Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Tổng quan dược liệu hoắc hương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1000.84 KB, 27 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
BỘ MÔN DƯỢC LIỆU

TIỂU LUẬN
Chủ đề: TỔNG QUAN DƯỢC LIỆU HOẮC HƯƠNG
Họ và tên: Đặng Thị Thúy Hường
Tổ 5 – A3K63
MSV: 0801204

HÀ NỘI, NĂM 2011
1
MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 4
I. Tổng quan 5
1.1. Đặc điểm thực vật chi pogostermon 5
1.1.1. Vị trí phân loại 5
1.1.2. Tóm tắt đặc điểm họ Bạc hà
5
1.1.3. Đặc điểm thực vật chi Pogostermon 6
1.2. Đặc điểm thực vật, phân bố của Hoắc hương 6
1.2.1. Tên họ 7
1.2.2. Mô tả 7
1.2.3. Phân bố sinh thái, thu hái, chế biến 11
II. Nghiên cứu thành phần hóa học của cây Hoắc hương 14
2.1.Thành phần 14
2.2.Phương pháp nghiên cứu 16
III. Tác dụng dược lý………………………………………………… .
16
IV. Tính vị, công năng 17
V. Công dụng 17


VI. Một số sản phẩm từ tinh dầu hoắc hương đang được ứng dụng
trên thị trường hiện nay 22
6.1Hoắc hương chính khí
22
6.2Công nghiệp nước hoa
23
2
6.3 Thẩm mỹ
24
KẾT LUẬN 25
ĐẶT VẤN ĐỀ
Giữa thế kỉ XIX,hoắc hương được nhập vào nước Anh và trở thành một nhân
tố căn bản của các chất thơm và nước hoa trong suốt triều đại Victoria
Hoắc hương là loại cây có nguồn gốc từ Indonexia và Malayxia.Tinh chất của
nó được chưng cất ở Indonexia,Trung Quốc và Ấn Độ.
Tinh chất hoắc hương có được qua việc chưng cất bằng hơi nước từ lá khô.Hoắc
hương được sử dụng trong các loại nước hoa thuộc họ Chypre
gỗ,Oriental.Hương thơm của nó được sử dụng rộng raĩ như một chất thơm có vị
ngọt để tạo hơi thở tươi mát.Hiện nay , hoắc hương tuy không được sử dụng ở
châu Âu và Mỹ nhưng nó vẫn thịnh hành ở châu Á và Mỹ La Tinh.
3
Tên gọi của nó xuất phát từ tiếng latin “patch” có nghĩa là tươi tắn và “Ilai” có
nghĩa là lá cây
Để giúp các bạn hiểu hơn về “ thứ tài sản kì diệu “ này, tôi xin trình bày một
số nét tổng quan về cây Hoác hương.
I. Tổng quan
1.1. Đặc điểm thực vật
1.1.1. Vị trí phân loại
Hoắc hương Pogostemon cablin (Blanco)Benth thuộc họ Bạc hà
(Lamiaceae); bộ Bạc hà(Lamiales),phân lớp Bạc hà (Lamidae ), lớp Ngọc

lan(Magnoliopsida), ngành Ngọc Lan( Magnoliophyta), giới thực vật (Plantae).
Giới thực vật (Plantae)
Ngành Ngọc Lan (Liliopsida)
Phân lớp Bạc hà (Lamidae)
4
Bộ Bạc hà (Lamiales)
Họ Bạc hà ( Lamiaceae)
1.1.2. Tóm tắt đặc điểm họ Bạc Hà(Lamiaceae)
Thân có 4 cạnh,các bộ phận thơm;lá mọc đối,hình chữ thập;cụm hoa xim ở
kẽ lá;hoa mẫu 5;nhị 2 trội;bầu chia 4;vòi nhị xuất phát từ gốc bầu;quả đóng tư.
Cây cỏ ,đôi khi là cây bụi hay gỗ nhỏ.Lá đơn,mọc chéo chữ thập,có khi mọc
vòng.Không có lá kèm.Toàn cây có mùi thơm.Cụm hoa lá xim co ở kẽ lá.Do lá
mọc đối nên trông cum hoa như mọc vòng quang cành.Hoa lưỡng tính,đối xứng
2 bên,mẫu 5.Đài 5,dính liền.Tràng 5,dính liền,thường có 2 môi,môi trên 2
thùy,môi dưới 3 thùy:đôi khi 2 thùy của môi trên dính liền(làm cho tràng hoa có
4 thùy),hoặc tiêu giảm hoàn toàn.Bộ nhị thường 4,noãn,bầu trên,nhưng do vách
giả nên bầu có 4 ô,mỗi ô có 1 noãn,đính noãn gốc.Gốc vòi nhụy nằm trong hốc
giữa các thùy của bầu(vòi nhụy đính ở gốc bầu).Núm nhụy thường chia
đôi.Trong đài còn lại 4 quả hạch nhỏ.Mỗi quả chứa 1 hạt.Hạt có ít hoặc không
có nội nhũ.
Hoa thức và Hoa đồ:
5
1.1.3. Đặc điểm thực vật chi Pogostemon
Cây cỏ sống lâu năm,cao từ 30-60 cm,có lông.Lá có mùi thơm.Hoa nhỏ,màu
hồng hay tím nhạt.Dùng làm thuốc chữa bệnh đau bụng,các bệnh về dạ dày và
đường ruột,chữa cảm lạnh,nhức đầu mệt mỏi.
1.2. Đặc điểm thực vật, phân bố của Hoắc hương

