Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng sinh kế người nông dân khi chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (434.19 KB, 7 trang )

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG SINH KẾ NGƯỜI NÔNG DÂN KHI
CHUYỂN ĐẤT NÔNG NGHIỆP SANG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP TẠI
THÀNH PHỐ HỘI AN, TỈNH QUẢNG NAM
1

Ths.Ngô Hữu Hoạnh
2
1. Đặt vấn đề
Vấn đề sinh kế của người dân sau thu hồi đất nông nghiệp đang là vấn đề quan tâm của
các địa phương trong phạm vi cả nước. Đặc biệt là trong giai đoạn gần đây ở nước ta, diện
tích đất nông nghiệp bị thu hồi hàng năm khá lớn do quá trình đô thị hoá và phát triển cơ sở
hạ tầng và số người có sinh kế khó khăn sau thu hồi đất ngày càng gia tăng. Khi thu hồi đất
Nhà nước có chính sách bồi thường thiệt hại về đất, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và ổn định
đời sống và thực tế là có những hộ có thu nhập cao hơn so với trước khi thu hồi đất, nhưng
vẫn có một số hộ dân vẫn khó khăn trong việc tạo lập sinh kế của mình. Họ vẫn bám víu vào
diện tích đất ít ỏi còn lại do việc tìm kiếm việc làm mới và trình độ tay nghề để chuyển đổi
công việc không dễ dàng. Mục tiêu của nghiên cứu này là xem xét sự thay đổi về các nguồn
vốn tạo sinh kế của người dân trước và sau thu hồi đất nông nghiệp tại một số phường vùng
ngoại ô của thành phố Hội An.
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại phường Cẩm Châu và phường Thanh Hà thuộc thành phố
Hội An, tỉnh Quảng Nam. Đây là hai phường có diện tích đất nông nghiệp lớn và trong thời
gian qua là những địa phương ở thành phố Hội An có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi lớn
nhất và điển hình cho quá trình đô thị hoá tại thành phố Hội An.















Hình 1: Vị trí vùng nghiên cứu
2.2.Phương pháp nghiên cứu:
a. Thu thập số liệu thứ cấp:

Thu thập có chọn lọc các thông tin, dữ liệu sẵn có về quá
trình thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất.

1
Đăng trên tạp chí Khoa học đất số 35-2010
2
Trưởng Bộ môn Địa hình – Địa chất và Quản lý đất đai, đồng tác giả với TS Huỳnh Văn Chương, ĐHNL Huế

b. Thu thập số liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp thu thập qua phỏng vấn hộ nông dân có đất bị
thu hồi bằng bảng câu hỏi phỏng vấn sâu. Phân các hộ điều tra thành 3 nhóm có diện tích đất
nông nghiệp bị thu hồi khác nhau:
Nhóm 1: Các hộ bị thu hồi dưới 30% đất nông nghiệp
Nhóm 2: Các hộ bị thu hồi từ 30% đến dưới 70% đất nông nghiệp
Nhóm 2: Các hộ bị thu hồi từ 70% đất nông nghiệp trở lên.
c. Phương pháp luận trong nghiên cứu: Trong nghiên cứu này chúng tôi dựa vào lý
thuyết về khung sinh kế bền vững của DFID, 1999 để phân tích sự thay đổi khả năng tiếp cận
các nguồn vốn tạo sinh kế, tác động của sự thay đổi này đến sinh kế của các hộ trong quá
trình thu hồi đất nông nghiệp phục vụ đô thị hóa, xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế.

