Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Tổng quan tài liệu về cây long não cinamomum camphora

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (575.78 KB, 19 trang )

Ngô Văn Thống – lớp A1K63 – ĐH Dược HN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
BỘ MÔN DƯỢC LIỆU
TIỂU LUẬN DƯỢC LIỆU
Chủ đề: Tổng quan về cây Long não
Cinamomum camphora (L.) Presl
Sinh viên thực hiện :
Mã SV :
Lớp :
Tổ :
HÀ NỘI, 02-2011
Tiểu luận dược liệu
1
Ngô Văn Thống – lớp A1K63 – ĐH Dược HN
MỤC LỤC
Nội dung Trang
A- Đặt vấn đề 2
B- Tổng quan tài liệu 3
I. Đặc điểm thực vật
1. Phân loài, phân bố và sinh thái 3
2. Mô tả cây 4
3. Trồng trọt và thu hái 6
4.Bộ phận dùng 6
5.Thành phần hóa học 7
6.Kiểm nghiệm 9
II. Hoạt chất quan trọng của long não : camphor
1.Tác dụng dược lý 15
2. Độc tính 15
4. Tinh vị công năng 15
5. Công dụng 16
C- Kết luận 17


Tài liệu tham khảo 17
Tiểu luận dược liệu
2
Ngô Văn Thống – lớp A1K63 – ĐH Dược HN
A– ĐẶT VẤN ĐỀ:
Long não đã đươc trồng từ rất lâu đời và được khai thác camphor từ thế kỉ XII,mọc
nhiều nhất và lâu đời nhất tại Nhật Bản, Trung Quốc. Từ xa xưa người ta đã cất gỗ, rễ, lá
cây long não để lấy tinh dầu và tinh thể long não. Đôi khi dùng một ít gỗ hay lá, cành cho
vào nồi nước xông chữa cảm cúm.
Ngày nay long não được sử dụng làm tác nhân làm mềm cho xenluloza nitrat cũng
như để làm các viên băng phiến để chống côn trùng làm hại quần áo, cũng như là chất khử
trùng, trong ướp thơm và trong các loại pháo hoa .Các tinh thể long não cũng được dùng
để ngăn chặn thương tổn do bị các loại côn trùng nhỏ cắn. Một số dạng thuốc mỡ chống
ngứa có sử dụng long não như là thành phần hoạt tính chủ yếu. Nó cũng được sử dụng
trong y học Long não dễ dàng hấp thụ qua da và tạo ra cảm giác mát tương tự như Tinh
dầu bạc hà, menthol và có tác dụng như là một chất gây tê và khử trùng nhẹ cục bộ. Nó
cũng thể uống với lượng nhỏ (50 mg) đối với các triệu chứng bệnh tim nhỏ cũng như mệt
mỏi. Long não cũng được sử dụng như là một loại hương liệu trong các loại đồ ngọt ở Ấn
Độ và Châu Âu. Người ta cũng cho rằng long não đã từng được dùng làm hương liệu trong
các loại bánh kẹo tương tự như kem đò ăn trong thời kì nhà Đường.
B – TỔNG QUAN TÀI LIỆU:
I. Đặc điểm thực vật:
Tên đồng nghĩa: Laurus camphora L.,Camphora officinarum Nees
Tên khác: Dã hương, chương não, mạy khảo khuông (Tày), cà chăng điẳng(Dao)
Tên nước ngoài: Camphor tree, true camphor, camphor cinamom, formosan
Wood (Anh), camphrier, camphrier du Japon, laurier à camphre
(Pháp).
1. Phân loài, phân bố và sinh thái:
Tiểu luận dược liệu
3

