Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Luận văn : Công tác quản lý tài tính Bảo hiểm Xã hội Việt Nam - ĐH Kinh tế Quốc dân - 4 pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.66 KB, 10 trang )

Ngày 16/12/2002 Chính phủ ban hành Nghị định số 100/CP quy định chức năng,
nhiệm cụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam. Trong đó khẳng
định BHXH Việt Nam là cơ quan sự nghiệp thuộc Chính phủ, có chức năng thực
hiện chính sách, chế độ BHXH, BHYT (gọi chung là BHXH) và quản lí Quỹ
BHXH theo quy định của pháp luật. Đến tháng 1/2003 Thủ tướng Chính phủ tiếp
tục ra Quyết định số 02/2003/QĐ- TTg ban hành về quy chế quản lí tài chính đối
với BHXH Việt Nam. Kèm theo đó là Quy chế quản lí tài chính đối với BHXH
Việt Nam bao gồm những quy định chung áp dụng trong quản lí tài chính.
2. Chính sách BHXH Việt Nam từ năm 1995 đến nay.
Nghị định số 12/CP ban hành ngày 26/1/1995 của chính phủ ban hành Điều lệ
BHXH áp dụng đối với cán bộ, công nhân, viên chức Nhà nước và mọi người lao
động theo loại hình BHXH bắt buộc để thực hiện thống nhất trong cả nước. Các
chế độ BHXH trong Điều lệ này gồm có: chế độ trợ cấp ốm đau, chế độ trợ cấp
thai sản, chế độ trợ cấp tai nạn lao động- bệnh nghề nghiệp, chế độ trợ cấp hưu trí,
chế độ trợ cấp tử tuất. Những người làm việc ở những đơn vị, tổ chức sau đây là
những đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc: các doanh nghiệp Nhà nước, các
doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có sử dụng từ 10 lao
động trở lên, người Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài, các tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam, các tổ chức kinh
doanh dịch vụ, doanh nghiệp thuộc các cơ quan hành chính sự nghiệp, đảng đoàn
thể, lực lượng vũ trang, các đơn vị hành chính sự nghiệp, đảng, đoàn thể, tổ chức
chính trị, chính trị- xã hội.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Ngày 15/7/1995 Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định 45/CP về Điều lệ BHXH
đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân,
công an nhân dân. Các chế độ BHXH này gồm có: chế độ trợ cấp ốm đau, chế độ
trợ cấp thai sản, chế độ trợ cấp tai nạn lao động- bệnh nghề nghiệp, chế độ hưu trí,
chế độ tử tuất.
Nghị định số 09/ 1998/NĐ- CP ngày 23/1/1998 của Chính phủ sửa đổi, bổ xung
một số điều củ Nghị định 50/CP ngày 26/7/2995 của Chính phủ về chế độ sinh
hoạt phí đối cới cán bộ xã, phường, thị trấn. Cán bộ cấp xã tham gia đóng BHXH


và hưởng chế độ hưu trí và mai táng là những cán bộ làm công tác Đảng, chính
quyền và trưởng các đoàn thể: Chủ tịch Mặt trận, Hội trưởng hội phụ nữ, Hội
trưởng hội nông dân, Hội trưởng Hội Cựu chiến binh, Bí thư đoàn THCS Hồ Chí
Minh và các cán bộ chưc danh chuyên môn là Văn phòng Uỷ ban nhân dân xã, địa
chính, tư pháp, tài chính- kế toán.
Chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo
dục, y tế, văn hoá, thể thao được quy định trong Nghị định số 73/ 1999/ NĐ- CP
ngày 19/8/1999. Nghị định này cho phép thành lập các cơ sở ngoài công lập dưới
các hình thức như bán công, dân lập, tư nhân hoạt động trong các lĩnh vực giáo
dục, y tế, văn hoá, thể thao nhưng phải phù hợp với quy hoạch của Nhà nước,
không theo mục đích thương mại và đúng theo quy định của của pháp luật. Người
lao động làm việc trong các cơ sở ngoài công lập được tham gia và hưởng mọi
quyền lợi về BHXH như người lao động trong các đơi vị công lập.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Đối với người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước
ngoài phải tham gia BHXH bắt buộc và được hưởng các chế độ BHXH hưu trí và
tử tuất. Điều này được quy định trong Nghị định số 52/1999/ NĐ- CP ban hành
ngày 20/9/1999.
Ngày 15/12/2000 Chính phủ ban hành Nghị định số 77/2000/NĐ- CP về việc điều
chỉnh mức tiền lương tối thiểu, mức trợ cấp, và sinh hoạt phí đối với các các đối
tượng hưởng lương, phụ cấp, trợ cấp và sinh hoạt phí. Trong đó có quy định tăng
mức tiền lương tối thiểu từ 180 000 đồng lên 210 000 đồng/ tháng. Cùng năm đó
Chính phủ cũng ban hành Nghị định số 71/2000/ NĐ-CP quy định việc kéo dài
thời gian công tác của cán bộ công chức đến độ tuổi nghỉ hưu. Tức là cán bộ công
chức đến tuổi nghỉ hưu được xem xét kéo dài thêm thời gian công tác đối với các
đối tượng làm công tác nghiên cứu, những người có học vị tiến sĩ, chức danh Giáo
sư, Phó giáo sư, những người có tài năng. Thời gian kéo dài có thể từ 1 đến 5 năm
với điều kiện cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng có nhu cầu và cán bộ, công chức đó
tự nguyện và có đủ sức khoẻ để làm việc.
Năm 2001 Chính phủ tiếp tục ra hai Nghị định 04/2001/NĐ-CP và 61/2001/NĐ-

