40%). Số người tham gia BHYT tự nguyện đạt 6,2 triệu, tăng 28% so với năm
2003, trong đó có 5,9 triệu học sinh, sinh viên và 300 ngàn người là thành viên hộ
gia đình, các hội đoàn thể. Như vậy là việc quản lí đối tượng tham gia có hiệu quả,
sau đổi mới người lao động ý thức được tầm quan trọng cũng như những lợi ích
mà họ nhận được. Tuy số người tham gia tăng nhanh song nhìn chung tại các địa
phương thì công tác mở rộng đối tượng tham gia là còn nhiều hạn chế. Đặc biệt là
các đối tượng lao động trong tổ hợp tác, hộ sản xuất kinh doanh cá thể thuộc đối
tượng tham gia BHXH bắt buộc. Nhưng theo thống kê, hiện nay chỉ có khoảng
300.000 đơn vị tổ hợp tác nhỏ ( chỉ sử dụng bình quân khoảng 3 lao động) trong số
405.562 đơn vị kinh tế ngoài quốc doanh, do vậy quản lí đối tượng tham gia này
gặp rất nhiều khó khăn.
1.2. Quản lí quỹ lương của doanh nghiệp.
Với hai loại đối tượng tham gia BHXH ở nước ta hiện nay, phương thức thu nộp
được chia thành hai loại:
Thứ nhất là thu trực tiếp: Theo phươngthưc này cán bộ chuyên trách thu của cơ
quan BHXH sẽ trực tiếp thu những đóng góp của những người tham gia BHXH.
Hình thức này hay được áp dụng cho đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, không
có chủ sử dụng lao động.
Thứ hai là thu gián tiếp qua đại lí thu: Đây là phương thức thu chủ yếu của BHXH
Việt Nam. Đại lí thu của BHXH chủ yếu là các chủ sử dụng lao động. Trước tiên
chủ sử dụng lao động thu của người lao động sau đó chuyển toàn bộ đóng góp của
cả người lao động và người sử dụng lao động cho cơ quan BHXH. Thực hiện như
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
vậy là rất thuận tiện cho cơ quan BHXH, vì chính chủ sử dụng lao động quản lí
trực tiếp lao động của mình, thông qua quỹ lương của doanh nghiệp người sử dụng
lao động khấu trừ luôn phần phí đóng BHXH của người lao động theo % mức tiền
lương của họ. Đại lí cũng có thể là cơ quan, tổ chức, hiệp hội, đoàn thể có liên
quan như bưu điện, ngân hàng, song các đại lí thu này không phổ biến.
Như vậy quản lí quỹ lương của doanh nghiệp vừa quản lí được đối tượng tham gia
vừa quản lí được số thu của BHXH Việt Nam. Tiền thu sẽ được trích theo % tổng
quỹ lương của doanh nghiệp, sau đó trực tiếp chuyển khoản lên tài khoản của cơ
quan BHXH. Đây cũng là phương thức nộp phổ biến nhất hiện nay. Quy định hiện
nay sau khi chính thức chuyển BHYT về BHXH, tổng mức phí thu hiện nay là
23% tổng quỹ lương của doanh nghiệp. Trong đó, đóng BHXH là người lao động
5%, người sử dụng lao động 15%; đóng BHYT bắt buộc là người lao động 1%,
người sử dụng lao động 2%.
