đồng thời bị thùy giữa che lấp.
1.4.3. Vi thể
Gồm các thành phần tuyến, chất keo và sợi cơ trơn với tỷ lệ khác nhau.
Các sợi cơ trơn có vai trò quan trọng trong biểu hiện bệnh lý cua u xơ TLT.
Thành phần tuyến gồm các chùm nang, có nhiều hình nhú bên trong. Tỷ lệ mô
tuyến và mô đệm là 22-40% và 60-80% ( Bostwick). Có thể tìm thấy hình ảnh
9

tăng sản nội biểu mô tuyến tiền liệt. Viền các chùm nang là hainlớp tế bào : lớp
tế bào tiết hình sao, cao, với nhân nằm sát màng đáy; lớp tế bào đáy hình dẹt,
nhỏ, không thấy nhân chia.
1.5. CHẢN ĐOÁN
1.5.1. Chẩn đoán xác định
1.5.1.1. Triệu chứng cơ năng
Hội chứng kích thích bàng quang
- Buồn tiểu nhưng không nhịn quá vài phút hoặc nhịn rất khó vì bàng
quang ức chế kém gọi là tiểu rắt.
- Tiểu nhiều lần cả ngày lẫn đêm, đặc biệt là ban đêm gây mất ngủ, sau là
tiểu nhiều về ban ngày. Tiểu nhiều về ban đêm, Walsh P.C cho rằng người già
bị rối loạn nội tiết tố chống bài niệu vào ban đêm
Hội chứng tắc nghẽn
- Tiểu khó: có 3 dấu hiệu .
+ Phải rặn nhiều mới tiểu được.
+ Tia tiểu yếu phải rặng lâu mới tiểu được.
+ Phải tiểu ngắt quãng.
- Có nước tiểu tồn lâu : có 2 dấu hiệu
+ Có cảm giác chưa tiểu hết khi vừa tiểu xong .

+ Phải đi tiểu lại trong vòng 2 giờ.
1.5.1.2. Các triệu chứng khi có biến chứng
- Bí tiểu không hoàn toàn hoặc hoàn toàn : bí tiểu có thể xảy ra sau một
thời gian rối lạo tiểu tiện, nhưng cũng có khi khởi phát đột ngột sau một thời
gian tìm ẩn lâu dài.
- Tiểu không kiểm soát xảy ra ở giai đoạn mất bù.
- Tiểu máu : khoảng 20%, thường gặp ở đầu bãi nhưng cũng có khi gặp
cục máu đông.
- Nhiễm khuẫn hệ tiết niệu, túi thừa bàng quang, sỏi bàng quang.
10

- Suy thận: xảy ra khoảng 29% [35] thường biểu hiện bằng những rối
loạn toàn thân hơn là những rối loạn tiểu tiện và có thể biểu hiện ngay từ đầu
khi bệnh nhân đến khám bệnh đã có biểu hiện suy thận .
1.5.1.3. Thang điểm quốc tế về các triệu chứng TLT
IPSS ( International Prostale Symstonme Score ) có nguồn gốc là bản
đánh giá triệu chứng TLT của Hiệp Hội Niệu học Hoa Kỳ ( American
Urologycal Association AUA ) do Barry và cộng sự soạn thảo, kiểm nghiệm
qua lâm sàng. Sau đó, được Hội Tiết niệu quốc tế chọn và đổi tên IPSS. Dựa
vào các triệu chứng : tiểu không hết, tiểu nhiều lần, tiểu ngắt quãng, tiểu vội, tia
tiểu yếu, tiểu phải rặn, số lần tiểu đêm. Các triệu chứng được sắp vào bảng và
đánh giá bằng cách cho điểm từ 1-5. Thang điểm được đánh giá từ 0-35. Theo
Hiệp Hội tiết niệu quốc tế, qua điểm số của bệnh nhân, được phân thành ba
múc độ: rối loạn nhẹ từ 0-7 điểm, rối loạn trung bình từ 8-19 điểm, rối loạn
nặng từ 20-35 điểm.
1.5.1.4. Bảng điểm về chất lượng cuộc sống
Điểm chất lượng cuộc sống (CLCS) là một câu hỏi duy nhất để bệnh
nhân đánh giá về sự ảnh hưởng của những triệu chứng hội chứng TLT lên
CLCS của bệnh nhân. Câu hỏi nếu ông sông mãi với triệu chứng như thế này,
ông nghĩ như thế nào ? Câu trả lời biến thiên từ hoan nghênh đến không chịu

