Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Khảo sát nhu cầu đào tạo của các tổ chức xã hội nhân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 89 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

của các Tổ Chức Xã Hội Dân Sự:

Phát Triển Tổ Chức và Huy Động sự Tham gia của Cộng Đồng Xây Dựng Chính Sách ở Việt Nam

Dự Án “Nâng Cao Năng Lực Cho Các Tổ Chức Xã Hội Dân Sự Tham Gia Vào Quá Trình Xây Dựng Chính Sách ở Việt Nam”

HÀ NộI, THÁNG 11 NăM 2008

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

Báo cáo được Quỹ Châu Á hồn thành với sự đóng góp của TS. Nguyễn Thị Thu, tư vấn độc lập; TS. Vương Thị Hanh và Ngô Thu Hà, Trung tâm Hỗ trợ Giáo dục và Nâng cao Năng lực cho Phụ nữ (CEPEW); GS. Lê Thạc Cán và Nguyễn Đức Tùng, Viện Môi trường và Phát triển Bền vững (VESDI); và Đặng Thanh Thảo và Dương Thị Nga, Viện Nghiên cứu Xã hội (ISS).

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>Mục lục</b>

<b>Tóm tắt báo cáo ... iv </b>

<b>Phần 1. Giới thiệu...1 </b>

<b>Phần 2. Bối cảnh. ...3 </b>

<i><small>1. Môi trường chính sách liên quan đến các tổ chức xã hội dân sự tại Việt Nam ... 3</small></i>

<i><small>2. Nhu cầu hỗ trợ và nâng cao năng lực của các tổ chức XHDS tại Việt Nam ... 7</small></i>

<b>Phần 3. Phương pháp khảo sát đánh giá ...10 </b>

<i><small>1. Mục tiêu ... 10</small></i>

<i><small>2. Đối tượng, phạm vi khảo sát đánh giá... 10</small></i>

<small>2.1. Đối tượng khảo sát và đánh giá ... 10</small>

<small>2.2. Phạm vi đánh giá khảo sát ... 11</small>

<i><small>3. Phương thức và công cụ khảo sát đánh giá... 11</small></i>

<b>Phần 4. Kết quả khảo sát và đánh giá ...13 </b>

<i><small>1. Thực trạng tổ chức và trình độ của các VNGO trong việc củng cố và phát triển tổ chức ... 13</small></i>

<small>1.1. Về cơ sở vật chất và cơ cấu tổ chức ... 13</small>

<small>1.2. Mục tiêu và lĩnh vực hoạt động của các VNGOs:... 15</small>

<small>1.3. Thực trạng nguồn nhân lực của các VNGO ... 16</small>

<i><small>2. Thực trạng năng lực của đội ngũ cán bộ các VNGO và công tác đào tạo nâng cao năng lực cho các VNGO ... 18</small></i>

<small>2.1.Thực trạng năng lực của đội ngũ cán bộ các VNGO ... 18</small>

<small>2.2. Công tác đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ các VNGO ... 20</small>

<i><small>3. Thực trạng năng lực của các VNGO trong cơng tác vận động chính sách và huy động cộng đồng tham gia xây dựng chính sách... 22</small></i>

<small>3.1. VNGOs với việc tham gia vận động chính sách ... 22</small>

<small>3.2. Ý kiến của các VNGO nhằm nâng cao hiệu quả cơng tác vận động chính sách ... 28</small>

<small>3.3. Một số khoá tập huấn về phát triển tổ chức và vận động chính sách đã thực hiện... 29</small>

<i><small>4. Nhu cầu đào tạo của các VNGO ... 30</small></i>

<small>4.1. Nhu cầu đào tạo - chủ đề đào tạo... 30</small>

<small>4.2. Ý kiến của các VNGO về công tác tổ chức đào tạo ... 31</small>

<i><small>5. Đánh giá chung về năng lực và công tác nâng cao năng lực của các VNGO tham gia khảo sát.. 32</small></i>

<small>5.1. Về năng lực và nâng cao năng lực trong lĩnh vực củng cố và phát triển tổ chức ... 32</small>

<small>5.2. Về năng lực và nâng cao năng lực trong lĩnh vực vận động chính sách ... 34</small>

<small>5.3. Đề xuất nhằm nâng cao năng lực cho các tổ chức VNGO trong công tác PTTC và VĐCS ... 35</small>

<b>Phụ lục ...43 </b>

<i><small>Phụ lục 1: Tài liệu tham khảo ... 43</small></i>

<i><small>Phụ lục 2: Danh sách cán bộ và VNGO tham gia điền phiếu điều tra và phỏng vấn. ... 45</small></i>

<i><small>Phụ lục 3: Phiếu khảo sát Dự án “Nâng cao năng lực cho các tổ chức xã hội dân sự tham gia vào q trình xây dựng chính sách ở Việt Nam” ... 51</small></i>

<i><small>Phụ lục 4: Một số khóa học có cán bộ của VNGO tham gia... 61</small></i>

<i><small>Phụ lục 5: Các tổ chức/cá nhân đào tạo tiềm năng... 63</small></i>

<i><small>Phụ lục 6: Danh sách các VNGO đăng ký theo Nghị định 81 ... 72</small></i>

<i><small>Phụ lục 7: Danh sách các mạng lưới VNGO hiện có ... 80</small></i>

<b>Bảng </b>

Bảng 1: Lịch sử của tổ chức và hiện trạng sử dụng trang web... 13

Bảng 2: Lĩnh vực hoạt động của các VNGO... 15

Bảng 3: Số lượng và độ tuổi của cán bộ trong các VNGO... 16

Bảng 4: Trình độ chuyên môn của cán bộ trong các VNGO... 17

Bảng 5: Trình độ chun mơn của cán bộ lãnh đạo tham gia khảo sát ... 17

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

Bảng 6: Độ tuổi và kinh nghiệm làm việc trong tổ chức VNGO của cán bộ lãnh đạo tham gia

khảo sát ... 17

Bảng 7: Sự quan tâm của các VNGO đến cơng tác vận động chính sách ... 23

Bảng 8: Nhu cầu đào tạo của các VNGO trong khuôn khổ nghiên cứu... 30

Bảng 9: Kế hoạch đào tạo... 41

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>Các từ viết tắt </b>

CDG Nhóm Hợp tác Phát triển

CIFPEN Nhóm các Tổ chức Xã hội Dân sự vì An ninh Lương thực và Giảm nghèo GENCOMNET Nhóm Giới và Phát triển Cộng đồng

INGO Tổ chức phi chính phủ quốc tế

LHHVN Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam MFWG Nhóm Cơng tác Tài chính Vi mơ Việt Nam PTCĐ Phát triển cộng đồng

PTTC Phát triển tổ chức TOT Đào tạo huấn luyện viên VĐCS Vận động chính sách

VNGO Tổ chức phi chính phủ Việt Nam

VNGOG Nhóm các tổ chức phi chính phủ Việt Nam VNWP Mạng lưới Cộng tác vì Nước của Việt Nam

VRN Mạng lưới về Sơng ngịi và Phát triển Bền vững Việt Nam XĐGN Xố đói giảm nghèo

XHDS Xã hội dân sự

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>Tóm tắt báo cáo </b>

Trong những năm gần đây, số lượng các tổ chức phi chính phủ Việt Nam (VNGO) đang ngày càng tăng, tạo ra bộ mặt mới cho xã hội dân sự ở Việt Nam. Các tổ chức này có thế mạnh là hiểu rõ nhu cầu của cộng đồng tại địa phương và có khả năng tiến hành các giải pháp phù hợp với cộng đồng, từ đó góp phần vào cơng cuộc xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững của Việt Nam, tăng cường chất lượng các dịch vụ công đến những vùng sâu vùng xa nơi Nhà nước chưa có điều kiện với tới. Tuy nhiên, thiếu khuôn khổ pháp lý hỗ trợ, thiếu nguồn tài chính bền vững, và hạn chế về năng lực tổ chức là những yếu tố kìm hãm sự phát triển của khu vực phi lợi nhuận, phi chính phủ này. Do đó tiếng nói của người dân đối với những chính sách và quyết định ảnh hưởng tới quyền lợi của họ chưa đến được với các cơ quan hoạch định chính sách.

Nhận thức được vai trị to lớn cũng như những khó khăn thách thức của các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam, Quỹ Châu Á phối hợp với Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) và một số tổ chức liên quan khác thực hiện dự án “Nâng cao năng lực cho các tổ chức xã hội dân sự tham gia vào quá trình xây dựng chính sách ở Việt Nam” trong thời gian 3 năm nhằm hướng tới 3 mục tiêu: (i) Tăng cường kỹ năng quản trị nội bộ các tổ chức phi chính phủ và xây dựng mạng lưới liên kết các tổ chức này; (ii) Xây dựng năng lực cho các tổ chức phi chính phủ về kỹ năng huy động cộng đồng tham gia hiệu quả trong q trình xây dựng chính sách và ra quyết định; và (iii) Tăng cường sự liên kết giữa các tổ chức phi chính phủ với Quốc hội.

Báo cáo đánh giá khảo sát này là một trong những hoạt động đầu tiên do Quỹ Châu Á tiến hành phối hợp với ba tổ chức tại Việt Nam (Viện nghiên cứu xã hội – ISS; Viện Môi trường và Phát triển bền vững – VESDI; và Trung tâm Hỗ trợ Giáo dục và Nâng cao năng lực cho phụ nữ – CEPEW) làm tiền đề cho việc xây dựng chương trình đào tạo trong khn khổ dự án cho các VNGO về lĩnh vực quản trị nội bộ và vận động chính sách. Báo cáo được chia làm bốn phần. Phần 1 giới thiệu chung. Phần 2 nêu ra bối cảnh bao gồm mơi trường chính sách liên quan đến các tổ chức xã hội dân sự tại Việt Nam và nhu cầu hỗ trợ nâng cao năng lực của các tổ chức xã hội dân sự tại Việt Nam. Phần 3 giới thiệu phương pháp khảo sát với đối tượng khảo sát được lựa chọn từ hai loại hình tổ chức xã hội dân sự là các tổ chức phi chính phủ của Việt Nam thành lập theo Nghị định 81 và các tổ chức Hội thành lập theo Nghị định 88. Phương pháp khảo sát áp dụng là thu thập và nghiên cứu tài liệu có sẵn, sử dụng bảng câu hỏi,

<i>và phỏng vấn trực tiếp. Phần 4 tổng hợp kết quả khảo sát đánh giá và đưa ra các kiến nghị. </i>

Kết quả đánh giá khẳng định những thông tin đã được dự đốn trước và cũng cung cấp một số thơng tin mới hữu ích cho hoạt động đào tạo tiếp theo của dự án. Dưới đây là một số kết quả đáng chú ý:

<b>1) Thực trạng tổ chức và trình độ của các VNGO trong việc củng cố và phát triển tổ chức: </b>

• Hầu hết các VNGO đang trong tình trạng khó khăn về cơ sở vật chất và trang thiết bị. Khoảng 80% số tổ chức khảo sát phải đi thuê văn phòng, số tổ chức còn lại dùng nhà riêng để hoạt động bởi khơng có kinh phí để th nhà.

• Số lượng các VNGO mới thành lập trong vòng 10 năm trở lại đây chiếm 68,2% trong

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

• Số tổ chức VNGO chưa có trang web riêng chiếm tới 64,5% (51/79), trong đó 13/51 tổ chức thành lập trên 10 năm, 22/51 tổ chức thành lập từ 6-10 năm và 16/51 tổ chức mới thành lập 5 năm trở lại đây, cho thấy việc đã hoặc chưa sử dụng trang web riêng không phụ thuộc vào số năm kinh nghiệm của tổ chức.

• Các tổ chức cùng lúc có thể hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. 80% số tổ chức được khảo sát (61/76) hoạt động từ 3 đến 11 lĩnh vực, trong đó đại đa số tập trung vào lĩnh vực xóa đói giảm nghèo (XĐGN) và phát triển cộng đồng (PTCĐ) chiếm 72,3% (55/76), môi trường và tài nguyên 63,1% (48/76), và nông lâm thuỷ sản 53,9% (41/76). Cơng tác vận động chính sách đã được các VNGO rất quan tâm, thể hiện ở việc có tới 42,1% số tổ chức đã có hoạt động về lĩnh vực này.

• Đội ngũ nhân sự trong các VNGOs khá dồi dào và đang được trẻ hóa với số cán bộ dưới 30 tuổi chiếm 45,2%, trình độ chun mơn và bằng cấp học vị khá cao với 88,9% có bằng đại học trở lên.

• Tuy nhiên, độ tuổi của đội ngũ lãnh đạo trong các VNGO khá cao (68% trên 50 tuổi), trong đó có 16/51 người ở độ tuổi từ 70 trở lên, cho thấy sự cần thiết phải có động tác chuẩn bị để đào tạo bồi dưỡng một đội ngũ lãnh đạo kế cận trong những năm tới.

<b>2) Thực trạng năng lực của đội ngũ cán bộ các VNGO và công tác đào tạo nâng cao năng lực cho các VNGO </b>

• Lãnh đạo các VNGO cho rằng nhiệm vụ vận động và tìm kiếm tài trợ là một nhiệm vụ quan trọng nhưng cũng rất thách thức đối với đại đa số các VNGO hiện nay, bằng chứng là 50% lãnh đạo được phỏng vấn cho rằng họ mới hoàn thành nhiệm vụ này ở mức độ 3 (tức là hoàn thành hơn một nửa nhiệm vụ), và chỉ khoảng 30% đánh giá ở mức độ 4 (có thể hồn thành tồn bộ nhiệm vụ nhưng mất nhiều thời gian) và mức độ 5 – mức độ cao nhất chỉ chiếm 20% (có thể hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu đặt ra). • Trong khi đó, thách thức đối với các cán bộ dự án lại nằm ở nhiệm vụ viết đề xuất dự

án với khoảng 40% cán bộ được hỏi cho rằng mình chỉ hồn thành nhiệm vụ này ở mức độ 1 hoặc 2 (tức là khơng thể hồn thành bất kỳ một phần nào của công việc hoặc chỉ hồn thành một nửa nhiệm vụ).

• Mặc dù nhận thức rất rõ tầm quan trọng của công tác đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ, các VNGO vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc cử cán bộ đi tham dự các khóa tập huấn, phần vì nguồn tài chính hạn chế, phần vì cơng việc nhiều, địa bàn hoạt động ở nơi vùng sâu vùng xa. Trên 30% số tổ chức được khảo sát trả lời rằng chưa được tham gia bất kỳ khoá học nào, tập trung ở các VNGO mới thành lập và ở các VNGO khảo sát tại TP.Huế và TP.Hồ Chí Minh. Trong số các tổ chức đã từng được tham gia các khoá học, trên 70% số tổ chức trả lời chưa được tham gia các khoá học về lĩnh vực phát triển tổ chức và vận động chính sách.

<b>3) Thực trạng năng lực của các VNGO trong cơng tác vận động chính sách và huy động cộng đồng tham gia xây dựng chính sách </b>

• Vận động chính sách tuy nhìn từ góc độ lý luận còn là một khái niệm khá mới mẻ song trên thực tế đã tồn tại từ khá lâu như một biểu hiện tất yếu của xã hội. 68,3% số tổ chức được hỏi trả lời có quan tâm đến cơng tác vận động chính sách, và trên thực tế, đã có những VNGO chính thức tham gia vào việc xây dựng các luật, quy định quan

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

trọng của nhà nước và phản ánh ý kiến của các cộng đồng nhân dân về các dự thảo luật, các quy định này.

• Một số khóa tập huấn về phát triển tổ chức và vận động chính sách được thực hiện với các mục tiêu cụ thể, nội dung đào tạo đáp ứng cả về mặt kiến thức cũng như kỹ năng để có thể áp dụng trong thực tế, và phương pháp đào tạo lấy học viên làm trung tâm. Tuy nhiên, điểm hạn chế của các khóa tập huấn này là nội dung và tài liệu đào tạo chưa được chuẩn hóa, hình thức trình bày cịn sơ sài chưa thu hút được học viên, các khóa học cịn thiên nhiều về lý thuyết, các mơ hình nghiên cứu điển hình nếu có cũng đều của nước ngồi, và đặc biệt là sau tập huấn khơng có nguồn lực cho hoạt động tiếp theo để áp dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tế.

<b>4) Nhu cầu đào tạo của các VNGO </b>

• Nhu cầu đào tạo của các VNGO rất lớn. Chỉ trong khuôn khổ của 79 VNGO được khảo sát đã có 1.370 lượt người có nhu cầu tham gia các khố học ở cả 5 nội dung. Trong đó lĩnh vực về phát triển tổ chức và đào tạo huấn luyện viên cho phát triển tổ chức có nhu cầu cao nhất chiếm 47,5% (651/1370), tiếp theo là lĩnh vực về đào tạo huấn luyện viên cho kỹ năng huy động sự tham gia của người dân trong q trình xây dựng chính sách chiếm 41,1%, chứng tỏ các VNGO có nguyện vọng sau khố học có thể đào tạo lại cho đồng nghiệp trong tổ chức hoặc cho các tổ chức khác khi có nhu cầu.

• Về cơng tác tổ chức đào tạo, các VNGO có ý kiến như sau: nội dung nên được kết cấu logic theo từng phần và phân chia các phần theo từng đợt tập huấn; phân chia lãnh đạo và cán bộ học riêng từng lớp; khóa học dành cho lãnh đạo thời gian ngắn từ 1- 2 ngày/đợt là tối đa, vì lãnh đạo bận nhiều việc khơng thể tham gia lâu hơn, trong khi đối với cán bộ, thời gian học tối đa là 4 ngày/đợt; về phương pháp đào tạo, nên dành nhiều thời gian cho thực hành, thơng qua làm bài tập và thảo luận nhóm, với các mơ hình nghiên cứu điển hình gần gũi với người học, cộng thêm hỗ trợ kinh phí sau tập huấn cho hoạt động tiếp theo để áp dụng kiến thức vào thực tế; mỗi lớp học không nên quá 30 học viên.