Ngô Văn Thống – lớp A1K63 – ĐH Dược HN
- Giới (regnum): Plantae
- Ngành (divisio): Magnoliophyta (Hạt kín hay Ngọc Lan), nhóm TV có hoa.
- Lớp (Class): 2 lá mầm (Ngọc Lan).
- Bộ (ordo): Laurales (Nguyệt Quế) .
- Họ (familia): Lauraceae
Chi Cinamomum Blume có khoảng 720 loài trên thế giới đều là cây gỗ, phân bố chủ
yếu ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, nhất là ở châu Á và châu Đại Dương. Ở Việt Nam,
có 42 loài.
Long não có nguồn gốc ở Nhật Bản và trung Quốc; hiện đươc trồng rộng rãi trong
các nước nhiệt đới và á nhiệt đới châu Á như Việt Nam, Lào, Ấn Độ, Philippin,
Indonesia, Malaysia, Srilanca, và cả Australia để lấy gỗ, làm cây bóng mát và cất tinh
dầu làm thuốc.
Ở Việt Nam, Long não được trồng từ lâu đời. Tuy nhiêu đến thế kỉ 19 người Pháp
mới tiến hành trồng nhiều cây này ở đô thị, xung quanh các dinh thự.Ở Ba Vì, cây dươc
trồng thành rừng. Ở thị xã Lạng Sơn,Cao Bằng ,Lai Châu, vẫn con những cây Long não
lớn, ước tính trên 100 tuổi.
Long não là loài cây gõ lớn, ưa khí hậu nóng ẩm của vùng nhiệt đới và á nhiệt đới .
Cây sống đươc trên nhiều loại đất, thường hơi rụng lá vào cuối mùa đông và đầu mùa
xuân; lá non xuất hiện đồng loạt vào cuối mùa xuân; ra hoa quả nhiều ,quả chín vào
mùa thu, sau khi rung có thể tồn tại 4-6 tháng mới nảy mầm.Long não còn có khả năng
tái sinh cây chồi sau khi chặt. Cây chồi rễ và cành cũng à nguồn cây giống để trồng.
2. Mô tả cây:
Cây gỗ, cao đến 15m, vỏ thân dày nứt nẻ màu xám nâu. Tán lá rộng. Lá mọc so le
phiến dài 5-9m, ộng 3-5cm gốc thuôn đầu kéo dài thành mũi nhọn hoắt mặt trên xanh
xẫm bóng, mặt dưới nhạt có cuống dài, ở kẽ gân chính và gân 2 bên nổi lên 2 tuyến nhỏ.
Hoa nhỏ màu vàng lục mọc thành chùm ở kẽ lá.; hoa nhỏ lưỡng tính, bao hoa có ống
ngắn, gồm 6 thùy hẹp có lông ở mặt trong; nhị 9, đính trên một vòng gồ lên, 6 cái ngoài
Tiểu luận dược liệu
4

Ngô Văn Thống – lớp A1K63 – ĐH Dược HN
không có tuyến,3 cái trong có tuyến ở gốc chỉ nhị, nhị lép 3, bầu hình trứng nhẵn Quả
mọng khi chín có màu đen.Mùa hoa tháng 5 -6,mùa quả tháng 8-9.
Tiểu luận dược liệu
5
Ngô Văn Thống – lớp A1K63 – ĐH Dược HN
Hình: Mô tả cây cinamomum camphora
3. Trồng trọt và thu hái:
Trồng long não bằng quả, quả đươc thu hoạch tù cây có độ tuổi 50, gieo trong vườn
ươm. Khi cây cao khoảng 50-70m thì đem trồng. 1 ha có thể trồng từ 2000- 3000 cây.
Thường khai thác gỗ từ những cây già trên 25 tuổi. Lá có thể khai thác quanh năm.
Sản lượng thế giới hàng năm là 710 tấn(1990). Các nơi sản xuất chính là Đài Loan và
Nhật Bản.
4. Bộ phận dùng:
Tiểu luận dược liệu
6
Ngô Văn Thống – lớp A1K63 – ĐH Dược HN
- Gỗ và lá dùng để cất tinh dầu. Ở Nhật Bản và Đài Loan người ta cất tinh dầu từ gỗ.
Ở Ấn Độ khai thác từ lá.
- Camphor và các thành phần khác
5. Thành phần hóa học
Tinh dầu: Gỗ của cây long não trưởng thành có chứa 4,4% tinh dầu. Thành phần chủ
yếu là tinh dầu là camphor (64,1%), ngoai ra còn có cineol, terpineol, safrol, nerolindol
Hàm lượng tinh dầu trong gỗ giảm từ gốc lên ngọn.
Lá có chứa 1,3% tinh dầu, trong đó có camphor chiếm 81,5%, ngoài ra cineol
(4,9%). Trong công nghiệp khi cất long não, thường được thu phần đặc(long não) và
phần lỏng (tinh dầu long não). DĐVN III qui định hàm lượng camphor trong tinh dầu
long não không dưới 35%.
Long não thiên nhiên có tinh thể màu trắng, mùi thơm đặc biệt, vị nóng. Ở nhiệt
độ thường, long não thăng hoa được, ít tan trong nước, tan nhiều trong các dung môi