CP. Nghị định 04 quy định chi tiết về một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân
dân Việt Nam năm 1999 về chế độ chính sách đối với sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ,
sĩ quan chuyển sang quân nhân chuyên nghiệp hoặc công chức quốc phòng. Nghị
định 61 quy định về tuổi nghỉ hưu của người lao động khai thác hầm lò. Tuổi nghỉ
hưu là 50, đủ 20 năm đóng BHXH và có ít nhất 15 năm làm công việc nêu trên.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Tuổi nghỉ hưu có thể tăng lên nhưng không quá 55 khi người lao động không đủ
số năm đóng BHXH.
Nghị định 100/ 2002/ NĐ- CP ngày 06/12/2002 của Chính phủ quy định về chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam. Trong đó nêu
rõ các vị trí, chức năng, có 19 điểm quy định quyền hạn và nhiệm vụ của BHXH
Việt Nam.
Ngày 9/9/2003 Chính phủ ban hành Nghị định số 01/2003/NĐ- CP đã sửa đổi, bổ
xung một số điều của Điều lệ BHXH Việt Nam.
3. Cơ cấu tổ chức, quản lí của BHXH Việt Nam.
Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội là cơ quan của Chính phủ thực hiện việc
quản lí Nhà nước về BHXH: xây dựng và trình ban hành pháp luật về BHXH; ban
hành các văn bản pháp quy về BHXH thuộc thẩm quyền; hướng dẫn, kiểm tra,
thanh tra việc thực hiện BHXH. Chính phủ thành lập hệ thống tổ chức BHXH
thống nhất để quản lí quỹ và thực hiện các chế độ, chính sách về BHXH theo quy
định của pháp luật.
Theo điều 3, Nghị định số 100/2002/ NĐ- CP có quy định: BHXH Việt Nam được
tổ chức, quản lí theo hệ thống dọc, tập trung, thống nhất từ Trung ương tới địa
phương, gồm có ba cấp:
1. Cấp Trung ương là BHXH Việt Nam.
2. Cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là BHXH tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương ( gọi chung là BHXH tỉnh) trực thuộc BHXH Việt Nam.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
3. Cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh là BHXH huyện, quận,
thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh ( gọi chung là BHXH huyện) trực thuộc BHXH