Căn cứ vào kết quả của hoạt động đánh giá nhu cầu đào tạo, nhóm nghiên cứu đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao năng lực cho các tổ chức VNGO trong công tác phát triển tổ chức và vận động chính sách như sau: tạo ra mơi trường chính sách thuận lợi để tăng cường tổ chức VNGO và nâng cao năng lực cho các VNGO thơng qua đào tạo. Nhóm nghiên cứu cũng đề xuất một chương trình đào tạo về lĩnh vực phát triển tổ chức và vận động chính sách trong khuôn khổ của dự án cho giai đoạn tiếp theo.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>Phần 1. Giới thiệu </b>

Nhiều thập kỷ qua, nhà nước phổ biến thơng tin, chính sách, cung cấp các dịch vụ kinh tế xã hội cơ bản, cũng như tham vấn ý kiến công chúng qua hệ thống các tổ chức chính trị xã hội thuộc Mặt trận Tổ quốc như: Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nơng dân, Đồn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh, và Liên đoàn Lao động. Mặc dù hệ thống các tổ chức chính trị xã hội vẫn đóng vai trị quan trọng trong việc tun truyền và phổ biến thơng tin, chính sách và cung cấp các dịch vụ đến đông đảo người dân, các tổ chức này chưa thực sự hiệu quả trong việc tăng trách nhiệm giải trình về quản trị nhà nước. Các tổ chức này cũng chưa thực sự năng động trong việc tham vấn và tập hợp ý kiến người dân trong quá trình hoạch định và xây dựng chính sách trong bối cảnh phát triển kinh tế nhanh kéo theo các thay đổi về xã hội tại Việt Nam.

Số lượng các tổ chức phi chính phủ Việt Nam (VNGO) trong nước tuy cịn ít nhưng đang ngày càng tăng. Hiểu rõ nhu cầu của cộng đồng tại địa phương và tiến hành các giải pháp phù hợp với cộng đồng là thế mạnh của họ. Tuy nhiên, thiếu khuôn khổ pháp lý hỗ trợ, thiếu nguồn tài chính bền vững, và hạn chế về năng lực tổ chức là những yếu tố kìm hãm sự phát triển của khu vực phi lợi nhuận, phi chính phủ hiện nay. Do đó họ chưa có tiếng nói trong quá trình xây dựng chính sách. Một số tổ chức phi chính phủ Việt Nam khác có kinh nghiệm hơn đã bắt đầu cộng tác với những cộng sự cùng chí hướng từ các tổ chức quần chúng, các tổ chức chính trị xã hội, để huy động kinh nghiệm, kiến thức, và có cách tiếp cận chính thức để đưa những phản biện và phân tích chính sách đa chiều đóng góp vào q trình xây dựng cơ chế và chính sách của chính phủ. Tuy nhiên những nỗ lực này vẫn cịn ít, mang tính chất ngắn hạn và vẫn cịn cá biệt.

Các đánh giá từ trước đến nay về xã hội dân sự (XHDS) tại Việt Nam do các tổ chức tiến hành, cho thấy xã hội dân sự có tiềm năng tổ chức sự tham gia của các cá nhân vào công cuộc phát triển vì một xã hội tốt đẹp hơn. Nhưng sự manh mún của XHDS hiện nay là một bất lợi hạn chế khả năng đóng góp và tham gia của họ. Điều này chỉ có thể được cải thiện nếu xã hội rộng mở hơn với các tổ chức XHDS, và bản thân các tổ chức và các nhóm cần liên kết với nhau một cách mạnh mẽ hơn và cần có sự phân cơng lao động rõ ràng hơn để từng nhóm có thể tập trung vào những lĩnh vực mà nhóm có thể hoạt động hiệu quả nhất. Đồng thời, các nhóm cần tiếp tục để tăng cường hơn nữa vai trò và trách nhiệm của hội viên của mình<sup>1</sup>. Trong bối cảnh Việt Nam, với mạng lưới các tổ chức quần chúng rộng khắp có vai trị mạnh mẽ trong quá trình xây dựng và ra quyết định chính sách, cần nghiên cứu và đề xuất cơ chế hợp tác, phối hợp và liên kết hiệu quả giữa các tổ chức XHDS và các tổ chức quần chúng vì sự phát triển bền vững của đất nước.

Nhận thức được vai trò to lớn cũng như những khó khăn thách thức của các tổ chức XHDS Việt Nam, Quỹ Châu Á đang phối hợp với Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) và một số tổ chức liên quan khác thực hiện dự án “ Nâng cao năng lực cho các tổ chức xã hội dân sự tham gia vào quá trình xây dựng chính sách ở Việt Nam” trong thời gian 3 năm nhằm hướng tới 3 mục tiêu: (i) Tăng cường kỹ năng quản trị nội bộ các tổ chức phi chính phủ và xây dựng mạng lưới liên kết các tổ chức này; (ii) Xây dựng năng lực cho các tổ chức phi chính phủ về kỹ năng huy động cộng đồng tham gia hiệu quả trong quá trình xây dựng chính sách và ra quyết định; và (iii) Tăng cường sự liên kết giữa các tổ chức phi chính phủ với Quốc hội.

<small> 1</small>

<i><small> Nordlund, Irene và Đặng Ngọc Dinh. “Đánh giá ban đầu về xã hội dân sự tại Việt Nam.” CIVICUS, VIDS, SNV, và UNDP (Tháng 3 năm 2006). </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Để đạt được các mục tiêu trên, Quỹ Châu Á sẽ tiến hành những hoạt động sau:

• Thiết lập một hệ thống dữ liệu về các tổ chức phi chính phủ của Việt Nam và đánh giá nhu cầu nâng cao kỹ năng quản trị nội bộ và kỹ năng vận động chính sách, huy động sự tham gia của cộng đồng trong việc hoạch định chính sách ở Việt Nam của các tổ chức phi chính phủ Việt Nam.

• Hỗ trợ và tăng cường hợp tác, liên kết các tổ chức phi chính phủ của Việt Nam.

• Tổ chức các lớp tập huấn cho các tổ chức phi chính phủ Việt Nam về kỹ năng quản trị nội bộ và huy động sự tham gia của cộng đồng và vận động chính sách cho một số tổ chức phi chính phủ Việt Nam được lựa chọn.

• Hỗ trợ trao đổi thơng tin và hợp tác giữa các tổ chức phi chính phủ Việt Nam và Quốc hội trong việc xây dựng chính sách.

• Lồng ghép các thơng tin về sự tham gia của người dân và vai trò của các tổ chức phi chính phủ Việt Nam trong quá trình soạn thảo luật vào các chương trình đào tạo của Quốc hội.

Báo cáo đánh giá khảo sát này là một trong những hoạt động đầu tiên do Quỹ Châu Á tiến hành phối hợp với ba tổ chức tại Việt Nam (Viện Nghiên cứu Xã hội – ISS; Viện Môi trường và Phát triển bền vững – VESDI; và Trung tâm Hỗ trợ Giáo dục và Nâng cao Năng lực cho Phụ nữ – CEPEW). Kết quả khảo sát và đánh giá này sẽ được dùng làm cơ sở để xây dựng chương trình đào tạo trong khn khổ dự án cho các VNGO về lĩnh vực quản trị nội bộ và vận động chính sách. Kết quả khảo sát được trình bày trong phần 4 bao gồm: đánh giá thực trạng năng lực của tổ chức trong việc củng cố phát triển tổ chức cũng như năng lực vận động chính sách, khảo sát đánh giá nhu cầu đào tạo của cán bộ thông qua việc xác định chức năng nhiệm vụ và khả năng hoàn thành nhiệm vụ của cá nhân để qua đó xác định những kiến thức kỹ năng thiếu hụt cần bổ sung. Phần 5 đưa ra những đánh giá chung về năng lực và công tác đào tạo nâng cao năng lực, đặc biệt trong lĩnh vực phát triển tổ chức và vận động chính sách. Phần 6 nêu lên những đề xuất làm thế nào để nâng cao năng lực cho các tổ chức VNGO trong lĩnh vực quản trị nội bộ và vận động chính sách. Những đề xuất trong phần này bao gồm: tạo ra môi trường, thể chế thuận lợi để tăng cường củng cố các tổ chức phi chính phủ Việt Nam, đề xuất một chương trình đào tạo về lĩnh vực phát triển tổ chức và vận động chính sách trong khn khổ của dự án cho giai đoạn tiếp theo.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>Phần 2. Bối cảnh </b>

<b>1. Mơi trường chính sách liên quan đến các tổ chức xã hội dân sự tại Việt Nam </b>

Từ cuối những năm 1986, quyết định đi theo con đường phát triển và tăng trưởng theo định hướng thị trường của Việt Nam đã dẫn tới một số cải cách về thể chế và môi trường pháp lý liên quan đến phát triển kinh tế và khu vực kinh tế tư nhân. Giai đoạn phát triển mới của Việt Nam trong điều kiện cạnh tranh tồn cầu địi hỏi những bước cải cách thể chế mạnh hơn nữa để tăng cường đổi mới đưa ra các giải pháp đúng đắn để tận dụng các cơ hội và đối đầu với thách thức nhằm duy trì tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội. Một xã hội muốn phát triển được phải dựa vào sự phát triển của ba khu vực Xã Hội Dân Sự (XHDS), khu vực Nhà Nước, và khu vực thị trường.<sup>2</sup> Nếu xã hội dân sự được phát triển trong mối quan hệ hài hòa với nhà nước và thị trường thì sẽ làm tăng sức mạnh quốc gia.<sup>3</sup>

Xã hội dân sự hiện đang là vấn đề được cả giới nghiên cứu khoa học lẫn các nhà hoạch định chính sách quan tâm. Khái niệm "xã hội dân sự” xuất hiện khá sớm ở Châu Âu. Các định nghĩa phổ biến về "xã hội dân sự” hiện nay đều nhấn mạnh tới tinh thần tự nguyện của công dân trong việc bảo vệ các quyền lợi hợp pháp và giá trị của mình<sup>4</sup>. Chính vì vậy những đặc điểm cơ bản nổi bật của các tổ chức XHDS là (i) được tổ chức, hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật, (ii) khơng nằm trong hệ thống bộ máy nhà nước, và (iii) hoạt động khơng vì mục đích lợi nhuận<sup>5</sup>.

Theo đó, XHDS được tạo lập bởi các đồn thể nhằm kết nối giữa những nhóm quyền lợi hiện đại và những tổ chức truyền thông, giữa các tổ chức chính thức và phi chính thức với 3 hình thức cơ bản sau: (i) Các hội là các tổ chức XHDS có thành viên (Hội có thể thành lập nhằm mục tiêu phục vụ cho xã hội hoặc trực tiếp phục vụ cho lợi ích của các thành viên), (ii) Các quĩ là các tổ chức XHDS khơng có thành viên được quản lý bởi hội đồng quản trị do người sáng lập chỉ định (Quĩ chủ động hoạt động theo điều lệ và chiến lược, kế hoạch đặt ra. Các quĩ thường là các tổ chức có chức năng cung cấp các nguồn tài trợ theo mục tiêu đặt ra), và (iii) Các tổ chức phi chính phủ (NGOs) là loại hình các tổ chức xã hội dân sự chủ yếu cung cấp dịch vụ công, vận động tài trợ và có thể làm các dịch vụ để có các khoản thu nhập cho hoạt động của mình (Các tổ chức này khơng có thành viên, thường được thành lập bởi một hoặc một nhóm các cá nhân có mục tiêu phục vụ xã hội<sup>6</sup>.)

Vai trò của các tổ chức XHDS là cùng với nhà nước giải quyết những vấn đề chung của xã hội thể hiện ở cả 3 khía cạnh: xã hội, kinh tế và chính trị, mà cụ thể là tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân vào tổ chức của mình, cùng tham gia giải quyết các vấn đề của xã hội; tổ chức cung cấp, chuyển giao công nghệ, phổ biến kiến thức quản lý, kỹ thuật cho cộng đồng thông qua việc tổ chức các dịch vụ tới vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều khó khăn mà các tổ chức vì lợi nhuận không muốn triển khai, nhà nước chưa đủ điều kiện để với tới; là cầu nối giữa Đảng, nhà nước với người dân thơng qua việc khuyến khích sự tham gia của người dân

<i><small> Bùi Quang Dũng. “Xã hội Dân sự - Khái niệm và các vấn đề”. Tạp chí Triết học (15 tháng 4 năm 2007). </small></i>

<small>5 Nguyễn Mạnh Cường. “Sổ tay hướng dẫn thành lập và quản trị các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam.” 2008. 6</small>

<small> Nguyễn Mạnh Cường. “Sổ tay hướng dẫn thành lập và quản trị các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam.” 2008. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

vào quá trình hoạch định và thực thi chính sách phát triển đất nước, giám sát việc thực hiện và thực hiện phản biện xã hội<sup>7</sup>.

Thực tiễn cho thấy, các tổ chức XHDS ở Việt Nam đã xuất hiện từ rất sớm. Tuy nhiên, chỉ từ sau khi thực hiện công cuộc đổi mới 1986, cùng với sự đổi mới về kinh tế là sự phát triển trong lĩnh vực xã hội, đặc biệt từ nửa đầu thập niên 1990 đến nay các tổ chức xã hội dân sự không ngừng gia tăng về sức mạnh và tổ chức. Ở Việt Nam, cho đến nay, mặc dù các văn kiện Đảng và Nhà nước chưa trực tiếp nêu khái niệm “xã hội dân sự” hay “xã hội công dân”, song trên thực tế, ở mức độ nhất định, Đảng và Nhà nước đã bước đầu chú ý đến việc xây dựng các thể chế và cơ sở pháp lý của xã hội dân sự. Ngay từ giai đoạn đầu của cơng cuộc đổi mới, hàng loạt những chính sách của Đảng và nhà nước đã khuyến khích sự ra đời của các loại hình tổ chức. Nghị quyết 8B-NQ/HNTW (khoá VI) Đảng đã nêu rõ: "trong giai đoạn mới cần thành lập các hội đáp ứng nhu cầu chính đáng về nghề nghiệp và đời sống nhân dân, hoạt động theo hướng ích nước lợi nhà, tương thân tương ái. Các tổ chức này được thành lập theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản và tự trang trải về tài chính trong khn khổ pháp luật". Nghị quyết Đại hội Đảng IX tiếp tục khẳng định: "mở rộng và đa dạng hố các hình thức tập hợp nhân dân tham gia các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội, các hội nghề nghiệp, văn hoá, hữu nghị, từ thiện, nhân đạo" và "hỗ trợ và khuyến khích các hoạt động khơng vì lợi nhuận mà vì nhu cầu và lợi ích của nhân dân. Những tổ chức này được nhà nước uỷ quyền thực hiện một số nhiệm vụ cung ứng một số dịch vụ công với sự giám sát của cộng đồng. Thơng qua đó nhà nước có thể tập trung sức lực để thực hiện những nhiệm vụ quan trọng hơn". Thực hiện chủ trương của Đảng, Hiến pháp của Nhà nước, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp quy tạo điều kiện cho các loại hình tổ chức của dân ra đời: Nghị định số 88/2003/NĐ-CP ngày 30/7/2003 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội, Nghị định 148/2007/NĐ-CP ngày 25/9/2007 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động và quản lý quỹ, Nghị định 81/2003/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật khoa học công nghệ, Nghị định 25/CP ngày 1/5/2001 của Chính phủ ban hành quy chế thành lập và hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội, Nghị quyết 05/2005/NQ-CP về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và thể dục thể thao, Nghị định số 53/NĐ-CP ngày 25/5/2006 về việc khuyến khích các tổ chức dịch vụ ngồi cơng lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, văn hoá, khoa học, thể dục thể thao. Kết quả là nhiều tổ chức xã hội mới đã hình thành, bên cạnh các tổ chức quần chúng và hội nghề nghiệp, các tổ chức mới đã xuất hiện dưới hình thức phi chính phủ và nhóm cộng đồng.

Các tổ chức XHDS đề cập trong báo cáo này là các tổ chức đăng ký hoạt động, dưới ba dạng:

<b>tổ chức phi chính phủ theo Nghị định 81/2002, các hội theo Nghị định 88/2002, và quĩ phi chính phủ theo Nghị định 148/2007 (xin xem chi tiết dưới đây).</b><sup>8</sup>

<b>A. Các tổ chức xã hội dân sự theo Nghị định 81/TTg-2002 </b>

Các tổ chức XHDS ở Việt Nam được thành lập và hoạt động theo Nghị định 81/2002/NĐ-CP, là loại hình tổ chức phi chính phủ, khơng có thành viên, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực khoa học và cơng nghệ. Theo dữ liệu hiện có, có 222 tổ chức đăng ký dưới dạng này tại Việt Nam (xem thêm Phụ lục 6: Danh sách các VNGO đăng ký theo Nghị định 81). Vì mục tiêu phục vụ cho xã hội và cộng đồng, nên theo quy định hiện hành, các tổ chức này được hưởng một số các ưu đãi của nhà nước như sau:

<small> </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

• Miễn thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các khoản thu lấy từ ký kết các hợp đồng khoa học công nghệ, từ việc thực hiện đề tài dự án.