hữu cơ (cồn, ether, chloroform).
Tinh dầu long não cất phân đoạn sẽ được tinh dầu long não trắng (dùng chế cineol),
tinh dầu long não đỏ (chứa safrol, carvacrol), tinh dầu long não xanh (chứa camphoren,
azulen, cadinen).
Theo những nghiên cứu mới ở VN ngoài loại long não cho camphor còn phat hiện
những loài khác trong lá không có camphor, mặc dù về mặt hình thái thực vật chúng
không có gì đặc biệt. Căn cứ vào thành phần hóa học của tinh dàu gỗ đặc biệt là của lá
có thể phân thanh 6 nhóm như sau
nhóm Tinh dầu gỗ thân Tinh dầu lá
1 Camphor 60-80% Camphor 70-80%
2 Camphor 68-71% Secquiterpen 50-60%
3 Camphor 29-65%
Cineol 15-45%
Cineol 30-65%
4 Camphor 16-40% Cineol 30-65%
Tiểu luận dược liệu
7
Ngô Văn Thống – lớp A1K63 – ĐH Dược HN
Cineol 23-66%
5 Linalol 66-68%
Cineol 11-13%
Linalol 90-93%
6 Phellandren 36-37%
Camphor 22-25%
Phellandren 71-73%
p-cymen 21%
Hình : Các nhóm long não phân chia theo thành phần tinh dầu gỗ thân lá
Theo tài liệu nươc ngoài, hàm lượng tinh dầu và các thành phần khác hợp chất trong
tinh dầu long não cũng rất khác nhau. Long não ở nơi này thì cho thành phần là a-pinen,
b-pinen ,camphen, borneol, 4 terpinen 4 ol,a-terpinerol Ở nơi khác cây lại có thành

phần là carvacol,cardinen, elemen, nerolidol
Những nghiên cứu ở Ấn Độ cho thấy hàm lượng camphor trong long não bị ảnh
hưởng cả về mặt di truyền lẫn các yếu tố di truyền. Những cây mọc từ hạt thu được từ
những cây mẹ có hàm lượng camphor cao không phải luôn luôn là những cây long não
cho camphor nhiều. Lá của cây long não mọc trong bóng dâm có hàm lượng camphor
kém hơn những cây moc sáng.Thời gian thu hái lá cũng ảnh hưởng đến hàm lượng
camphor.Ở Tây Phi người ta thấy hàm lượng camphor thấp sau thời kì mưa kéo dài
hoặc không có nắng.

ca mph
o r
cineol linalol
Tiểu luận dược liệu
8
Ngô Văn Thống – lớp A1K63 – ĐH Dược HN

Hình: Phellandren
6. Kiểm nghiệm:
6.1. Định lượng tinh dầu long não
6.1.1. Nguyên tắc định lượng tinh dầu, dụng cụ định lượng tinh dầu
a. Nguyên tắc
Tách tinh dầu ra khỏi dược liệu bằng phương pháp cất kéo hơi nước. Từ lượng tinh
dầu thu được so với khối lượng dược liệu tính được hàm lượng tinh dầu trong dược liệu.
Tiểu luận dược liệu
9
Ngô Văn Thống – lớp A1K63 – ĐH Dược HN
Có nhiều bộ dụng cụ khác nhau để định lượng tinh dầu, dưới đây là sơ đồ một số bộ dụng
cụ:
b. Dụng cụ
•Bộ dụng cụ định lượng tinh dầu theo quy định của Dược điển Việt nam III