3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.1. Tình hình cơ bản của các nhóm hộ điều tra
Theo số liệu điều tra nông hộ sau khi thu hồi đất, bình quân nhân khẩu của hộ gia đình
từ 5,0 đến 5,6 người/hộ, bình quân lao động trên hộ gia đình là 3,5 lao động, trong đó lao
động nông nghiệp bình quân là 1,6 lao động/hộ. Sau thu hồi đất bình quân lao động nông
nghiệp chiếm chưa tới 50% số lao động của các nhóm hộ. Có tới 85,7% chủ hộ chưa tốt
nghiệp phổ thông trung học, 100% chủ hộ chưa có bằng cấp về chuyên môn (Bảng 1).
Bảng 1- Tình hình cơ bản của các nhóm hộ điều tra sau thu hồi đất
Chỉ tiêu ĐVT Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3
1. Số hộ điều tra Hộ 11 30 27
2. Tuổi bình quân Tuổi 63.1 66.3 61.4
3. Trình độ văn hóa
- Cấp 1 % 44,4 39,1 36,0
- Cấp 2 % 33,3 21,7 36,0
- Cấp 3 % 22,2 39,1 28,0
4.. Trình độ chuyên môn % 0 0 0
5. Bình quân nhân khẩu Người 5,0 5,6 5,2
6. Lao động
- Lao động/hộ Lao động 2,9 3,8 3,4
- Lao đông nông nghiệp/hộ Lao động 1,3 1,8 1,5

Thực tế cho thấy rằng đa số chủ hộ có đất nông nghiệp bị thu hồi đều lớn tuổi, trình độ
văn hóa thấp. Lao động lớn tuổi chiếm đa số và ít người được học hành nhưng đối tượng này
lại là những người phải gánh vác trách nhiệm quan trọng trong việc đảm bảo sinh kế của hộ,
là những lao động chính tạo thu nhập cho hộ.
3.2. Sự thay đổi về sinh kế của người dân bị thu hồi đất nông nghiệp
3.2.1. Thay đổi về nguồn vốn tự nhiên
Kết quả điều tra cho thấy diện tích đất nông nghiệp của các nhóm hộ giảm đáng kể do bị
thu hồi đất. Trong đó, nhóm 1 có diện tích bình quân bị thu hồi là 24,4% diện tích được giao
của hộ, tương ứng là 797,8m

2
, nhóm 2 giảm 57,5% và 2080,6m
2
và nhóm 3 diện tích đất nông
nghiệp giảm bình quân lên tới 84,2% diện tích đất nông nghiệp của hộ, tương ứng là 2807m
2

(Bảng 2).


Bảng 2 - Diện tích đất nông nghiệp bình quân của các nhóm hộ trước và sau thu hồi
ĐVT: m
2
So sánh 2009/2004
Chỉ tiêu
Trước thu hồi
(Năm 2004)
Sau thu hồi
(Năm 2009)
(+/-) (%)
1. Nhóm 1 3263,4 2465,6
-797,8 -24,4
2. Nhóm 2 3617,1 1536,4
-2080,6 -57,5
3. Nhóm 3 3332,0 525,0
-2807,0 -84,2

Bình quân diện tích đất nông nghiệp sau thu hồi đất của các nhóm hộ giảm dẫn đến bình
quân diện tích đất nông nghiệp trên lao động nông nghiệp giảm đáng kể trong các nhóm.
Trong đó đặc biệt là nhóm 3, diện tích đất nông nghiệp bình quân từ 2438,1m