tỉnh.
BHXH Việt Nam được tổ chức thành hệ thống ngành dọc từ Trung ương xuống
địa phương. Cơ quan quản lí là Hội đồng quản lí BHXH Việt Nam, chịu trách
nhiệm trực tiếp trước Thủ tướng Chính phủ về các hoạt động chỉ đạo, điều hành và
quản lí của mình. Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của BHXH Việt Nam, do
Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm theo đề nghị của Hội đồng quản lí. Tổng giám đốc
chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ và Hội đồng quản lí về thực hiện
chính sách, chế độ BHXH và quản lí quỹ BHXH theo quy định của pháp luật.
Giúp việc cho tổng giám đốc là các Phó tổng giám đốc và các phòng ban nghiệp
vụ chuyên môn. Bộ máy quản lí giúp việc cho Tổng giám đốc tại BHXH Việt Nam
hiện nay gồm có:
1. Ban Chế độ chính sách BHXH.
2. Ban Kế hoạch- Tài chính.
3. Ban thu BHXH.
4. Ban chi BHXH.
5. Ban BHXH tự nguyện.
6. Ban giám định Y tế.
7. Ban tuyên truyền BHXH.
8. Ban Hợp tác quốc tế.
9. Ban Tổ chức cán bộ.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
10. Ban kiểm tra.
11. Văn phòng.
12. Trung tâm Nghiên cứu khoa học BHXH.
13. Trung tâm Công nghệ thông tin.
14. Trung tâm đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ BHXH.
15. Trung tâm lưu trữ.
16. Báo BHXH.
17. Tạp chí BHXH.
Theo điều 9 Nghị định 100/2002/NĐ- CP, tổ chức BHXH tỉnh và BHXH huyện

được tổ chức và hoạt động theo quy định của Tổng giám đốc. BHXH tỉnh, BHXH
huyện cũng có tư cách pháp nhân, có dấu, có tài khoản và trụ sở riêng.
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lí BHXH Việt Nam
(Theo Nghị định số 100/2002/CP- NĐ ngày 6/12/2002 của Chính Phủ)
II. Thực trạng của công tác quản lí tài chính BHXH Việt Nam.
1. Công tác quản lí thu.
Quản lí thu BHXH Việt Nam bao gồm: quản lí đối tượng tham gia, quản lí quỹ
lương của các đơn vị, quản lí tiền thu BHXH.
1.1.Quản lí đối tượng tham gia.
Đối tượng tham gia là những cá nhân, tổ chức có trách nhiệm đóng góp để tạo lập
quỹ BHXH. Hiện nay BHXH hiện chia các đối tượng này thành hai loại là: đối
tượng tham gia BHXH tự nguyện và đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc: là những người lao động và người sử dụng
lao động bắt buộc phải tham gia đóng góp BHXH theo pháp luật BHXH. Hiện nay
đối tượng áp dụng BHXH bắt buộc gồm:
- Người lao động làm việc theo hợp động lao động có thời hạn đủ ba tháng
trở lên và hợp đồng lao động không xác định thời hạn trong các doanh nghiệp, cơ
quan, tổ chức sau:
+ Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước.
+ Doanh nghiệp thành lập, hoạt động thẹo Luật Doanh nghiệp.
+ Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
+ Doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội.
+ Hộ sản xuất, kinh doanh cá thể, tổ hợp tác.
+ Các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội,
tổ chức chính trị- xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội
khác, lực lượng vũ trang.
+ Cơ sở bán công, dân lập, tư nhân thuộc các ngành văn hoá, y tế, giáo dục, đào
tạo, khoa học, thể dục, thể thao và các ngành sự nghiệp khác.
+ Trạm y tế xã, phường, thị trấn.

+Cơ quan tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp
Điều ước quốc tế mà nước ta kí kết hoặc tham gia có quy định khác.
+ Các tổ chức khác có sử dụng lao động.
- Cán bộ, công chưc, viên chức theo Pháp lệnh Cán bộ, công chức.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
- Người lao động, xã viên làm việc và hưởng tiền công theo hợp đồng lao
động từ đủ ba tháng trở lên trong các hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật
Hợp tác xã.
- Người lao động làm việc tại các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức theo các
hợp đồng có thời hạn dưới ba tháng khi hết hợp đồng lao động mà người lao động
tiếp tục làm việc hoặc giao kết hợp đồng mới đối với doanh nghiệp, tổ chức, cơ
quan đó thì phải tham gia BHXH bắt buộc.
- Người lao động ở trên đi thực tâp, học, công tác, điều dưỡng trong và ngoài
nước mà vẫn hưởng tiền lương hoặc tiền công thì cũng thuộc đối tượng thực hiện
BHXH bắt buộc.
- Các đối tượng lao động tại các doanh nghiệp nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm
nghiệp, diêm nghiệp được hưởng tiền công, tiền lương theo hợp đồng lao động từ
đủ ba tháng trở lên.( Đối với các lao động làm việc tại các doanh nghiệp nông
nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp đã thực hiện giao khoán đất có quy
định riêng).
Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện: là người lao động và người sử dụng lao
động không thuộc đối tượng quy định bắt buộc nhưng tự nguyện tham gia BHXH
cho chính họ và người lao động của họ. Họ có những đặc điểm sau:
+ Những người này thường thuộc khu vực lao động phi chính thức.
+ Công việc của họ phần lớn là thất thường và rất lưu động. Thu nhập nhìn chung
là thấp và không ổn định.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
+ Vì không có người sử dụng lao động nên việc tham gia BHXH của những đối
tượng này hoàn toàn không có sự đóng góp của ai khác ngoài chính bản thân họ.
Vì vậy những đối tượng này thường khó quản lí và khó thực hiện các công tác thu