Hình. Bộ dụng cụ cất tinh dầu theo quy định của DĐVN III
Tiểu luận dược liệu
10
Ngô Văn Thống – lớp A1K63 – ĐH Dược HN
Tinh dầu trong dược liệu được định lượng bằng cách cất kéo hơi nước trong dụng cụ
như mô tả ở hình vẽ. Trong quá trình cất sau khi được làm lạnh tinh dầu tách khỏi nước nổi
lên trên (đối với tinh dầu có tỷ trọng nhỏ hơn 1) hoặc tan vào xylen (với tinh dầu có tỷ
trọng lớn hơn 1 - trước khi cất thêm một thể tích cố định xylen) nước được chảy tự động
trở lại bình cất. Thể tích tinh dầu cất được có thể đọc trực tiếp ở phần chia độ của ống này
hoặc đọc thể tích tổng cộng của xylen và tinh dầu rồi trừ đi thể tích xylen cho vào (đối với
tinh dầu có tỷ trọng lớn hơn 1).
Hàm lượng tinh dầu được biểu thị bằng phần trăm (tt/kl).
- Khi định lượng tinh dầu có tỷ trọng nhỏ hơn 1:
Cân chính xác tới 0,01g một lượng mẫu (đã được chia nhỏ qua rây số 2000 sao cho có
thể cất được 0,5 đến 1ml tinh dầu) cho vào bình cất. Thêm 300 đến 500ml nước và vài
mảnh đá bọt. Lắp bình cất với đầu A của bộ dụng cụ cất. Thêm nước qua phễu N tới mức
B. Đun bình cho đến sôi, sau đó nếu không có chỉ dẫn khác thì điều chỉnh tốc độ cất sao
cho cất được 2 - 3ml dịch cất trong 1 phút. Xác định tốc độ cất như sau: mở vòi 3 nhánh M
để hạ mức dịch cất trong ống đến vạch J, khóa vòi M lại, đồng thời bấm đồng hồ cho chạy.
Khi mức dịch cất đến ngang vạch H thì bấm dừng đồng hồ và đọc thời gian. Sau đó mở vòi
M và tiếp tục cất trong khoảng 5 giờ (nếu không có chỉ dẫn gì khác) cho đến khi thể tích
tinh dầu không tăng nữa. Ngừng cất, sau ít nhất 10 phút đọc thể tích tinh dầu cất được
trong ống hứng chia độ.
- Khi định lượng tinh dầu có tỷ trọng lớn hơn 1
Cho vào bình cất 1 lượng mẫu (đã được chia nhỏ qua rây số 2000) sao cho có thể cất
được từ 0,5 - 1ml tinh dầu. Thêm khoảng 300 - 500ml nước và vài mảnh đá bọt vào bình.
Lắp bình cất vào đầu A của dụng cụ cất. Thêm nước qua phễu N tới mức B. Dùng pipet
cho 1ml xylen (TT) vào bình qua lỗ K (tựa đầu pipet vào phía dưới của lỗ K). Đun bình
cho đến sôi rồi điều chỉnh tốc độ cất như quy định ở phần định lượng tinh dầu có tỷ trọng
nhỏ hơn 1. Cất khoảng 30 phút thì ngừng cất, sau 10 phút đọc thể tích xylen ở phần ống