được hoặc cho điểm số từ 1 đến 6.
1.5.1.5. Triệu chứng thực thể
Cần đánh giá tình trạng đi tiểu của bệnh nhân trước tiên. Qua đó, cho
phép đánh giá sơ bộ sự khó khăn khi đi tiểu và hình thái rối loạn.
Thăm trực tràng: là động tác cơ bản không thể thiếu.
Thăm trực tràng sẽ thấy TLT tăng thể tích, tạo nên một khối lồi vào trong
lòng trực tràng một khối tròn đều, nhẵn, đàn hồi, đồng nhất, không đau, mất
rãnh giữa, có ranh giới rõ rệt, đặc biệt không sờ thấy nhân rắn ở hai thuỳ. Tuy
nhiên không phải lúc nào thăm trực tràng cũng có kết quả dương tính, như bệnh
11

nhân béo phì TLT lên cao cho nên đầu ngón tay không với tới, hoặc trong
trường hợp u xơ TLT ở vị trí kín đáo cũng khó phát hiện, hoặc TLT ít to hay
phát triển vào trong lòng bàng quang thì không thể cảm nhận được bằng thăm
trực tràng. Thăm trực tràng còn giúp phân biệt với ung thư TLT.
Khám bộ phận sinh dục ngoài, khám vùng hạ vị, khám vùng thắt lưng
hai bên có thể phát hiện thận lớn.
Thăm khám toàn thân: tim mạch, thần kinh, tiêu hoá.
1.6.1.7. Xét nghiệm thăm dò
Siêu âm
Siêu âm cho phép đo các đường kính trước sau TLT, sự phì đại của thành
bàng quang trước và sau khi đi tiểu, tính được kích thước của u xơ. Siêu âm có
đầu dò trong trực tràng cho phép do chính xác khối lượng u, đặc biệt là phì đại
thùy giữa. Phát hiện các điểm giảm âm của ung thư TLT. Siêu âm giúp đo thể
tích cặn bàng quang. Ngoài ra, siêu âm phát hiện được các biến chứng kèm
theo như sỏi, túi thừa, u bàng quang, thận và niệu quản giãn do ứ nước.
Đây là xét nghiệm tương đối có giá trị và dễ thực hiện.
Đo thể tích cặn bàng quang
- Là lượng nước tiểu còn sót lại trong bàng quang sau khi đi tiểu xong.
Có nhiều ký hiệu để chỉ lượng nước tiểu tồn lưu như RUV, PVR. Ký hiệu của

ƯHO là RU. Đo RU được khuyến cáo trong lần khám đầu tiên và trong khi
theo dõi vì đây là biện pháp an toàn. Theo Trần Văn Sáng, RU có giá trị rất lớn
vì nó phản ánh khá trung thực mức độ tắc nghẽn do u xơ TLT gây nên. RU >
100 ml, nếu để lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến chức năng thận.
- Theo Herbert và cộng sự, ở người bình thường RU thay đổi từ 0,09-
2,24ml, trung bình 0,53ml. Ở nam giới khoẻ mạnh 78% có RU < 5ml và 100%
có RU<12ml. Có hai cách đo RU.
+ Cách đo gián tiếp: bằng cách đo qua siêu âm, đây là phương pháp
không xâm lấn nhưng có thể sai số.
12

+ Cách đo trực tiếp : bằng phương pháp đặt thông tiểu thì chính xác hơn,
nhưng đây là phương pháp xâm lấn, có thể gây nguy cơ nhiễm trùng.
Các thăm khám niệu động học
- Cách đây trên 100 năm, các Bác sỹ đã nhận thấy kích thước và độ mạnh
của tia tiểu bị gián đoạn trong một số bệnh lý niệu khoa. Đến năm 1948, Drake
W.M đã thiết kế chiếc máy đo niệu dòng đồ hiện đại đầu tiên, mở ra một kỷ
nguyên mới cho ngành niệu động lực học.
- Đây là phép đo duy nhất không xâm lấn trong các phép đo của niệu
động học. Cách đo rất đơn giản chỉ cần bệnh nhân đi tiểu một lượng nước tiểu
thích hợp vào phễu hứng của may đo vốn được gắn kết với một máy biến năng,
rồi trọng lượng của nước tiểu sẽ chuyển thành dung tích và ghi lại thành biểu
đồ với tốc độ ml/giây. Trên thực tế rất khó đánh giá chính xác lưu lượng dòng
tiểu( LLDT) dựa vào một lần đi tiểu của bệnh nhân. Lưu lượng dòng tiểu là kết
quả sau cùng của hoạt động đi tiểu. Do đó, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố
như sực co bóp của cơ chóp bàng quang, sự giãn của cơ thắt niệu đạo và sự
thông suốt của niệu đạo. Theo định nghĩa, niệu dòng đồ là biểu đồ đo tốc độ
dòng tiểu theo thời gian. Có 6 thông số thường được phân tích tự động và in ra
kèm theo đường biểu diễn đó là : LLDT tối đa, LLDT trung bình, thời gian
dòng tiểu, Tổng thời gian đi tiểu, thời gian đạt lưu lượng tối đa, thể tích đi tiểu