Hình 1: Pogos cablin
6

1.2.1. Tên họ
Tên khoa học: Pogostemon cablin (Blanco) Benth.
Tên khác : Hợp hương, Tô hợp hương, Hoắc khử bệnh, Linh lung hoắc
khử bệnh (Hòa Hán Dược Khảo), Đầu lâu bà hương (Lăng Nghiêm Kinh) Đa ma
la bạt hương (Pháp Hoa Kinh) Bát đát la hương (Kim Quang Minh Kinh), Gia
toán hương (Niết Bàn Kinh), Quảng hoắc hương, Quảng hoắc ngạnh, Tiên hoắc
hương, Thổ hoắc hương (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Thổ Hoắc
hương(Trấn Nam Bản Thảo), Thanh kinh Bạc hà (Qủang Tây Bản Thảo Tuyển
Biên), Miêu vĩ ba hương, Miêu ba hổ (Liễu Ninh Thảo Dược), Lục hà hà (Phúc
Kiến Dược Vật Chí), Ngư hương, Kê tô, Thủy ma diệp (Tứ Xuyên Trung
Dược),
Họ : Họ Bạc Hà (Lamiaceae).
1.2.2. Mô tả
Cây nhỏ sống lâu năm, thân vuông màu nâu tím, mọc thẳng có phân nhánh, cao
chừng 30-60, thân có lông. Lá mọc đối có cuống ngắn, vỏ có mùi thơm.Lá có
cuống ngắn. Phiến lá hình trứng, mép có răng cưa to, hai mặt đều mang lông,
mặt dưới nhiều lông hơn, lá dài 5-10cm, rộng 2,5-7cm. Cụm hoa mọc thành xim
co, ở kẽ lá hay ngọn cành, hoa màu tím nhạt. Quả bế có hạt cứng. Toàn cây có
lông và mùi thơm.Tuy nhiên cây trồng ở Việt Nam hầu như không có hoa và kết
quả.
Ngoài loài hoắc hương kể trên,người ta còn dùng loài hoắc hương Agastache
rugosa(Fisch.et May)O.Kuntze,cùng họ.Đó là loài cỏ sống hàng năm,cao 40-100
cm.Lá hình trứng dài 2-8 cm,rộng 1-5 cm.Đầu lá nhọn,phía cuống hơi hình
tim.Cuống dài 1-4 cm,mép có răng cưa thô to.Hoa mọc thành vòng quanh thân ở
7
đầu cành hay kẽ lá.Cánh hoa màu tím hay trắng.Mùa hoa tháng 6-7,mùa quả
tháng 10-11.Cây này cũng mọc ở nước ta nhưng ít phổ biến như loài trên.


