Tải bản đầy đủ (.ppt) (15 trang)

Tổ chức kiểm tra đánh giá theo tiêu chuẩn kiến thức, kĩ năng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.81 KB, 15 trang )


T
TỔ CHỨC, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
MÔN NGỮ VĂN

I.Giới thiệu chung về tổ chức kiểm tra,
đánh giá theo chuẩn kiến thức kĩ năng
1. Ý nghĩa của việc kiểm tra, đánh giá
+Làm sáng tỏ mức độ đạt được của HS về kiến thức kĩ năng,
thái độ so với mục tiêu dạy học đề ra
+Công khai hoá các nhận định về năng lực và kết quả học tập
của học sinh
+Giúp cho cán bộ quản lí giáo biết mức độ đạt được của học
sinh-> có thể điều chỉnh hoạt động chuyên môn
+Có thể phát hiện những điểm mạnh, điểm yếu của chương
trình, sách giáo khoa

2. Quan niệm về kiểm tra, đánh giá theo chuẩn
kiến thức, kĩ năng (KT-KN) của môn học
+Kiểm tra, đánh giá phải căn cứ vào chuẩn KT-KN của từng
môn học ở từng lớp, các yêu cầu cơ bản, tối thiểu cần đạt về
KT-KN của HS sau mỗi giai đoạn mỗi lớp, mỗi cấp học.
+ Phối hợp đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì
+Cần kết hợp nhiều hình thức kiểm tra đánh giá
+Cần đánh giá chính xác, khách quan, công bằng, kịp thời
+Cần đánh giá học sinh ở những mức độ khác nhau
+Kết hợp đánh giá thành tích của học sinh với quá trình dạy
học
+Kết hợp đánh giá kết quả cuối cùng và quá trình học tập của
học sinh


+Kết hợp đánh giá định tính và đánh giá định lượng
+Kết hợp đánh giá trong và đánh giá ngoài

3.Các tiêu chí của kiểm tra, đánh giá nói chung
và kiểm tra, đánh giá theo chuẩn KT-KN nói
riêng :

+ Đảm bảo tính toàn diện

+ Đảm bảo độ tin cậy

+ Đảm bảo tính khả thi

+ Đảm bảo hiệu quả

+ Đảm bảo yêu cầu phân hoá

4.Hướng dẫn việc kiểm tra đánh giá theo
chuẩn KT-KN

- Bước 1 : Xác định mục đích kiểm tra đánh giá

- Bước 2 : Xác định nội dung kiểm tra đánh giá

- Bước 3 : Xác định các mức độ kiểm tra đánh
giá

- Bước 4 : Biên soạn câu hỏi, bài tập, đề kiểm
tra


- Bước 5 : Tổ chức kiểm tra, đánh giá

- Bước 6 : Xử lý kết quả kiểm tra, đánh giá

Ví dụ Đề kiểm tra 15 phút bài Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
Phần I : Trắc nghiệm
Câu 1 : Ngôn ngữ nghệ thuật còn được gọi là :
A. Ngôn ngữ báo chí B. Ngôn ngữ điện ảnh
C. Ngôn ngữ văn học D. Ngôn ngữ múa
Câu 2 : Hoàn thành nhận định sau "Nói đến ngôn ngữ nghệ thuật trước hết là
nói đến ngôn ngữ................ được dùng trong văn bản nghệ thuật”
A. khoa học, chính xác B. hành chính, khuôn mẫu
C. toàn dân, đơn nghĩa D. gợi hình, gợi cảm
Câu 3 : Chức năng chính của ngôn ngữ nghệ thuật là
A. Tuyên truyền và giáo dục B. Thông tin và thẩm mỹ
C. Giao tiếp và giải trí D. Nhận thức và tác động
Phần II : Tự luận
Cho văn bản nghệ thuật sau :
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
1. Phân tích tính hình tượng và tính truyền cảm của ngôn ngữ nghệ thuật
trong văn bản trên.
2. Tìm một số bài ca dao cũng bắt đầu bằng cụm từ "Thân em” như trên, từ
đó nhận xét, đánh giá nét riêng trong cách thể hiện hình tượng người
thiến nữ xưa ở từng bài.

×