- Lưu lượng dòng tiểu tối đa chịu sự chi phối của các yếu tố như : thể
tích nước tiểu, yếu tố tâm lý, tuổi tác, sức rặn thành bụng. Trong đó thể tích
nước tiểu là đáng kể nhất. Đa số các tác giả khuyên nên có một lượng nước tiểu
> 150ml thì xét nghiệm mới có giá trị, tốt nhất là khoảng 200- 400ml.
- Theo Siroky và cộng sự, thì LLDT tối đa là một chỉ điểm của tình trạng
tắc nghẽn đường tiểu dưới nhạy hơn LLDT trung bình. Bình thường LLDT
trung bình từ >20ml/ giây.


13

X- quang
Chụp hệ tiết niệu có chuẩn bị ( UIV ) : thấy được thay đổi bất thường về
cấu trúc giải phẫu của đương tiết niệu do u xơ TLT gây ra, mức độ lồi vào
trong lòng bàng quang của u xơ, đánh giá được chức năng của hai thận. Hình
ảnh điển hình có thể thấy niệu quản giãn hình như móc câu.
Định lƣợng PSA huyết thanh
PSA được sản xuất trong các túi tuyến TLT. Tại đây PSA có nồng đọ cao
hơn trong máu một triệu lần. Khi hàng rào tế bào giữ PSA ở trong các túi tuyến
bị phá huỷ, PSA thoát vào hệ thống tuần hoàn qua các mao mạch và các mao
mạch bạch huyết, kêt quả làm tăng nồng độ PSA trong máu.
Bình thường PSA trong máu từ 2-4 ng/ml. PSA có thể tăng theo tỷ lệ
thuận với trọng lượng của TLT. Nếu PSA trong máu bệnh nhân trên 30 ng/ml
thì cần phải làm sinh thiết để phát hiện ung thư, vì trong 10% các trường hợp u
xơ TLT có tế bào ác tính lẫn ở bên trong. DO đó, PSA chỉ là chất theo dõi sau
điều trị
Tuy nhiên, PSA cũng tăng trong trường hợp viêm TLT cấp tính, u xơ
TLT gây bí tiểu hoặc định lượng sau khi thăm khám trực tràng.
Người ta nhận thấy từ 41 - 79 tuổi, nồng độ PSA tăng theo tuổi, khoảng
0,75 ng/ml trên một năm và giá trị PSA cũng khác nhau giữa các lớp tuổi.

Tại hội nghị quốc tế lần thứ IV về u xơ TLT năm 1997 tại Pari, sau những bao
cáo của các chuyên gia hàng đầu về u xơ TLT tại thời điểm này đã thống nhất
và rút ra kết luận sau.
- Nên định lượng PSA cho những bệnh nhân nam có hội chứng tắc nghẽn
đường tiểu dưới và tiên lượng có thể sống trên 10 năm vf một khi ung thư TLT
được chẩn đoán xác định thì sẽ làm thay đổi chiến lược điều trị.
- Ngoài ra, người ta cũng dề nghị một số khái niệm mới như: tỷ trọng
PSA, vận tốc PSA và các giới hạn giá trị tham khảo PSA theo tuổi.
Các xét nghiệm để đánh giá tình trạng chung:
14