Đặc điểm vi phẫu và tế bào mô mềm:

Đặc điểm giải phẫu:
Thân
Vi phẫu vuông, bốn góc lồi nhiều hoặc ít tùy theo thân non hay thân già. Biểu bì
là 1 lớp tế bào hình chữ nhật khá giống nhau, rải rác có chứa chất tiết màu vàng,
cutin răng cưa. Lông che chở từ 2-6 tế bào xếp thành 1 dãy (rất ít gặp), bề mặt
lấm tấm, có đoạn bị thắt hẹp lại. Lông tiết rất nhiều, có hai loại: lông tiết đầu
đơn bào, hình bầu dục, chân ngắn; và loại lông tiết to, tròn, đầu 4-8 tế bào chứa
tinh dầu, chân là một tế bào ngắn hoặc có chân là tế bào biểu bì, thường nằm
trong vùng lõm của biểu bì trên và dưới. Bên dưới biểu bì là mô dày tròn, tập
trung nhiều ở bốn góc lồi. Mô mềm vỏ khuyết, khoảng 2-4 lớp tế bào, vách
mỏng. Nội bì

đai Caspary, rải rác có tế bào chứa chất tiết, 1-2 lớp trụ bì bị ép
dẹp. Libe ít, tế bào nhỏ, vách mỏng. Gỗ 2 nhiều, tập trung ở 4 góc; mô mềm cấp
2 tẩm chất gỗ có ở bốn cạnh tạo thành vòng liên tục. Bó gỗ 1 nhiều, nằm phía
8
dưới gỗ 2. Mô mềm tủy là những tế bào tròn, to, xếp chừa các khuyết nhỏ; vùng
sát với gỗ có thể hóa mô cứng. Ở thân già tầng sinh bần xuất hiện ngay trên trụ
bì làm một số vùng mô mềm vỏ phía ngoài chết đi và bong ra. Trụ bì và mô
mềm vỏ hóa mô cứng rải rác. Gỗ 2 rất phát triển và mô mềm tủy bị thu hẹp

Vi phẫu thân
Cuống lá
Mặt trên lõm, mặt dưới lồi, có 2 cánh ngắn. Tế bào biểu bì hình đa giác, cutin
răng cưa, trên biểu bì có lông che chở và lông tiết như ở thân. Sát biểu bì có
khoảng 1-4 lớp mô dày tròn tập. Mô mềm khuyết gồm những tế bào tròn, vách
mỏng. Hệ thống dẫn hình cung, gián đoạn ở giữa, gỗ ở trên, libe ở dưới. Một vài
lớp mô dày tròn bao quanh cung libe gỗ; 2 bó libe gỗ phụ ở 2 bên cánh.
Vi phẫu cuống lá
9


Gân giữa : Mặt trên hơi lõm, mặt dưới lồi nhiều. Tế bào biểu bì trên và dưới khá
đều, cutin răng cưa, lông che chở và lông tiết giống như ở thân và có ở cả 2 mặt
lá. Mô dày tròn nằm sát biểu bì trên và dưới, khoảng 1-2 lớp. Mô mềm khuyết
gồm những tế bào tròn to, vách mỏng. Bó libe gỗ hình cung, nằm giữa phần mô
mềm. Ở những lá già, cung libe gỗ có mô dày bao quanh. Phiến lá : Tế bào biểu
bì hình bầu dục, biểu bì trên lớn hơn biểu bì dưới. Mô mềm giậu ở sát biểu bì
trên, gồm 1 lớp tế bào hình chữ nhật xếp sát nhau, dưới mỗi tế bào biểu bì có
khoảng 2-3 tế bào mô giậu. Mô mềm khuyết gồm 3-7 lớp tế bào, khuyết nhỏ.
Đặc điểm bột dược liệu:
Thành phần: Mảnh biểu bì có vách hơi ngoằn ngoèo mang lỗ khí kiểu trực bào.
Mảnh biểu bì gân lá hình đa giác thuôn dài; ít lông che chở đa bào, bề mặt lấm
tấm. Nhiều lông tiết chân ngắn, đầu tròn có 1 hoặc nhiều tế bào (thường là 2, 4,
8 tế bào) chứa tinh dầu màu vàng nhạt, chiết quang. Mảnh mô mềm của lá và
thân. Mảnh mạch vạch, điểm, dài và ít tế bào mô cứng
10

Mảnh biểu bì Lông tiết Mảnh mô mềm

Mảnh mạch vạch Sợi TB mô cứng
1.2.3. Phân bố sinh thái, thu hái, chế biến
1.2.3.1. Phân bố:
Cây Hoắc hương được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta,chủ yếu lấy lá và cành
làm thuốc.Nhiều nhất tại vùng Kim Sơn(Hà Nam),Hưng Yên.Tại Hà Nội,vườn
thuốc văn điển có trồng thử.Thường trồng bằng dâm cành vì cây không có hoa
quả.Hiện việc nghiên cứu trồng chưa có kinh nghiệm chắc chắn.
Tại các nước khác vùng nhiệt đới Châu Á và Châu Phi hoắc hương còn được
trồng qui mô để lấy lá cất tinh dầu .Những nước sản xuất hoắc hương nhiều nhất
hiện nay là Ấn Độ ,Malayxia ,Philipin,Magas,Indonexia.
Hằng năm tại Malayxia thu hoạch chừng 500 tấn lá khô hoắc hương để cất tinh