Tiểu luận dược liệu
11
Ngô Văn Thống – lớp A1K63 – ĐH Dược HN
hứng chia độ. Tiến hành cất với tốc độ 2 -3ml dịch cất được trong 1 phút. Cất trong khoảng
5 giờ (nếu không có chỉ dẫn gì khác) cho tới khi thể tích tinh dầu không tăng nữa. Ngừng
cất, sau ít nhất 10 phút đọc thể tích hỗn hợp tinh dầu và xylen trong ống hứng chia độ. Thể
tích đọc được lần này trừ đi thể tích xylen sẽ cho thể tích tinh dầu trong mẫu định lượng.
Từ thể tích tinh dầu cất được và khối lượng dược liệu đem cất tính ra hàm lượng tinh dầu
có trong mẫu.
- Hàm lượng tinh dầu trong dược liệu được tính theo công thức sau:
Tinh dầu có tỷ trọng nhỏ hơn 1
( 1)
Tinh dầu có tỷ trọng lớn hơn 1
(2)
X: hàm lượng phần trăm tinh
dầu (ml/g)
a: thể tích tinh dầu đọc được
sau khi cất (ml)
c: thể tích xylen đọc được trong
ống hứng trước khi cất tinh dầu
(ml)
b: khối lượng dược liệu đã trừ
độ ẩm (g)
6.1.2 Định lượng tinh dầu trong long não(Cinnamomum camphora)
•Dụng cụ định lượng: dụng cụ ghi trong DĐVN IV
•Phương pháp tiến hành:
- Cho xylen vào dụng cụ cất tinh dầu
Lắp bình cầu dung tích 500ml, có chứa 200ml nước cất vào đầu A của dụng cụ cất.
Thêm nước cất qua phễu N để mức nước đạt đến B và H. Dùng pipet có vạch cho vào bộ
phận ngưng tụ J qua nhánh K 0,5ml xylen. Cất trong 30 phút (tốc độ cất 2 - 3ml/phút).

Ngừng cất. Sau 15 phút đọc thể tích xylen ở phần chia vạch (điều chỉnh khóa M để xylen
nằm ở phần chia vạch).
- Cất tinh dầu
Tiểu luận dược liệu
12
b
100a
X%
×
=
b
100c)-(a
X%
×
=
Ngô Văn Thống – lớp A1K63 – ĐH Dược HN
Cho vào bình cầu 20g dược liệu đã được tán thành bột nhỏ. Cất trong 4 giờ (tốc độ cất
2 - 3ml/phút). Ngừng cất. Sau 15 phút đọc thể tích tinh dầu ở phần chia vạch (điều chỉnh
khóa M để tinh dầu nằm ở phần chia vạch).
- Tính hàm lượng tinh dầu theo công thức (2).
Ngoài long não có thể sử dụng các dược liệu khác để định lượng. Các thông số cần
thiết về lượng dược liệu, lượng nước và thời gian cất được ghi ở bảng sau:
Tinh dầu có tỷ trọng nhỏ hơn 1
Tên dược liệu Lượng dược
liệu (g)
Lượng nước
(ml)
Thời gian cất
(giờ)
Bạc hà 50 400 2

Bạch truật 50 400 4
Cúc hoa 50 400 2
Can khương 50 400 4
Độc hoạt 50 400 4
Hồ tiêu đen 50 400 3
Hương phụ 50 400 4
Khương hoạt 50 400 4
Long não (lá tươi) 50 400 2
Nhân trần 50 400 2
Nghệ vàng 50 400 4
Thiên niên kiện 50 400 3
Trần bì 50 400 2
Xuyên khung 50 400 4
Tinh dầu có tỷ trọng lớn hơn 1
Tên dược liệu Lượng dược
liệu (g)
Lượng nước
(ml)
Thời gian cất
(giờ)
Đinh hương 10 200 4
Châu thụ (cành) 50 400 3
Địa liền 20 200 4
Đương quy 50 400 4
Hương nhu trắng (lá
tươi)
50 400 2
Thạch xương bồ 20 200 4
Xá xị (gỗ) 20 200 4
6.2. Kiểm nghiệm tinh dầu