1.3. Quản lí tiền thu BHXH.
Tại Việt Nam hiện nay hình thức thu nộp chủ yếu là chuyển khoản thông qua ngân
hàng. BHXH Việt Nam hình thành các “tài khoản chuyên thu”, các tài khoản này
được mở tại các NHNN hoặc tại Kho bạc. Tuỳ theo thực tế của từng địa phương
mà cơ quan BHXH sẽ mở tài khoản có thể là ở cấp tỉnh hoặc cả cấp huyện. Về cơ
bản BHXH sẽ không thu nộp bằng tiền mặt, ngân phiếu hay hiện vật, trong trường
hợp đặc biệt người sử dụng lao động nộp bằng tiền mặt hoặc ngân phiếu thì cơ
quan BHXH phải có hướng dẫn cụ thể để người sử dụng lao động nộp trực tiếp
vào tài khoản chuyên thu BHXH. Định kì hàng tháng người sử dụng lao động sau
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
khi trả lương cho người lao động sẽ nộp tiền BHXH bằng cách chuyển tiền từ tài
khoản của họ ở một ngân hàng hay kho bạc sang tài khoản chuyên thu BHXH. Sau
đó cơ quan BHXH cấp huyện và cấp tỉnh sẽ phải chuyển số thu này lên cơ quan
BHXH cấp trên mà không được sử dụng tiền thu để chi bất cứ việc gì. BHXH
huyện sẽ chuyển khoản vào ngày 10 và 25 hàng tháng, ngày làm việc cuối cùng
của năm phải chuyển toàn bộ số thu lên BHXH tỉnh. BHXH tỉnh định kì chuyển số
thu lên BHXH Việt Nam vào ngày 10, 20 và ngày cuối cùng của tháng. BHXH
Việt Nam định kì chuyển toàn bộ số thu vào quỹ BHXH mở tại kho bạc Nhà nước.
Theo điều 11, chương hai của Quy chế quản lí tài chính BHXH Việt Nam có quy
định: “ Quỹ BHXH được quản lí thống nhất trong hệ thống BHXH Việt Nam,
được hạch toán riêng và cân đối thu chi theo từng quỹ thành phần (quỹ hưu trí và
trợ cấp, quỹ khám chữa bệnh tự nguyên, quỹ khám chữa bệnh bắt buộc).” Số dư
trên tài khoản tiền gửi của quỹ BHXH tại ngân hàng hay kho bạc Nhà nước được
hưởng lãi suất theo quy định của ngân hàng và kho bạc Nhà nước.
Để đảm bảo thu đúng thời hạn BHXH Việt Nam có quy định kể từ ngày hạn nộp
trong vòng 30 ngày người tham gia BHXH phải nộp BHXH. Khoảng thời gian 30
ngày này là khoảng thời gian ân hạn, nếu quá thời gian ân hạn mà chưa chuyển
tiền thì được coi là vi phạm pháp luật BHXH và sẽ bị sử phạt. Hiện nay có những
trường hợp vi phạm sau đây:
- Nợ ( Chậm đóng BHXH): Đây là trường hợp vi phạm mà người tham gia
BHXH tính đến thời điểm quy định vẫn chưa đóng BHXH. Nợ được chia làm ba
loại:
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
+ Nợ gối đầu: là trường hợp nợ mà số tiền nợ nhỏ hơn số tiền đóng BHXH bình
quân một tháng.
+ Nợ chậm đóng: là trường hợp mà số tiền nợ lớn hơn số tiền đóng BHXH bình
quân một tháng và nhỏ hơn số tiền đóng BHXH bình quân ba tháng.
+ Nợ đọng: là trường hợp mà số tiền nợ lớn hơn số tiền đóng BHXH bình quân ba
tháng.
Hiện nay có một số biện pháp thực hiện nhằm kiểm soát, đôn đốc người tham gia
BHXH thực hiện nghĩa vụ của mình như sau:
Cơ quan BHXH phải tăng cường xuống tận đơn vị sử dụng lao động để nhắc nhở.
Nhắc nhở bằng văn bản.
Nếu sau một thời gian người tham gia BHXH có biểu hiện chậm nộp thường
xuyên hoặc khi có nợ tồn đọng phát sinh cơ quan BHXH sẽ có biện pháp sử lí
nghiêm khắc hơn và quyết định sử phạt theo luật định.
- Trốn đóng BHXH: đây là trường hợp tương đối phổ biến thường xuất hiện
dưới nhiều hình thức khác nhau như: khai giảm số lượng lao động, khai giảm thu
nhập của người lao động.