dầu chưa kể còn sản xuất chừng 700-1000 tấn lá để xuất cảng .Tại Mangas vao
11
năm 1925 đã sản xuất chừng 5 tấn la khô để cất tinh dầu chưa kể số la dùng để
cất tinh dầu trong nội địa .
Hiệu suất thu nhập mỗi ha hằng năm chừng 500 tấn lá khô.
1.2.3.2. Cách trồng
Hoắc hương là cây ưa ẩm và chịu bóng, nên nhân dân thường trồng xen
với chuối, chanh hoặc các cây ăn quả khác. Trong điều kiện cây trồng ở cá tỉnh
phía Bắc, mùa sinh trưởng mạnh bắt đầu khoảng cuối mùa xuân. Đến đàu mùa
động lạnh, cây có hiện tượng rụng lá nhiều và hơi bị tàn lụi. Gốc và thân sẽ tái
sinh lại vào giữa mùa xuân. Hoắc hương trồng hàng năm ít thấy có hoa quả, nên
có khả năng tái sinh dinh dưỡng mạnh. Về mùa mưa ẩm, nhưng đoạn thân cành
mọc sát đất đều cho nhiều rễ, và từ các đốt có rễ sẽ mọc ra 1-2 chồi nhỏ, sinh
trưởng nhanh thành những cây hoắc hương mới.
Hoắc hương là cây ưa khí hậu nóng ẩm hoặc ôn hoà, sợ khô hạn và úng
nước. Được nhân giống chủ yếu bằng thân cành. Vào tháng 3-4, chọn cành bánh
tẻ, mập rồi cắt thành từng đoạn 12-15cm làm hom giống. Tuỳ chân đất cao hay
thấp, có thể lên luống cao 20-30cm, mặt luống rộng 70-80cm. Trồng theo hốc,
khoảng cách 20 x 30cm, hoặc 30 x 30cm, hốc sâu độ 10cm. Mỗi hốc trồng 1
hom. Khi trồng, nên dùng phân hoai mục để bón lót. Sau khi trồng 20-25 ngày,
hom bắt đầu mọc mầm. Cần làm giàn che cho cây. Hoắc hương cần đất tốt, luôn
sạch cỏ, được vun xới và bón phân thúc 3-4 lần trong năm. Sau khi trồng 2-3
tháng, thu hái lứa đàu tiên. Tiếp đó, thu hái mỗi tháng 1 lần. Về mùa đông, cây
sinh trưởng chậm, không thu hái. Tiến hành vệ sinh đồng ruộng, chăm sóc cho
cây qua đông. Sang xuân, cây lại tiếp tục sinh trưởng
Thường thu hái vào tháng 4-6, phơi trong râm cho khô, hoặc sấy nhẹ cho tới khi
khô ở nhiệt độ thích hợp 40-45°C
12
1.2.3.3. Chế biến
Cả cây, trừ rễ. Thu hái trước khi cây có hoa. Phơi hoặc sấy khô. Có thể

cất tinh dầu hoắc hương bằng lá tươi nhưng tỷ lệ thấp. Thường tinh dầu chỉ xuất
hiện trong lá khô hoặc lá để thành đống cho hơi lên men và khô dần.
Phần trên mặt đất của cây thu hái vào mùa hè hoặc mùa thu.Cắt thành từng
đoạn và phơi khô trong bóng râm…Muốn chiết xuất tinh dầu hoác hương người
ta dùng phương pháp cất kéo hơi nước:




13

Kỹ thuật chiết xuất tinh dầu

1.2.3.4. Bộ phận dùng:
Lá khô hoặc phần nằm trên mặt đất (Herba Pogostemi). Lựa thứ nguyên vẹn, lá
dùng mềm, mùi thơm nồng là tốt.
+ Lá khô đem thái nhỏ dùng trong thuốc thang hoặc tán bột nhỏ để làm hoàn tán
(Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Phun nước cho ngấm đều, thái phiến, phơi khô để dùng (Đông Dược Học
Thiết Yếu)
1.2.3.5 Bảo quản:
Đậy kín, để nơi khô ráo.
II. Nghiên cứu thành phần hóa học của cây Hoắc hương(Pogostemon
cablin)
2.1 Thành phần:
14
Trong lá hoắc hương khô có chứa 0,5-0,6 % tinh dầu.Thành phần chủ yếu của
tinh dầu hoắc hương là cồn Pachouli C15H260 còn gọi là long não Patchouli,chất
aldehyd xinamic,aldehyd Benzoic,eugenola,cactinen C15H24,secquiterpen và
aluen.