- Xét nhiệm urê, creatinin máu để đánh giá chức năng thận.
- Xét nghiệm cấy nước tiểu và làm kháng sinh đồ
- Xét nghiệm hồng cầu, bạch cầu, máu chảy, máu đông
1.5.2. Chẩn đoán phân biệt
1.5.2.1. Tiền liệt tuyến lúc thăm khám trực tràng
- Ung thư TLT: khám TLT rắn hoặc có nhân rắn không đồng nhất, không có
ranh giới. Khi định lượng PSA cao, cần sinh thiết để chẩn đoán.
- Viêm TLT: khám TLT lớn và đau, đặc biệt dùng kháng sinh thì biến chứng
giảm rõ rệt.
1.5.2.2. Tiền luyệt tuyến không lớn
- Hẹp niệu đạo hoặc xơ hẹp cổ bàng quang: cần thăm khám niệu đạo, chụp niệu
đạo, chụp niệu đạo ngược dòng, soi bàng quang
- Không có chướng ngại vật: cần kiểm tra bàng quang thần kinh, viêm bàng
quang
1.6. CÁC PHƢƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ
1.6.1. Theo dõi sát
U xơ TLT ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hơn là
thời gian sống của họ. Việc quyết định điều trị bệnh phụ thuộc vào các yếu tố
như: sự lựa chọn của bệnh nhân, hiệu quả giải quyết tắc nghẽn đường tiểu dưới,

hiệu quả lâu dài, chi phí điều trị, kinh nghiệm của bác sĩ và phượng tiện điều trị
sẵn có. Nguy cơ hứng chịu những hậu quả nghiệm trọng từ liệu pháp thì rất
nhỏ. Bệnh nhân chỉ có nguy cơ bí tiểu cấp hoặc suy chức năng thận nếu không
được theo dõi thường xuyên. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng đối với những
bệnh nhân có triệu chứng rối loạn mức độ nhj (0-7 điểm) thì 3,6 - 7% trường
hợp có nguy cơ bí tiểu cấp, 7% bí tiểu mạn. Trong đó, guy cơ dẫn đến suy thận
thì không đáng kể


15

1.6.2. Điều trị nội khoa
Caine (1975) và Lepor (1984) nhận thấy có hai yếu tố gây rối loạn tiểu
tiện trong u xơ TLT. Một là do bản thân sự phì đại của TLT (yếu tố tĩnh) và hai
là do trương lực các cơ trơn ở cổ bàng quang và TLT. Các cơ trơn chịu ảnh
hưởng của thần kinh giao cảm thông qua các thụ thể alpha 1 adrenergic (yếu tố
động)
Điều trị nội khoa u xơ TLT nhằm hai mục tiêu
- Làm cho u nhỏ lại hay ít nhất cũng làm chậm sự tăng trưởng của u/
- Giảm sự co thắt của các cơ tiền liệt tuyến và cổ bàng quang.
1.6.2.1. Dùng thuốc kháng alpha 1adrenergic
Thuốc kháng alpha 1 adrenegic có tác dung kháng các thụ thể apha1 ở cơ trơn
TLT và cổ bàng quang, làm giảm mức độ bế tắc do u xơ TLT. HIện nay, các
thuốc được sử dụng là
- Prazosin 2mg, hai lần mỗi ngày
- Tamsulosin 0,4 - 0,8mg, mỗi ngày
- Một số nghiên cứu cho thấy ở bệnh nhân bí tiểu cấp phải đặt thông niệu
đạo, nếu có dùng thuốc kháng thụ thể apha thì khả năng đi tiểu dược sau
khi rút thông niệu đạo cao hơn so với nhóm không dùng thuốc kháng thụ
thể apha.

- Các thuốc này có thể làm hạ huyết áp và gây ra một số tác dụng phụ như
chóng mặt, nhức đầu
1.6.2.2. Dùng thuốc Finasterid
Là thuốc ức chế chọn lọc mem 5 apha reductase, do đó Testosteron không
chuyển thành Dihydrotesteron. Thuốc tác động lên mô tuyến, hạn chế và làm
nhỏ tuyến sau nhiều tháng
Khi dùng thuốc kéo dài 6 đến 12 tháng, nồng độ PSA trng máu sẽ giảm đi 50%.
Tác dụng phụ hủ yếu của thuốc là giảm ham muốn tình dục, rối loạn cương.
Các tác dụng phụ này sẽ hết khi ngưng thuốc
16