• Khơng chịu thuế nhập khẩu đối với việc nhập khẩu máy móc thiết bị tài liệu mà trong nước khơng làm được.

• Ưu đãi tín dụng khi vay đầu tư khoa học và cơng nghệ từ Quĩ hỗ trợ phát triển. • Ưu đãi tiếp cận và sử dụng các nguồn vốn hỗ trợ chính thức (ODA).

• Được hưởng mức ưu đãi cao nhất về tiền thuê đất và mức thấp nhất về thuế sử dụng đất theo pháp luật qui định.

• Có quyền tiếp cận các nguồn tài trợ phi chính phủ và tham gia các hoạt động giao lưu quốc tế và các mạng lưới quốc tế.

• Ngồi ra nếu các tổ chức này thuộc các hội như hội luật gia, hội vật lý và toán học, hay dưới LHHVN, đều được hưởng các quyền lợi như các hội và thông qua hội như quyền tư vấn phản biện và giám định xã hội đối với các chính sách và dự án phát triển của nhà nước theo Quyết định 22/TTG/2002. Quyết định này cho phép LHHVN được tư vấn phản biện và giám định xã hội các dự án và các chính sách của nhà nước, cho nên các tổ chức thành viên của LHHVN dưới dạng các đơn vị này cũng được hưởng các quyền theo quyết định này.

Trên thực tế các tổ chức XHDS thành lập dưới dạng này đã có khả năng tiếp cận qui mô lớn các nguồn tài trợ nước ngồi, và khơng phải nộp thuế đối với các hoạt động phi lợi nhuận, bên cạnh đó có nhiều điều kiện ưu đãi khác hẳn so với doanh nghiệp.

<b>B. Các hội thành lập theo Nghị định 88/2002/NĐ-CP </b>

Các hoạt động của hội chủ yếu trên cơ sở Nghị định số 88/2003/NĐ-CP ngày 30/7/2003 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội. Thông tư số 01/2004/TT-BNV ngày 15/1/2004 của Bộ Nội vụ hướng dẫn một số điều của Nghị định 88/2003/NĐ-CP ngày 30/7/2003 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội. Theo các văn bản này, hội là các tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam cùng ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, hoạt động thường xuyên, khơng vụ lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên; hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, được tổ chức và hoạt động theo Nghị định này và các văn bản pháp luật có liên quan. Hội có thể có các tên gọi khác nhau: Liên hiệp, Tổng hội, Liên đoàn, Hiệp hội, Câu lạc bộ có tư cách pháp nhân và các tên gọi khác theo quy định của pháp luật. Các hội thành lập theo nghị định này có các quyền lợi sau:

• Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội và hội viên.

• Tổ chức, phối hợp hoạt động giữa các hội viên vì lợi ích chung của hội; hồ giải tranh chấp trong nội bộ hội.

• Phổ biến, huấn luyện kiến thức cho hội viên; cung cấp thông tin cần thiết cho hội viên theo quy định của pháp luật.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

• Tư vấn, phản biện các vấn đề thuộc phạm vi hoạt động của hội theo đề nghị của các tổ chức, cá nhân. Các hội có thể liên kết với các hội khác và dưới sự hỗ trợ của LHHVN để tiến hành các đề tài nghiên cứu và phản biện xã hội đa ngành.

• Tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung hoạt động của hội theo qui định của pháp luật. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề liên quan tới sự phát triển hội và lĩnh vực hội hoạt động. • Được gây quĩ hội trên cơ sở hội phí của hội viên và các nguồn thu từ hoạt động kinh

doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật để tự trang trải về kinh phí hoạt động. • Được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước

theo quy định của pháp luật.

• Hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh được gia nhập làm hội viên của các hội quốc tế và khu vực theo quy định tại Nghị định số 20/2002/NĐ-CP ngày 20/02/2002 của Chính phủ về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức chính trị - xã hội, và tổ chức xã hội - nghề nghiệp của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Theo số liệu năm 2007 – 2008 do Vụ Tổ chức Phi chính phủ, Bộ Nội vụ, cung cấp, cho đến nay, chính phủ đã cho phép thành lập 389 Hội có phạm vi tồn quốc (bao gồm các Hội nghề nghiệp và Hội nhân đạo từ thiện), và hơn 6.500 Hội có phạm vi hoạt động tại địa phương (chưa kể hàng vạn hội được thành lập hoạt động tại các xã phường, thị trấn, huyện).

<b>C. Các quĩ phi chính phủ thành lập theo Nghị định 148/ND-CP/2007 </b>

Quỹ là tổ chức phi chính phủ có tư cách pháp nhân do một hoặc nhiều cá nhân, tổ chức tự nguyện dành một khoản tài sản nhất định để thành lập hoặc thành lập thông qua hợp đồng, hiến tặng, di chúc, nhằm mục đích hỗ trợ văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, khoa học, từ thiện, nhân đạo và các hoạt động vì lợi ích cộng đồng, khơng vì mục đích lợi nhuận; quĩ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập, cơng nhận Điều lệ. Theo báo cáo của Bộ Nội vụ, hiện nay có hàng ngàn tổ chức đăng ký hoạt động dưới dạng này tại Việt Nam (tuy nhiên khơng có số liệu cụ thể cung cấp khi tiến hành khảo sát này). Quyền lợi của các quĩ thành lập theo Nghị định 148/ND-CP/2007 cụ thể như sau:

• Vận động qun góp, vận động tài trợ cho quĩ; tiếp nhận tài sản do các cá nhân, tổ chức trong nước và ngoài nước theo đúng tơn chỉ, mục đích của quĩ và theo quy định của pháp luật.

• Thực hiện tài trợ đúng theo sự ủy quyền của cá nhân, tổ chức đã uỷ quyền và đúng tôn chỉ, mục đích của quĩ.

• Được tổ chức các dịch vụ và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật để bảo tồn và tăng trưởng tài sản quĩ.

• Các doanh nghiệp tài trợ cho quĩ đều được khấu trừ vào thuế thu nhập doanh nghiệp, theo đó nhà nước khuyến khích khu vực thị trường thúc đẩy hoạt động từ thiện, xã hội và phi lợi nhuận.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

cũng như tổ chức xã hội vào các hoạt động phát triển của cộng đồng. Nghị định dân chủ ở cơ sở năm 1998 và được sửa đổi bổ sung thành Pháp lệnh Dân chủ cơ sở năm 2003 đã thực sự khuyến khích và tạo cơ hội cho người dân và các tổ chức xã hội tham gia ngày càng nhiều vào quá trình ra quyết định ở cấp cơ sở. Nhờ có pháp lệnh này, người dân đã tham gia giám sát các hoạt động của cơ quan nhà nước, cán bộ công chức nhà nước ở cấp cơ sở.

Chiến lược phát triển kinh tế và xã hội của Việt Nam giai đoạn 2001- 2010 đã bắt đầu khuyến khích sự tham dự của người dân trong mọi mặt đời sống kinh tế chính trị và xã hội. Khẩu hiệu: “Dân biết, dân bàn, dân làm, và dân kiểm tra" đã dần dần có tác động đến hệ thống kinh tế chính trị xã hội ở từng cấp độ khác nhau. Các cơ hội cho người dân thông qua các tổ chức xã hội dân sự tham gia cung cấp dịch vụ công và phản biện chính sách dần dần được mở ra. Quyết định 22/TTG/2002 cho phép LHHVN được quyền tư vấn phản biện và giám định xã hội các dự án và các chính sách của Nhà nước, các tổ chức thành viên của LHHVN cũng được hưởng các quyền theo quyết định này<sup>9</sup>.

Trong việc chuyển tải kiến thức và kỹ thuật (ví dụ: cách làm ăn mới) đến người dân, các tổ chức XHDS và một số Hội đã có những hoạt động rất gần gũi dân. Tuy nhiên trên thực tế, hoạt động của các hội này mới giới hạn trong chừng mực nhất định, trong khi họ có nhiều tiềm năng trí tuệ, khả năng tổ chức quản lý điều hành, có nhiều mối quan hệ đối nội và đối ngoại trong nước và quốc tế. Vì vậy, cần tranh thủ cũng như tạo điều kiện khuyến khích sự tham gia của họ vào công cuộc phát triển ngay từ cấp cộng đồng. Điều này đòi hỏi các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền, mặt trận tổ quốc và các thành viên, đặc biệt là lãnh đạo cấp xã, phường, thị trấn phải quan tâm đúng mức, đúng tầm mới đạt được yêu cầu mong đợi, mà trước tiên là đổi mới tư duy về sự tham gia và đóng góp một cách tích cực và hiệu quả của các tổ chức XHDS.

<b>2. Nhu cầu hỗ trợ và nâng cao năng lực của các tổ chức XHDS tại Việt Nam </b>

Trong những năm gần đây đã có một số nghiên cứu về các tổ chức XHDS ở Việt Nam nhằm giúp người dân Việt Nam hiểu biết thêm về XHDS ở Việt Nam cũng như làm rõ vai trị, vị trí, cơ chế chính sách nhằm phát huy hơn nữa tính tích cực của người dân, đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Một trong những nghiên cứu đó phải kể đến nghiên cứu ”Đánh giá ban đầu về XHDS ở Việt Nam” do CIVICUS hợp tác cùng với Viện Những vấn đề Phát triển (VIDS), một tổ chức phi chính phủ của Việt Nam, thực hiện trong năm 2006. Báo cáo nghiên cứu này đã chỉ ra một thực trạng của các tổ chức XHDS tại Việt Nam trên 4 bình diện: cấu trúc của XHDS, môi trường kinh tế - xã hội đối với XHDS, các giá trị của XHDS, và tác động của các hoạt động XHDS. Báo cáo cũng chỉ ra rằng XHDS là khái niệm rất mới đối với Việt Nam, nhưng nội hàm của vấn đề đã tồn tại, phát triển và có những ảnh hưởng tích cực đối với đời sống chính trị, xã hội nước ta. XHDS Việt Nam có cấu trúc xã hội rộng nhưng không sâu, môi trường pháp lý để XHDS phát triển đã được xác lập nhưng những yếu tố khích lệ, phát huy sự tham gia của xã hội dân sự đến xã hội còn yếu. Tuy nhiên, những giá trị mà xã hội dân sự mang lại là rất lớn, như vận động chính sách cho người nghèo, tham gia vào cơng cuộc xố đói giảm nghèo, bình đẳng giới, xoá mù chữ, nâng cao chất lượng giáo dục, y tế cho người dân, bảo vệ môi trường, giám sát xã hội, v.v.

Song song với cơng trình nghiên cứu đánh giá ban đầu này, một hội thảo “Tăng cường năng lực và đẩy mạnh sự tham gia của các VNGO vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam” cũng đã được tổ chức vào ngày 9/11/2006 nhằm xác định những thách thức mà các <small> </small>

<small> Nguyễn Mạnh Cường. “Sổ tay hướng dẫn thành lập và quản trị các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam.” 2008. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

VNGO đang phải đối mặt và thảo luận các phương thức để các bên liên quan hỗ trợ tạo dựng môi trường thuận lợi cho các VNGO và mạng lưới của họ, đồng thời tăng cường năng lực của các tổ chức này. Hội nghị đồng thuận rằng các VNGO đóng vai trị quan trọng như những lực lượng hoạt động tăng cường cho Chính phủ và thị trường, đặc biệt trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ.

Nghiên cứu mới đây do Bùi Thế Cường và Thaveeporn Vasavakul (tháng 11 năm 2008) thực hiện cho Cơ quan Hợp tác và Phát triển Thuỵ Sỹ (SDC), tên tạm dịch là “Cơ chế chính thức cho đối thoại giữa các cơ quan Nhà nước, Quốc hội, và các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam”, đã chỉ ra rằng các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam khơng thoả mãn được các tiêu chí của các tổ chức phi chính phủ trong khái niệm của xã hội dân sự. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu nhận thấy vai trò tiềm năng của các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam và coi những điểm cịn thiếu sót này là cơ sở để thoả hiệp giữa các tổ chức xã hội dân sự với Nhà nước, cũng như giữa các tổ chức xã hội dân sự với nhau. Nghiên cứu lý luận rằng việc ứng dụng khn khổ pháp lý chính là nền tảng cho việc hiện thực hoá cơ chế đối thoại, mà điều này lại phụ thuộc chủ yếu vào việc các cơ quan Chính phủ và Quốc hội nhìn nhận về các tổ chức xã hội dân sự và vai trò của các tổ chức này như thế nào, cũng như việc các tổ chức xã hội dân sự tận dung cơ chế sẵn có cho mục đích đối thoại ra sao. Nghiên cứu cho biết các cơ quan Chính phủ về cơ bản vẫn chưa sử dung triệt để cơ chế đối thoại trong trao đổi với các tổ chức xã hội dân sự. Trong khi đó, các tổ chức xã hội dân sự hiện vẫn còn yếu về năng lực nội tại cũng như khả năng kết nối với các tổ chức/mạng lưới có cùng mối quan tâm để tăng cường tiếng nói của mình. Báo cáo đưa ra năm nhóm vấn đề chủ yếu trong cơ chế đối thoại giữa các cơ quan Chính phủ, Quốc hội, và các tổ chức xã hội dân sự, cũng là những khoảng trống cho các đề xuất hỗ trợ của SDC.

Một nghiên cứu đáng chú ý nữa của nhóm nghiên cứu Ben Kerkvliet, Nguyễn Quang A, và Bạch Tân Sinh thực hiện cho Cơ quan Phát triển Quốc tế Vương Quốc Anh (DFID) (tháng 12 năm 2008) có tựa đề (tạm dịch) là “Các hình thức cam kết/hợp tác giữa các cơ quan Nhà nước và các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam”. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ hợp tác giữa các nhóm xã hội dân sự và cơ quan Nhà nước tiến triển theo thời gian nhờ sự cải thiện của mơi trường chính trị và pháp luật nói chung. Càng ngày việc thành lập và đạt được tư cách pháp nhân càng trở nên dễ dàng hơn đối với các tổ chức. Thơng qua q trình hợp tác cởi mở, các nhóm dân sự và chính quyền phát triển các mối quan hệ đem lại hiệu quả cao, đặc biệt trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ. Lĩnh vực này thường bao gồm việc các tổ chức xã hội dân sự hỗ trợ tiến hành các chương trình của Nhà nước nhằm đem lại lợi ích cho người dân, cung cấp các dịch vụ cơng mà Nhà nước chưa có cơ hội hoặc khơng có điều kiện cung cấp, vận động chính sách, và giám sát các hoạt động của Nhà nước. Báo cáo nghiên cứu đưa ra các đề xuất nhằm phát triển hợp tác giữa khối Nhà nước và khối xã hội dân sự, tập trung vào 3 nhóm sau: (i) cải thiện mơi trường thể chế và điều tiết, (ii) phổ biến quan hệ hợp tác và các hoạt động của khối xã hội dân sự, và (iii) tăng cường hợp tác giữa khối Nhà nước và khối xã hội dân sự qua bốn hình thức cụ thể là cung cấp dịch vụ, hoạch định luật pháp và chính sách, giám sát và tăng cường chịu trách nhiệm, và định hướng các mối quan tâm của người dân. Điểm mạnh của các VNGO là có đội ngũ nhân viên nhiệt tình và kinh nghiệm đa lĩnh vực, phương pháp làm việc có sự tham gia, tiềm năng đóng góp của các VNGO cịn rất lớn. Tuy nhiên bên cạnh đó các VNGO cịn gặp nhiều thách thức, đó là thiếu khn khổ pháp lý tồn diện, khó khăn trong việc tiếp cận nguồn tài chính, trong khi đó bản thân hoạt động của hầu hết các VNGO chưa có bản sắc, vai trị rõ rệt, và có ảnh hưởng rõ nét trong xã hội. Tầm nhìn, chiến lược tham gia, và định hướng tương lai của các tổ chức cũng vẫn còn mơ hồ. Từ những

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

đẳng hơn đối với các tổ chức XHDS, giữa các tổ chức quần chúng với các tổ chức VNGO và khuyến khích các VNGO tham gia nhiều hơn nữa vào việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đối với các nhà tài trợ và tổ chức phi chính phủ quốc tế (INGO) nên hỗ trợ việc thiết lập mạng lưới VNGO và tận dụng các VNGO nhiều hơn nữa để thực hiện các chương trình phát triển thông qua việc nâng cao năng lực và phát triển tổ chức thông qua đào tạo và đánh giá nhu cầu của tổ chức và đối thoại với các tổ chức VNGO.

Các tổ chức XHDS nên tích cực hơn trong việc tăng cường giải trình, minh bạch và tính hợp pháp với tư cách là đại diện của nhân dân, tận dụng các cơ hội sẵn có để thiết lập mạng lưới và hợp tác tốt hơn giữa các tổ chức và với các nhà tài trợ, các INGO, xây dựng mối liên kết cụ thể với cộng đồng ở cấp cơ sở. Nói một cách khác, để phát huy vai trị của mình cùng với sự hỗ trợ của chính phủ, nhà tài trợ và các INGO, VNGO cần phải tăng cường năng lực tổng thể nội bộ của tổ chức, xây dựng những chiến lược dài hạn với tầm nhìn rõ ràng hơn, chú trọng tập trung vào phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng.

Việc thành lập Viện Nghiên cứu Xã hội (ISS) năm 2008 là điều kiện thuận lợi để tăng cường năng lực cho các VNGO, qua đó các nhà tài trợ và các INGO có thể cung cấp tài chính và kỹ thuật nhằm hỗ trợ cho việc tăng cường năng lực cho các VNGO. Các tổ chức này trước hết cần tăng cường năng lực về quản trị điều hành nội bộ để có thể tiến hành các hoạt động hiệu quả trong những lĩnh vực của mình và về lâu dài có đủ khả năng tham gia vào quá trình hoạch định chính sách ở Việt Nam.