Eugenola
Long não patchouli là rượu bậc 3,kết tinh dưới dạng tinh thể lục lăng có khi kết
tinh ngay trong tinh dầu,trong tinh dầu cất từ lá cây mọc ở Hà Nội đã thấy cồn
Patchouli chiếm 32-38%

Alcol Patchouli C15H26O
Ngoài ra còn 10 thành phần khác được phát hiện trong đó có α-bunensis và α-
guaiene.
15
Có thể cất tinh dầu hoắc hương bằng lá tươi nhưng tỷ lệ thấp,thường tinh dầu chỉ
xuất hiện trong lá khô hoặc lá để thành đống cho hơi lên men và khô dần.
Hoạt chất khác chưa rõ.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
Định lượng Eugenol trong tinh dầu hoắc hương:
2.2.1 Nguyên tắc: Eugenol tác dụng với dung dịch kiềm tạo thành Eugenat tan
trong nước.Phản ứng được tiến hành trong bình Cassia.Đọc lượng tinh dầu
không tham gia phản ứng ở phần cổ bình có chia vạch.
Hàm lượng phần trăm Eugenol có trong tinh dầu đuược tính theo công thức :
X%=(a-b)*100/a
a: lượng tinh dầu đem định lượng
b: lượng tinh dầu đọc được ở phần cổ bình(ml)
2.2.2 Phương pháp tiến hành:
Hút chính xác 5,0 ml tinh dầu hoắc hương,cho vào bình cassia dung tích
100ml.Thêm 75 ml dung dịch KOH1N.Lắc đều trong 5 phút.Đun nóng bình
Cassia trong bình cách thủy 10 phút,thỉnh thoảng lắc bình(Có thể làm nguội
nhanh dưới vòi nươc lạnh)Thêm dung dịch KOH 1N để đưa phần tinh dầu
không tham gia phản ứng lên phần cổ bình có chia vạch.Gõ nhẹ vào bình để các
hạt tinh dầu còn bám vào thành bình nổi lên.Để yên 12-24h.Đọc thể tích tinh
dầu không tham gia phản ứng.Tính kết quả.
III. Tác dụng dược lý

+ Quảng Hoắc hương có tác dụng kháng khuẩn rộng. Nước sắc Hoắc hương có
tác dụng ức chế các loại nấm gây bệnh: Leptospirosis, Tụ cầu khuẩn, trực khuẩn
mủ xanh, Etero coli, trực khuẩn lỵ, liên cầu khuẩn tán huyết type A, Phế song
cầu khuẩn, Rhinovirus. Thuốc còn có tác dụng chống thối (Trung Dược Học).
16
+ Tinh dầu Hoắc hương có khả năng làm tăng tiết dịch dạ dầy, tăng chức năng
tiêu hóa (Trung Dược Học).
+ Cho uống nước sắc Hoắc hương rồi dùng X. Quang theo dõi túi mật, thấy
Hoắc hương có tác dụng làm co túi mật (Trung Dược Đại Từ Điển).
IV. Tính vị, công năng
+ Tính hơi ôn (Biệt Lục).
+ Vị ngọt đắng (Trân Châu Nang).
+ Vị cay, tính hơi ấm (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Vị cay, tính hơi ôn (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Quy kinh:
+ Vào kinh thủ Thái âm Phế, túc thái âm Tỳ (Thang Dịch Bản Thảo).
+ Vào kinh phế, Tỳ, Vị (Lôi Công Bào Chích Luận).
+ Vào kinh Tâm, Can, Phế (Bản Thảo Tái Tân).
+ Vào 3 kinh, Phế, Tỳ, Vị (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Vào kinh Phế, Tỳ, Vị (Đông Dược Học Thiết Yếu).
V. Công dụng
5.1 Công dụng:
+ Khứ ác khí, liệu hoắc loạn, liệu phong thủy độc thủng, chỉ thống (Biệt Lục).
17
+ Bổ vệ khí, ích Vị khí, tiến ẩm thực (Trân Châu Nang).
+ Ôn trung, khoái khí (Thang Dịch Bản Thảo).
+ Thăng thanh, giáng trọc, tránh uế, chỉ ẩu, hòa khí, hóa thấp, tỉnh tỳ, hoà vị
(Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Sơ tà, giải biểu, hành khí, hóa thấp, tiêu thực, hòa Vị, tránh uế (Đông Dược
Học Thiết Yếu).