1.6.2.3. Các thuốc có nguồn gốc từ thảo mộc
Cũng được dùng rộng rãi và được bào chế từ các loài cây Pygenum
africanum, Hypoxis rooperi. Tuy nhiên, vẫn chưa có những nghiên cứu ngẫu
nhiên có nhóm chứng so sánh với giả dược để chứng minh được hiệu quả các
chất chiết xuất này . Giáo sư Đỗ Tất Lợi cũng gợi ý một vị thuốc nam từ cây
trinh nữ hoàng cung có tác dụng chữa bệnh.
1.6.3. Điều trị ngoại khoa
1.6.3.1. Chỉ định ngoại khoa trong các trường hợp sau.
- Bí tiểu cấp không cải thiện sau khi đặt thông niệu đạ và điệu trị nội khoa
- Bí tiểu mạn tính, có ứ đọng nước tiểu trong bàng quang trên 100ml
- Nhiễm trùng tiểu, sỏi và túi thừa bàng quang, tiểu máu tái phát. Suy thận do u
xơ TLT
- Thất bại với điều trị nội khoa
1.6.3.2. Phẩu thuật cắt đốt nội soi qua niệu đạo
Cho đến nay phương pháp này vẫn được xem là tiêu chuẩn vàng trong
điều trị u xơ TLT và đang được áp dụng rộng rãi. Ở Mỹ, hằng năm có khoảng
95% bệnh nhân được phẫu thuật theo phương pháp này. Sau phẫu thuật 70 -
90% bệnh nhân cải thiện các triệu chứng cơ năng cũng như cải thiện tốc độ
dòng tiểu. Đây là một phẫu thuật có tính an toàn cao.

Phương pháp này là dùng máy cắt đốt đưa qua niệu đạo, u xơ TLT được
cắt làm nhiều mãnh nhỏ và được hút ra, các mạu máu được đốt điện cầm máu.
Nguyên tắc phải cắt bỏ càng nhiều tổ chức u xơ càng tốt, dựa vào các mốc: cổ
bàng quang, u núi và vỏ TLT. Cầm máu kỹ và lấy hết các mảnh tổ chức trong
lòng bàng quang. Đặt thông niệu đạo súc rửa đến khi nước rửa trong, sonde
niệu đạo được lấy bỏ sau 24 - 48 giờ. Thời gian nằm viện
Có nhiều kỹ thuật được các nhà niệu khoa áp dụng để cắt TLT qua niệu
đạo trong bệnh lý u xơ TLT. Không một kỹ thuật nào phù hợp cho mọi u xơ và
mọi phẫu thuật viên. Kỹ thuật có thể thay đổi tùy theo kích thước, hình dạng
17

của u xơ và kinh nghiệm riêng phù hợp với mỗi phẫu thuật viên. Hiện nay, các
kỹ thuật cắt thường sử dụng như: cắt theo kỹ thuật Nesbit, cắt theo kỹ thuật
Williams R. Fair, cắt theo kỹ thuật Jp Blandy. Tuy nhiên, cũng có thể gặp các
biến chứng trong phẫu thuật cắt đốt nội soi TLT.
Chảy máu
Chảy máu là biến chứng thường gặp nhất và biến chứng nặng. Sự chảy
máu khó đánh giá các chính xác do sự tưới rửa liên tục trong quá trình cắt.
Chảy máu trong quá trình CĐNS có thể từ động mạch, xoang tĩnh mạch, và ít
gặp hơn là từ từ tĩnh mạch. Mỗi loại chảy máu có cách can thiệp khác nhau.
Hội chứng nội soi
Tỷ lệ bệnh nhân bị hội chứng này khoảng 2%. Các yếu tố nguy cơ: u xơ
lớn, thời gian phẫu thuật kéo dài. Do dòng nước rửa đi vào trong lòng mạch
qua chỗ thủng của xoang tĩnh mạch hay thủng bao TLT gây nên tình trạng hạ
Natri máu do pha loãng. Các biểu hiện lâm sàng: rối loạn tri giác, thị giác, nôn
hoặc buồn nôn, tán huyết, hôn mê, choáng. Về mặt huyết động: tăng áp lực tĩnh
mạch trung tâm, tăng huyết áp, chậm nhịp tim, thở nhanh, khó thở.Trong
trương hợ gây mê toàn thân thì các biểu hiện: khó chịu, nôn mửa, chóng mặt
khó có thể phát hiện được. Mặt khác, bệnh nhân được hỗ trỡ bằng máy thỏe nên
các triệu chứng: xanh tính, khó thở có thể không đánh giá được. Tuy nhiên, sự

biệu hiện duy nhất trong hội trứng hạ Natri máu là: tăng huyết áp, mạch nhanh,
tăng áp lực tĩnh mạch trung tâm và chướng bụng.
Thủng vỏ tiền liệt tuyến
Thủng vỏ TLT xảy ra do phẫu thuật viên không nhận ra vỏ TLT lúc cắt,
gây ra thoát dịch ra tổ chức lân cận và tràn dịch vào lòng mạch. Dấu hiệu sớm
nhất là thoát dịch vào khoang phúc mạc do dịch rửa tràn ra khoang quanh TLT,
khoang quanh bàng quang, kéo dài đoạn niệu đạo TLT, đội và chèn vào hai
thành bên của bàng quang, dẫn đến mày cắt bị giữ chặt và di chuyển khó khăn.
18