2
/lao động nông
nghiệp giảm xuống chỉ còn 384,1m
2
/lao động nông nghiệp.
Hiện tại trên địa bàn Hội An nói chung và khu vực điều tra nói riêng còn rất ít quỹ đất
dự trữ để bồi thường, nên khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án thì phương thức
bồi thường được thực hiện nhiều nhất là bồi thường bằng tiền. Cùng với bồi thường thiệt hại,
việc hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cũng được thực hiện bằng tiền. Mặt khác, đa số người dân
đều muốn được bồi thường, hỗ trợ theo hình thức này vì với người nông dân có một khoản
tiền mặt lớn là ước mơ của họ. Do vậy đại đa số hộ bị thu hồi đất nông nghiệp đều bồi thường
và hỗ trợ bằng tiền.
Như vậy, nguồn vốn tự nhiên (đất đai) được chuyển thành nguồn vốn tài chính. Trước
đây đất đai là phương tiện tạo sinh kế quan trọng của hộ nông dân, bây giờ chuyển thành một
khoản tiền. Để đảm bảo sinh kế lâu dài, nguồn vốn này phải được hộ dân sử dụng vào mục
đích đầu tư sản xuất tạo nguồn thu nhập hoặc học nghề để chuyển đổi nghề nghiệp (vốn con
người). Còn nếu sử dụng số tiền này vào mục đích xây dựng nhà cửa, mua sắm tài sản (vốn
vật chất) và các mục đích khác thì sinh kế của người dân về lâu dài sẽ khó khăn. Khi sinh kế
khó khăn họ sẽ bị hạn chế trong việc học hành, khám chữa bệnh, tiếp cận thông tin…Tức là
khi đất nông nghiệp của người nông dân bị thu hồi họ có thể còn bị mất đi cơ hội để phát triển
bản thân, gia đình cũng như tiếp cận xã hội.
3.2.2. Thay đổi về nguồn vốn xã hội
Cơ hội tiếp cận nguồn vốn xã hội sau khi thu hồi đất được mở ra nhưng ít người dân tận
dụng cơ hội này để cải thiện và thay đổi sinh kế của mình. Khi bị thu hồi đất, 100% hộ gia
đình đều nhận hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp bằng tiền mặt nhưng có rất ít người sử dụng
nguồn vốn này cho việc học nghề.












Hình 2 - Tỷ lệ hộ sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ vào các mục đích
Theo kết quả điều tra thể hiện ở Hình 2 thì chỉ có 4,4% số hộ nhận tiền bồi thường, hỗ
trợ đầu tư cho việc học nghề và cho con em đi học. Phần lớn số hộ đều sử dụng nguồn vốn
này để đầu tư xây dựng nhà cửa, mua sắm tài sản, sự đầu tư này là nhu cầu thiết yếu nhưng về
mặt xã hội sẽ dẫn đến không bền vững cho sinh kế người dân. Đây là điều mà các cơ quan
chức năng khi thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ phải quan tâm và có những giải pháp
hợp lý và sát với điều kiện từng địa phương cụ thể.
Khi không còn đất nông nghiệp người dân ít có cơ hội để tiếp xúc, tương trợ nhau, do
vậy nhiều người dân băn khoăn là mất đất dẫn đến “tình làng nghĩa xóm” sẽ dần dần mất đi.
Một thực trạng xảy ra làm không ít người dân lo lắng là khi thiếu đất sản xuất dẫn đến thời
gian rãnh rỗi nhiều, lại có nhiều tiền mặt từ các khoản bồi thường, hỗ trợ và thu nhập từ làm
công của lao động tự do sẽ là tiền đề cho các tệ nạn xã hội như say bia rượu, nạn cờ bạc gia
tăng.
c. Thay đổi về nguồn vốn tài chính
Do có sự thay đổi về nguồn vốn đất đai, tư liệu sản xuất chủ yếu của các hộ nông dân
nên dẫn đến thay đổi về lao động và thu nhập của hộ, Theo kết quả điều tra có đến 60,71% số
hộ có thu nhập tăng, 4,41% số hộ có thu nhập không đổi và 35,39% số hộ có thu nhập giảm so
với trước khi thu hồi đất nông nghiệp. Nhóm 1 có diện tích thu hồi dưới 30% có thu nhập sau
thu hồi hầu như không đổi. Trong khi nhóm 2 và nhóm 3 có diện tích đất nông nghiệp bị thu
hồi lớn thì thu nhập sau khi thu hồi tăng so với trước khi bị thu hồi đất, nguồn thu nhập phần
lớn từ hoạt động phi nông nghiệp. Điều này chứng tỏ sau thu hồi đất có sự dịch chuyển lao
động nông nghiệp sang lao động phi nông nghiệp. Ngoài ra có một số hộ dùng nguồn vốn bồi
thường, hỗ trợ gửi ngân hàng đã thu được tiền lãi hàng tháng ổn định.