5.2:Chủ trị:
+ Là thuốc chủ yếu trị nôn nghịch do Tỳ Vị bệnh (Bản Thảo Đồ Kinh).
+ Trị thấp ở biểu, muốn nôn, nôn mửa (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển)
+ Trị cảm thử thấp, hàn nhiệt, đàu đau, ngực đầy, bụng đầy, nôn mửa, tiêu chảy,
kiết lỵ, miệng hôi (Trung Dược Đại Từ Điển).
5.3 Liều lượng: 8 – 12g.
5.4 Kiêng kỵ:
+ Hoắc hương vị thơm, tính táo, dễ làm tổn âm, hao khí, âm hư không có thấp
và vị hư gây nên nôn: kỵ dùng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Âm hư, không có thấp, Vị có uất nhiệt: khong dùng (Đông Dược Học Thiết
Yếu).
5.5 Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị nội thương sinh lạnh và ngoại cảm thương hàn trong mùa hè, xuất hiện đau
đầu sốt lạnh, tức ngực, bụng đầy, tiêu chảy: Hoắc hương 12g, Đại phúc bì 12g,
18
Bạch chỉ 8g, Phục linh 12g, Tử tô 8g, Trần bì 6g, Hậu phác 8g, Cát cánh 8g,
Khương bán hạ 12g, Cam thảo 4g, Sinh khương 8g, Đại táo 12g. Sắc uống
(Hoắc Hương Chính Khí Tán – Hòa Tễ Cục phương)
+ Làm cho khí lên xuống cho đều: Hoắc hương 40g, Hương phụ (sao) 20g. Tán
bột, mỗi lần uống 4g với nước (Kinh Hiệu Tế Thế phương).
+ Trị hoắc loạn thổ tả gần chết, uống vào thì có thể sống lại: Hoắc hương diệp,
Trần bì, mỗi vị 20g, cho vào 2 bát nước, sắc lấy 1 bát uống lúc nóng (Bách Nhất
Tuyển phương).
+ Trị cảm nắng, thổ tả: Hoạt thạch (sao) 80g, Hoắc hương 8g, Định hương 2g.
Tán bột, mỗi lần uống 8g với nước vo gạo (Vũ Giảng Sư, Kinh Nghiệm
phương).
+ Trị thai động không yên, khí không lên xuống, nôn ra nước chua: Hương phụ,
Hoắc hương, Cam thảo mỗi vị 8g, tán bột. Mỗi lần dùng 4g, thêm ít muối vào,
uống với nước sôi (Thánh Huệ phương).
+ Trị miệng hôi: sắc lấy nước Hoắc hương súc miệng thường xuyên (Trích