nộp cũng như chi trả cho các đối tượng. Việc triển khai thực hiện BHXH đối với
các đối tượng này còn gặp nhiều khó khăn, song với mục tiêu tiến đến thực hiện
BHXH toàn dân, BHXH Việt Nam đang nghiên cứu trển khai và áp dụng những
biện pháp hữu hiệu đối với loại đối tượng này.
BHXH Việt Nam có những biện pháp quản lí các đối tượng tham gia thông qua
việc cấp sổ BHXH. Đây không chỉ là cách quản lí về số lượng mà còn quản lí cả
thời gian công tác, ngành nghề công tác, mức đóng, từ đó làm căn cứ để chi trả
cho các đối tượng. Việc quản lí cấp sổ được thực hiện thống nhất trên phạm vi cả
nước, các thông tin trong sổ mang tính chính xác. Quản lí việc cấp sổ là trách
nhiệm của cả người sử dụng lao động và cơ quan BHXH. Về phía người sử dụng
lao động là việc quản lí danh sách người lao động được cấp sổ cùng với mức
lương làm căn cứ xác định mức đóng BHXH và thực hiện báo cáo định kì về sự
biến động số lượng lao động. Về phía cơ quan BHXH là theo dõi việc cấp phát sổ
BHXH theo phân cấp và thực hiện báo cáo định kì lên cơ quan BHXH cấp trên về
tình hình cấp sổ. Theo quy định của Việt Nam hiện nay quy trình cấp sổ do cơ
quan BHXH cấp tỉnh thực hiện gồm sáu bước, đảm bảo tính thống nhất trong toàn
quốc, tránh những hiện tượng khai man, trường hợp giả giấy tờ để trục lợi từ
BHXH. Cụ thể:
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Bước 1: Lập và kiểm tra danh sách người lao động và người sử dụng lao động phải
tham gia theo luật định.
Bước 2: Chuẩn bị sổ cả về số lượng, chất lượng, đóng dấu giáp lai và ghi sổ
BHXH.
Bước 3: Cơ quan BHXH chịu trách nhiệm phổ biến cho người lao động linh hoạt
kê khai một cách thống nhất.
Bước 4: Xét duyệt và ghi sổ ban đầu.
Bước 5: Kí nhận của người lao động.
Bước 6: Kí xác nhận của người sử dụng lao động và cơ quan BHXH.
Chúng ta có thể tìm hiểu công tác quản lí đối tượng tham gia thông qua bảng số
liệu 1:

Bảng 1: Tình hình tham gia BHXH Việt Nam giai đoạn 1995- 2004.
Qua bảng 1 ta thấy số người tham gia BHXH ngày càng tăng đây cũng là một kết
quả tốt của BHXH Việt Nam. Năm 1995 mới chỉ có 2.275.998 người tham gia đến
nay BHXH Việt Nam đã có 6.344.508 người tham gia (ngày 31/12/2004), như vậy
là chỉ trong 10 năm số người tham gia đã tăng lên gấp gần 3 lần. Đặc biệt là năm
2004 số người tham gia tăng 25,13% so với năm 2003, qua bảng trên ta có thể
nhận thấy số người tham gia BHXH Việt Nam ngày càng tăng. Trong đó số lao
động tham gia BHXH bắt buộc đạt 5,7 triệu người; tăng 406.000 người (tăng 8%)
so với năm 2003. Trong đó có 122.000 người làm việc trong các doanh nghiệp
quốc doanh ( tăng 23%), 115.000 người làm việc trong các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoàI (tăng 16%) và 3.723 người làm việc trong các hợp tác xã ( tăng
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

×