Tiểu luận dược liệu
13
Ngô Văn Thống – lớp A1K63 – ĐH Dược HN
6.2.1. Phát hiện tạp chất và chất giả mạo trong tinh dầu
a. Phát hiện nước
Cho vào ống nghiệm khô một ít tinh thể đồng sulfat khan (có màu trắng xanh) rồi nhỏ
từng giọt tinh dầu. Lắc đều. Để yên 15 phút. Nếu trong tinh dầu có nước, đồng sulfat sẽ
chuyển sang màu xanh lam.
b. Phát hiện cồn
- Nhỏ từng giọt nước vào trong ống nghiệm có chứa 1ml tinh dầu, lắc đều. Nếu đục
như sữa là trong tinh dầu có cồn.
- Cho vào bình cassia 5ml tinh dầu, thêm 75ml nước. Lắc đều. Thêm nước để dồn
phần tinh dầu lên phía cổ bình có chia vạch. Nếu lượng nước giảm rõ rệt là trong tinh dầu
có cồn.
c. Phát hiện dầu hỏa, dầu parafin
Trong một ống đong dung tích 100ml, cho vào 80ml ethanol 80%. Nhỏ từng giọt tinh
dầu đến hết 5ml. Tinh dầu sẽ tan trong alcol, nếu có dầu hỏa hoặc dầu parafin thì các chất
này sẽ không tan va nổi lên bề mặt của chất lỏng.
6.2.2. Kiểm nghiệm tinh dầu bằng sắc ký lớp mỏng
Các mẫu tinh dầu: tinh dầu Quế, tinh dầu Đinh hương, Tinh dầu Hương nhu trắng,
Tinh dầu Sả,…
Bản mỏng sắc ký: Bản mỏng tráng sẵn silicagel GF
254
(Merck), hoạt hóa ở 110
0
C
trong 1 giờ.
Dung môi khai triển: n-hexan - ethyl acetat (85 : 15).
Sau khi khai triển sắc ký, hiện màu các vết bằng các thuốc thử: Thuốc thử vanilin -
acid sulfuric, thuốc thử diazo, thuốc thử 2,4 - dinitrophenylhydrazin (2,4 - DNPH).

Chú ý: đối với thuốc thử diazo và thuốc thử 2,4 - DNPH thì hiện màu ở nhiệt độ
phòng, còn với thuốc thử vanilin - acid sulfuric thì sau khi phun sấy bản mỏng ở 105
0
C
trong 10 phút.
Quan sát màu sắc, độ lớn của các vết với các thuốc thử khác nhau để rút ra nhận xét.
II. Hoạt chất quan trọng của long não : camphor
1.Tác dụng dược lý:
1.1.Long não có tác dụng kích thích nhẹ dùng lục xoa mạnh có tác dụng gây đỏ da , xoa
nhẹ lại có tác dụng mát lạnh như tinh dầu bạc hà. Long não còn có tác dụng gây tê tại chỗ.
Tiểu luận dược liệu
14
Ngô Văn Thống – lớp A1K63 – ĐH Dược HN
Đối với niêm mạc đường tiêu hóa, lonh nõa có tác dụng kích thích ,gây cảm giác dễ chịu
vùng dạ dày ,dùng liều lớn gây nôn mửa .
1.2.Đối với hệ thân kinh trung ương :long não có tac dụng kích thích với liều lớn ,thuốc
tác động vào vùng vận động của vỏ não và thân não, gây co giật.Với liều thường dùng
không có tác dụng rõ rệt đối với hô hấp nếu hô hấp ở trạng thái ức chế mạnh ,long não lại
có tác dụng kích thích .
1.3.Đối với hệ tuần hoàn : long não được sử dụng như một thuốc kích thích tim, có tác
dụng rong trường hợp suy tuần hoàn hoặc suy tim cấp (có một số tác giả còn hoài nghi về
tác dụng này của long não ). Thuốc có tác dụng cường tim kiểu digitalis hoặc adrenalin
.Trên co tim bình thường , thuốc khong có tac dụng, chỉ khi tạn nên trạnh thái suy tim ,long
não mới có tác dụng kích thích.Đối với khu vận mạch khi bị ức chế mạnh long não có tác
dung gây hưng phấn làm cho mạch máo nội tạng co bóp, huyết áp tăng cao. Trong cơ thể
động vật long não tạo thành một chất chuyển hóa trong nước có tác dụng cường tim rõ rệt,
làm tăng huyêt áp và kích thích hô hấp.
1.4. Chuyển hóa trong cơ thể : long não đươc hấp thu dễ dàng qua niêm mạc da và bắp
thịt; uống cũng đươc hấp thu nhan tróng ; chuyển hóa ở gan và bài tiết qua nươc tiểu.
2.Độc tính :

Uống nhầm long não quá nhiều gây nên ngộ độc. Uống 0,2 -1,0g gây đau đầu ,chóng
mặt, cảm giác nóng sốt tinh thần bị kích thích ,bôn chồn.Uống trên 0,2g thì thời gian đau
đầu tạm thời yên tĩnh nhưng ngay sau đó lại có cảm giác vỏ não bị kích thích , gây co giật
cuối cùng suy hô hấp và có thể dẫn tới tử vong.Phương pháp châm cứu ngộ độc là những
biện pháp điều chỉnh triệu chứng .Có tài liệu cho biết long não bôi ngoài có trường hợp bị
quá mẫn nghiêm trọng.
3.Tính vị và công năng.
Theo lý luận y học cổ truyền, long não có vị cay tính nóng, vào hai kinh tâm và tỳ, có
tác dụng thông cùng sát trùng , chỉ thống.
4.Công dụng
Tiểu luận dược liệu
15
Ngô Văn Thống – lớp A1K63 – ĐH Dược HN
Lá long não kết hợp với lá thanh hao, lá khế ,lá thông nấu nươc tắm chữa lở loét. Rễ
long não, 20-40g thái nhỏ ,phơi khô sắc với 200ml nước còn 50ml uống trong ngày , chữa
đau bụng nôn mửa, kém tiêu hóa.
Bột long não hay long não đặc đươc dung trong y hoc hiện đại và y học cổ truyền là
tinh thể long não lấy đươc từ gỗ, rễ và lá cây long não bằng phương phap cất kéo hơi nước.
Y học hiện đại gọi bột long não là camphor và dùng dưới dạng thuốc tiêm và thuốc
nước .Dạng thuốc tiêm có dầu long não 10-20% và dung dịch natri camphosulfonat đươc
dùng với liều 0.05-0.2g làm thuốc kích thích trung khu hô hấp và trung khu vận mạch
trong những trường hợp suy hô hấp , suy tuần hoàn hoặc ngộ độc các thuốc ức chế thần
kinh trung ương như thuốc gây mê. Dạng long não nước 0,1% đươc dùng uống với liều
0,01-0,2g chữa đau bụng nôn mửa ăn không tiêu.
Cồn long não 10% là thuốc xoa bóp ngoài , có tác dụng tiêu viêm ,sát khuẩn giảm đau
trong các bệnh đau khớp ,đau cơ ,viêm da mẩn ngứa ,chân tay lạnh.
Còn trong y học cổ truyền dùng bột long não kết hợp với một số vị thuốc khác như
sau :
- chữa viêm họng ho đờm khò khè .Bột long não 1,5g ,phèn chua 7g, băng
phiến đại bi 3g, tất cả tán nhỏ hocf tan trong một ít cồn them nươc ấm vừa đủ