Huyền phương).
+ Trị xông pha nơi có nhiều sương mù, sinh ra lở loét: Hoắc hương, Tế trà, hai
vị bằng nhau, đốt thành tro, trộn với dầu, để trên lá, đắp vào nơi đau (Ứng Hiệu
phương).
+ Trị hoắc loạn: Hoắc hương, Súc sa mật, Sao diêm [muối rang] (Trung Quốc
Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị hoắc loạn, thổ tả, vọp bẻ: Hoắc hương, Nhân sâm, Quật bì, Mộc qua, Phục
linh, Súc sa mật (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
19
+ Trị trúng phải khí ác, đau bụng như thắt: Hoắc hương, Mộc hương, Trầm thủy
hương, Nhũ hương, Súc sa mật (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị tự nhiên trúng phải hàn tà, nôn nghịch liên tục: Hoắc hương, Mộc hương,
Đinh hương, Tử tô diệp, Nhân sâm, Sinh khương (Trung Quốc Dược Học Đại
Từ Điển).
+ Trị thương thử vào mùa hè thu, ngực tức, chóng mặt, muốn nôn, trong miệng
nhớt dẻo, không muốn ăn uống: Hoắc hương, Bội lan, mỗi thứ 12g. Sắc uống
(Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị ho, hàn thấp trở trệ bên trong, vị khí mất chức năng giáng xuống, bụng đầy
tức, ăn ít, nôn mửa: Hoắc hương diệp 12g, Bán hạ (chế) 12g, Đinh hương 2g,
Trần bì 12g, sắc uống (Hoắc Hương Bán Hạ Thang - Lâm Sàng Thường Dụng
Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị viêm trường vị cấp tính thuộc hàn thấp: Hoắc hương, Bán hạ (chế), mỗi
thứ 12g, Thương truật, Trần bì, mỗi thứ 8g. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng
Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị đầy tức bụng và vùng vị quản, nôn mửa không muốn ăn: Hoắc hương diệp
12g, Trần bì 6g, Đảng sâm 12g, Bán hạ 6g, Xích phục linh 12g, Thương truật
12g, Hậu phác 12g, Cam thảo 4g, Sinh khương 3 lát. Sắc uống nóng (Hoắc
Hương Ẩm - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị tỳ vị khí trệ, bụng đầy, vùng trung quản đầy: Hoắc hương 12g, Sa nhân 6g,
Hậu phác 12g, Trần bì 4g, Thanh mộc hương 12g, Chỉ thực 12g. Sắc uống (Lâm

Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
20
+ Trị mũi viêm mạn tính: dùng Hoắc hương 160g, tán bột, trộn mật heo làm
viên. Mỗi lần uống 4g với nước, ngày 2 lần, liên tục 2-4 tuần (Lâm Sàng
Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
5.6 Tham khảo:
+ Hoắc hương có mùi thơm giúp tỳ vị, nên chữa được bệnh ẩu nghịch, làm cho
ăn uống thêm lên (Dụng Dược Pháp Tượng).
+ Sách “Quảng Chí” ghi rằng Hoắc hương cành vuông có từng mắt, trong rỗng,
lá hơi giống lá cà, Khiết cổ, Đông Viên chỉ dùng lá, nay họ dùng cả cành nữa.
Sách sử đời nhà Đường ghi:” Xứ Đốn Tổn thổ sản Hoắc hương, trồng cành cũng
sống được, như lá Đô lương”. Sách ‘Giao Châu Ký’ của Lưu Huân có chép:
“Hoắc hương giống Tô hợp hương, đó là nói về mùi thơm, chứ không phải nói
về hình dạng” (Bản Thảo Cương Mục).
+ Hoắc hương vào kinh Phế, vì thế ngày xưa dùng để chữa bệnh tỵ uyên (mũi
viêm dị ứng), nghĩa là hay dẫn khí thanh dương đi lên tới đỉnh đầu (Thẩm Thị
Tôn Sinh Thư).
+ Hoắc hương tuy không táo nhiệt lắm, nhưng nói cho đúng cốt dùng tại mùi
thơm, bệnh mà trong miệng có mùi hôi, uống vào rất hay, nếu lưỡi ráo, tân dịch
thông nhuận thì không nên dùng. Phàm những vị thuốc có mùi thơm đều một lối
như thể cả, chẳng những Hoắc hương mà thôi (Y Học Nhất Đắc).
+ Quảng Hoắc hương mùi thơm tương dối đậm, tính táo, vì vậy nó thiên về tán
thấp. Tiên Hoắc hương có mùi thơm nhẹ hơn, không táo, thiên về hóa thấp
(Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Hoắc hương và Tô tử có tính vị và công dụng cách chung là giống nhau. Tuy
nhiên, Tử tô mầu tía, thường đi vào phần huyết. Hoắc hương thơm hơn Tử tô, có
21
tác dụng lý khí hay hơn, nhưng sức hành huyết thì không bằng Tử tô. Tử tô có
tác dụng tuyên thông Phế khí mà phát hãn, giải biểu mạnh, hiệu lực của Hoắc
hương là kích thích Vị khí, tránh uếu khí mạnh (Đông Dược Học Thiết Yếu).