Dấu hiệu muôn của thoát dịch ra xung quanh gây chèn ép bàng quang,
làm giảm thể tích bàng quang, áp lực bên trong bàng quang tăng cao tạo nên
vùng mờ trên phẫu trường. Co cứng thành bụng và có khối gờ ở thành bụng
cũng có thể gặp.
Triệu chứng sớm nhất là: khó chịu, sau đó buồn nôn, nôn mửa và đau
bụng dù bệnh nhân được gây tê tủy sống. Đau bụng khu trú tại phần thấp của
bụng hoặc đau lưng. Bệnh nhân nhợt nhạt, toát mồ hôi, mạch nhanh, khó thở,
tăng huyết áp và choáng có thể xảy ra. Xử trí trong trường hợp này là đặt thông
có kích thước lớn lưu trong niệu đạo, có đến 90% các trường hợp qua khỏi mà
không cần phải mổ.
1.6.3.3. Rạch cổ bàng quan tiền liệt tuyến
Rach cổ bàng quang tiền liệt tuyến là biện pháp thích hợp thay thể cắt
đốt nội soi trong trường hợp u xơ TLT có kích thước nhỏ, có mép sau cổ bàng
quang nhô cao, không có hiện diện của thùy giữa nhưng gây ra triệu chứng tắc
nghẽn. Thủ thuật được thực hiển bởi những đường rạch theo toàn bộ chiều dài
của TLT để các phần của TLT tách rời nhau. Thủ thuật này cho phép những sợi
cơ trơn chạy xung quangh TLT được tách rời nhau và làm tăng tốc độ dòng tiểu
bởi sự nơi rộng của niệu đạo TLT.
Rạch cổ bàng quang tiền liệt tuyến là thủ thuật rất hợp lý tưởng đối với những u
xơ nhỏ, có hiệu quả cải thiện triệu chứng lâm sàng và lưu lượng dòng tiểu gần

như tương đương với cắt đốt nội soi nhưng tỷ lệ tai biến, biến chứng của thủ
thuật này thì thấp hơn rất nhiều.
1.6.3.4. Phẫu thuật mổ bóc u xơ
HIện nay chỉ áp dụng cho những trường hợp cá bietj, chẳng hạn như khi u
xơ TLT trên 100 gram, u xơ TLT kèm có sỏi to ở bàng quang hoặc túi thừa lớn
ở bàng quang
Phẫu thuật có thể thực hiện qua hai đường
- Đường bàng quang trên xương mu (Hryntschak)
19

- Đường sau xương mu (Milin)
Đây là một phẫu thuật xâm hại có thời gian nằm viện kéo dài và cũng có những
tai biến, biến chứng nhất định
1.6.3.5. Các phương pháp điều trị bằng nhiệt
Nguyên tắc điều trị: sử dụng nhiệt lượng với nhiệt độ trên 45
0
C làm hoại tử
mô TLT> Điều trị bằng nhiệt được chia làm hai loại: năng lượng thấp (khi
nhiệt độ sử dụng từ 35 đến 60
0
C) và năng lượng cao (khi nhiệt độ trên 60
0
C).
- Siêu âm hội tụ cường độ cao: sóng siêu âm được phát ra từ một đầu phát
đặt trong trực tràng, tạo nên một nhiệt lượng 80
0
C đến 200
0
C gây hoại tử mô
TT ngay lập tức. Tuy nhiên, theo hướng dẫn của hội Niệu hoa Châu Âu và Hoa

Kỳ, phương pháp này còn đang nghiên cứu, chỉ nên áp dụng những thử nghiệm
lâm sàng với sự đồng ý của bệnh nhân.
- Điều trị bằng nhiệt tạo ra từ nước: dùng một ống thông niệu đạo 18Fr có
hai bóng: một bóng ở cổ bàng quang để cố định vị trí oongsl một bóng khác
nằm dọc theo niệu đạo TLT. Nước nóng được bơm vào bóng này và di chuyển
liên tục 45 phút bên trong bóng. Nhiệt độ nước được duy trì ở 60
0
C. Phương
pháp này chỉ khi trú trong những thử nghiệm lâm sàng với sự đồng ý ủa bệnh
nhân.
- Bốc hơi TLT bằng kim: sử dụng một ống thông có hai kim xuyên vào
mô của TLT. Sóng vô tuyến tần số 490 kHz sẽ tạo nhiệt độ từ 80 đến 100
0
C,
làm bốc hơi mô TLT nhưng không ảnh hưởng đến niêm mạc niệu đạo. Hội
Niệu khoa Hoa Kỳ nhận định: hiệu quả của bốc hơi TLT cao hơn điều trị nội
khoa nhưng thấp hơn cắt đốt nội soi TLT. Theo hội Niệu khoa Châu Âu không
phải là lựa chọn hàng đầu ở bệnh nhân ưỡ TLT.
Điều trị bằng nhiệt vi sóng qua ngã niệu đạo: dụng cụ là một ống thông giống
ống Foley, bên trong có chứa một nguồn tạo năng lượng vi sóng và bộ cảm ứng
nhiệt độ. Ống thông được làm lạnh bằng hệ thống nước chảy xung quanh. Tỷ lệ
cải thiện triệu chứng lâm sáng, lưu lượng dòng tiểu của phương pháp này thấp
20

hơn cắt đốt nội soi TLT. Phương pháp này chỉ sử dụng cho bệnh nhân từ chối
cắt đốt nội soi TLT.
1.6.3.6. Các biện pháp điều trị bằng năng lượng Laser
Năng lượng laser ó thể dùng làm hoại tử, bốc hơi hoặc cắt mô TLT.
- Bốc hơi TT với năng lượng Laser Nd: YAG: Đây là loại laser được dùng
nhiều nhất. Khuyết điểm của bốc hơi TLT với Laser là sự cải thiện lâm sàng

xảy ra chậm, thường sau khi điều trị 4 đến 6 tuần và thời gian mang thông niệu
đạo lâu hơn cắt đốt nội soi TLT. Phương pháp này không được coi là điều trị
hàng đâu trong u xơ TLT và chỉ nên áp dụng cho ngững bệnh nhân có nguy cơ
cao khi cắt đốt nội soi TLT.
- Quang đông TLT với năng lượng Laser diode: dây dẫn sử dụng năng
lương jLasser diode bước sóng 839 mm được dưa qua ống soi bàng quang đi
xuyên vào mô TLT gây ra hiện tượng quang đông mô TLT. Lưu lượng dòng
tiểu tổi đa sau khi can thiệp bằng phương pháp này thấp hơn cắt đối nội soi
TLT và thời gian mang thông niệu đạo lâu hơn. Phương Pháp này chưa được
xem là điều trị chuẩn trong u xơ TLT, chỉ nên áp dụng những bệnh nhân có
nguy cơ cao khi cắt đốt nội soi TLT
- Cắt TLT bằng năng lượng holmium Laser: Holmium Laser bước sóng
2140 mm với năng lượng tư 80W đến 100W để cắt TLT. Một ưu điểm của
phương pháp này là có thể áp dụng rất an toàn và hiệu quả cho những trường
hợp u xơ trên 100 gram. Đây là một phương pháp diều trị rất "hứa hẹn" vì hiệu
quả tương đương với cắt đốt nội soi TLT
1.6.3.7.Các phương pháp điều trị ít xâm hại khác
Nong niệu đạo TLT bằng bóng: dùng một bóng nhỏ đặt vào niệu đạo
TLT dưới sự hướng dẫn của nội soi và bóng được bơm lên căng niệu đạo TT.
Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy bệnh nhân sau khi được điều trị thì triệu
chứng tắc nghẽn lặp lại và cần phải điều trị lại trong vong hai năm.
21

Đặt ống trong niệu đạo TLT bằng stent: stent được đặt vào niệu đạo TLT với sự
phối hợp của gây tê tại chỗ. Phương pháp điều trị này có nhiều biến chứng như
đóng sỏi, nhiễm trùng và đau kéo dài. Chỉ nên áp dụng phương háp này trong
trường hợp bệnh quá già yếu bị bí tiểu ấp
1.7. CHỈ ĐỊNH CẮT ĐỐT NỘI SOI U XƠ TIỀN LIỆT TUYẾN QUA
ĐƢỜNG NIỆU ĐẠO
1.7.1.Chỉ định tuyệt đối