Khảo sát đánh giá này được thực hiện với sự hợp tác và hỗ trợ của Viện ISS và một số tổ chức phi chính phủ khác, nhằm xác định nhu cầu đào tạo của các tổ chức XHDS, đồng thời cung cấp một số thông tin và dữ liệu ban đầu về các tổ chức XHDS tại Việt Nam, các mạng lưới VNGO hiện có đang hoạt động với mục đích phát triển của Việt Nam.

Đánh giá chú trọng đến nhu cầu đào tạo từ phía các VNGO liên quan đến phát triển tổ chức và vận động chính sách. Dựa trên các thơng tin và dữ liệu cơ bản ban đầu này, ISS sẽ tiếp tục tiến hành thu thập thêm thông tin số liệu cần thiết khác để có thể có một cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh hơn về các tổ chức XHDS tại Việt Nam. Đặc biệt, ISS sẽ tiến hành xây dựng một danh mục các tổ chức VNGO đang hoạt động tích cực và hiệu quả trong các lĩnh vực như đã đăng ký. Việc xây dựng danh mục này tạo điều kiện cho các tổ chức hoạt động trong các lĩnh vực liên quan trao đổi thông tin kinh nghiệm, tăng cường hiểu biết của các tổ chức ở khu vực tư nhân và nhà nước về các hoạt động và đóng góp của các tổ chức VNGO, và khuyến khích sự hợp tác trong tương lai.

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<b>Phần 3. Phương pháp khảo sát đánh giá </b>

<b>1. Mục tiêu </b>

<i>Mục tiêu tổng quát: Khảo sát đánh giá nhu cầu đào tạo làm cơ sở để phát triển chương trình </i>

nâng cao năng lực cho cán bộ và tổ chức VNGOs tham gia vào quá trình xây dựng chính sách ở Việt Nam.

<i>Mục tiêu cụ thể: (i) Tìm hiểu tổ chức và hoạt động của các VNGO;</i> (ii) Đánh giá thực trạng năng lực của các VNGO về phát triển tổ chức và huy động sự tham gia của cộng đồng trong q trình xây dựng chính sách; (iii) Đánh giá năng lực thực thi nhiệm vụ của các cán bộ trong các VNGO nói chung và tham gia vào quá trình xây dựng chính sách ở Việt Nam nói riêng; (iv) Xác định nhu cầu đào tạo của các VNGO về phát triển tổ chức và huy động sự tham gia của cộng đồng trong quá trình xây dựng chính sách ở Việt Nam; (v) Đề xuất chương trình đào tạo cho các VNGO về phát triển tổ chức và kỹ năng huy động sự tham gia của cộng đồng trong quá trình xây dựng chính sách ở Việt Nam.

<b>2. Đối tượng, phạm vi khảo sát đánh giá </b>

<i><b>2.1. Đối tượng khảo sát và đánh giá </b></i>

Việc lựa chọn đối tượng khảo sát đã được nhóm đánh giá phân tích, thảo luận, và lựa chọn kỹ càng nhằm xác định đối tượng tổ chức và đối tượng cá nhân trong tổ chức để tiến hành khảo sát, từ đó đạt được các mục tiêu như đã nêu ở trên với thời gian và kinh phí có hạn.

<i>Về tổ chức: Dựa vào danh sách các tổ chức XHDS đăng ký theo ba loại hình như đã nêu ở </i>

phần 2.1., nhóm đánh giá thống nhất chọn các tổ chức đăng ký hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến: giáo dục, đào tạo và y tế; khoa học và công nghệ; môi trường và tài nguyên; kinh tế xã hội (theo Nghị định 53/2006/NĐ/CP). Theo đó, khảo sát tập trung vào 2 loại hình tổ chức XHDS, bao gồm: (i) Các tổ chức phi chính phủ của Việt Nam thành lập theo Nghị định 81 (trước đây là Nghị định 35). Các tổ chức này chủ yếu cung cấp dịch vụ công, vận động tài trợ. Hầu hết các tổ chức thuộc nhóm này mới ra đời cịn non trẻ so với các nhóm XHDS khác vì vậy rất cần được quan tâm, đặc biệt là nâng cao năng lực thông qua đào tạo, liên kết mạng lưới để có thể đáp ứng được vai trị trong tình hình mới. Đây cũng là một lý do các tổ chức này được lựa chọn để tiến hành khảo sát; và (ii) Một số tổ chức Hội thành lập theo Nghị định 88, chỉ tập trung vào một số Hội đảm bảo các tiêu chí đã nêu trên và đặc biệt có hoạt động gần giống tổ chức phi chính phủ.

Dựa trên danh sách các Hội và các VNGO đã thu thập được, nhóm đã lựa chọn ra 110 tổ chức và tiến hành gửi công văn đề nghị hợp tác kèm theo phiếu điều tra. Các tổ chức được lựa chọn có văn phịng đóng tại 3 thành phố lớn: Hà Nội, Huế, TP HCM và một số tỉnh như: Hà Tây (nay thuộc Hà Nội), Thanh Hố, Hà Tĩnh, Hải Phịng, Hải Dương, Bắc Cạn và Thái Nguyên (Danh sách các đơn vị tham gia khảo sát và phỏng vấn trong phụ lục 2).

Với mỗi tổ chức, nhóm khảo sát tiến hành phỏng vấn trực tiếp cá nhân 01 cán bộ lãnh đạo và 01 cán bộ phụ trách chương trình/ dự án. Phỏng vấn trực tiếp được tiến hành tại: Tp Hà Nội đại diện cho khu vực phía Bắc, Tp. Huế đại diện cho khu vực miền Trung, và Tp. Hồ Chí Minh đại diện cho khu vực phía Nam cùng với các đơn vị có phản hồi khi khảo sát qua bảng

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<i><b>2.2. Phạm vi đánh giá khảo sát </b></i>

Để làm cơ sở cho việc xây dựng chương trình đào tạo cho các tổ chức VNGO, nhóm đánh giá tập trung khảo sát thu thập, phân tích thơng tin liên quan đến năng lực của tổ chức cũng như năng lực cá nhân (lãnh đạo, nhân viên) của các tổ chức VNGO trong lĩnh vực củng cố phát triển tổ chức và vận động chính sách, bao gồm:

<i>Thực trạng năng lực của các VNGO trong việc củng cố và phát triển tổ chức: Khảo sát tập </i>

trung vào các khía cạnh liên quan đến cơ cấu tổ chức, nguồn nhân lực, điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị và đặc biệt là nguồn tài chính để đảm bảo cho các VNGO hoạt động một cách chuyên nghiệp. Nghiên cứu tập trung tìm hiểu về kỹ năng xây dựng chiến lược, sứ mệnh, tầm nhìn, chức năng nhiệm vụ, đối tượng can thiệp và các hoạt động can thiệp chủ yếu của tổ chức cho đến nay.

<i>Thực trạng năng lực của các VNGO trong lĩnh vực vận động chính sách: Khảo sát về mức độ </i>

quan tâm của các VNGO với cơng tác vận động chính sách, các lĩnh vực và hình thức vận động chính sách hiện nay của các VNGO; những cơ sở pháp lý hiện nay để các VNGO tham gia hoạt động hoạch định chính sách ở Việt Nam; hiện trạng xây dựng mạng lưới và cách thức hoạt động của các mạng lưới VNGO trong hoạt động vận động chính sách.

<i>Nhu cầu đào tạo của các NGO về lĩnh vực phát triển tổ chức và vận động chính sách: Đánh </i>

giá thực trạng công tác đào tạo nâng cao năng lực của các VNGO nói chung và lĩnh vực phát triển tổ chức, vận động chính sách nói riêng. Xác định nhu cầu đào tạo từ phía các tổ chức VNGO đối với lĩnh vực phát triển tổ chức và vận động chính sách.

<b>3. Phương thức và công cụ khảo sát đánh giá </b>

Các phương pháp sau được nhóm nghiên cứu sử dụng:

<i>Thu thập và nghiên cứu tài liệu có sẵn: Nhóm nghiên cứu đã thu thập các báo cáo nghiên cứu </i>

về XHDS Việt Nam, các báo cáo về hoạt động vận động chính sách từ các nhóm, mạng lưới VNGO, danh sách các VNGO và các Hội hiện có từ các Liên hiệp hội, Hội, Bộ, Ngành, tỉnh, các tài liệu hướng dẫn, các tài liệu đào tạo liên quan, các tài liệu tham khảo trên Internet liên quan đến nội dung khảo sát.

<i>Bảng câu hỏi (phiếu điều tra): Bộ bảng hỏi được xây dựng căn cứ vào mục tiêu và nội dung </i>

cần khảo sát và thu thập thơng tin, ngồi ra tham khảo một số mẫu bảng hỏi từ một số nghiên cứu khảo sát nhu cầu đào tạo của hợp phần nâng cao năng lực cho các VNGO thuộc dự án “Nâng cao hiệu quả hợp tác và học hỏi các tổ chức phi chính phủ Việt Nam – ENABLE“. Bảng câu hỏi được xây dựng cho 2 nhóm đối tượng: (i) năng lực của tổ chức: sử dụng mẫu phiếu số 1 điều tra về năng lực tổ chức của các VNGO; (ii) năng lực cá nhân: sử dụng mẫu phiếu số 2 điều tra năng lực của cán bộ lãnh đạo, cán bộ dự án trong các VNGO. Phiếu điều tra gửi tới 110 tổ chức đã được lựa chọn tham gia khảo sát. Tuy nhiên chỉ có 79 tổ chức phản hồi ý kiến bằng phiếu (phỏng vấn trực tiếp được tiến hành với các cán bộ và lãnh đạo của 79 tổ chức này), 31 tổ chức còn lại khơng có sự phản hồi, mặc dù nhóm nghiên cứu đã cố gắng liên hệ (nội dung các mẫu phiếu trong bộ bảng hỏi tại phụ lục 3).

<i>Phỏng vấn: Phỏng vấn được tiến hành tại 79 tổ chức với 2 nhóm đối tượng: Cán bộ lãnh đạo </i>

và cán bộ chương trình/dự án của các tổ chức (nội dung hướng dẫn phỏng vấn trong phụ lục 3). Tại 79 tổ chức, nhóm phỏng vấn 75 Giám đốc/Phó Giám đốc các Trung tâm, Viện trưởng/ Viện phó các Viện và Chủ tịch/Phó chủ tịch các Hội, và 56 cán bộ phụ trách chương trình và

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

dự án. Thông tin thu thập từ cán bộ lãnh đạo bao gồm năng lực của tổ chức cũng như những thách thức liên quan đến việc củng cố, phát triển tổ chức và tiến hành hoạt động vận động chính sách ở Việt Nam. Kết hợp với việc tìm hiểu thơng tin về tổ chức, nhóm cán bộ lãnh đạo còn được phỏng vấn sâu về năng lực cá nhân họ với tư cách là lãnh đạo của tổ chức. Thơng tin thu thập từ nhóm cán bộ bao gồm: năng lực cá nhân thực thi cơng việc nói chung và đặc biệt trong việc huy động người dân tham gia vào q trình hoạch định chính sách tại các địa bàn dự án cũng như nhu cầu đào tạo nâng cao năng lực trong lĩnh vực này. (Danh sách các tổ chức và cán bộ trả lời phỏng vấn trong phụ lục 2).

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

<b>Phần 4. Kết quả khảo sát và đánh giá </b>

<b>1. Thực trạng tổ chức và trình độ của các VNGO trong việc củng cố và phát triển tổ chức </b>

<i><b>1.1. Về cơ sở vật chất và cơ cấu tổ chức </b></i>

Cơ sở vật chất và trang thiết bị là một trong những yếu tố cần thiết đối với bất kỳ tổ chức nào, đặc biệt là với các VNGO trong khuôn khổ nghiên cứu đang hoạt động về lĩnh vực giáo dục đào tạo, mơi trường, xóa đói giảm nghèo (XĐGN), và phát triển cộng đồng (PTCĐ). Một nhận xét chung nhất là hầu hết các VNGO đang trong tình trạng khó khăn về cơ sở vật chất và trang thiết bị. Nghiên cứu chưa có thống kê đầy đủ về số lượng trang thiết bị cần thiết cũng như diện tích sử dụng cho văn phòng hoạt động. Tuy nhiên qua khảo sát nhận thấy, chưa có tổ chức nào mua được văn phịng riêng (ngoài Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Năng lực Phụ nữ Dân tộc - TEW). Trong số các VNGO khảo sát ước khoảng 80% số tổ chức phải đi thuê văn phòng, số tổ chức còn lại dùng nhà riêng để hoạt động bởi khơng có kinh phí để thuê nhà. Do phải đi th trong khi nguồn kinh phí có hạn, các tổ chức này phải làm việc trong không gian tương đối chật chội. Bất chấp điều kiện khó khăn đó, các VNGO đã rất cố gắng đầu tư những trang thiết bị thiết yếu như máy vi tính kết nối mạng, điện thoại, máy fax và bàn ghế làm việc phục vụ cho hoạt động của tổ chức. Tất cả các tổ chức tham gia khảo sát và phỏng vấn đều có máy tính và kết nối internet (có địa chỉ thư điện tử).

Về thơng tin liên lạc giữa các tổ chức XHDS, mặc dù hầu hết các tổ chức công bố thông tin về các hoạt động của mình, nhưng những trao đổi và liên lạc giữa các tổ chức vẫn chưa thực sự phát triển. Trên thực tế đã có sự hợp tác giữa các tổ chức XHDS về những vấn đề quan tâm chung (ví dụ: về bình đẳng giới và về phịng chống bạo lực trong gia đình). Tuy nhiên các liên lạc và trao đổi thường xuyên của các tổ chức này vẫn ở mức thấp. Hình thức trao đổi thơng tin qua e-mail, websites vẫn cịn rất hạn chế và ít được sử dụng, trừ khi có sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế (ví dụ: Mạng lưới giới và Phát triển Cộng đồng - GENCOMNET). Các hoạt động trao đổi thông tin và hợp tác diễn ra thường khơng được duy trì thường xun sau khi kết thúc hỗ trợ từ bên ngoài. Thực trạng này đến nay chưa được cải thiện.

Tuy số lượng các VNGO được lựa chọn nghiên cứu hoàn toàn ngẫu nhiên và chỉ chiếm một tỷ

<i>lệ nhỏ so với số lượng VNGOs hiện có nhưng số liệu bảng 1 dưới đây, cho chúng ta thấy số </i>

lượng các VNGO mới thành lập trong vòng 10 năm trở lại đây chiếm 68,2% trong tổng số tổ chức khảo sát (55/79). Kết quả này phản ánh một thực tế trong những năm gần đây số lượng các tổ chức VNGO gia tăng mạnh mẽ và điều này cũng hoàn toàn phù hợp với nhận định của một số nghiên cứu trước đây.

<i><b>Bảng 1: Lịch sử của tổ chức và hiện trạng sử dụng trang web </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

Kết quả khảo sát thể hiện ở bảng 1 cũng cho thấy, số tổ chức VNGO đã xây dựng trang web riêng mới chỉ chiếm 35,5% (28/79), trong khi các VNGO chưa có trang Web riêng chiếm tới 64,5% (51/79). Số liệu khảo sát cũng chỉ ra trong số 51 tổ chức chưa xây dựng trang Web riêng có 13/51 tổ chức thành lập trên 10 năm, 22/51 tổ chức thành lập từ 6-10 năm và 16/51 tổ chức mới thành lập 5 năm trở lại đây. Điều này cho thấy việc đã hoặc chưa sử dụng trang web riêng không phụ thuộc vào số năm kinh nghiệm của tổ chức. Có nhiều lý do đưa ra về việc chưa có trang web, trong đó chủ yếu là do thiếu kinh phí, một số tổ chức cho rằng vì chưa có nhu cầu, một số tổ chức khác đưa ra lý do mới thành lập nên chưa có hoạt động, chưa có thơng tin.

Trong số các VNGO khảo sát ước tính chỉ có khoảng 70% số tổ chức đã thiết kế tờ rơi giới thiệu về tổ chức. Thực tế, những tổ chức chưa có tờ rơi đồng thời cũng nằm trong số những tổ chức chưa thiết kế được trang web riêng, hay nói cách khác, số tổ chức này chưa có hoạt động hoặc mới thành lập. Nhóm khảo sát nhận thấy, công tác truyền thông thông qua việc xây dựng trang web, thiết kế tờ rơi, v.v. để giới thiệu tổ chức, báo cáo kết quả hoạt động cũng như chia sẻ thông tin với các tổ chức khác chưa được các VNGO quan tâm đúng mức.

Về cơ cấu tổ chức, các VNGO tham gia khảo sát được tổ chức theo 2 mơ hình sau:

<b>A) Mơ hình có phịng ban: bao gồm Ban giám đốc, dưới là các phòng, ban hoặc bộ phận. </b>

Mỗi phòng, ban, bộ phận được bố trí sắp xếp từ 2 - 10 cán bộ tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ của mỗi bộ phận được giao. Các VNGO theo mơ hình này có từ 2 - 5 phịng ban, trong đó 2 phịng khơng thể thiếu được trong cơ cấu tổ chức là phịng hành chính kế tốn và phịng quản lý chương trình dự án. Ngồi 2 phòng ban trên, một số VNGO thành lập thêm các phòng ban chức năng khác nhằm đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ và các hoạt động nghiên cứu, can thiệp của từng tổ chức (sơ đồ 1).