VI. Một số sản phẩm từ Hoắc hương đang được ứng dụng trên thị trường
hiện nay
6.1 Hoắc hương chính khí:

Hoắc hương chính khí tán
Hoắc hương chính khí
tán
Hoắc
hương
12 Cát cánh
8-12 Bạch linh 8-12
Hậu phác 6-10 Tô diệp 8-12 Bạch truật
8-12 Bán hạ 8-12
Trần bì 6-12 Đại phúc bì 8-12 Trích thảo
4
Sinh khương
8 Táo 4q
Cách dùng: Tán bột mịn mỗi lần uống 6-12g sắc với nước gừng và đại
táo. Có thể dùng thuốc thang.
Tác dụng: Giải biểu, hòa trung, lý khí hóa thấp.
22
Tác dụng lâm sàng: Chữa ngoại cảm kèm ỉa chẩy, nôn mửa, viêm đường ruột
cấp có triệu chứng: biểu hàn nội thấp.Trường hợp làm thuốc thang sắc uống, nếu
chứng biểu nặng gia tô điệp để sơ tán tiểu phong, thường hợp thực tích bụng đầu
tức bỏ táo.Cam thảo gia thần khúc, kê nội kim để tiêu thực, nếu thấp nặng, Mộc
thông, Trạch tả để lợi thấp.
Biểu chứng nặng gia: Tô diệp,
Thực tích bụng đầy trướng bỏ táo, Cam thảo gia: Mạch nha,Thần khúc,
Thấp nặng gia: Mộc thông, Trạch tả
Thuốc này được dùng nhiều vào mùa hè khi bên trong thì bị lạnh, bên

ngoài cảm thử thấp, trong bụng thức ăn thức uống không tiêu, do đó dẫn tới đau
đầu, đi tả, nôn mửa, vùng dưới tim đầy tức, bụng đau, người sốt nhưng không ra
mồ hôi. Thuốc có tác dụng làm tiêu tán thử thấp, làm tiêu hóa thức ăn thức uống.
Thuốc được sử dụng cho những người thể chất còn tương đối khá bị trúng thử,
bị viêm chảy ruột dạ dày vào mùa hè, đau bụng do thần kinh ở những người phụ
nữ trước hoặc sau khi đẻ, dùng để chữa ho, đau mắt, đau răng, đau họng do thức
ăn không tiêu ở trẻ em, và người ta thêm nhiều ý dĩ nhân để chữa mụn cơm.
6.2 Công nghệ nước hoa :
Hoắc hương được sử dụng trong các loại nước hoa thuộc họ Chypre
gỗ,Oriental.Hương thơm của nó được sử dụng rộng raĩ như một chất thơm có vị
ngọt để tạo hơi thở tươi mát.Hiện nay , hoắc hương tuy không được sử dụng ở
châu Âu và Mỹ nhưng nó vẫn thịnh hành ở châu Á và Mỹ La Tinh.
23

6.3 Mỹ phẩm:
Dung tích: 10ml
• Tinh dầu Hoắc Hương được chiết xuất từ lá của cây Hoắc Hương, có
hương thơm nồng, ngọt.
24
Công dụng:
• Mùi hương có tác dụng tốt cho hệ thần kinh, giảm căng thẳng, trấn tĩnh
tinh thần, chống trầm cảm.
• Tinh dầu Hoắc Hương có chức năng khử mùi, lợi tiểu, giải nhiệt, diệt nấm
mốc, chống nhiểm khuẩn, kích thích tình dục.
• Ngoài ra còn làm se lỗ chân lông, điều trị vết côn trùng cắn, kích thích sự
phát triển của tóc, giúp làm ấm cơ thể.
Cách dùng:
• Massage toàn thân với dầu nền.
• Nhỏ vào bồn tắm, xông hơi cơ thể.
Dùng để xông hương với đèn điện xông hương hoặc lò đốt nến.

KẾT LUẬN
Trong cuộc sống hiện đại,chữa bệnh bằng dược liêu là xu hương mới hiện
nay.Với phương trâm”Nam dược trị nam nhân”,dược liệu làm thuốc ngày càng
khẳng định vai trò quan trọng .Vì vậy việc phát triển cây thuốc trong đó có hoắc
hương là nhu cầu cấp thiết đặt ra.Bài tiểu luận trên phần nào cung cấp cho ta
những hiểu biết về cây hoắc hương-vị thuốc dân gian làm mạnh dạ dày,chữa
bệnh tiêu hóa,cảm mạo,nhức đầu ,đau mình mẩy… đồng thời là nguồn nguyên
liệu quí cung cấp tinh dầu trong nền công nghiệp sản xuất nước hoa,mỹ phẩm…
Bài tiểu luận vẫn còn nhiều thiếu sót,em rất mong quí thầy cô và các bạn góp ý
để hoàn thiện hơn!
25

×