Truy thu và sử phạt là hai hình thức được cơ quan BHXH áp dụng nhiều nhất hiện
nay. Truy thu đảm bảo cho pháp luật BHXH được tuân thủ, cụ thể là cơ quan
BHXH được phép yêu cầu kho bạc hoặc ngân hàng trích chuyển từ tài khoản của
người sử dụng lao động sang tài khoản chuyên thu của BHXH bao gồm cả tiền lãi
mà không cần sự chấp thuận thanh toán của người sử dụng lao động. Xử phạt được
BHXH thực hiện và xác định theo tỉ lệ % so với tiền đóng BHXH hàng tháng dựa
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
trên cơ sở tích luỹ. Nhìn chung các chế tài sử phạt của Việt Nam hiện nay chưa
thực sự nghiêm khắc, mới chỉ mang tính hành chính chưa đủ để ngăn chặn hành vi
vi phạm trên. Kết quả thu BHXH qua mười năm từ năm 1995- 2004 được thực
hiện ở bảng 2.
Như vậy số thu của BHXH những năm qua đã đạt được những kết quả đáng kể, số
thu năm sau luôn cao hơn năm trước. Có thể thấy, ngay sau khi đổi mới BHXH
Việt Nam đã đi vào hoạt động ổn định và có hiệu quả. Như trong bảng 2 thì số thu
có tỉ lệ tăng hầu hết trong các năm là hai con số, đặc biệt là năm 2003 có số thu
tăng rất cao do BHYT chính thức sát nhập vào BHXH. Và BHXH thực hiện thu cả
phí BHYT của các lao động tham gia BHXH như vậy thực sự thuận tiện cho cả
bên thu lẫn bên nộp. BHXH Việt Nam sau đổi mới đã chuyển từ đơn vị không có
thu (thu không đáng kể) chuyển sang đơn vị có thu. Trong mười năm thực hiện, số
thu năm 2004 là 13.168.500 triệu đồng so với 788.486 triệu đồng của năm 1995.
Như vậy chỉ trong mười năm mà số thu đã tăng lên gần 20 lần, đây là con số quả
không nhỏ đặc biệt là so với số tăng gần 3 lần của số người tham gia. Việc tốc độ
tăng thu BHXH lớn hơn tốc độ tăng của người tham gia cho chúng ta thấy phần
lớn việc tăng quỹ là do tăng mức đóng góp trên đầu người. Vấn đề tăng thu làm
tăng quỹ, từ đó giảm gánh nặng của NSNN, tăng nguồn quỹ nhàn rỗi để tăng đầu
tư cung cấp cho thị trường vốn thông qua hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ. Việc
này không những góp phần phát triển quỹ mà còn đóng góp vào sự phát triển của
xã hội.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Bên cạnh đó tình trạng trốn đóng của BHXH Việt Nam không phải là ít. Đặc biệt
là khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các đơn vị kinh tế nhỏ lẻ sử dụng ít lao
động thường xuyên trốn đóng. Tình trạng nợ đọng kéo dại ở một số địa phương,
một số đơn vị sử dụng lao dộng vẫn còn. Theo báo cáo, tính đến ngày 3/9/1999,
tổng số nợ đọng trên cả nước lên tới 418.144 triệu đồng (bình quân số nợ này
tương đương với việc các đơn vị sử dụng lao động trong toàn quốc đóng chậm
BHXH 1,6 tháng). Như vậy tình hình nợ đọng hiện nay là rất lớn. Đến những năm
gần đây tình trạng nợ đọng BHXH trong công tác thu được phần nào cải thiện tình
hình. Hàng năm số đơn vị lao động tiếp tục tham gia BHXH tại các địa phương
ngày càng gia tăng. Năm 2003 trên toàn quốc có 17.437 đơn vị và 474.887 người
tham gia. Đặc biệt trong năm 2003, số nợ của BHXH của các đơn vị đã giảm rõ
rệt. Nếu so với số thu như thời kì trước thì số nợ chậm đóng chỉ bằng 0,49 tháng
bình quân tiền thu BHXH ( tương đương với số thu bình quân trong 15 ngày).
Trong đó số nợ chậm đóng của năm 2002 tương đương với 0,78 tháng bình quân
tiền thu BHXH. Theo các báo cáo thì số nợ chậm đóng của năm 2003 chủ yếu là
của các doanh nghiệp đang trong quá trình đổi mới, sắp xếp lại hoặc doanh nghiệp
bị phá sản hay giải thể.