<b>B) Mơ hình khơng có phịng ban: Bao gồm Ban giám đốc (có khi chỉ có 01 giám đốc, khơng </b>

có phó) và bên dưới là các cán bộ chuyên môn theo dõi phụ trách từng lĩnh vực. Cơ cấu tổ chức theo mơ hình này tập trung ở hầu hết các VNGO có quy mơ nhỏ chưa phân định thành nhiều chức năng riêng rẽ. Với mơ hình này một cán bộ có thể đảm nhiệm nhiều chức năng

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

<i><b>1.2. Mục tiêu và lĩnh vực hoạt động của các VNGOs: </b></i>

Trả lời câu hỏi “Tổ chức của ông (bà) hoạt động trong những lĩnh vực nào sau đây?” với 11 lĩnh vực được gợi ý, kết quả có 76/79 tổ chức phản hồi ý kiến (3 tổ chức khơng có ý kiến).

<b>Bảng 2: Lĩnh vực hoạt động của các VNGO </b>

2. Khoa học và chuyển giao công nghệ 36 2 <b>lĩnh vực </b> 11

Từ kết quả tổng hợp tại bảng 2 cho thấy các VNGO hoạt động trên phạm vi rộng bao trùm từ kinh tế, xã hội, mơi trường đến vận động chính sách. Mỗi tổ chức cùng lúc có thể hoạt động nhiều lĩnh vực khác nhau, chính vì vậy việc phân nhóm các tổ chức VNGOs trong khn khổ nghiên cứu theo lĩnh vực hoạt động gặp khó khăn. Tên gọi của các tổ chức thể hiện sự đa dạng. Có tới 80% số tổ chức (61/76) hoạt động từ 3 đến 11 lĩnh vực, trong đó có 1 tổ chức - Viện Tài chính Vi mô và PTCĐ - hoạt động cả 11 lĩnh vực và 2 tổ chức - Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo PTCĐ và Tổ chức Phát triển Giáo dục Miền núi - hoạt động trên 10 lĩnh vực đăng ký. Kết quả phản hồi từ các tổ chức còn cho thấy đại đa số các tổ chức tập trung vào lĩnh

<b>vực XĐGN và PTCĐ chiếm 72,3% (55/76), tiếp theo là lĩnh vực môi trường và tài nguyên 63,1% (48/76), lĩnh vực nông lâm thuỷ sản 53,9% (41/76), trong khi đó số tổ chức hoạt động trong lĩnh vực việc làm chiếm tỷ lệ thấp nhất 11,8% (9/76). </b>

<b>Cơng tác vận động chính sách đã được các VNGO rất quan tâm, thể hiện ở việc có tới 32/76, </b>

chiếm 42,1% số tổ chức đã có hoạt động về lĩnh vực này. Khi trả lời phỏng vấn một số lãnh đạo cho rằng đây là hoạt động không thể thiếu được trong 3 nhiệm vụ chủ yếu của bất kỳ tổ chức VNGO nào, đó là: cung cấp dịch vụ, tăng cường năng lực, xây dựng mạng lưới và vận

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

động chính sách (đánh giá về hiệu quả hoạt động vận động chính sách của các tổ chức VNGO sẽ được đề cập ở phần sau.) Khảo sát cho thấy, một số tổ chức đăng ký hoạt động trong nhiều lĩnh vực nhưng trên thực tế có lĩnh vực chưa bao giờ hoạt động.

Hình thức hoạt động của các VNGO cũng rất đa dạng từ nghiên cứu, tư vấn, giáo dục, giám sát, phản biện xã hội đến can thiệp. Nhưng nhìn chung mơ hình tổ chức các viện nghiêng về nghiên cứu và tư vấn, trong khi đó các Trung tâm nghiêng về các hoạt động can thiệp cấp cộng đồng.

Trên thực tế, sau khi đăng ký hoạt động một số VNGO chưa hoặc chưa biết cách xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh cho tổ chức của mình, do đó kể từ khi thành lập những tổ chức này chưa có bất kỳ hoạt động nào hoặc có hoạt động nhưng chưa hiệu quả và chưa tìm kiếm được nhà tài trợ. Bên cạnh đó các VNGO có tầm nhìn và sứ mệnh rõ ràng thường hoạt động hiệu quả và có khả năng thu hút được các nguồn lực từ các nhà tài trợ rất lớn. Ví dụ như: Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển cộng đồng (MCD), Trung tâm Tổ chức Phát triển Giáo dục Miền núi (HEDO), Trung tâm Nghiên cứu Sức khoẻ Cộng đồng và Phát triển (COHED), Trung tâm Phát triển Nông thôn Miền Trung (CRD - Huế). Hầu hết các tổ chức này đã xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh, và chiến lược rõ ràng ngay từ khi thành lập.

Qua trao đổi trực tiếp với lãnh đạo các VNGO, cho dù tổ chức đó hoạt động ở lĩnh vực nào, dưới hình thức nào, thì các VNGO đều có sứ mệnh chung là hỗ trợ phát triển cộng đồng, đặc biệt ưu tiên các nhóm đối tượng là người nghèo, phụ nữ, trẻ em và những nhóm người bị thiệt thịi trong xã hội để họ có cơ hội phát triển vươn lên. Bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau các VNGO luôn dành sự ưu tiên cho cấp cơ sở và xây dựng các mối quan hệ hoạt động trực tiếp với những thành phần xã hội mà họ hỗ trợ.

<i><b>1.3. Thực trạng nguồn nhân lực của các VNGO </b></i>

Phải khẳng định rằng nguồn nhân lực chính là trọng tâm của sự phát triển bởi con người vừa là động lực của sự phát triển vừa là mục tiêu của sự phát triển. Tuy nhiên khi nói đến nguồn nhân lực khơng chỉ là số lượng mà cịn biểu hiện ở chất lượng (trình độ chuyên môn, năng lực thực hiện) của đội ngũ cán bộ trong một tổ chức cụ thể.

<b>Bảng 3: Số lượng và độ tuổi của cán bộ trong các VNGO </b>

Số liệu từ bảng 3 cho thấy: Đội ngũ nhân sự trong các VNGOs khá dồi dào. Bình quân khoảng 12 người/tổ chức (969/79). Trong đó tổ chức có số lượng cán bộ nhiều nhất là 72 người và tổ chức có số lượng cán bộ ít nhất là 01 người (và thường là lãnh đạo của tổ chức). Ngoài ra mỗi tổ chức đều huy động một đội ngũ cộng tác viên từ 10-30 người là những chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau từ các học viện, trường đại học hoặc cán bộ nhà nước, cán bộ nghiên cứu đã nghỉ hưu.

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

Đội ngũ nhân sự trong các VNGO đang được trẻ hoá. Số cán bộ dưới 30 tuổi chiếm 45,2%, trong khi đó số cán bộ có độ tuổi >50 chỉ chiếm 23,8%, số cán bộ còn lại có độ tuổi từ 30-50 Kết quả bảng 4 cho thấy các VNGO đã thu hút được đội ngũ nhân sự có trình độ chun mơn, bằng cấp học vị khá cao. Hầu hết đội ngũ cán bộ có trình độ từ đại học trở lên chiếm 88,9%, trong đó tỷ lệ giáo sư/phó giáo sư (GS/PGS) chiếm 6,4%, tiến sĩ 8,4% và thạc sĩ 15,0%. Nhóm nghiên cứu chưa có điều kiện thu thập thơng tin về tồn bộ đội ngũ lãnh đạo của các VNGO. Tuy nhiên với dữ liệu khảo sát thu được qua phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp từ 75 cán bộ lãnh đạo đại diện cho 79 tổ chức tham gia nghiên cứu (bảng 5) cho thấy 100% số lãnh đạo được hỏi đều có trình độ từ đại học trở lên, trong đó 17,3% có học hàm GS-PGS; 21,3% có học vị tiến sĩ và 24,0 % có học vị thạc sĩ, còn lại là đại học. Trong số lãnh đạo tham gia phỏng vấn, nữ chiếm 37,3%, con số này khá cao so với tỷ lệ lãnh đạo nữ trong các cơ quan nhà nước hiện nay. Phần lớn cán bộ lãnh đạo của VNGO trong khuôn khổ khảo sát là những viên chức về hưu, một số khác là những người đã từng làm việc cho các tổ chức INGO hoặc các nhà tài trợ nước ngồi khác (nhóm lãnh đạo này thường trẻ hơn rất nhiều).

<b>Bảng 5: Trình độ chuyên môn của cán bộ lãnh đạo tham gia khảo sát Cán bộ lãnh đạo tham gia </b> Kết quả khảo sát cũng cho thấy độ tuổi của đội ngũ lãnh đạo trong các VNGO rất cao. Khơng có người nào dưới 30 tuổi, số lãnh đạo ở độ tuổi từ 30-50 chỉ chiếm 32,0%, trong khi đó tập trung nhất vẫn là độ tuổi trên 50 chiếm 68%. Đặc biệt, trong số này có tới 16/51 người ở độ tuổi từ 70 trở lên. Hầu hết lãnh đạo của các VNGO đã có thời gian làm việc lâu năm trong các tổ chức XHDS và nắm giữ các cương vị lãnh đạo. Điều này chứng tỏ khả năng vận hành và

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

phát triển tổ chức là thế mạnh của các VNGO hiện nay, nhưng đồng thời cũng cho thấy sự cần thiết phải có động tác chuẩn bị để đào tạo bồi dưỡng một đội ngũ kế cận trong những năm tới. Kết quả khảo sát trên phản ánh tiềm năng nhân sự trong các VNGO khá dồi dào cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt đội ngũ cán bộ đã và đang được trẻ hoá. Đại đa số cán bộ lãnh đạo đạt được học hàm, học vị và bằng cấp chuyên mơn cao, trong số đó nhiều người đã có kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý từ khi còn ở các cơ quan Nhà nước. Tuy nhiên nhân sự của các VNGO thường xuyên biến động. Họ có thể chuyển đến làm việc cho các INGO hoặc các cơng ty nước ngồi khác có mức lương hấp dẫn hơn, hoặc các cơ quan nhà nước sau khi họ đã tích luỹ được kinh nghiệm và có cơ hội tham gia đào tạo từ các VNGO. Do vậy, thu hút và giữ chân cán bộ trẻ và có năng lực vào các tổ chức VNGO hiện tại vẫn là điều hết sức khó khăn.

Nhìn chung các VNGO mới thành lập (<5 năm) với nhân sự lãnh đạo là những viên chức nhà nước nghỉ hưu chưa có kinh nghiệm trong một tổ chức phi chính phủ thường đối mặt với nhiều thách thức hơn về việc xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh, định hướng tương lai của tổ chức cũng như quản trị tài chính và nhân sự. Dự án cần lưu ý điểm này khi xem xét lựa chọn đối tượng đào tạo và nên tập trung vào các cán bộ của các VNGO mới thành lập để hỗ trợ nâng cao năng lực cho họ trong các lĩnh vực nêu trên.

<b>2. Thực trạng năng lực của đội ngũ cán bộ các VNGO và công tác đào tạo nâng cao năng lực cho các VNGO </b>

<i><b>2.1.Thực trạng năng lực của đội ngũ cán bộ các VNGO </b></i>

Để xem xét năng lực cá nhân của lãnh đạo và cán bộ dự án, việc đầu tiên là phân tích nhiệm vụ và khả năng thực thi nhiệm vụ đó ở mức độ nào. Trong phiếu điều tra và nội dung phỏng vấn có phần đề nghị các đối tượng liệt kê những nhiệm vụ chính và tự đánh giá mức độ hồn thành cơng việc của mình với từng nhiệm vụ theo 5 mức độ:

1. Không thể hồn thành bất kỳ một phần nào của cơng việc. 2. Chỉ hoàn thành một nửa nhiệm vụ (50%).

3. Hoàn thành hơn một nửa nhiệm vụ (>50%).

4. Có thể hồn thành tồn bộ nhiệm vụ nhưng mất nhiều thời gian. 5. Có thể hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu đặt ra.

Tiếc rằng chỉ có 25% số người được hỏi (43/129) phản hồi về câu hỏi này do các lý do sau: số lượng cán bộ trả lời câu hỏi về tự đánh giá năng lực của mình thơng qua phiếu điều tra cũng chiếm tỷ lệ thấp, thường bỏ trống; việc tự đánh giá năng lực của mình trước một người khác (qua phỏng vấn) là điều “tế nhị“ khơng dễ trả lời. Đây cũng chính là một hạn chế của nghiên cứu để có thể xác định một cách chính xác năng lực của cán bộ.

Tuy nhiên một số nhiệm vụ của cán bộ có thể mơ tả dựa trên những thơng tin thu được như sau:

<b>Nhiệm vụ của lãnh đạo: </b>

1. Quản lý và điều hành cơ quan, bao gồm: <small>- </small>Xây dựng chiến lược, kế hoạch hoạt động; <small>- </small>Quản lý nhân sự và xây dựng đội ngũ;

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

<small>- </small>Tham gia các hoạt động giám sát, tư vấn, phản biện xã hội. 2. Vận động tài trợ

3. Liên kết mạng lưới trong nước và quốc tế 4. Tổ chức sự kiện

5. Tham gia đào tạo, giáo dục nâng cao nhận thức 6. Nghiên cứu khoa học và cơng nghệ

Có 3 nhiệm vụ chính và cũng là công việc mà cán bộ lãnh đạo VNGO phải thực hiện thường xuyên, đó là: (i) Quản lý và điều hành đơn vị, bao gồm xây dựng chiến lược, mục tiêu và kế hoạch hoạt động của tồn đơn vị; tìm việc làm cho tổ chức, quản lý nhân sự và xây dựng đội ngũ; quản lý tài chính; (ii) Quan hệ đối nội, đối ngoại và vận động tài trợ; và (iii) Liên kết mạng lưới trong nước và quốc tế. Ngoài ra tuỳ theo từng lĩnh vực hoạt động của tổ chức, cán bộ lãnh đạo còn thực hiện thêm một số nhiệm vụ khác như: tổ chức sự kiện, đào tạo giáo dục, và nghiên cứu khoa học.

Dựa trên một số phản hồi thu được cho thấy, 100% ý kiến đánh giá về nhiệm vụ quản lý và điều hành cơ quan đã đạt được ở mức độ 4 và 5. Trong khi đó về nhiệm vụ vận động và tìm kiếm tài trợ, có 50% cho rằng chỉ ở mức độ 3, khoảng 30% đánh giá ở mức độ 4 và mức độ 5 chỉ chiếm 20%. Các lãnh đạo cho rằng đây là một nhiệm vụ rất quan trọng và cũng là một thách thức đối với đại đa số các VNGO hiện nay. Về liên kết mạng lưới trong nước và quốc tế có 40% đánh giá chỉ ở mức độ 1 và 2, số còn lại đánh giá ở mức độ 4 và 5. Các nhiệm vụ khác như đào tạo giáo dục, nghiên cứu khoa học, và tổ chức sự kiện đều được đánh giá ở mức độ 5.

<b>Nhiệm vụ của cán bộ dự án: </b>

1. Quản lý chương trình dự án, bao gồm: <small>- </small>Viết đề xuất dự án;

<small>- </small>Lập kế hoạch và tổ chức triển khai dự án;

<small>- </small>Theo dõi giám sát đánh giá các hoạt động của dự án tại các địa bàn dự án; và <small>- </small>Báo cáo tiến độ dự án.

2. Tham gia đào tạo và tổ chức đào tạo 3. Xây dựng tài liệu truyền thông

4. Thực hiện nhiệm vụ do thủ trưởng tổ chức giao

Nhiệm vụ chính của cán bộ dự án là quản lý chương trình dự án cụ thể được giao, bao gồm hàng loạt các hoạt động. Ngoài ra, tuỳ theo mục tiêu, lĩnh vực hoạt động của từng tổ chức và đặc biệt là năng lực của từng cán bộ, các cán bộ dự án còn có thể đảm nhận thêm các nhiệm vụ như: tổ chức khoá đào tạo và tham gia đào tạo, xây dựng tài liệu để phổ biến tuyên truyền cho cấp cơ sở.

Theo kết quả tự đánh giá năng lực của các cán bộ dự án có gần 60% trả lời hoàn thành nhiệm vụ ở mức độ 3 trở lên, khoảng 40% số còn lại chỉ ở mức độ 1, 2 và tập trung vào nhiệm vụ viết đề xuất dự án. Như vậy, có thể thấy trong chu trình quản lý dự án, bước viết đề xuất dự án đang là một thách thức với cán bộ. Trên thực tế, có nhiều đề xuất của các VNGO gửi lên nhà tài trợ không đáp ứng yêu cầu đề ra hoặc các đề xuất dự án tham gia không đạt chất lượng và họ không thắng thầu.

Dựa vào việc tự đánh giá năng lực của lãnh đạo và cán bộ, nhóm đánh giá có một số nhận xét sau:

Khả năng quản lý điều hành tổ chức của lãnh đạo tương đối ổn so với tình hình chung hiện nay. Tuy nhiên năng lực vận động và tìm kiếm tài trợ đang là vấn đề thách thức đối với các

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

VNGO nói chung. Một số tổ chức có nhận xét trong những năm tới việc vận động và tìm kiếm kinh phí cho hoạt động của các tổ chức sẽ khó khăn hơn rất nhiều do các tổ chức quần chúng ngày càng mở rộng vai trò giám sát và phản biện xã hội. Quá trình cải cách và sắp xếp lại một số tổ chức của nhà nước hiện nay, thành lập một loạt các tổ chức đảm nhiệm các phần việc mà trước đây hầu hết do các tổ chức XHDS tiến hành (ví dụ việc thành lập Tổng cục Môi trường, kéo theo việc thành lập hoặc mở rộng các tổ chức về tư vấn và đào tạo trực thuộc Tổng cục).