30ml .Khi dùng lấy tăm bông tẩm thuốc bôi vào họng. Ngày vài lần.
- Chũa hôi nách.Bột long não 0,4g ,gừng sống một miếng .Giã nhỏ trộn đều ,
lấy nước xoa vào nách .Ngày vài lần.
Ở Trung Quốc ,long não được dùng trong những trường hợp sau :
- Chữa đau răng.Long não 3g ,chu sa 3g .Nghiền thành bột xát vào chỗ đau
răng.
- Chữa đau nửa đầu . Long não 3g ,băng phiến 3g, nghiền thành bột mịn ,cuôn
vào giấy ,đốt cháy rồi hít khói vào mũi.
Ngoài ra ,long não phối hợp với xạ hương chữa trúng phong ,đột quỵ ,tinh thần mê
sảng ,đau bụng nôn mửa.
Tiểu luận dược liệu
16
Ngô Văn Thống – lớp A1K63 – ĐH Dược HN
C – KẾT LUẬN :
Long não là loài cây được biết đén từ rất lâu và được trồng từ rất sóm ở các nước như
Trung Quốc, Nhật Bản để lấy tinh dầu.Tinh dầu là một sán phẩm rất tốt và có giá trị trong
y học cổ truyền và y học hiện đại.từ xưa người dân Trung quốc đã biết lấy tinh dầu thơm
để sử dụng.Nó còn có tác dụng kháng khuẩn rất tốt.Cây long nõa còn làm cây bóng mát ,
có tán rộng ,lá xanh tốt quanh năm ngoài ra lá con có khả năng hấp thụ những kim loại
nặng (như chì) làm sạch môi trường ,Lá cây long não có thể khai thác quanh năm là nguồn
nguyên liệu giàu camphor ,linalol và cineol.
Tài liệu tham khảo :
1. Đỗ Tất Lợi (1999), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Khoa học và Kĩ thuật.
2. Đỗ Tất Lợi (1985),Tinh dầu Việt Nam, NXB Y học.
3. Ngô Văn Thu (1999),Bài giảng Dược liệu tập I, Tài liệu dùng nội bộ.
4. Phạm Thanh Kỳ, Nguyễn Thị Tâm, Trần Văn Thanh (2002), Bài giảng Dược liệu Tập II,
NXB Y học.
Tiểu luận dược liệu
17
Ngô Văn Thống – lớp A1K63 – ĐH Dược HN

5. Tào Duy Cần (2001), Thuốc nam, thuốc bắc và các phương thuốc chữa bệnh, NXB
Khoa học kỹ thuật.
6. Tạp chí dược liệu.
7. Tạp chí dươc học.
8.Viện dược liệu (2002), Cây thuốc và động vật làm thuốc, tập I, II, NXB Y học.
9. Viện Dược liệu (1993), Tài nguyên cây thuốc Việt Nam, NXB Khoa học Kỹ thuật.
10. Vũ Ngọc Lộ (1996), Những cây tinh dầu Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật.
11. Viện sinh thái tài nguyên sinh vật (2001), Tài nguyên thưc vật có tinh dầu Vieeyj
Nam, tập I, NXB Nông nghiệp.
12. Abrégé de Matière Médicale, Tom 1, Paris Masson, 1981.
13. Gidemeister E ; F. Hoffmann, Die aetherischen Oele, Band I, II, IIIa, IIIb, IIIc, IV, V,
VI, VII, Akademie – Verlag Berlin 1956- 1969.
14. Gueuther E., The Essential Oils, Vol. I, II, III, IV, V, New York, 1952 – 1956.
15. United Nations office on drugs and crime (UNODC), “World drug report 2010”,
United Nations Publication, Sales No. E.10.XI.13.
Tiểu luận dược liệu
18
Ngô Văn Thống – lớp A1K63 – ĐH Dược HN
16. European Monitoring Centre for Drugs and Drug Addiction (EMCDDA), “The state of
the drug problems in Europe, annual report 2010”
17. Direction of the Council of the Pharmaceutical Society of Great Britain, “The British
Pharmaceutical Codex”, 1911, Cocae Folia, B.P. Coca Leaves
18. Béatrice Kaufmann, Philippe Christen, “Recent extraction techniques for natural
products: Microwave-assisted extraction and Pressurized solvent extraction”,
Phytochemical analysis 13, 105-113 (2002)
19. Michael D. Cole, “The analysis of controlled substances”, John Wiley & Sons, Ltd.,
2003, p.97 – 111
20. Thông tin từ trang web: thuocdongduoc.vn
21. Thông tin từ trang web: agwabuzz.us
22. Thông tin từ trang web: nacionalte.com

Tiểu luận dược liệu
19

×