2. Quản lí chi BHXH.
2.1. Chi các chế độ BHXH.
Chi trả trợ cấp cho các chế độ BHXH hiện nay được phân loại theo nhiều tiêu thức
khác nhau, tuy vào các góc độ mà người ta có thể xem xét các vấn đề dưới nhiều
góc độ khác nhau. Có bốn cách phân loại chi trợ cấp BHXH như sau:
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
- Chi trợ cấp định kì thường xuyên và trợ cấp một lần.
- Phương thức thanh toán trợ cấp bằng tiền hay hiện vật.
- Nguồn chi từ NSNN hay từ quỹ BHXH.
- Chi theo trợ cấp ngắn hạn hay dài hạn.
Hiện nay BHXH Việt Nam đang thực hiện chi cho các chế độ sau:
+ Trợ cấp ốm đau.
+ Trợ cấp thai sản.
+ Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
+ Trợ cấp hưu trí.
+ Trợ cấp tử tuất.
+ Chi dưỡng sức phục hồi sức khoẻ.
Để quản lí chi trợ cấp cho các chế độ của BHXH Việt Nam cần chú ý đến những
nội dung sau đây:
2.1.1. Phân cấp chi trả.
Cũng như quản lí thu, quản lí chi cũng theo phân cấp theo đó cơ quan BHXh cấp
tỉnh, huyện có trách nhiệm thực hiện kịp thời đầy đủ cho các đối tượng hưởng
BHXH kịp thời, đầy đủ, đúng đối tượng và đúng chế độ chính sách. Theo quy định
cơ quan BHXH cấp tỉnh chỉ chịu trách nhiệm chi trả trợ cấp ốm đau, thai sản và
trợ cấp một lần cho các đối tượng hưởng mà đơn vị sử dụng mà cơ quan BHXH
cấp tỉnh đã thu đóng góp. Cơ quan BHXH cấp huyện chi trả trợ cấp ốm đau, thai
sản và các trợ cấp một lần cho các đơn vị sử dụng lao động mà cơ quan BHXH
cấp huyện đã thu đóng góp. BHXH huyện cũng chi trợ cấp định kì liên quan đến
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
các chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, hưu tuổi già, tử tuất cho các đối
tượng trên địa bàn quản lí và chi trả trợ cấp cho cán bộ xã phường thị trấn đã tham
gia BHXH. Như vậy là đã có sự phân cấp cụ thể cho từng cấp quản lí, ngoài ra để
thực hiện quản lí việc chi trả trợ cấp cơ quan BHXH các cấp còn phải lập các báo
cáo và tổng hợp các khoản chi trợ cấp để nộp lên cơ quan BHXH cấp trên theo
định kì. Dựa vào các báo cáo này mà cơ quan BHXH cấp trên sẽ thực hiện thẩm
định, xét duyệt chi trợ cấp BHXH theo đúng quy định hiện hành.
2.1.2. Phương thức chi trả.
Như chúng ta đã biết việc chi trả trợ cấp hiện nay có hai phương thức chính để chi
trả, mỗi phương thức đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, tuỳ thuộc vào
hoàn cảnh mà chúng ta nên lựa chọn cho phủ hợp. Tại Việt Nam hiện nay phương
thức chi trả gián tiếp thông qua hệ thốnh đại lí chi trả là phổ biến nhất. Hệ thống
đại lí chi trả hầu hết là quan hệ dựa trên hợp đồng lao động và thường là chính
người sử dụng lao động, cán bộ xã phường, bưu điện hoặc ngân hàng. Thường các
đại lí chi trả là người sử dụng lao động được BHXH Việt Nam sử dụng cho việc
chi trả cho các trợ cấp ngắn hạn như ốm đau, tai nạn, bệnh nghề nghiệp rất tiện
lợi. Các đại lí còn lại phù hợp hơn với các chế độ dài hạn. Với điều kiện như hiện
nay của Việt Nam thì phương thức chi trả như vậy là hợp lí, chi phí thấp, tiện lợi
đối với người được hưởng trợ cấp.
Cùng với sự phát triển của nước ta như hiện nay BHXH cũng cần nghiên cứu và
xem xét tới các phương thức thanh toán khác như chi trả gián tiếp qua hệ thống tài
khoản ngân hàng. Với sự phát triển của hệ thống ngân hàng như hiện nay thì tại
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
các thành phố có thể nghiên cứu và ứng dụng chó phương pháp chi trả hiện đại
này. Ưu điểm lớn nhất của phương thức này là nhanh chóng và tiết kiệm chi phí.