Đối với cán bộ quản lý dự án, năng lực thực thi nhiệm vụ còn nhiều bất cập bởi cơ hội tham gia đào tạo về lĩnh vực phát triển nói chung và quản lý dự án nói riêng cịn hạn chế, trong khi đó bản thân họ chưa được đào tạo về vấn đề này ở bậc đại học.

Cũng phải nhận thấy rằng trong hoàn cảnh phải tự quản và tự chủ về mặt tài chính, cộng thêm việc hoạt động trong bối cảnh thiếu sự hỗ trợ từ phía Nhà nước, đặc biệt là sự hỗ trợ về mặt tài chính bền vững, như hiện nay của Việt Nam, việc hạn chế về năng lực của các VNGO là điều dễ hiểu.

<i><b>2.2. Công tác đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ các VNGO </b></i>

Khi được hỏi về hoạt động nâng cao năng lực nói chung cho cán bộ, hầu hết các VNGO đều cho rằng việc nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ vẫn là công việc thường xuyên của các VNGO, bởi theo họ ngoài nguồn lực tài chính ra, nguồn lực con người với những kiến thức, kỹ năng, và kinh nghiệm chính là yếu tố tạo nên sự thành cơng để duy trì và phát triển tổ chức. Tuy nhiên, một mặt do nguồn tài chính hạn chế, mặt khác cơng việc lại nhiều, địa bàn hoạt động ở nơi vùng sâu vùng xa, việc cử cán bộ đi tham dự các khố tập huấn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy các tổ chức VNGO sử dụng hình thức tự đào tạo thông qua công việc là chủ yếu. Các cán bộ phải tự mình vươn lên học hỏi dưới sự hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm của những cán bộ có kinh nghiệm hơn trong tổ chức. Tuy nhiên khi có cơ hội tổ chức sẵn sàng cử cán bộ tham gia các khoá học. Qua thu thập ý kiến phản hồi thông tin từ các VNGO tham gia khảo sát có tới 25 chủ đề/lĩnh vực đào tạo đã được tổ chức (phụ lục 4). Điều này cho thấy cán bộ các VNGO đã được tham gia nhiều khoá học với chủ đề đào tạo rất đa dạng, từ những lĩnh vực chuyên môn phục vụ cho các hoạt động nghiên cứu can thiệp đến các chủ đề tập trung vào các kỹ năng mềm. Đặc biệt, hai lĩnh vực về phát triển tổ chức và vận động chính sách bước đầu cũng đã được đưa vào chương trình đào tạo.

Đại đa số các khố đào tạo được tổ chức bởi các nhóm, mạng lưới phi chính phủ Việt Nam như: Nhóm hợp tác Phát triển (CDG), Nhóm các Tổ chức Phi chính phủ Việt Nam (VNGOG), Nhóm Các Tổ chức Xã hội Dân sự vì An ninh lương thực và Giảm nghèo (CIFPEN), Mạng Giới và Phát triển Cộng đồng (GENCOMNET), đặc biệt các tổ chức như: Trung tâm Hỗ trợ Giáo dục và Nâng cao Năng lực cho Phụ nữ (CEPEW), Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Mơi trường trong Phát triển (CGFED), Trung tâm Hỗ trợ Phát triển vì Phụ nữ và Trẻ em (DWC), Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái Nhân Vùng cao (CHESH) cũng đã có khả năng tự tổ chức các khoá học cho cán bộ của tổ chức mình và cịn mời thêm các tổ chức khác tham gia. Tuy nhiên, số lượng cán bộ trong từng tổ chức được tham gia chưa nhiều. Mặt khác quá trình thuyên chuyển nhân sự trong từng tổ chức dẫn đến thiếu hụt cán bộ đã được đào tạo, trong khi đó những người mới lại chưa có cơ hội đào tạo. Chính vì vậy mà nhu cầu đào tạo nói chung và đào tạo về lĩnh vực phát triển tổ chức, vận động chính sách nói riêng được các tổ chức đề xuất với số lượng rất lớn (xem bảng 9).

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

Khảo sát đã phản ánh một thực tế rằng số tổ chức VNGO chưa có cơ hội tham gia đào tạo chiếm khoảng gần 1/3 trong số các tổ chức khảo sát. Con số này hầu hết tập trung ở những tổ chức mới thành lập hoặc chưa tham gia liên kết mạng lưới VNGO. Kết quả khảo sát cũng cho thấy các tổ chức VNGO ở khu vực TP Hồ Chí Minh và Huế chưa có cơ hội được tham gia đào tạo về 2 lĩnh vực phát triển tổ chức và vận động chính sách. Họ cho rằng các lĩnh vực này còn quá mới đối với họ (trừ Trung tâm Phát triển Nông thôn Huế - CRD).

Trong những năm gần đây đã có nhiều hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu của các tổ chức VNGO về nâng cao năng lực phát triển và thực hiện dự án thông qua việc tạo cơ hội cho các tổ chức này tiếp cận tốt hơn các nguồn thơng tin, tham gia các khố đào tạo nâng cao năng lực phù hợp, cải thiện cơ chế hoạt động phối hợp giữa các tổ chức để các tổ chức này có thể đại diện và hỗ trợ tốt hơn cho những người dân nghèo vùng nông thôn.

Một trong những tổ chức có nhiều hoạt động nâng cao năng lực cho các tổ chức XHDS phải kể đến là Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN). Đây là một tổ chức tập hợp các tổ chức XHDS lớn nhất trong cả nước, chiếm 1/3 các tổ chức XHDS trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Hiện nay LHHVN đang phối hợp với UNDP triển khai dự án "Nâng cao năng lực cho Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam" trong thời gian 3 năm 2008-2010. Mục tiêu của dự án nhằm nâng cao năng lực giúp LHHVN đại diện tốt hơn cho lợi ích của các tổ chức thành viên trong việc đóng góp vào cơng tác hoạch định chính sách của Chính phủ, củng cố cơ cấu tổ chức quản lý nội bộ và nâng cao hiệu quả hoạt động hỗ trợ của LHHVN, làm cầu nối hiệu quả trong điều hòa, phối hợp hoạt động của các tổ chức thành viên, xây dựng mối quan hệ bền vững giữa các thành viên với Chính phủ và với các tổ chức quốc tế. Đây là nguồn hỗ trợ quan trọng để tăng cường năng lực cho các tổ chức VNGO và XHDS ở Việt Nam.

Một dự án khác với tên gọi “Nâng cao hiệu quả hợp tác và học hỏi của các tổ chức phi chính phủ Việt Nam” (ENABLE) cũng do LHHVN phối hợp với Tổ chức CARE quốc tế tại Việt Nam thực hiện trong 3 năm (2008-2010). Mục tiêu của dự án nhằm tăng cường năng lực cho các tổ chức phi chính phủ Việt Nam để họ có thể đại diện tốt hơn cho người dân nghèo vùng nông thôn và tham gia hiệu quả hơn vào các chương trình XĐGN. Ngồi các VNGO trực thuộc LHHVN, các VNGO khác cũng được hưởng lợi từ dự án này. Địa bàn hoạt động của dự án là Hà Nội và 5 tỉnh, bao gồm: Hồ Bình, n Bái, Bắc Kạn, Thái Nguyên, và Thanh Hoá. Để thực hiện được mục tiêu trên, dự án đã thiết kế 4 hợp phần: (i) tăng cường tiếp cận và sử dụng thông tin; (ii) thực hiện các chương trình đào tạo/tập huấn cho các thành viên của các VNGO; (iii) hỗ trợ các hoạt động học hỏi, chia sẻ thông tin thơng qua các nhóm chun đề; và (iv) hỗ trợ các VNGO trong hoạt động vận động chính sách. Nội dung học tập trong các chương trình đào tạo rất đa dạng, tập trung nhất vào các lĩnh vực củng cố và phát triển tổ chức, quản lý và thực hiện dự án, vận động chính sách và một số chủ đề khác dựa trên nhu cầu của các VNGO (Enable). Điều đặc biệt là phương pháp đào tạo kết hợp giữa lý thuyết và thực hành tại các địa bàn dự án. Hình thức đào tạo phong phú từ tập huấn tại hiện trường, hội thảo chia sẻ kinh nghiệm ngay sau khoá tập huấn, chia sẻ nội bộ trong tổ chức sau khoá tập huấn tham quan, đến tập huấn cho các tập huấn viên để về tập huấn lại cho các đối tượng khác mà tổ chức đó quan tâm.

Vai trị của các mạng lưới các tổ chức phi chính phủ Việt Nam trong việc tự nâng cao năng lực cho các thành viên trong mạng lưới thông qua các hội thảo chuyên đề, tổ chức các khoá tập huấn, và tham quan học tập chia sẻ kinh nghiệm cần phải được ghi nhận. Cho đến nay, đã có khoảng trên 10 mạng lưới của các tổ chức phi chính phủ Việt Nam được thành lập như: VNGOG, CIFPEN, GENCOMNET, CDG, VNWP, MFWG, VRN, v.v. và mới đây nữa là nhóm các tổ chức XHDS Việt Nam hoạt động về biến đổi khí hậu (xem thêm danh sách các

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

mạng lưới hiện có trong phụ lục 7). Ngồi các khố tập huấn tập trung vào các lĩnh vực hoạt động chuyên môn của các thành viên trong mạng lưới, mấy năm gần đây các mạng đã rất quan tâm đến việc trang bị cho các thành viên về lĩnh vực phát triển tổ chức (PTTC) và vận

<i>động chính sách (VĐCS). </i>

Như đã trình bày ở trên, việc nâng cao năng lực cho các tổ chức XHDS nói chung và các tổ chức VNGO nói riêng đã và đang được cộng đồng các tổ chức XHDS rất quan tâm, đặc biệt có sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật của các tổ chức quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam. Cho đến nay chưa có khảo sát nào đưa ra một con số cụ thể đã có bao nhiêu khố học, bao nhiêu người của bao nhiêu VNGO được tham gia tập huấn về PTTC cũng như VĐCS. Tuy nhiên phải thừa nhận một thực tế rằng số lượng các VNGO được tiếp cận với hai lĩnh vực đào tạo trên chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ so với hàng ngàn VNGO hiện có từ trung ương đến địa phương trong cả nước. Số liệu khảo sát 79 tổ chức cho thấy, có đến trên 30% số tổ chức được hỏi trả lời rằng chưa được tham gia bất kỳ khoá học nào, tập trung ở các VNGO mới thành lập và ở các VNGO khảo sát tại TP. Huế và TP. Hồ Chí Minh. Trong số các tổ chức đã từng được tham gia các khoá học, trên 70% số tổ chức trả lời chưa được tham gia các khoá học về lĩnh vực phát triển tổ chức và vận động chính sách.

Rõ ràng rằng đại đa số các VNGO được thành lập đang vận hành tổ chức của mình theo kinh nghiệm là chủ yếu. Như vậy việc nâng cao năng lực cho các VNGO trong lĩnh vực phát triển tổ chức và vận động chính sách là rất cần thiết và nên có nhiều chương trình nâng cao năng lực để các VNGO có nhiều cơ hội được tham gia.

<b>3. Thực trạng năng lực của các VNGO trong công tác vận động chính sách và huy động cộng đồng tham gia xây dựng chính sách </b>

<i><b>3.1. VNGOs với việc tham gia vận động chính sách </b></i>

Vận động chính sách là một trong những hoạt động đang diễn ra sôi động ở nhiều quốc gia trên thế giới. Hoạt động này đã trở thành một thực tiễn trong q trình hình thành và hoạch định chính sách, chuẩn bị và ban hành pháp luật của Nhà nước. Một số nước đã công nhận vận động hành lang là một hoạt động cơng khai, được chính quyền thừa nhận và có luật điều chỉnh.

Ở Việt Nam, vận động chính sách từ góc độ lý luận vẫn đang còn là một khái niệm hết sức mới mẻ. Tuy nhiên, trong đời sống xã hội, xuất phát từ những nhu cầu thực tiễn, nhiều hoạt động mang tính chất vận động chính thức hoặc khơng chính thức nhằm tác động đến việc ban hành các văn bản, chính sách, quyết định của Nhà nước theo một chiều hướng nào đó đã được tiến hành từ rất lâu, nếu như khơng muốn nói là đã tồn tại như một biểu hiện tất yếu của xã hội.

Trong q trình hồn thiện hệ thống pháp luật ở nước ta, để đáp ứng đòi hỏi của tiến trình hội nhập cũng như yêu cầu của xã hội, việc cung cấp một cách đầy đủ, toàn diện những ý kiến, kiến nghị, tâm tư nguyện vọng của cử tri ở mọi tầng lớp, mọi giới, mọi ngành đến với các nhà hoạch định chính sách, các cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động lập pháp cũng đã trở thành một vấn đề thực sự cần thiết. Có thể nói rằng tác động của hoạt động này thực sự có vai trị giúp cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà lập pháp có thêm những căn cứ thực tiễn để xem xét, quyết định trên cương vị, chức trách, nhiệm vụ, và thẩm quyền của mình. Nhiều hoạt động tư vấn, phản biện xã hội của các tổ chức xã hội lâu nay đã làm tốt vai trị này, góp phần

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

tích cực vào tiến trình ban hành các văn bản pháp luật của Nhà nước cũng như đưa nó vào thực thi có hiệu quả trong đời sống xã hội.<sup>10</sup>

Trong những năm gần đây, các tổ chức VNGO đã phát triển không ngừng về số lượng cũng như từng bước khẳng định vai trị đóng góp hiệu quả vào công cuộc phát triển của đất nước. Thông qua nhiều cách thức khác nhau, các tổ chức VNGO đã cung cấp cho Nhà nước những thông tin, những tín hiệu phản hồi dựa trên những luận cứ khoa học cho những chính sách khơng thực tế, gây nguy hại cho phát triển kinh tế và môi trường. Thực tế cho thấy sự tham gia của các tổ chức đó trong việc giám định và phản biện đã giúp chính phủ nhận thức được những thiếu sót và sai lầm để thay đổi quyết định kịp thời, tránh được hậu quả đáng tiếc.<sup>11</sup> Tuy nhiên hiện nay nhận thức của xã hội về hoạt động vận động chính sách chưa tồn diện và đầy đủ. Đã đến lúc phải nghiên cứu một cách tồn diện, sâu sắc về cơng tác vận động chính sách trong bối cảnh Việt Nam. Đây thật sự là một nhu cầu cần thiết và khách quan ảnh hưởng đến quá trình hội nhập và phát triển. Chúng ta cần khắc phục một tâm lý cho rằng vận động chính sách là gắn với tiêu cực và điều quan trọng là chúng ta cần chuẩn bị tích cực để xây dựng một đạo luật. Đạo luật này, một khi được Quốc hội ban hành, sẽ là cơng cụ quan trọng tích cực thúc đẩy sự nghiệp đổi mới ở nước ta.

Mặt khác cũng phải thừa nhận rằng không phải tổ chức nào trong XHDS cũng có đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm và mối quan tâm về hoạt động vận động chính sách. Kết quả sau đây cho chúng ta một cách nhìn về hoạt động vận động chính sách của các VNGO trong khuôn khổ khảo sát đánh giá này.

<b>Bảng 7: Sự quan tâm của các VNGO đến cơng tác vận động chính sách Sự quan tâm đến VĐCS </b>

<b>Số tổ chức </b>

<b>khảo sát </b> <i>Có quan tâm Chưa quan tâm Khơng có ý kiến </i>

79 100 54 68,3 9 11,5 16 20,2 Trong nội dung phỏng vấn, với câu hỏi “Tổ chức của ông (bà) có quan tâm đến cơng tác vận

động chính sách khơng? nếu có thì ở lĩnh vực nào? bằng hình thức gì? ở cấp nào?”, có 54 tổ chức chiếm 68,3% trả lời có quan tâm, 9 tổ chức (11,5%) trả lời chưa quan tâm, và 16 tổ chức khơng có ý kiến (20,2%). Trên thực tế đã có những VNGO chính thức tham gia vào việc xây dựng các luật, quy định quan trọng của nhà nước và phản ánh ý kiến của các cộng đồng nhân dân về các dự thảo luật, các quy định này. Trong số các VNGO khảo sát, Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD) được xem là một trong các tổ chức hoạt động rất hiệu quả trong cơng tác vận động chính sách. Bằng chứng là nhóm Cơng tác về sự tham gia của người dân (PPWG) mà SRD với vai trò trưởng nhóm đã chủ động tham gia vào tiến trình xây dựng Nghị định 151/2007/NĐ-CP về Tổ chức và hoạt động của Tổ Hợp tác của Chính phủ một cách hệ thống từ khi bắt đầu nghiên cứu chính sách cho tới khi Nghị định được ban hành và đưa vào thực thi. Một số tổ chức trong khuôn khổ nghiên cứu này là thành viên của nhóm Hợp tác phát triển (CDG) cũng đã tham gia cùng với nhóm trong việc tập hợp ý kiến, thông tin, tư liệu thông qua việc can thiệp ở cấp cộng đồng để đóng góp ý kiến cho một số chính sách của nhà nước liên quan đến XĐGN và PTCĐ gửi đến Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để trình lên Quốc

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

Xa hơn nữa, nhóm CDG đã tổ chức được hai cuộc hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm về cơng tác vận động chính sách”, mời các mạng lưới khác và các nhà hoạch định chính sách liên quan tham dự. Một số tổ chức cho biết thường xuyên được mời đóng góp ý kiến hay tư vấn cho việc soạn thảo các văn bản luật, chính sách như Luật người cao tuổi, Luật bảo vệ môi trường, thực hiện nghiên cứu về “bạo lực gia đình - mức độ, nguyên nhân và giải pháp” theo lời mời của Ủy ban các Vấn đề Xã hội của Quốc hội làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng luật phịng chống bạo lực gia đình, thu thập ý kiến đóng góp cho dự thảo luật về Hội. Ngoài ra Mạng Giới và Phát triển Cộng đồng (GENCOMNET) được thành lập với một trong các mục tiêu chính là ảnh hưởng chính sách góp phần thực hiện bình đẳng, cơng bằng giới và quyền phụ nữ. Gencomnet đã có những hoạt động vận động chính sách tích cực như xây dựng báo cáo độc lập về việc thực hiện CEDAW của Việt Nam và đưa ra những đề xuất cụ thể với chính phủ nhằm thúc đẩy hơn nữa việc thực hiện bình đẳng giới ở Việt Nam, tổ chức những cuộc hội thảo mời các NGO đóng góp ý kiến xây dựng luật bình đẳng giới và luật phịng chống bạo lực gia đình, gửi biên bản góp ý tới ban soạn thảo luật của Quốc hội, và gửi ý kiến đóng góp xây dựng nghị định hướng dẫn thi hành luật tới cơ quan có trách nhiệm.