Về các nguồn thu nhập trước và sau thu hồi đất có sự thay đổi đáng kể. Trước thu hồi
đất thu nhập chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp, tỷ trọng thu nhập từ nông nghiệp trong tổng thu
nhập của các nhóm l, 2 và 3 lần lượt là 62%, 81,1% và 64,4%. Sau thu hồi đất nguồn thu nhập
này của các nhóm hộ giảm xuống đáng kể, tương ứng là 45,4%, 45,1% và 32,2% (Hình 3).









Hình 3 - Tỷ lệ các nguồn thu nhập của các nhóm hộ trước và sau thu hồi đất
Thực tế điều tra cho thấy rằng, nhiều người có thu nhập từ lao động tự do cao hơn so
với sản xuất nông nghiệp trước đây, tuy nhiên nguồn thu này rất bấp bênh, thường khó khăn
trong tìm kiếm việc làm vào mùa mưa. Hơn nữa thu nhập bằng tiền mặt hàng ngày nên cũng
dễ tiêu xài, khó tiết kiệm và một lý do mà họ đưa ra là chi tiêu tăng cao do phải mua nhiều thứ
hơn trước đây còn đất nông nghiệp bản thân gia đình tự sản xuất được.
d. Thay đổi về nguồn vốn con người








Hình 4: Thay đổi về tỷ lệ lao động sau khi thu hồi đất
Theo kết quả điều tra chỉ có 4,4% hộ gia đình sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ vào việc

học nghề, cho con học hành.Tỷ lệ đi học của các nhóm lao động giảm mạnh theo độ tuổi, lao
động trong độ tuổi 15-18 có tỷ lệ đi học khá cao 72,7%, tỷ lệ này giảm xuống 11,5% đối với
lứa tuổi từ 18 đến 35 (nữ) và 40 (nam), lao động trên 35 đối với nữ, 40 đối với nam không có
ai theo học. Họ hiểu rằng trong tình hình đô thị hóa, công nghiệp ngày càng phát triển như
hiện nay muốn có việc làm thì phải có trình độ tay nghề và bằng cấp, tuy nhiên hạn chế lớn
nhất là do tuổi cao, khó khăn trong việc theo học. Do đó họ đầu tư cho con em theo học, còn
bản thân người lớn tuổi (trên 35-40 tuổi) khi mất đất nông nghiệp cách đơn giản nhất mà họ
lựa chọn là làm thuê tự do. Trước thu hồi đất bình quân lao động nông nghiệp là 3,0/hộ, sau
thu hồi đất bình quân chỉ còn 1,6 lao động/hộ. Lao động nông nghiệp trước khi chuyển đổi đất
đai của các nhóm 1, 2 và 3 lần lượt là 63,9%, 83,6% và 74,6% đã giảm xuống đáng kể lần
lượt là 46,7%, 51% và 44,5% sau thu hồi đất. Lao động phi nông nghiệp tăng mạnh nhất là
lao động tự do, trước thu hồi đất tỷ lệ lao động tự do của các nhóm từ 3,4% -11% thì sau thu
hồi đất tỷ lệ này của các nhóm 1, 2 và 3 lần lượt là 23,3%, 21,9% và 23,6% (Hình 4).
e.. Thay đổi về nguồn vốn vật chất
Sau thu hồi đất tỷ lệ kiên cố hóa nhà cửa tăng lên đáng kể so với trước khi thu hồi đất,
trong khi nhà tạm và nhà cấp 4 xây dựng lâu năm giảm xuống (Hình 5).







Hình 5: Các loại nhà ở của người dân trước và sau khi thu hồi đất

×