- Bí tiểu mãn tính có cầu bàng quang trường cữu
- Rối loạn tiểu tiện nặng nhất là khó tiểu tiểu nhiều lần ngày cũng như
đêm thể tích tồn dư bàng quang >100 ml
- Bí tiểu cấp tái phát nhiều lần có nguy cơ nhiển trùng.
- UXTLT có biến chứng túi thừa bàng quang dày hang hốc, chèn niệu
quản
trỉ cao huyêt ap, thoát vị bẹn sang niêm mạc trực tràng
- UXTLT đả điều trị nội khoa thất bại
1.7.2.Chỉ định tƣơng đối
- Bị đái cấp nhưng thông tiểu được sau đốt thông tiểu bệnh nhân lại đi
tiểu được
- Rối loạn bài xuất nước tiểu nhưng điều trị nội khoa còn đáp ứng thể
tích tồn đọng nước tiểu trong bàng quang sau khi đi tiểu tư 50 đến < 100 ml








22

3. KỸ THUẬT CẮT ĐỐT TUYẾN TIỀN LIỆT
QUA NGÃ NIỆU ĐẠO

3.1. Cắt đốt tuyến tiền liệt qua ngã niệu đạo (Transurethral resection of
the prostate = TURP)
Là một thủ thuật thường dùng để điều trị phì đại tiền liệt tuyến lành tính
(BHP) mức độ từ vừa đến nặng. Đây là một trong những phẫu thuật quan trọng

thường được thực hiện ở đàn ông từ 55 tuổi trở lên.












Hình 1. Phẫu thuật TURP
3.2. Qui trình thực hiện Thủ Thuật
Sau khi gây tê tuỷ sống hoặc gây mê toàn thân, dụng cụ cắt đốt nội soi sẽ
được đưa vào niệu đạo qua dương vật. Dụng cụ cắt đốt nội soi dài khoảng 30
cm, đường kính khoảng 1,25 cm bao gồm ống dẫn sáng, các van để kiểm soát
dịch phun tưới và vòng dây điện để cắt hoặc làm bốc hơi các mô, đồng thời
cầm máu tại chỗ.
23












Hình 2. Ống nội soi cắt đốt đưa vào vị trí tuyến tiền liệt

Trong thời gian phẫu thuật từ 60 đến 90 phút, bác sĩ sẽ dùng vòng dây
của ống soi để loại bỏ từng mẩu nhỏ của phần mô gây tắc nghẽn từ phía trong
của tuyến tiền liệt, tạo thành một khoang.


Hình 3. Diễn biến phẫu thuật nội soi tuyến tiền liệt qua ngả niệu đạo


24


Hình 4. Vòng cắt đốt trong phẫu thuật TURP











Hình 5. Mô cắt đốt lấy ra sau phẫu thuật TURP

Chỉ có phần trong của tuyến bị cắt bỏ. Các mẫu mô này sẽ được phun xịt

nước cho trôi xuống bàng quang, sau đó được rửa trôi ra ngoài ở giai cuối của
thủ thuật.
25












Hình 6. Tiền liệt tuyến trước phẫu thuật nội soi tuyến tiền liệt
qua ngả niệu đạo
(Thể tích tuyến tiền liệt giảm nhiều sau phẫu thuật TURP)

Bệnh nhân cần nằm viện từ 1 đến 2 ngày. Sau phẫu thuật, có thể có máu
hoặc các cục máu đông nhỏ trong nước tiểu. Có thể cần đặt ống thông tiểu
trong một vài ngày. Lúc đầu, bệnh nhân thường cảm thấy tiểu buốt hoặc mót
tiểu khi nước tiểu chảy qua vùng mới cắt đốt. Tình trạng sẽ cải thiện dần sau từ
1 đến 4 tuần. Bệnh nhân có thể trở về với công việc văn phòng sau 2 tuần và
với công việc lao động chân tay sau 4 đến 6 tuần. Có thể quan hệ tình dục trở
lại sau 4 đến 6 tuần.

3.3. Trang thiết bị dụng cụ
- Hệ thống máy cắt đốt tưới rửa nội soi qua ngả niệu đạo(Ở bệnh viện
trung ương Huế là dàn may cắt đốt nội soi của hãng Karl – Storz)

- Bao gồm :Dàn VIDEO, nguồn sáng, dao điện, máy soi niệu đạo bàng
quang có hệ thống tưới rửa, dụng cụ cắt nội soi, dụng cụ đót nội soi
Trƣớc phẫu thuật
Sau phẫu thuật

×