<b>GENCOMNET và nỗ lực bình đẳng giới ở Việt Nam </b>

Mạng Giới và Phát triển Cộng đồng (GENCOMNET) là mạng tự nguyện của các tổ chức phi chính phủ Việt Nam, các nhà nghiên cứu, quản lý và hoạt động thực tiễn, hợp tác trên các lĩnh vực hoạt động vì bình đẳng và cơng bằng giới, góp phần xây dựng và thực hiện các chính sách bình đẳng giới của nhà nước.

Với mục tiêu góp phần ảnh hưởng tích cực đến việc xây dựng và thực thi chính sách vì một xã hội bình đẳng, cơng bằng giới, và quyền phụ nữ được bảo vệ, GENCOMNET tập trung vào hai hoạt động là (i) vận động nhằm đẩy mạnh thực thi công ước chống mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ (CEDAW) ở Việt Nam, và (ii) vận động nhằm góp phần xây dựng luật bình đẳng giới và luật phịng chống bạo lực gia đình và xây dựng nghị định hướng dẫn thực thi hai luật trên.

Việt Nam tham gia công ước CEDAW ngày 29/7/1980 và Hội đồng Nhà nước (nay là Quốc hội) đã phê chuẩn công ước này vào ngày 27/11/1981. Theo qui định 4 năm/lần, Việt Nam có báo cáo về tình hình thực hiện CEDAW của nước mình. GENCOMNET đóng vai trị là đầu mối tập hợp một số NGOs lần đầu tiên xây dựng báo cáo độc lập của NGOs nhìn nhận việc thực hiện cơng ước CEDAW của chính phủ và đưa ra những kiến nghị với chính phủ về thực hiện CEDAW. Báo cáo này đã được Uỷ ban CEDAW của Liên hiệp quốc hoan nghênh; đồng thời nhiều khuyến nghị đã được Uỷ ban đề cập trong bản kết luận và khuyến nghị đối với Việt Nam.

Trong chuỗi hoạt động góp phần vận động chính sách xây dựng luật Bình đẳng giới và luật Phịng chống bạo lực gia đình, GENCOMNET đã cử chuyên gia tham gia vào quá trình xây dựng luật và các cuộc họp tham vấn xây dựng nghị định hướng dẫn luật. Ngồi ra, GENCOMNET cịn tổ chức hội thảo (phối hợp với Quốc hội) để vận động hành lanh, hội thảo chia sẻ kinh nghiệm của các NGOs trong thực hiện dự án phịng chống bạo lực gia đình, và hội thảo để NGOs góp ý dự thảo luật, nghị định hướng dẫn luật về Bình đẳng giới và luật Phòng chống bạo lực gia đình. Các biên bản góp ý được tổng hợp và gửi cho ban soạn thảo luật để cân nhắc sửa đổi những điểm cần thiết. Cuộc họp với đại biểu Quốc hội do Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học về Giới – Gia đình - Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA) tổ chức với chủ đề “Tiếng nói người trong cuộc” là một ví dụ. Trong hội thảo này CSAGA đã

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

trình xem xét thơng qua luật Bình đẳng giới, đặc biệt thông qua chương “Cơ sở hỗ trợ nạn nhân”.

Tuy nhiên số lượng các VNGO nêu trên cịn ít, phần lớn các VNGOmới chỉ dừng ở việc lồng ghép vào các lĩnh vực hoạt động dự án và chủ yếu ở cấp xã với hình thức kiến nghị đề xuất trong báo cáo hoặc trong các buổi tổng kết đánh giá kết quả thực hiện dự án. Trong khi đó, sự phản hồi thơng tin từ cấp có thẩm quyền có chấp nhận hay khơng thì khơng thể biết được. Một số VNGO đã có chương trình vận động chính sách một cách hệ thống ở cấp cơ sở nhưng tác động để hiệu chỉnh chính sách ở cấp này lại có nhiều hạn chế, bởi cấp huyện và thậm chí là cấp tỉnh cũng chỉ là cấp thực hiện chính sách; họ chỉ có thể phản ánh tiếng nói của cộng đồng lên cấp có thẩm quyền.

<b>Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam & dự án Tam Đảo II </b>

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của những người quan tâm, cống hiến, hoặc hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ thiên nhiên và môi trường, được thành lập theo Quyết định số 299/CT ngày 23/11/1988 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) với mục đích tập hợp và huy động cá nhân và tổ chức xã hội ở Việt Nam tham gia các hoạt động phục vụ cho việc sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và cải thiện mơi trường, góp phần vào sự phát triển lâu bền của đất nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, và bảo vệ mơi trường khu vực và thế giới.

Một trong các hoạt động trọng tâm của Hội là phản biện xã hội về môi trường, đặc biệt đối với các vấn đề môi trường bức xúc. Phản biện ý tưởng dự án “Tam Đảo II” là một ví dụ được dư luận trong và ngoài nước đánh giá cao. “Tam Đảo II” là ý tưởng quy hoạch xây dựng Khu du lịch sinh thái tại 300 ha rừng lùn trên tổng diện tích từ 500 đến 600 ha khu Tam Đảo II, thuộc vườn quốc gia Tam Đảo, do công ty Vietnam Partner LLC và Belt Collin Hawaii Ltd. đề xuất bao gồm một loạt các cơng trình như villa, khách sạn, nhà nghỉ, sòng bài, chuồng ngựa, đường mới mở, cáp treo, v.v.

Nhận thấy việc tiến hành dự án “Tam Đảo II” chắc chắn sẽ gây ra những tác động xấu đến toàn bộ diện tích cịn lại của vườn quốc gia, đến các hệ sinh thái, các lồi, các nguồn gen, trong đó có hệ sinh thái đất ngập nước trên núi cao duy nhất của Việt Nam, Hội đã lên tiếng nhằm mục đích ngăn chặn việc thực thi dự án này.

Ngày 23/11/2006 Hội đã gửi Công văn đầu tiên số 241/HMTg cho UBND tỉnh Vĩnh Phúc và các Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), Bộ Tài nguyên & Môi trường (TN&MT), và Bộ Xây dựng. Hội cũng tổ chức một đồn cơng tác gồm 15 chun gia tới làm việc với UBND tỉnh Vĩnh Phúc ngày 10/12/2006 nhằm phản biện kết quả của hai nghiên cứu đánh giá tác động môi trường của dự án do UBND tỉnh hợp đồng với Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội) thực hiện, đồng thời khuyến cáo tỉnh không nên dựa vào kết quả của hai nghiên cứu này vì chúng quá đơn giản, dễ dãi, mang tính minh họa dựa trên những lập luận khơng chính xác, thời gian quan trắc q ngắn ngủi và thậm chí có khả năng xác định sai khu vực điều tra.

Ngày 25/4/2007, Văn phịng Chính phủ đã phản hồi qua Công văn số 2213/VPCP - NN (về việc kiểm tra ngăn chặn việc tác động làm thay đổi điều kiện tự nhiên của khu bảo vệ nghiêm ngặt vườn quốc gia Tam Đảo), truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng “Giao Bộ NN&PTNT chủ trì cùng Bộ TN&MT kiểm tra thực tế việc chuẩn bị và triển khai Dự án Khu du lịch sinh thái Tam Đảo 2 tại vườn quốc gia Tam Đảo, báo cáo đề xuất biện pháp xử lý lên Thủ tướng Chính phủ trước ngày 20/5/2007”.

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

Ngày 17/5/2007, Hội lại có Cơng văn thứ hai gửi Văn phịng chính phủ, Bộ NN&PTNT, Bộ TN&MT, Bộ Quốc phòng, cùng với UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Thái Nguyên với nội dung chính Phản đối dự án Tam Đảo II.

Ngày 25/9/2007 tại Khách sạn Cơng đồn Việt Nam, 14 Trần Bình Trọng, Hà Nội, 85 khách mời đã đến dự cuộc Hội thảo các vấn đề môi trường liên quan đến ý tưởng Dự án “Tam Đảo 2” do Hội tổ chức với sự tài trợ của Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Thụy Điển (Sida) để nghe các báo cáo tổng quan về vườn quốc gia Tam Đảo, bày tỏ quan điểm của mình về những vấn đề môi trường liên quan đến ý tưởng Dự án Tam Đảo II, và đồng thuận về các tác hại trước mắt và lâu dài liên quan đến đa dạng sinh học, môi trường, các vấn đề văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng, và vi phạm pháp luật hiện hành.

Công tác phản biện của Hội đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của giới truyền thông. Theo thống kê chưa đầy đủ của Hội, 24 cơ quan truyền thông đã đăng tin, bài, bình luận về “Tam Đảo II” như Thơng tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Hà Nội, Báo Nhân dân, Báo Lao động, Báo Tiền phong, Báo Thanh niên, Báo Khoa học và Đời sống, mạng Thanh tra Chính phủ, mạng Việt Nam Net, Mạng Bộ Tài nguyên và Môi trường, v.v.

Ngày 2/10/2007, Hội đã gửi công văn số 203/HMTg lên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng để kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các ngành, các địa phương liên quan không tiếp tục theo đuổi ý tưởng Dự án Tam Đảo II. Đến nay dự án “Tam Đảo II” đã không được thực hiện. Một số tổ chức trả lời chưa quan tâm đến công tác VĐCS đã đưa ra một số lý do sau:

• Do khung pháp lý chưa hồn chỉnh, cơ chế tham gia của các VNGOs vào việc hoạch định chính sách chưa được xác định. Họ nghi ngờ những phản biện tham vấn còn mang tính hình thức, ví dụ: về cấm người bán hàng rong, nhiều ý kiến đóng góp khơng đồng ý nhưng nhà nước vẫn không thay đổi. Thêm vào đó là những ý kiến đóng góp của một số tổ chức gửi lên đại biểu quốc hội, người lãnh đạo song khơng có ý kiến phản hồi đồng ý hay khơng.

• Họ đang chú tâm vào tìm kiếm tài trợ để thực thi các hoạt động can thiệp hỗ trợ người dân mà Nhà nước chưa có điều kiện quan tâm.

• Đội ngũ cán bộ chưa đủ năng lực cả kiến thức lẫn kỹ năng về công tác VĐCS, tuy rằng họ rất biết vai trò, trách nhiệm của mình là một cầu nối quan trọng nhằm truyền tải tiếng nói từ địa phương đến các nhà hoạch định chính sách các cấp. Ngồi ra một số các VNGO ở TP. HCM và Huế được khảo sát đều ngại tham gia vận động chính sách vì khơng muốn “đụng” đến chính quyền địa phuơng.

<b>Viện Môi trường và Phát triển Bền vững với Dự thảo Luật Du lịch </b>

Viện Môi trường và Phát triển Bền vững được thành lập năm 1995 là một cơ sở khoa học và công nghệ trực thuộc Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam với 3 nhiệm vụ: (i) tiến hành các hoạt động giáo dục và đào tạo, nghiên cứu triển khai; (ii) tư vấn khoa học và công nghệ về môi trường và phát triển bền vững; và (iii) làm phản biện xã hội các chương trình, dự án phát triển của nhà nước và các doanh nghiệp.

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

cường sự tham gia của cộng đồng trong quá trình soạn thảo Luật Du lịch của Việt Nam”. Các hoạt động của dự án đều có sự tham gia phối hợp chặt chẽ của Vụ Pháp chế, Tổng cục Du lịch và các Sở Thương mại Du lịch của các địa phương nơi tiến hành tham vấn ý kiến.

Ngày 18 tháng 12 năm 2004, Viện đã tổ chức Hội thảo “Góp ý kiến xây dựng Luật Du lịch” vào bản dự thảo số VI với hơn 50 đại biểu tham dự, thu thập được rất nhiều ý kiến đóng góp cụ thể cho việc xây dựng Luật Du lịch, tập trung vào vấn đề bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch và đảm bảo phát triển bền vững.

Từ tháng 1/2005 đến tháng 5/2005, Viện đã tổ chức 4 cuộc hội thảo cấp tỉnh và thành phố (Ninh Bình, Quảng Bình, Hồ Chí Minh và Tiền Giang) và các cuộc khảo sát và phỏng vấn trực tiếp ở 5 xã, là các địa phương đã và đang có các hoạt động du lịch ở các tỉnh Ninh Bình, Quảng Bình và Tiền Giang, được thực hiện theo Dự thảo VII/5, xem xét chủ yếu khía cạnh tài ngun - mơi trường du lịch và phát triển bền vững. Đối tượng tham dự các hội thảo và đợt khảo sát, phỏng vấn bao gồm các nhà quản lý ở trung ương và địa phương, các nhà khoa học có liên quan đến tài nguyên và môi trường du lịch, các doanh nghiệp, các cộng đồng dân cư trực tiếp hưởng lợi từ hoạt động du lịch cũng như cộng đồng tham gia gián tiếp.

Sau mỗi đợt hội thảo và khảo sát, các ý kiến đóng góp được các chuyên gia của Viện tổng hợp thành văn bản và gửi tới Vụ Pháp chế (Ban soạn thảo). Báo cáo tổng kết tồn bộ ý kiến đóng góp cuối cùng cũng đã được gửi tới Tổng cục Du lịch, Văn phòng Quốc hội, Ủy ban Kinh tế và Ngân sách Quốc hội, Trung tâm Thông tin và Nghiên cứu Khoa học – Văn phòng Quốc hội, và Đồn Đại biểu Quốc hội Quảng Bình và Ninh Bình. Một số ý kiến đóng góp đã được tiếp thu, ngày 11/6/2005 tại kỳ họp Quốc hội khóa XI, Luật Du lịch đã được ban hành.

Các ví dụ điển hình nêu ở trên cho thấy các bước tiến hành mà một số tổ chức VNGO vận động các cộng đồng hoặc rộng rãi công chúng tham gia trong q trình xây dựng chính sách và ra quyết định chính sách. Qua đó, các tổ chức đều đã tập hợp được ý kiến và tiến hành các bước quan trọng trong quá trình vận động chính sách là: phân tích các vấn đề cần vận động liên quan đến quyết định hay chính sách sắp được ban hành; có chiến lược hoặc kế hoạch vận động, huy động được sự tham gia của cộng đồng, công chúng, và của các nhà khoa học; kiên trì tiến hành các bước thực hiện cần thiết để đạt được mục tiêu. Tuy nhiên, qua các ví dụ điển hình trên cũng cho thấy các tổ chức chưa có các đánh giá tác động chính sách sau đó cũng như các kế hoạch tiếp tục theo dõi và giám sát việc thực thi các chính sách để có kế hoạch vận động hay phản hồi tiếp theo. Nói cách khác, việc vận động chính sách nêu trên vẫn chưa được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục, và rộng rãi.

Luật pháp hiện nay cũng tạo điều kiện hơn cho cơng chúng tham gia đóng góp và tham gia xây dựng chính sách luật pháp. Hiện nay, có nhiều kênh để tiếp nhận các thơng tin đóng góp, phản hồi về xây dựng luật pháp và chính sách. Đáng chú ý là trang thơng tin trực tuyến của Văn phòng Quốc hội: http:\\duthaoonline.quochoi.vn. Hiện nay, tất cả các dự thảo luật Quốc Hội đang xem xét đều được đưa lên trang thông tin này để lấy ý kiến nhân dân. Trang thông tin cũng cung cấp các thông tin quan trọng như quy trình lập pháp, chương trình xây dựng pháp luật, v.v.. Ngồi ra cịn có các trang thơng tin trực tuyến khác, ví dụ của Bộ Tư pháp: , cơng chúng có thể tham gia và đóng góp ý kiến. Cho đến nay nhiều tổ chức, đặc biệt là các tổ chức xã hội, chưa quan tâm đến việc tập hợp hay huy động sự tham gia của cơng chúng, hoặc chưa có phương pháp và kỹ năng để có thể huy động sự tham gia hiệu quả của cộng đồng và công chúng vào quá trình xây dựng pháp luật và chính sách nên chưa tận dụng được những cơ hội.

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

Thực tế qua khảo sát, các khoá đào tạo nhằm nâng cao năng lực cho các tổ chức VNGO mới chỉ tập trung vào kiến thức kỹ năng quản lý thực thi chương trình dự án. Một vài năm gần đây, công tác vận động chính sách mới được quan tâm, nhưng các khố học về lĩnh vực này chưa nhiều và cũng chỉ có một số lãnh đạo tổ chức được tham dự. Đặc biệt kỹ năng huy động người dân và cộng đồng tham gia vào quá trình xây dựng chính sách và ra quyết định gần như chưa thấy xuất hiện trong chương trình đào tạo của những dự án nâng cao năng lực.

<i><b>3.2. Ý kiến của các VNGO nhằm nâng cao hiệu quả công tác vận động chính sách </b></i>

Đối với câu hỏi ”Theo ông (bà) để tổ chức của mình tham gia vào hoạt động vận động chính sách một cách hiệu quả cần có những điều kiện gì?”, rất nhiều ý kiến phản hồi bao gồm cả những tổ chức đã và chưa quan tâm. Các ý kiến đưa ra tập trung vào những điểm sau đây:

<i>Về phía Nhà nước : </i>

• Cần phải nâng cao trách nhiệm, thể chế hố và khuyến khích việc tham gia của các VNGO vào q trình lập chính sách.

• Trong quá trình phân bổ cơ cấu vốn, nên quan tâm tạo điều kiện về tài chính để hỗ trợ các VNGO hoạt động.

<i>Về phía địa phương nơi địa bàn hoạt động: </i>

• Ủng hộ tích cực và tạo mọi điều kiện trong việc tổ chức triển khai hoạt động tại các địa bàn cơ sở, thông qua việc thực hiện đầy đủ quy chế dân chủ cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi để hình thành các mạng lưới các tổ chức cộng đồng (CBO), nơi tập hợp những đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp của các chính sách, quyết định.

<i>Về phía các VNGO: </i>

• Đội ngũ cán bộ phải nắm vững một cách toàn diện và đầy đủ về VĐCS, bao gồm: khái niệm về VĐCS, quy trình xây dựng và quyết định chính sách, hình thức tham gia và đặc biệt là kỹ năng phân tích chính sách và VĐCS, v.v. thơng qua chương trình đào tạo một cách bài bản về lý thuyết cũng như thực hành.

• Các VNGO phải hiểu biết thấu đáo về những chính sách của nhà nước và địa phương khi những chính sách này đang chuẩn bị hay đã ban hành, từ đó mới xác định mục tiêu, đối tượng, và thông điệp VĐCS cụ thể.

• Phải xây dựng được mơ hình thành cơng thơng qua sự can thiệp của cộng đồng bằng những dự án để có những bằng chứng xác đáng.

• Bản thân các VNGO phải chủ động trong việc tổ chức hội thảo góp ý mời các bên liên quan tham dự, đặc biệt với sự hiện diện của những người hoạch định chính sách. • Dựa trên các chính sách hiện hành của nhà nước đểxây dựng các mạng lưới của các tổ

chức phi chính phủ trong và ngồi nước thành từng nhóm và liên kết các nhóm hình thành mạng lưới có cùng lĩnh vực hoạt động hoặc có cùng một địa bàn (theo vùng) can thiệp để có tiếng nói mạnh mẽ hơn. Nhiều bài học kinh nghiệm từ các VNGO đã chỉ ra

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

<i><b>3.3. Một số khoá tập huấn về phát triển tổ chức và vận động chính sách đã thực hiện </b></i>

Trong q trình khảo sát nhu cầu đào tạo về lĩnh vực PTTC và VĐCS, nhóm nghiên cứu đã tiến hành thu thập một số thơng tin về các khố học đã thực hiện về hai lĩnh vực nêu trên. Tuy nhiên, khảo sát cho thấy số lượng các khoá học về PTTC phi chính phủ cịn hạn chế, trong khi đó số lượng các khoá học về VĐCS đang được sự chú ý của các VNGO và các Nhà tài trợ quốc tế. Qua khảo sát, cho đến nay các khóa học sau đã được tổ chức cho các VNGO:

<i><b>• Khố học về ”Phát triển thể chế và tăng cường tổ chức – ID/OS” do nhóm CDG </b></i>

thực hiện, Tổ chức Bánh mì cho Thế giới (BfdW) tài trợ.

<i><b>• Khố học “Phát triển tổ chức và vận động chính sách trong bảo vệ mơi trường và </b></i>

<i><b>sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên” do Quỹ mơi trường SIDA tổ chức. </b></i>

<i><b>• Khố tập huấn “Phương pháp vận động chính sách và vai trị của các VNGO trong </b></i>

<i><b>VĐCS” do Trung tâm Hỗ trợ Phát triển (CDA) thực hiện với sự tài trợ của Action Aid </b></i>

Việt Nam.

<i><b>• Khố tập huấn về “Phương pháp vận động chính sách” do CISDOMA thực hiện với </b></i>

sự tài trợ của tổ chức CARE.

<i><b>• Khố học về “Xây dựng mạng lưới - vận động chính sách” do nhóm HAVAG tổ </b></i>

chức dưới sự tài trợ của USAID và Health Policy Initiative.

<i><b>• Khố tập huấn ”Quyền phụ nữ và trẻ em, vận động chính sách áp dụng chuẩn mực </b></i>

<i><b>quốc tế về quyền con người và luật pháp quốc gia” do CEPEW tổ chức. </b></i>

<i><b>• Khố học về “Kỹ năng vận động chính sách cho các tổ chức hoạt động trong lĩnh </b></i>

<i><b>vực trẻ em khu vực phía Bắc Việt Nam” do ISS phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ Trẻ </b></i>

em Thuỵ Điển tổ chức.

Chi tiết về các khóa học mơ tả trong phụ lục 5 của báo cáo này. Qua tìm hiểu kỹ nội dung của các khoá học cũng như trao đổi với các tổ chức đã tham gia, nhóm đánh giá có nhận xét chung là các khoá học đều đã xác định được mục tiêu, nội dung kết cấu chương trình và phương pháp đào tạo để đạt được mục tiêu đề ra. Nội dung đào tạo đã đáp ứng cả về mặt kiến thức cũng như kỹ năng để có thể áp dụng trong thực tế. Các khóa học đã áp dụng phương pháp đào tạo lấy học viên làm trung tâm thông qua hàng loạt phương pháp giảng dạy tích cực thu hút sự tham gia của học viên vào trong quá trình đào tạo. Số lượng học viên và thành phần tham dự phù hợp với mục đích cũng như tính hiệu quả của khố học. Sau mỗi buổi học và kết thúc khố học, các khóa học này đều có đánh giá từ phía học viên và nhà tổ chức để rút kinh nghiệm.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, vẫn cịn một số hạn chế, đó là: Nội dung và tài liệu đào tạo chưa được chuẩn hoá. Mỗi chuyên gia đào tạo soạn theo sự hiểu biết riêng của mình. Một số khái niệm, định nghĩa chưa được đồng nhất do có sự khác nhau trong việc sử dụng tài liệu phát cho học viên: có khố học sử dụng tài liệu dịch, khoá học khác sử dụng tài liệu tự biên soạn của giảng viên. Đặc biệt kỹ năng huy động sự tham gia của người dân trong q trình xây dựng chính sách và ra quyết định chưa có khố học nào trên đây đề cập. Các tài liệu sử dụng trong các khóa tập huấn hình thức trình bày cịn sơ sài, đơn giản chưa thu hút được người đọc. Thêm vào đó, do thời gian tập huấn ngắn, nội dung cần truyền tải nhiều hoặc có thể do kinh nghiệm thực tiễn của giảng viên hạn chế, các khóa cịn nghiêng về lý thuyết

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

nhiều. Đặc biệt là chưa sử dụng mô hình nghiên cứu điển hình (case study) để làm bài học và chia sẻ kinh nghiệm, hoặc có nhưng lại sử dụng bài học kinh nghiệm của nước ngoài.

Hạn chế chung là sau tập huấn về VĐCS không có nguồn lực cho hoạt động tiếp theo để áp dụng kiến thức, kỹ năng vào một hoạt động VĐCS cụ thể nào đó, do vậy những kiến thức và

<i>kỹ năng được đào tạo không được áp dụng và mai một theo thời gian. </i>

<b>4. Nhu cầu đào tạo của các VNGO </b>

<i><b>4.1. Nhu cầu đào tạo - chủ đề đào tạo </b></i>

Trong khuôn khổ mục tiêu dự án, việc nâng cao năng lực thông qua hoạt động đào tạo tập trung vào lĩnh vực phát triển tổ chức và kỹ năng huy động sự tham gia của người dân trong q trình xây dựng chính sách, có lấy thêm ý kiến về quản lý dự án và chủ đề khác có liên quan.

Nhìn chung nhu cầu đào tạo của các VNGO còn rất lớn. Số liệu từ bảng 8 cho thấy chỉ trong khuôn khổ của 79 VNGO được khảo sát đã có 1.370 lượt người có nhu cầu tham gia với 5 loại hình khố học. Trong đó lĩnh vực về PTTC và TOT-PTTC có nhu cầu cao nhất chiếm 47,5% (651/1370), tiếp theo là lĩnh vực về TOT- kỹ năng huy động sự tham gia của người dân trong quá trình xây dựng chính sách chiếm 41,1%, nhu cầu về quản lý dự án chiếm 11,4%. Số cán bộ lãnh đạo có nhu cầu đào tạo chiếm 22,5%, cán bộ dự án 77,5%.

Tổng hợp nhu cầu đào tạo của các VNGO được thể hiện trong bảng 8.

<b>Bảng 8: Nhu cầu đào tạo của các VNGO trong khuôn khổ nghiên cứu Số lượng (lượt người) </b>

TOT- kỹ năng huy động sự tham gia của cộng đồng xây dựng chính

Trong số 79 tổ chức được khảo sát, Hội làm vườn - Trang trại tỉnh Thanh Hoá và Hội làm vườn Việt Nam (VACVINA) Chi nhánh miền Nam không những đề xuất nhu cầu đào tạo cho cán bộ tại văn phòng tỉnh hội và chi nhánh mà họ còn mong muốn đào tạo cho mạng lưới

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

công văn xin đề xuất được tham gia đào tạo với 130 lượt người cho 23 chi hội cấp huyện. Điều này phản ánh một thực tế về nhu cầu nâng cao năng lực ở địa phương rất lớn.

Kết quả cũng cho thấy số lượt người có nhu cầu tham gia khoá học đào tạo huấn luyện viên về phát triển tổ chức và huy động sự tham gia của người dân trong quá trình xây dựng chính sách cũng khá cao, chiếm 42% (576/1370). Điều này chứng tỏ các VNGO có nguyện vọng sau khố học có thể đào tạo lại cho đồng nghiệp trong tổ chức hoặc cho các tổ chức khác khi có nhu cầu.

Tuy khóa học về quản lý dự án so với các khoá học khác chỉ chiếm 11,3% (155/1370), nhưng nhu cầu này tập trung ở những VNGO mới thành lập hoặc chưa bao giờ được tham gia khoá học nào kể từ khi thành lập. Các tổ chức này còn cho rằng một trong những lý do khó tìm kiếm nguồn tài trợ là hạn chế về kỹ năng viết đề xuất dự án.

Ngoài ra một số nhu cầu đào tạo khác cũng được đề xuất như: Quản lý sự thay đổi, kỹ năng tư vấn, tiếp cận dựa trên quyền, kỹ năng thực hiện đánh giá nhanh nông thôn (PRA), tin học (khai thác mạng), phương pháp nghiên cứu khoa học, v.v.

<i><b>4.2. Ý kiến của các VNGO về công tác tổ chức đào tạo </b></i>

Tổng hợp ý kiến từ các VNGO về cách thức tổ chức đào tạo như sau:

• Về nội dung: nên kết cấu logic theo từng phần và phân chia các phần theo từng đợt tập huấn.

• Đối tượng đào tạo: phân chia lãnh đạo và cán bộ học riêng từng lớp.

• Thời gian đào tạo: Khóa học dành cho lãnh đạo thời gian ngắn từ 1- 2 ngày/đợt là tối đa, vì lãnh đạo bận nhiều việc khơng thể tham gia lâu hơn. Đối với cán bộ, thời gian học tối đa là 4 ngày/đợt.

• Địa điểm đào tạo: chia theo khu vực: Bắc, Trung, Nam để dễ dàng cho việc đi lại, chọn nghiên cứu điểm và giảm chi phí khơng cần thiết.

• Phương pháp đào tạo: dành nhiều thời gian cho thực hành, thông qua làm bài tập, thảo luận nhóm. Đặc biệt là phải tìm kiếm lựa chọn và xây dựng những mơ hình nghiên cứu điển hình (case study), nơi hoạt động thành cơng từng lĩnh vực để đưa vào chương trình học tập. Sau tập huấn nên hỗ trợ kinh phí cho hoạt động tiếp theo về phân tích đánh giá một chính sách nào đó để vận dụng, củng cố lý thuyết và kĩ năng đã được học, đồng thời đưa ra được những kiến nghị cụ thể về hồn thiện chính sách được đánh giá và phân tích.

• Tài liệu và giảng viên: không nên sử dụng tài liệu dịch. Các giảng viên nên biên soạn lại, việt hoá, và trình bày kết cấu chương trình logic để học viên dễ dàng theo dõi. Nên lựa chọn giảng viên có kinh nghiệm về khu vực XHDS, đặc biệt là với tổ chức VNGO. • Về cơng tác tổ chức đào tạo: Mỗi lớp học không nên quá 30 người. Đối với lớp học kỹ năng chỉ nên giới hạn 25 người/lớp để có điều kiện thực hành và theo dõi. Kế hoạch đào tạo tổng thể cũng như kế hoạch đào tạo hàng năm/quý nên thiết kế cụ thể và gửi cho các VNGO nghiên cứu trước để bổ trí sắp xếp và đăng ký cho phù hợp với thời gian, thời điểm phù hợp với từng VNGO. Mỗi lớp học nên có một cán bộ quản lý điều phối để đảm bảo việc triển khai khoá học đạt mục tiêu.

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

<b>5. Đánh giá chung về năng lực và công tác nâng cao năng lực của các VNGO tham gia khảo sát </b>

<i><b>5.1. Về năng lực và nâng cao năng lực trong lĩnh vực củng cố và phát triển tổ chức </b></i>

<i>5.1.1. Mặt tích cực: </i>

• Trong hồn cảnh phải tự tìm kiếm các nguồn lực, tự trang trải mọi chi phí bằng lao động của mình nhưng các VNGO đang tham gia tích cực, thực hiện các chương trình dự án trong nhiều lĩnh vực nhằm bảo vệ tài nguyên và môi trường, xúc tiến phát triển bền vững, hỗ trợ cộng đồng XĐGN và phát triển, đặc biệt là những cộng đồng vùng sâu vùng xa và các vùng đặc biệt khó khăn.

• Dù có lịch sử hoạt động lâu hay mới thành lập, các VNGO đã xây dựng được mục tiêu, xác định các lĩnh vực hoạt động và đi đúng với mục tiêu đặt ra. Các hoạt động đều xuất phát từ nhu cầu của xã hội, đặc biệt là của cộng đồng, do vậy đáp ứng được lợi ích của các nhóm đối tượng hợp tác góp phần thúc đẩy phát triển và cơng bằng xã hội.

• Nguồn nhân lực của các VNGO có trình độ chun mơn cao và khả năng thực thi các nhiệm vụ được giao. Đội ngũ lãnh đạo không những chỉ giỏi về năng lực chun mơn mà cịn có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý điều hành tổ chức. Đội ngũ cán bộ của các VNGO có tuổi đời còn rất trẻ, tâm huyết với sự nghiệp phát triển đất nước, đặc biệt là của nhân dân vùng xa và khát khao được cống hiến “vì lợi ích phát triển cộng đồng nghèo”. Cán bộ trẻ tuy chưa có kinh nghiệm nhiều về phát triển nhưng biết vươn lên học hỏi, tự đào tạo để nâng cao năng lực thông qua công việc, sẵn sàng đi tới các vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó các VNGO cũng đã huy động và tập hợp được một đội ngũ đông đảo các chuyên gia và cộng tác viên vào trong các hoạt động của tổ chức.

• Các VNGO đã chủ động và tích cực tìm kiếm các nguồn kinh phí để duy trì và phát triển tổ chức, mặt khác chăm lo đến đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ bằng việc tạo điều kiện cho cán bộ đi học tập trong và ngồi nước, khuyến khích lương thưởng, tạo mơi trường làm việc bình đẳng, v.v.

<i>5.1.2. Mặt hạn chế: </i>

• Thách thức lớn nhất đối với hầu hết các VNGO là nguồn tài chính hạn chế và không ổn định: 100% số tổ chức được hỏi đều cho rằng thách thức lớn nhất hiện nay của họ chính là nguồn tài chính hạn chế. Điều này cũng đã được nhiều nghiên cứu trước đây chỉ ra. Suy cho cùng, tài chính là xương sống cho sự phát triển của bất kỳ tổ chức nào, khơng có nguồn tài chính sẽ đồng nghĩa với sự tan rã của tổ chức. Hầu hết các VNGOs hiện nay hoạt động hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn tài trợ mà chủ yếu vẫn là nguồn tài trợ của các tổ chức nước ngoài, nhưng các nguồn tài trợ này, đến nay cũng khó tìm kiếm và khơng ổn định, nếu có thì nguồn này cũng hạn hẹp. Trong khi đó cơ cấu tài trợ của Nhà nước chưa có sự quan tâm đến các VNGO. Chính nguồn tài chính hạn hẹp dẫn đến tình trạng khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị nghèo nàn, đội ngũ nhân viên ln trong tình trạng biến động do mơi truờng lao động cạnh tranh hiện tại. • Một số tổ chức chưa xây dựng được kế hoạch và chiến lược phát triển tổ chức dài hạn.

</div>

×