2.1.3. Quản lí đối tượng được hưởng và số tiền chi trả.
Quản lí chi trả trợ cấp BHXH yêu cầu cơ quan BHXH quản lí đối tượng được
hưởng theo từng loại chế độ, tình hình biến động tăng giảm và kiểm tra xác định
đúng đối tượng hưởng, quản lí số tiền chi trả theo từng kì thanh toán và đảm bảo
an toàn nguồn tiền mặt trong suốt quá trình chi trả.
- Quản lí người phụ thuộc: ngay từ khi thực hiện việc đăng kí tham gia
BHXH và ghi hồ sơ, phải cập nhật các thông tin chính xác về đối tượng phụ thuộc
đủ điều kiện hưởng trợ cấp.
- Lập báo cáo thống kê định kì về đối tưọng hưởng BHXH riêng cho từng
loại trợ cấp định kì hay một lần, chi tiết theo từng loại chế độ và tách riêng theo
từng đối tượng hưởng từ NSNN hay từ quỹ BHXH.
- Thiết kế, cải tiến và sửa đổi thủ tục xét hưởng trợ cấp đảm bảo đơn giảm,
khoa học nhưng vẫn nhanh chóng và chính xác. Kiểm tra kĩ các điều kiện hưởng
BHXH dựa vào các quy định về điều kiện hưởng cán bộ sẽ xem xét tư cách được
hưởng của đối tượng và nhanh chóng ra quyết định từ chối hay chấp nhận trợ cấp.
Để đảm bảo công việc trên được thực hiện nhanh chóng và chính xác yêu cầu cán
bộ xét hưởng phải có trình độ và đạo đức tốt và nhận thức rõ được tầm quan trọng
của công việc.
- Thu hồi số tiền chi sai nếu có căn cứ chính xác, xác định việc giả mạo hồ sơ
giấy tờ để được hưởng trợ cấp BHXH. Khi đó cơ quan BHXH phải ngừng ngay
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
việc thực hiện chi trợ cấp và nhanh chónh thu hồi số tiền đã chi sai về đồng thời
nhanh chóng có biện pháp xử lí thích đáng.
Kết quả chi BHXH Việt Nam thực hiện sau đổi mới 1995 được thể hiện ở bảng số
liệu 3.
Qua bảng 3 ta có thể nhận thấy BHXH Việt Nam số chi ngày càng tăng đặc biệt là
từ năm 2003 khi chi BHYT được tính vào chi BHXH. Tình hình chi của BHXH
Việt Nam có nhiều phức tạp vì những người về hưu trước năm 1995 còn hưởng
các chế độ do NSNN cấp, quỹ BHXH chỉ chi trợ cấp cho các lao động về hưu sau
1995. Đặc biệt năm 2002 BHYT chính thức chuyển sang BHXH nên chi còn bao
gồm cả mảng BHYT. Tỉ trọng chi từ nguồn ngân sách giảm, chi từ quỹ BHXH
tăng đều, điều này cũng phù hợp với thực tiễn đối tượng chi trả của NSNN theo
thời gian giảm dần, các đối tượng chi trả của quỹ BHXH ngày càng tăng. Theo
tình hình như hiện nay thì chi từ NSNN sẽ giảm và theo dự tính 2050 thì các đối
tượng này sẽ giảm hết và chi từ quỹ BHXH sẽ chiếm 100%, lúc đó NSNN chỉ
đóng vài trò hỗ trợ trong trường hợp cần thiết.
Năm 2004, toàn ngành giải quyết cho 93.289 người hưởng trợ cấp định kì, trong
đó có 70.000 người hưởng chế độ hưu trí và giải quyết cho 159.989 lượt người
hưởng trợ cấp một lần tăng 20.7% so với năm 2003. Khó khăn trong công tác này
là sau khi nghỉ lao động nhiều người đã chuyển đến nơi khác vậy nên việc giải
quyết các trợ cấp một lần là còn nhiều tồn đọng.
2.2. Chi quản lí hoạt động bộ máy.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -