Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Cơ cấu dân số vàng ở việt nam cơ hội, thách thức và các khuyến nghị chính sách

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 67 trang )


1








CƠ CẤU DÂN SỐ VÀNG Ở VIỆT NAM:
CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

GIANG THANH LONG
Khoa Kinh tế học, ĐH Kinh tế Quốc dân
Email:

BÙI THẾ CƯỜNG
Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ
Email:












2

LỜI CẢM ƠN
Báo cáo này được thực hiện trong khuôn khổ dự án VNM7PG0009 của Tổng
cục Dân số  Kế hoạch hóa Gia đình do Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tài
trợ. Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp tại Đại học Kinh tế
Quốc dân; Viện phát triển bền vững vùng Nam Bộ; Viện Khoa học Lao động và các
vấn đề xã hội, Vụ Bảo hiểm xã hội và Vụ Bảo trợ xã hội (Bộ Lao động, Thương
binh và Xã hội); Viện chiến lược và chính sách y tế (Bộ Y tế) và Viện Khoa học Tài
chính (Bộ Tài chính) đã cung cấp các tài liệu tham khảo cũng như chia sẻ, tranh
luận các quan điểm chính sách. Xin trân trọng cảm ơn các cán bộ dự án, đặc biệt là
ông Đinh Công Thoan, bà Tạ Thanh Hằng, bà Trịnh Thị Khánh, ông Nguyễn Văn
Tân và ông Ngô Khang Cường (Tổng cục Dân số  Kế hoạch hóa Gia đình) và ông
Bùi Đại Thụ, bà Trần Thị Vân và bà Lê Thị Phương Mai (UNFPA Hà nội), đã tạo
điều kiện tốt nhất cũng như góp ý cụ thể để chúng tôi có thể cải thiện nội dung báo
cáo này. Chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Nguyễn Đình Cử (Viện
Dân số và các vấn đề xã hội, ĐH Kinh tế Quốc dân) vì những trao đổi, góp ý sâu
sắc với báo cáo.
Chúng tôi xin chịu trách nhiệm về mọi phân tích và quan điểm chính sách
trong báo cáo. Tổng cục Dân số  Kế hoạch hóa Gia đình, Quỹ Dân số Liên hợp
quốc và các tổ chức, cá nhân liên quan không chịu trách nhiệm về các quan điểm
đó. Mọi góp ý xin gửi đến Giang Thanh Long qua email

3

MỤC LỤC
Tóm tắt 4

Tóm tắt chi tiết 5


I. GIỚI THIỆU 11

II. DÂN SỐ VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 12

1. Ba luận điểm về mối liên hệ dân số và tăng trưởng kinh tế 12

2. Cơ cấu dân số vàng và tăng trưởng kinh tế ở một số nước 14

III. DÂN SỐ VIỆT NAM: ĐẶC ĐIỂM CƠ CẤU TUỔI VÀ GIAI ĐOẠN CƠ CẤU
VÀNG
23

1. Đặc điểm cơ cấu tuổi của dân số Việt Nam trong thời gian qua 23

2. Dự báo dân số và giai đoạn “cơ cấu dân số vàng” ở Việt Nam 25

IV. CƠ CẤU DÂN SỐ VÀNG: CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ CÁC KHUYẾN
NGHỊ CHÍNH SÁCH
28

1. Chính sách giáo dục và đào tạo 29

2. Chính sách lao động, việc làm và nguồn nhân lực 34

3. Chính sách dân số và y tế 42

4. Chính sách an sinh xã hội toàn diện, hướng đến dân số già 47

V. MỘT SỐ KẾT LUẬN 53


Tài liệu tham khảo 56












4

TÓM TẮT
Từ lâu, các nhà dân số học đã nỗ lực tìm hiểu tác động qua lại giữa dân số và kinh
tế. Những năm gần đây, các nhà dân số học càng quan tâm đến các hiện tượng dân
số với nhiều thuật ngữ như “cửa sổ dân số”, “cơ hội dân số”, “cơ cấu dân số vàng”
và “lợi tức dân số”. Báo cáo này nhằm mục đích: (1) Tóm tắt những quan điểm
đánh giá tác động của dân số đến tăng trưởng và phát triển kinh tế với những luận
điểm mang tính lý thuyết cũng như các nghiên cứu thực chứng ở một số nước trên
thế giới, (2) Phân tích tình hình biến động cơ cấu dân số theo tuổi ở Việt Nam trong
thời gian qua và chỉ ra giai đoạn mà “cơ cấu dân số vàng” xuất hiện với những thời
cơ và thách thức, và (3) dựa trên kinh nghiệm và nghiên cứu thực chứng trong nước
và quốc tế, báo cáo gợi ý các nhóm chính sách quan trọng để tận dụng triệt để cơ
hội dân số này cho quá trình tăng trưởng và phát triển ở Việt Nam trong những thập
kỷ tới.



5

TÓM TẮT CHI TIẾT
Các dự báo dân số Việt Nam đều cho thấy kỷ nguyên “dân số vàng” sẽ xuất
hiện ở Việt Nam trong một vài năm nữa, và đây là cơ hội “vàng” để Việt Nam hạ
thấp tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em, đẩy mạnh giáo dục và đào tạo, sử dụng
nguồn lao động dồi dào cho tăng trưởng và phát triển kinh tế. Báo cáo này dựa trên
các dự báo dân số đó để chỉ ra sự biến động cơ cấu tuổi của dân số theo thời gian để
thấy được sự biến đổi cơ cấu dân số theo tuổi ở Việt Nam trong quá khứ và tương
lai. Để tận dụng được cơ cấu dân số vàng, báo cáo tập trung phân tích cơ hội, thách
thức và đưa ra một số kiến nghị cho bốn nhóm chính sách chủ yếu, đó là chính sách
giáo dục và đào tạo, chính sách lao động, việc làm và nguồn nhân lực; chính sách
dân số và y tế; và chính sách an sinh xã hội toàn diện hướng đến dân số già trong
vài thập kỷ nữa.
Cơ hội, thách thức và một số khuyến nghị chính sách chủ yếu của bốn nhóm
chính sách này như sau:
Chính sách giáo dục và đào tạo:
 Cơ hội:
- Số lượng và tỷ lệ trẻ em sẽ giảm nên có điều kiện nâng cao chất lượng giáo
dục tiểu học và PTCS.
- Lực lượng lao động lớn và quá trình tái cấu trúc nền kinh tế sẽ tạo ra nhu cầu
lớn về đào tạo nghề.
- Dân số cao tuổi có trình độ học vấn, kỹ năng đã tăng lên và vẫn hoạt động
kinh tế nên việc tham gia đào tạo thế hệ trẻ sẽ tạo hiệu ứng tích cực.
 Thách thức:
- Khả năng tiếp cận đến dịch vụ giáo dục rất khác biệt giữa các nhóm dân số,
trong đó người nghèo và thiểu số có khả năng tiếp cận rất thấp.
- Kết quả giáo dục chưa cao và chưa thể đáp ứng yêu cầu hiện nay; chất lượng
giáo dục rất khác biệt giữa các nhóm dân số.
- Đầu tư cho giáo dục chưa có hiệu quả cao và đúng trọng tâm.

 Khuyến nghị chính sách:
- Giảm bớt đào tạo giáo viên tiểu học và PTCS; giảm xây trường lớp tiểu học
và PTCS; tăng cường nguồn lực cho nâng cao chất lượng.

6

- Mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo nghề theo nhu cầu thị trường lao
động.
- Đẩy mạnh giáo dục kỹ năng, hành vi và kiến thức xã hội, đặc biệt cho thiếu
niên, thanh niên.
- Cải thiện chương trình đào tạo cho phù hợp với yêu cầu khách quan.
- Khuyến khích người cao tuổi có trình độ chuyên môn, kỹ năng, đặc biệt
trong các ngành kỹ thuật, sản xuất, tiếp tục tham gia đóng góp cho việc đào
tạo.
Chính sách lao động, việc làm và nguồn nhân lực:
 Cơ hội:
- Lực lượng lao động lớn và trẻ.
- Nếu lao động có kỹ năng, Việt Nam có thể trở thành đối tác sản xuất tốt của
các nước phát triển.
- Lợi tức “vàng” được phát huy tối đa khi tỷ lệ lao động có việc làm cao.
- Người cao tuổi, đặc biệt là người có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, tiếp
tục làm việc là nguồn nhân lực tốt.
 Thách thức:
- Lực lượng lao động dồi dào nhưng thiếu kỹ năng.
- Thị trường lao động bất bình đẳng về giới.
- Tỷ lệ lao động nông nghiệp cao, số lượng lớn trong khi ruộng đất ít.
- Tỷ lệ thất nghiệp (dù là tạm thời) của thanh niên rất lớn.
 Khuyến nghị chính sách:
- Đa dạng hóa ngành nghề ở khu vực nông thôn và thúc đẩy chất lượng của
các ngành sử dụng nhiều lao động.

- Tăng cơ hội việc làm, đặc biệt là cho thanh niên.
- Bình đẳng giới trên thị trường lao động.
- Lập chiến lược toàn diện về phát triển nguồn nhân lực, trong đó đào tạo nghề
đóng vai trò quan trọng.
- Đảm bảo nguồn tài chính cho đầu tư, tăng trưởng.
- Chính sách di dân đảm bảo phân bố dân số và lao động hợp lý cho các vùng,
khu vực.

7

- Thúc đẩy xuất khẩu lao động với vai trò tạo việc làm và thu nhập có chất
lượng.
Chính sách dân số và y tế:
 Cơ hội:
- Dân số trẻ em giảm nên có nhiều nguồn lực hơn cho việc nâng cao chất
lượng dịch vụ y tế; giảm tỷ lệ chết trẻ sơ sinh và trẻ em; giảm suy dinh
dưỡng…
- Dù tiềm năng sinh đẻ tăng lên (vì phụ nữ 15-49 tăng cho đến 2020) nhưng
với trình độ giáo dục được nâng cao và ý thức kế hoạch hóa gia đình đã phổ
biến và bền vững nên chính sách dân số phù hợp sẽ thúc đẩy việc giảm tốc
độ tăng dân số và nâng cao chất lượng nhân lực.
- Dân số cao tuổi tăng nhưng nếu khỏe mạnh sẽ đóng góp đáng kể cho nền
kinh tế bằng cách hoạt động kinh tế và giảm thiểu chi phí y tế.
 Thách thức:
- Phát triển gây ô nhiễm môi trường hệ lụy nặng nề đến sức khỏe và vấn đề dị
tật bẩm sinh
- Sức khỏe sinh sản đã cải thiện nhưng vẫn còn nhiều thách thức đặc biệt là
HIV và nạo phá thai.
- Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em còn lớn, nhất là miền núi.
- Xu hướng và nguyên nhân chết thay đổi nhanh chóng.

- Khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế của các nhóm dân số rất khác nhau.
- Bạo lực gia đình, lao động trẻ em… làm giảm chất lượng dân số trẻ tuổi và
dẫn đến nhiều tổn thất xã hội.
- Sức khỏe vị thành niên đối mặt với các thách thức đáng báo động.
- Dân số già và yếu sẽ gây ra gánh nặng lớn cho cả xã hội.
 Khuyến nghị chính sách:
- Chính sách kế hoạch hóa gia đình và chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
phải thực hiện linh hoạt, tùy thuộc điều kiện từng vùng, khu vực. Tuyên
truyền giá trị gia đình ít con và có chất lượng.
- Chính sách di cư thúc đẩy việc phân bố dân số và phân công lao động phù
hợp hơn cho từng vùng, khu vực.
- Đầu tư sâu rộng hơn vào các chương trình chăm sóc bà mẹ và trẻ em.

8

- Đẩy mạnh giáo dục và cung cấp dịch vụ sức khỏe sinh sản.
- Thúc đẩy cộng đồng, các tổ chức tham gia việc chống lại nạn bạo hành,
ngược đãi phụ nữ, trẻ em…
Chính sách an sinh xã hội toàn diện hướng về dân số già:
 Cơ hội:
- Lực lượng lao động lớn hơn nhiều so với lực lượng phụ thuộc sẽ đóng góp
lớn cho quỹ an sinh xã hội và thúc đẩy sự bền vững về tài chính.
- Do tuổi thọ tăng lên, sức khỏe người cao tuổi tốt hơn nên tỷ lệ người cao tuổi
tham gia hoạt động kinh tế còn lớn. Vì thế, việc sử dụng nhóm dân số này sẽ
giảm bớt chi phí y tế và hưu trí so với khi họ không hoạt động kinh tế.
- Lao động cao tuổi có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy giá trị truyền thống
của gia đình, dân tộc – các yếu tố “an sinh” hết sức quan trọng hiện nay.
 Thách thức:
- Hộ gia đình – nguồn “an sinh” chủ yếu hiện nay của người cao tuổi – có thể
bị phá vỡ cơ cấu do tác động của biến đổi kinh tế và dân số (do ít con hoặc

con cái di cư…).
- Hệ thống hưu trí hiện nay sẽ đối mặt với thách thức tài chính và công bằng,
một phần là do dân số già trong tương lai.
- Các chương trình mục tiêu dành cho các nhóm yếu thế được thực hiện nhưng
chưa đạt hiệu quả cao.
 Khuyến nghị chính sách:
- Cần cải cách hệ thống hưu trí hiện nay sang tài khoản cá nhân với bước
chuyển tiếp là tài khoản cá nhân tượng trưng. Đa dạng hóa các hình thức bảo
hiểm để các nhóm đối tượng có khả năng tiếp cận tốt hơn.
- Hệ thống trợ cấp xã hội cần hướng đến hình thức phổ cập.
- Bảo vệ người cao tuổi trước các rủi ro về y tế, thu nhập… bằng các hình thức
bảo hiểm đa dạng, trong đó có BHXH tự nguyện và bảo hiểm bổ sung tuổi
già cần được chú trọng ngay từ bây giờ.
- Chú trọng vào các chương trình trợ cấp để giảm nghèo cho trẻ em và thanh
niên.
Ngoài những chính sách cụ thể trên, việc nhận thức đúng vai trò của dân số
trong phát triển, tạo môi trường chính sách phù hợp để các yếu tố dân số phát huy

9

và thúc đẩy việc nghiên cứu chính sách dân số thiết thực, có trọng tâm là những
bước cần làm đối với các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách.




10




“Thất bại trong việc tận dụng các cơ hội dân số có thể tác động tiêu
cực đến triển vọng tương lai một khi tình trạng thất nghiệp lan rộng,
các quan hệ xã hội bị xói mòn và các nguồn lực bị cạn kiệt bởi dân số
già hóa. Biến động dân số tác động một cách cơ bản và mạnh mẽ đến
cơ cấu hộ gia đình, đến vị thế của phụ nữ và trẻ em, và đến cách thức
lao động… Các nhà hoạch định chính sách phải nắm bắt được xu
hướng biến động dân số và xây dựng các chính sách nhằm tận dụng
những tác động tích cực của những biến động đó đến tăng trưởng kinh
tế… Đánh giá và hiểu đúng các thách thức về nhân khẩu học cần phải
là một ưu tiên của chính phủ các nước…”

Bloom, D. E., D. Canning, and J. Sevilla. (2003). The Demographic
Dividend. A New Perspective on the Economic Consequence of Population
Change: trang 82. Santa Monica, CA: RAND.




11

I. GIỚI THIỆU
Trong quá trình phát triển kinh tế, nhiều nước đã trải qua giai đoạn bùng nổ
dân số với tỷ suất sinh tăng đột biến gắn liền với tỷ suất chết giảm mạnh. Trước bối
cảnh đó, chính phủ các nước đã nỗ lực kiểm soát dân số khiến cho tỷ suất sinh giảm
và tốc độ tăng dân số chậm lại. Hệ quả của các chính sách dân số này là quá trình
chuyển đổi cơ cấu tuổi diễn ra nhanh chưa từng có với những hàm ý chính sách
quan trọng cho tăng trưởng và phát triển kinh tế. Một vấn đề quan trọng đã và đang
được chính phủ nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển, bàn
luận đến trong chiến lược tăng trưởng và phát triển kinh tế gắn liền với quá trình
dân số nêu trên là tận dụng “cơ cấu dân số vàng”. Lý do cơ bản của mối quan tâm

này là “cơ cấu dân số vàng” – tình trạng dân số với tỷ lệ phụ thuộc thấp và tỷ lệ dân
số trong độ tuổi lao động cao – sẽ không kéo dài mãi mãi và “lợi tức” từ cơ cấu
“vàng” sẽ không tự đến nếu chính phủ các nước không có chính sách phù hợp.
Bloom và cộng sự (2003), Ross (2004), Mason và cộng sự (2008) và nhiều nhà
nghiên cứu khác đã chỉ ra điều này bằng các nghiên cứu thực chứng cho nhiều nước
với trình độ phát triển kinh tế khác nhau.
Dân số Việt Nam trải qua nhiều thời kỳ phát triển khác nhau cùng với những
biến động lịch sử nên đã chứng kiến sự thay đổi lớn về tỷ suất sinh và tỷ suất chết.
Với chính sách kế hoạch hóa gia đình được tiến hành từ những năm 1960 cho đến
nay, tổng tỷ suất sinh đã giảm nhanh chóng từ mức 4,8 năm 1979 xuống mức 2,33
vào năm 1999 và 2,08 vào năm 2007, tức là tổng tỷ suất sinh đã đạt mức thay thế.
Gắn liền với quá trình này là biến động của tỷ số phụ thuộc chung giảm từ mức 98
vào năm 1979 xuống 70 vào năm 1999 và 54 vào năm 2007 (Tổng cục Thống kê,
2008). Việt Nam hiện nay đang trong giai đoạn chuyển đổi nhân khẩu học với sự
biến động mạnh mẽ của cơ cấu dân số theo tuổi, trong đó dân số trong độ tuổi lao
động đang gia tăng nhanh và tỷ số phụ thuộc chung giảm mạnh. Cũng trong giai
đoạn này, chính sách cải cách từ công cuộc Đổi mới đã chuyển Việt Nam từ một
nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường với những thành tựu kinh tế và xã
hội hết sức ấn tượng (Haughton và cộng sự, 1999, 2001; Glewwe và cộng sự, 2004).
Để phát huy được các thành tựu đó, chiến lược dân số phải trở thành một trong
những chiến lược quan trọng hàng đầu cho giai đoạn phát triển KT-XH tiếp theo,
đặc biệt là giai đoạn 2011-2020 với mục tiêu cơ bản trở thành một nước công

12

nghiệp và được xếp vào nhóm các nước có thu nhập trung bình. Trong hàng loạt câu
hỏi chính sách và chiến lược có liên quan đến dân số thì một số câu hỏi hết sức quan
trọng cần phải được nghiên cứu, phân tích cụ thể như biến động cơ cấu tuổi ở Việt
Nam đang và sẽ diễn ra theo xu hướng nào; giai đoạn “cơ cấu dân số vàng” diễn ra
trong thời gian nào và Việt Nam phải có chiến lược, chính sách gì thích ứng để tận

dụng triệt để “cơ cấu dân số vàng” của mình nhằm duy trì tăng trưởng và phát triển
kinh tế, xã hội. Nhu cầu nghiên cứu vấn đề này thực sự cấp bách bởi vì, cùng với sự
gia tăng của dân số trong độ tuổi lao động, dân số Việt Nam cũng sẽ bước vào giai
đoạn già hóa dân số trong một vài năm tới với những dấu hiệu rõ rệt từ cuối những
năm 1990 (Giang và Pfau, 2007; Nguyễn Thế Huệ, 2008). Không tận dụng được
giai đoạn “vàng” của dân số, Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn khi tỷ số phụ thuộc
chung lại có xu hướng tăng với tác động chủ yếu từ sự gia tăng tỷ số phụ thuộc
người già.
Đáp ứng nhu cầu đó, báo cáo này sẽ cung cấp cơ sở và luận chứng về tác
động của “cơ cấu dân số vàng” như một cơ hội dân số tốt nhất đến tăng trưởng
thông qua tóm tắt các luận điểm lý thuyết và nghiên cứu thực chứng ở một số nước
trên thế giới. Báo cáo cũng sẽ phân tích số liệu quá khứ và một số dự báo dân số
Việt Nam hiện có nhằm chỉ ra giai đoạn “cơ cấu dân số vàng” và gợi ý những nhóm
chính sách quan trọng để có thể tận dụng cơ hội dân số này.
Báo cáo gồm có năm phần chính. Trong phần II tiếp theo, chúng tôi sẽ tóm
lược các luận điểm lý thuyết và kinh nghiệm của một số nước trên thế giới trong
việc đưa yếu tố dân số vào chính sách tăng trưởng kinh tế. Phần III trình bày tổng
quan những đặc điểm cơ cấu tuổi dân số và giai đoạn “cơ cấu dân số vàng” ở Việt
Nam, trong khi phần IV chỉ ra cơ hội, thách thức cũng như một số đề xuất chính
sách cho giai đoạn “cơ cấu dân số vàng”. Trong phần V, chúng tôi sẽ trình bày một
vài kết luận của báo cáo.
II. DÂN SỐ VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ: LUẬN ĐIỂM VÀ KINH
NGHIỆM CÁC NƯỚC
1. Ba luận điểm về mối liên hệ dân số và tăng trưởng kinh tế
1

Trong những năm gần đây, yêu cầu tìm hiểu và đánh giá cụ thể hơn mối quan
hệ giữa biến động dân số với tăng trưởng kinh tế ngày càng cấp thiết hơn. Đặc biệt

1

Phần này dựa chủ yếu vào nghiên cứu của Bloom và cộng sự (2003)

13

với các nước đang phát triển đang trải nghiệm những biến động dân số mạnh mẽ do
tác động của các chính sách dân số thì nhu cầu này lại càng cấp thiết hơn bao giờ
hết. Cho đến nay, lịch sử dân số học đã trải qua ba quan điểm về mối quan hệ giữa
dân số và tăng trưởng kinh tế với những lý luận và bằng chứng khác nhau: (1) Lý
thuyết dân số học “bi quan” với lập luận chủ yếu là tăng dân số tác động tiêu cực
đến tăng trưởng kinh tế; (2) Lý thuyết dân số học “lạc quan” lại cho rằng tăng dân
số có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế; và (3) Lý thuyết dân số học “trung
tính” cho rằng dân số tác động đến tăng trưởng kinh tế theo chiều hướng tích cực
hay tiêu cực còn tùy thuộc vào nhiều điều kiện khác.
1.1. Lý thuyết dân số học “bi quan”
Người khởi xướng lý thuyết này là Thomas Malthus thông qua cuốn sách
Thực chứng về quy luật dân số của ông viết năm 1789. Ông cho rằng, trong bối
cảnh nguồn lực bị giới hạn, nhu cầu lương thực ngày càng tăng và tiến bộ công
nghệ chậm chạp sẽ làm trầm trọng hơn sức ép từ việc tăng dân số. Vì thế, nhu cầu
lương thực sẽ luôn thấp hơn mức cần thiết và điều này sẽ chỉ dừng lại khi mức tăng
dân số bị chậm lại do tỷ lệ chết cao hơn. Đặc biệt từ cuối thập niên 1940 cho đến
những năm 1970, hàng loạt nghiên cứu với luận điểm “bi quan” cho rằng dân số ảnh
hưởng hết sức tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế vì dân số tăng nhanh sẽ đe dọa đến
nguồn cung lương thực và tài nguyên tự nhiên. Các nhà hoạch định chính sách ủng
hộ luận điểm này đã tiến hành thực hiện hàng loạt chính sách dân số nghiêm ngặt
nhằm giảm tỷ lệ sinh. Họ cho rằng tốc độ tăng dân số chậm sẽ cải thiện tăng trưởng
kinh tế vì nguồn lực sẽ được tiết kiệm và sử dụng cho mục đích thúc đẩy tăng
trưởng thay vì được sử dụng cho mục đích sinh sản, cũng như góp phần giảm tải
cho cơ sở hạ tầng và môi trường. Một ví dụ được đưa ra là những cải tiến trong
nông nghiệp ở Trung Quốc đã góp phần cải thiện đời sống, nhưng vì tăng trưởng
dân số quá nhanh nên mức cải thiện đó hầu như không đáng kể.

1.2. Lý thuyết dân số học “lạc quan”
Vào đầu những năm 1980, hàng loạt nghiên cứu thực chứng đã chỉ ra những
lập luận không thuyết phục của lý thuyết dân số học “bi quan”, trong đó quan trọng
nhất là lý thuyết này không tính đến tầm quan trọng của công nghệ và mức tích tụ
nhân lực trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế. Các nghiên cứu này –
thuộc nhóm lý thuyết dân số học “lạc quan” – cho rằng tăng dân số có thể tạo ra

14

một nguồn lực kinh tế quan trọng. Họ lập luận rằng dân số tăng lên cũng có thể làm
tăng mức tích tụ nhân lực và quốc gia có dân số lớn có thể tận dụng tính quy mô để
hấp thụ các tri thức, công nghệ cần thiết cho tăng trưởng. Nghiên cứu của Simon
(1981) [theo trích dẫn của Bloom và cộng sự, 2003] chỉ ra rằng tăng dân số nhanh
có thể có những tác động tích cực đến phát triển kinh tế vì dân số tăng có thể tạo
sức ép phải cải tiến công nghệ sản xuất – một nhân tố quan trọng của tăng trưởng
dài hạn. Một ví dụ khác là “Cách mạng xanh” từ những năm 1950 đã làm tăng sản
lượng nông nghiệp thế giới lên gần bốn lần dù chỉ sử dụng thêm 1% đất đai, và nó
đã giải quyết được nhu cầu cho một lượng lớn dân số.
1.3. Lý thuyết dân số học “trung tính”
Vào đầu những năm 1990, một nhóm các nhà dân số học khác lại đánh giá
tác động của tăng dân số đến tăng trưởng kinh tế ở một góc độ rộng hơn và thận
trọng hơn. Họ đại diện cho những người theo lý thuyết dân số học “trung tính” với
quan điểm cho rằng tăng dân số tác động đến tăng trưởng kinh tế qua nhiều kênh
khác nhau mà những kênh này có thể lại tác động tích cực hoặc tiêu cực đến tăng
trưởng kinh tế. Ví dụ, Srinivan (1988) cho rằng tăng trưởng kinh tế là sản phẩm của
hàng loạt các chính sách và thể chế phù hợp chứ không chỉ đơn thuần là do nhân tố
dân số. Ba lĩnh vực quan trọng được tập trung nghiên cứu trong dòng lý thuyết này
nhằm đánh giá tác động của tăng dân số đến tăng trưởng kinh tế là tài nguyên tự
nhiên, tiết kiệm, và phương thức đa dạng hóa nguồn lực.
2. Cơ cấu dân số vàng và tăng trưởng kinh tế ở một số nước

Từ những tóm tắt nêu trên, một điều hết sức rõ ràng là chúng ta có thể ủng hộ
bất kỳ luận điểm nào trong số ba luận điểm nêu trên khi phân tích tác động của tăng
dân số đến tăng trưởng kinh tế nếu có thể xây dựng được các mô hình lý thuyết và
thực chứng với những số liệu cần thiết để bảo vệ luận điểm của mình. Tuy nhiên,
điểm chung nhất có thể thấy là các lý thuyết này đánh giá tác động của tăng dân số
đến tăng trưởng và phát triển kinh tế chủ yếu qua hai nhân tố chính là tốc độ tăng
dân số và quy mô dân số, nhưng lại đã bỏ qua một cấu thành hết sức quan trọng là
cơ cấu tuổi của dân số. Cơ cấu tuổi thể hiện sự phân bố tổng dân số theo các độ tuổi
hay nhóm tuổi khác nhau. Do mỗi nhóm tuổi trong dân số có một đặc trưng khác
nhau (ví dụ như lao động, tiêu dùng…) nên chúng sẽ có những tác động khác nhau
về mặt kinh tế. Ví dụ, nhóm dân số trẻ cần được đầu tư nhiều cho sức khỏe và giáo

15

dục để có thể tạo ra một lực lượng lao động tốt, trong khi nhóm dân số cao tuổi cần
được đầu tư một hệ thống chăm sóc y tế tốt cùng với một hệ thống hưu trí và trợ cấp
xã hội bền vững. Khi quy mô của các nhóm tuổi này thay đổi cũng đồng nghĩa với
sức ép và cơ hội kinh tế sẽ thay đổi theo bởi chúng sẽ tác động đến mức tăng trưởng
kinh tế và thu nhập bình quân đầu người. Vì lý do này mà bên cạnh việc quan tâm
đến quy mô và tốc độ thay đổi dân số, các nhà hoạch định chính sách cần phải tính
đến sự thay đổi cơ cấu tuổi của dân số trong các chiến lược phát triển của mình. Nói
cụ thể hơn, họ phải tính toán xem khi nào dân số đạt được “cơ cấu vàng”, cơ cấu
này sẽ kéo dài trong bao lâu, và phải tận dụng cơ cấu này thế nào cho quá trình tăng
trưởng và phát triển kinh tế, xã hội.
Vậy “cơ cấu dân số vàng” là gì và các nước đã áp dụng các chiến lược, chính
sách gì để tận dụng nguồn lực dân số trong bối cảnh đó? Phần tiếp theo sẽ trả lời
các câu hỏi này.
2.1. Khái niệm “cơ cấu dân số vàng”
Khi bàn luận tác động của dân số đến phát triển kinh tế  xã hội, đặc biệt đối
với các chương trình, chính sách xã hội dài hạn, chúng ta thường đề cập đến khả

năng “gánh đỡ” của bộ phận dân số lao động đối với bộ phận dân số phụ thuộc. Nói
cách khác, chúng ta bàn luận về tỷ số phụ thuộc của dân số. Có ba tỷ số phụ thuộc,
đó là tỷ số phụ thuộc trẻ em (được tính bằng tỷ số giữa số trẻ em với 100 người
trong độ tuổi lao động); tỷ số phụ thuộc già (được tính bằng tỷ số giữa số người cao
tuổi với 100 người trong độ tuổi lao động); và tỷ số phụ thuộc chung (được tính
bằng tổng hai tỷ số phụ thuộc trên).
2
Tỷ số phụ thuộc chung cho biết trung bình 100
người trong độ tuổi lao động phải “gánh đỡ” cho bao nhiêu người ngoài độ tuổi lao
động. Khi tỷ số phụ thuộc chung nhỏ hơn 50 thì “gánh nặng” thấp bởi trung bình
một người ngoài độ tuổi lao động được “hỗ trợ” bởi hơn hai người trong độ tuổi lao
động. Khi dân số đạt được tỷ số phụ thuộc chung như vậy, chúng ta coi dân số đó
đang đạt “cơ cấu vàng”. “Cơ cấu dân số vàng” sẽ kết thúc khi tỷ số phụ thuộc chung
bắt đầu tăng trở lại và vượt ngưỡng 50. Theo Ross (2004), khi dân số trong giai

2
Lưu ý, tùy thuộc vào định nghĩa độ tuổi lao động của mỗi nước mà tỷ số phụ thuộc chung tính khác nhau.
Ví dụ, hầu hết các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) tính tỷ số phụ thuộc chung
bằng tỷ số giữa tổng dân số dưới 16 tuổi và trên 65 tuổi với 100 người độ tuổi 16-64 tuổi. Trong báo cáo này,
khi đề cập đến “cơ cấu dân số vàng” của Việt Nam, chúng tôi ngụ ý rằng tỷ số phụ thuộc chung được tính
bằng tỷ số giữa tổng số trẻ em (0-14) và người già (60 trở lên) với 100 người trong độ tuổi lao động (15-59).


16

đoạn “cơ cấu vàng”, nguồn lực đầu tư cho nhóm dân số trẻ sẽ cần ít hơn và có thể
được sử dụng vào phát triển kinh tế và phúc lợi hộ gia đình. Những lợi ích kinh tế
có được từ sự thay đổi cơ cấu dân số được gọi là “lợi tức dân số” và vì thế “lợi tức
dân số vàng” là mục tiêu mà chính phủ các nước phải tận dụng triệt để khi dân số
đạt cơ cấu “vàng”.

2.2. “Cơ cấu dân số vàng” và tăng trưởng kinh tế ở một số nước
Những nghiên cứu thực nghiệm gần đây cho thấy tác động của biến động dân
số đến tăng trưởng kinh tế ở mức độ nào phụ thuộc vào cách thức biến động cơ cấu
tuổi dân số cũng như một số các nhân tố môi trường, chính sách. Nhìn chung, tốc độ
tăng dân số cao có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, nhưng mức giảm này
phụ thuộc vào điều kiện tăng trưởng và xuất phát điểm của từng nền kinh tế, từng
khu vực.
Hình 1. Quan hệ tăng dân số và tăng trưởng kinh tế, 1975-2004


Châu Á Châu Âu


Châu Phi Châu Mỹ La tinh
Chú thích: Các đường trong các hình vẽ thể hiện quan hệ giữa tốc độ tăng GDP bình quân đầu người với
tốc độ tăng dân số trong giai đoạn 1975-2004.
Nguồn: Cục Tham chiếu Dân số (2007).
Hình 1 mô tả mối quan hệ giữa tăng dân số và tăng trưởng kinh tế ở Châu Á,
Châu Âu, Châu Mỹ La tinh và Châu Phi trong giai đoạn 1975-2004. Có thể thấy,
tăng dân số có tác động rất khác nhau với từng khu vực và quốc gia. Ví dụ, cùng với
-1
0
1
2
3
4
5
6
7
8

-10 -5 0 5 10 15
Population Growth
GDP per Capita Growth
Rate

Growing
Growing
Declining
population

Declining
Nicaragua
Dominican Republic
Trinidad and Tobago
Tốc độ tăng
dân số
-1
0
1
2
3
4
5
6
7
8
-10 -5 0 5 10 15
Population Growth Rate
GDP per Capita Growth Rate
Growing population

Growing econo
my

Declining population

Declining economy

Botswan
Lesoth
Sierra
Leone

Tốc độ tăng
dân số
-1
0
1
2
3
4
5
6
7
8
-10 -5 0 5 10 15
Population Growth Rate
GDP per Capita Growth Rate

Growing population
Growing economy

Declining population

Declining economy
Albani
a

Moldov
Sloveni
Tốc độ tăng
dân số
Giảm
-1
0
1
2
3
4
5
6
7
8
-10 -5 0 5 10 15
Population Growth
GDP per Capita Growth
Rate

Growing
population

Growing

Declining
population

Declining
Chin
a

Kuwait Malaysia
Tốc độ tăng
dân số
Giảm
Tăng


17

tốc độ tăng dân số khoảng 1,5% trong giai đoạn 1975-2004 nhưng Trung Quốc có
tốc độ tăng GDP bình quân đầu người ở mức 7,4%, trong khi Trinidad và Tobago
chỉ đạt khoảng 3,5%.
Hình 2. Giai đoạn “cơ cấu dân số vàng” ở một số nước trên thế giới












Nguồn: Cục Tham chiếu Dân số (2007).
Hình 2 thể hiện thời gian diễn ra “cơ cấu dân số vàng” của một số nước trên
thế giới. Rõ ràng, mỗi nước sẽ có một giai đoạn dân số đạt “cơ cấu vàng” khác nhau
với thời điểm xuất phát và kết thúc khác nhau, phụ thuộc vào biến động dân số của
nước đó. Biến động dân số, cụ thể là mức sinh và mức chết, tác động đến phân bố
tuổi dân số và tạo ra “cơ cấu dân số vàng” – là một cơ chế tiềm tàng tác động đến
thành công kinh tế. Tuy vậy, điều đó sẽ chỉ xảy ra khi một nước có các thể chế xã
hội, kinh tế, chính trị cũng như các chiến lược, chính sách thích hợp cho phép hiện
thực hoá tiềm năng tích cực của quá trình dân số. Điều này đã xảy ra với một số
nước trên thế giới, đặc biệt ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á, khi tận dụng được
cơ hội dân số cho phát triển kinh tế kể từ những năm 1960 đến nay.
Khu vực Đông Á
Quá độ dân số của khu vực Đông Á diễn ra nhanh hơn (chỉ khoảng 50 đến 75
năm) so với nhiều khu vực khác trên thế giới. Phân tích của nhiều nghiên cứu chỉ ra
một số nhân tố cơ bản đóng góp vào tăng trưởng của khu vực này, đó là nguồn nhân
lực tốt, tăng trưởng việc làm cao, tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư cao. Giai đoạn phát triển
1989 2011
1980 2008
1986 2050
1964 2024
1974 2047
1965 2014
1969 2037
1965
2013
2005 2050
1985
2048
2014

2050
1950 1975 2000 2025 2050
Chad
Ghana
Malawi
China
India
South Korea
Bolivia
Brazil
Guatemala
Czech Republic
Poland

18

“thần kỳ” chứng kiến tỷ lệ chi cho giáo dục và y tế tăng lên nhanh chóng và gắn liền
với chúng là sự tăng trưởng mạnh về việc làm và năng suất lao động trong các
ngành dịch vụ và sản xuất, cũng như năng suất lao động của khu vực nông nghiệp
(Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan). Kết quả đó nhờ một phần vào sự sụt giảm nhẹ
của tổng tỷ suất sinh bởi vì dân số trong độ tuổi đến trường giảm nên tăng chi tiêu
cho giáo dục có thể thực hiện được mà không cần phải tăng quá nhiều thuế, và bản
thân các hộ gia đình có thu nhập cao hơn nên cũng có khả năng chi tiêu nhiều hơn
cho giáo dục và y tế. Kết quả là nguồn nhân lực của khu vực này được cải thiện
đáng kể. Một điểm nhấn khác cũng rất quan trọng là vấn đề bình đẳng giới trong y
tế, giáo dục và nhiều lĩnh vực xã hội đã được quan tâm trong chính sách phát triển
của các nước Đông Á, và kết quả là tỷ lệ lao động nữ ngày càng tăng và điều này
giúp cải thiện được vị thế và sức khỏe sinh sản của họ. Tiết kiệm và đầu tư cũng có
vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế “thần kỳ” của khu vực này. Bên cạnh
các nhân tố quan trọng đó, kết luận về sự phát triển của khu vực Đông Á là các

nước này đã tạo được một môi trường kinh tế và chính trị thuận lợi có khả năng
khai thác tất cả các cơ hội từ lợi tức dân số. Nghiên cứu định lượng của Bloom và
Williamson (1998) cho thấy quá trình chuyển đổi dân số có đóng góp quan trọng
vào thành tựu tăng trưởng và phát triển “thần kỳ” của khu vực này từ những năm
1960. Tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người giai đoạn 1965-1990 là 6%/năm
được lý giải bằng thực tế là những người thuộc thế hệ dân số bùng nổ có tỷ lệ tham
gia thị trường lao động cao đã làm giảm mạnh tỷ lệ phụ thuộc dân số và gia tăng lực
lượng lao động với tốc độ trung bình năm là 2,4%.
Nhật Bản là nền kinh tế đứng thứ hai thế giới, nhưng cũng là nước già nhất
trên thế giới với tỷ lệ người cao tuổi (từ 65 tuổi trở lên) vào khoảng 20% tổng dân
số và tuổi thọ trung bình là 82,3 vào năm 2007. Tuổi trung vị của dân số Nhật Bản
tăng nhanh, từ 22,3 vào năm 1950 lên 37,4 vào năm 1990 và 42,9 vào năm 2005
(United Nations, 2007). Cũng theo dữ liệu dân số này thì Nhật Bản đã kết thúc “cơ
cấu dân số vàng” diễn ra trong giai đoạn 1965-2000 – giai đoạn chứng kiến sự bùng
nổ kinh tế của Nhật Bản, đặc biệt từ giữa những năm 1950 đến cuối những năm
1980. Trong giai đoạn này, đi lên từ một đống đổ nát để lại từ Chiến tranh Thế giới
lần thứ II, chính phủ Nhật Bản đã thực thi hàng loạt chính sách đồng bộ nhằm tận
dụng dân số của giai đoạn bùng nổ đang bước vào tuổi lao động. Về kinh tế, chính

19

sách công nghiệp hóa dựa trên nền tảng phát triển công nghệ được thực hiện đồng
bộ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác (tiền tệ, tài khóa, tỷ giá hối đoái…) nhằm
thúc đẩy và hiện thực hóa tiềm năng trong nước. Các ngành công nghiệp, đặc biệt là
các ngành sản xuất, được đầu tư có trọng điểm và phù hợp với nhu cầu, khả năng
phát triển trong từng giai đoạn. Gắn liền chính sách kinh tế là hàng loạt chính sách
nhất quán và nhiều tham vọng để xây dựng một hệ thống giáo dục tốt nhằm tạo một
lực lượng lao động có giáo dục và kỹ năng – bộ phận dân số mà trong những năm
1960 được gọi là “những quả trứng vàng” (Ohno, 2007). Chính sách y tế cũng được
đặc biệt coi trọng với việc hướng tới chăm sóc y tế toàn dân với mạng lưới cơ sở

chăm sóc y tế được xây dựng nhanh chóng và đáp ứng nhu cầu mang tính đặc trưng
của từng vùng, khu vực. Ngay từ đầu những năm 1950 chính phủ Nhật Bản đã xây
dựng chiến lược an sinh xã hội sâu rộng, đặc biệt là hưu trí và bảo trợ xã hội, nhằm
đảm bảo và hỗ trợ đời sống của hàng triệu người lao động. Hệ thống an sinh xã hội
nhiều tầng do nhà nước xây dựng và quản lý đã giải quyết được một lượng lớn nhu
cầu của người Nhật Bản.
Tuy nhiên, “cơ cấu dân số vàng” dần kết thúc trong bối cảnh tổng tỷ suất
sinh ngày càng giảm mạnh (xuống mức 1,3 vào năm 2007) nên Nhật Bản lại đối
mặt với một vấn đề dân số nghiêm trọng là tỷ số phụ thuộc già tăng nhanh chưa
từng có. Trong bối cảnh đó, chính phủ Nhật Bản hiện đang tìm mọi biện pháp chính
sách để giảm thiểu gánh nặng từ “làn sóng chuyển đổi dân số lần thứ hai”
3
này, đặc
biệt là cho hệ thống hưu trí thực thanh thực chi (PAYG – Pay-As-You-Go)
4
cùng
với nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái và thiếu công việc đủ thời gian. Nghiên cứu
của Hewitt (2003) [theo trích dẫn của Fang và Dewen (2005)] cho thấy dân số già
nhanh và hệ thống hưu trí không thích ứng là hai trong nhiều nguyên nhân dẫn đến
đình trệ kéo dài của nền kinh tế Nhật Bản vào cuối những năm 1990. Đây cũng
chính là bài học bổ ích cho các nước có dân số trẻ và đang được hưởng “cơ cấu dân

3
Làn sóng thứ nhất là làn sóng chuyển đổi cơ cấu dân số theo hướng trẻ hóa (nhiều người trong độ tuổi lao
động), trong khi làn sóng thứ hai là làn sóng chuyển đổi cơ cấu dân số theo hướng già hóa (dân số cao tuổi
tăng nhanh).
4
Hệ thống hưu trí PAYG dựa trên nguyên tắc tài chính là các khoản đóng góp hiện nay được dùng để chi trả
cho các khoản thanh toán (hưu trí, tử tuất) của người đang được hưởng. Sau đó, khi người đóng góp về hưu,
họ lại được chi trả bằng phần đóng góp của các thế hệ tương lai. Trong bối cảnh dân số già hóa (nhiều người

về hưu hơn và thời gian hưởng hưu dài hơn do tuổi thọ cao hơn) với sự sụt giảm số lao động tham gia hệ
thống, rõ ràng nguy cơ sụp đổ hệ thống về mặt tài chính có thể thấy rõ.

20

số vàng” trong việc đưa ra các chiến lược, chính sách thích ứng với một dân số già
hóa và già trong tương lai gần.
Một nước điển hình khác trong khu vực Đông Á là Hàn Quốc. “Cơ cấu dân
số vàng” của Hàn Quốc diễn ra trong một khoảng thời gian dài hơn so với Nhật Bản.
Như trong Hình 2, tính toán của Cục Tham chiếu Dân số (2007) cho thấy, cơ cấu
dân số vàng của Hàn Quốc diễn ra trong vòng 49 năm (1965-2014). Đây cũng chính
là giai đoạn Hàn Quốc trải nghiệm tăng trưởng kinh tế cao, đặc biệt từ đầu những
năm 1960 cho đến giữa những năm 1980. Từ một nước nghèo với thu nhập bình
quân đầu người 60 USD/năm vào năm 1948, Hàn Quốc vươn lên trở thành quốc gia
có nền kinh tế đứng thứ ba ở Châu Á và thứ 13 trên thế giới hiện nay. Các chiến
lược phát triển kinh tế 5 năm đều định hướng vào công nghiệp hóa nhanh dựa trên
xuất khẩu. Để làm được việc này, chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra hàng loạt gói
chính sách hỗ trợ phát triển khu vực kinh tế tư nhân cho xuất khẩu như vay ngân
hàng lãi suất thấp, ưu tiên nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất, cho phép vay vốn
nước ngoài và ưu đãi thuế. Bên cạnh việc thúc đẩy nội lực công nghiệp, chính phủ
Hàn Quốc cũng chủ động hướng đến sự trợ giúp về kỹ thuật và tài chính cùng với
việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Kết quả là Hàn Quốc nhanh chóng trở
thành một cường quốc kinh tế trong khu vực và là một trong bốn nước công nghiệp
mới (NICs) vào những năm 1980. Để thúc đẩy tăng trưởng các ngành công nghiệp
chủ đạo nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung, chính phủ Hàn Quốc cũng xây
dựng nhiều chiến lược đầu tư có trọng điểm cho phát triển nguồn nhân lực với sự
chú trọng đặc biệt vào hệ thống giáo dục và y tế. Hiện nay, Hàn Quốc trở thành một
trong những nước có mức chi cho giáo dục và y tế bình quân đầu người cao trong
các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Tận dụng “cơ cấu
dân số vàng” nhưng cũng chuẩn bị cho sự già hóa nhanh chóng của dân số do tổng

tỷ suất sinh ngày càng giảm và chỉ đạt ở mức 1,3 vào năm 2007, chính phủ Hàn
Quốc đã và đang xây dựng chiến lược an sinh xã hội, đặc biệt là chính sách hưu trí
và chăm sóc y tế cho người cao tuổi, để tránh “vết xe đổ” của các nước đi trước như
Nhật Bản.
Khu vực Đông Nam Á
Quá trình chuyển đổi dân số của các nước Đông Nam Á diễn ra chậm hơn so
với các nước Đông Á. Dữ liệu của United Nations (2007) cho thấy, các nước này

21

mới bắt đầu hưởng lợi từ “cơ cấu dân số vàng” gần đây mà sớm nhất là Singapo
(năm 1980) và muộn nhất là Phi-lip-pin (năm 2030) với độ dài trung bình là 30 năm
(Bảng 1). Giai đoạn 1950-1990 chứng kiến mức tăng dân số rất cao ở một số nước
Đông Nam Á như In-đô-nê-sia và Việt Nam. Chính sách kế hoạch hóa gia đình và
sự cải thiện đáng kể của hệ thống y tế đã làm giảm cả tỷ suất sinh và tỷ suất chết ở
các nước này.
Bảng 1. Tỷ số phụ thuộc chung khu vực Đông Nam Á, 1950-2050
Năm Singapore Thái Lan Indonesia Malaysia Philippines
1950 75 83 76 85 89
1955 77 82 74 88 93
1960 83 87 76 95 96
1965 86 92 81 98 97
1970 73 91 83 92 93
1975 59 85 82 85 90
1980
47
74 78 75 86
1985
42
59 72 74 83

1990
37 50
66 70 79
1995
40 46
59 66 75
2000
41 43
54 60 70
2005
39 42
51 56 67
2010
35 41 49
52 63
2015
36 43 46 50
59
2020
42 45 44 48
56
2025 54
49 43 48
52
2030 68 53
44 48 50
2035 77 52
47 48 48
2040 80 56
50 49 47

2045 79 59 53
50 47
2050 78 62 56 53
48
Chú thích: Tỷ số phụ thuộc chung được tính bằng tỷ số giữa tổng dân số trẻ em (0-14) và dân số cao
tuổi (65+) với 100 người độ tuổi lao động (15-65).
Nguồn: United Nations (2007).
Ước lượng của ADB (1997) cho thấy lợi tức dân số ở Đông Nam Á đóng góp
khoảng 0,7 điểm phần trăm vào mức tăng thu nhập đầu người hàng năm, trong khi
kết quả tính toán của Bloom và Williamson (1998) là khoảng 1,0 điểm phần trăm.
Rõ ràng, lợi tức dân số của khu vực Đông Nam Á hiện nay sẽ không lớn như lợi tức
dân số của khu vực Đông Á thời kỳ 1960-1990. Một trong những nguyên nhân quan
trọng lý giải cho vấn đề này là tỷ lệ tăng dân số hoạt động kinh tế với tỷ lệ tăng dân
số không hoạt động kinh tế không khác nhau nhiều như ở khu vực Đông Á nên lợi
tức dân số của khu vực này cũng thấp hơn so với khu vực Đông Á (Bloom và cộng
sự, 2003).

22

Bên cạnh các gói chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo hướng xuất
khẩu, một điểm nhấn chính sách quan trọng chung ở các nước khu vực này trong
việc lồng ghép dân số với tăng trưởng và phát triển kinh tế là chiến lược giáo dục và
y tế. Việc Singapo tận dụng dấu hiệu của chuyển đổi dân số từ cuối những năm
1970 cho tăng trưởng kinh tế thông qua việc tăng mức bao phủ và chất lượng của hệ
thống giáo dục là một minh chứng cụ thể, trong khi Phi-lip-pin có cùng chất lượng
nguồn nhân lực xét theo mức độ giáo dục và y tế nhưng lại tăng trưởng chậm do tỷ
lệ sinh quá cao và chất lượng thể chế chưa tốt (Navaneetham, 2002). Malaysia đầu
tư xây dựng các cụm trường đào tạo nhân công chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu
phát triển của các ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế tạo, với vai trò là
nhân tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở nước này trong hơn hai thập kỷ vừa qua.

Thái Lan cũng thể hiện các nỗ lực xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cho tăng
trưởng bằng các chính sách giáo dục, y tế mạnh mẽ gắn liền với chiến lược phát
triển của một số ngành sản xuất chủ lực. Tuy nhiên, phân tích của Ohno (2008)
cũng cho thấy hầu hết các nước đang phát triển ở Đông Nam Á, đặc biệt là các nước
đầu đàn như Malaysia và Thái Lan, đang gặp nhiều khó khăn trong việc “phá vỡ
trần thủy tinh”
5
để tiến đến một bước phát triển kinh tế như Đài Loan hoặc Hàn
Quốc. Nguồn nhân lực vẫn lệ thuộc vào nước ngoài, đặc biệt là kỹ năng quản lý và
sản xuất, là yếu tố cản trở lớn nhất đối với hai nước này. Đây là bài học quan trọng
cho Việt Nam trong việc sử dụng và phát triển nguồn nhân lực trong tiến trình công
nghiệp hóa nói riêng và tăng trưởng và phát triển kinh tế nói chung.
Bên cạnh các chính sách tận dụng cơ cấu “vàng” hiện có, các nước trong khu
vực này còn hoạch định các chính sách dài hạn khi cơ cấu “vàng” này không còn và
không lặp lại nữa – đó là khi người lao động thuộc thời kỳ dân số bùng nổ sẽ về hưu
và tỷ lệ phụ thuộc dân số lại tăng lên nhanh chóng do sự gia tăng của tỷ lệ phụ
thuộc người già. Sức ép đối với hệ thống chăm sóc y tế và hưu trí cho người cao

5
Theo phân tích này, quá trình đuổi kịp thể hiện trong bốn giai đoạn: giai đoạn I là giai đoạn sản xuất đơn
giản dưới sự hướng dẫn của nước ngoài (Việt Nam); giai đoạn II là giai đoạn thực hiện công nghiệp hóa với
việc hình thành nhiều ngành công nghiệp hỗ trợ nhưng vẫn cần sự hướng dẫn của nước ngoài (Malaysia và
Thái Lan); giai đoạn III là giai đoạn làm chủ công nghệ và quản lý, có khả năng sản xuất hàng hóa chất lượng
cao (Đài Loan, Hàn Quốc); giai đoạn IV là giai đoạn đủ năng lực sáng chế và thiết kế sản phẩm đứng đầu thế
giới (Mỹ, Nhật Bản, Liên minh Châu Âu). Giai đoạn I chuyển lên giai đoạn II đòi hỏi tích tụ tư bản và nhân
lực. Giai đoạn II lên giai đoạn III cần có hấp thụ công nghệ, còn giai đoạn III lên giai đoạn IV cần có sáng
tạo. “Trần thủy tinh” chính là bẫy thu nhập trung bình đối với các nước ASEAN nói chung và Malaysia, Thái
Lan nói riêng.

23


tuổi cũng là một câu hỏi chính sách quan trọng đối với các nước này, thậm chí ngay
cả khi họ đang hưởng “lợi tức dân số vàng”.
III. DÂN SỐ VIỆT NAM: ĐẶC ĐIỂM CƠ CẤU TUỔI VÀ GIAI ĐOẠN CƠ
CẤU VÀNG
1. Đặc điểm cơ cấu tuổi dân số Việt Nam thời gian qua
Biến động dân số Việt Nam trong thế kỷ 20 diễn biến hết sức phức tạp do tác
động của hai cuộc chiến tranh kéo dài. Sau năm 1975 khi đất nước giải phóng hoàn
toàn thì chính sách dân số – chính sách được thực hiện ở miền Bắc từ cuối những
năm 1950 – đã được thực thi thống nhất trên toàn quốc [xem thêm Barbieri và cộng
sự (1996) mô tả chi tiết về xu hướng dân số Việt Nam trước năm 1975]. Dân số
Việt Nam trong ba thập kỷ vừa qua có một số đặc điểm đáng chú ý về cơ cấu tuổi
như sau.
Bảng 2. Cơ cấu tuổi dân số Việt Nam, 1979-2007
Số người (triệu người) Tỷ lệ (% tổng dân số) Năm
Tổng 0-14 15-59 60+ 0-14 15-59 60+
1979 53,74 23,40 26,63 3,71 41,8 51,3 6,9
1989 64,38 24,98 34,76 4,64 39,2 53,6 7,2
1999 76,33 25,56 44,58 6,19 33,0 58,9 8,1
2006 83,89 22,06 54,11 7,72 26,3 64,5 9,2
2007 85,15 21,73 55,38 8,04 25,0 65,5 9,5
Nguồn: Tổng Điều tra dân số 1979, 1989, 1999 và Tổng cục thống kê (2007, 2008).
Thứ nhất, cơ cấu tuổi dân số biến động mạnh, đặc biệt là những năm gần
đây.
Bảng 2 cho thấy, tỷ lệ trẻ em (0-14) giảm rất nhanh (từ 39% vào năm 1989
xuống 25% vào năm 2007, tương ứng với 25 triệu người xuống 22 triệu người),
trong khi tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động (15-59) tăng nhanh (từ 53,6% năm
1989 lên 65,5% năm 2007, tương ứng 34,8 triệu người lên 55,4 triệu người) và tỷ lệ
dân số cao tuổi cũng tăng không ngừng (từ 7,2% năm 1989 lên 9,5% năm 2007,
tương ứng với mức tăng từ 4,6 triệu người lên 8 triệu người). Kết quả là, tỷ số phụ

thuộc chung có xu hướng giảm mạnh trong thời gian gần đây, trong đó tỷ số phụ
thuộc trẻ em giảm rất nhanh và tỷ số phụ thuộc người già có xu hướng tăng.
Thứ hai, trong nhóm dân số trẻ em, tỷ lệ trẻ trong hai nhóm tuổi 0-4 và 5-9
giảm mạnh, trong khi nhóm tuổi 10-14 giảm chậm hơn.

24

Bảng 3. Cơ cấu tuổi dân số trẻ em Việt Nam, 1979-2007
Nhóm tuổi (% tổng dân số) 1979 1989 1999 2007
0-4 14,62 14,00 9,52 7,49
5-9 14,58 13,30 12,00 7,84
10-14 13,35 11,70 11,96 10,18
Nguồn: Tổng Điều tra dân số 1979, 1989, 1999 và Tổng cục thống kê (2008).
Bảng 3 cho thấy dân số ở đáy tháp dân số Việt Nam giảm mạnh trong gần 30
năm qua. Cụ thể, tỷ lệ trẻ em giảm mạnh, từ 14,62% tổng dân số năm 1979 xuống
7,49% tổng dân số năm 2007. Tiếp đến, trẻ em trong độ tuổi đến trường tiểu học (5-
9) cũng giảm mạnh trong cùng thời gian này, từ 14,58% tổng dân số năm 1979
xuống 7,58% dân số năm 2007. Dân số trong độ tuổi đến trường THCS (10-14)
cũng có xu hướng giảm xuống nhưng chậm hơn nhiều so với hai nhóm trên, từ
13,35% tổng dân số 1979 xuống 10,18% tổng dân số năm 2007.
Thứ ba, dân số trong độ tuổi lao động tăng lên một cách rõ rệt.
Bảng 4. Cơ cấu tuổi dân số trong tuổi lao động ở Việt Nam, 1979-2007
Nhóm tuổi (% tổng dân số) 1979 1989 1999 2007
15-19 11,40 10,50 10,77 10,71
20-24 9,26 9,50 8,86 8,69
25-29 7,05 8,80 8,48 7,66
30-34 4,72 7,30 7,86 7,71
35-39 4,04 5,10 7,27 7,66
40-44 3,80 3,40 5,91 7,51
45-49 4,00 3,10 4,07 6,44

50-54 3,27 2,90 2,80 5,23
55-59 2,95 3,00 2,36 3,43
Nguồn: Tổng Điều tra dân số 1979, 1989, 1999 và Tổng cục thống kê (2008).
Trong khi dân số Việt Nam tăng từ 52,8 triệu người năm 1979 lên 84,3 triệu
người năm 2007 thì tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động so với tổng dân số và chia
theo nhóm tuổi lại không thay đổi đáng kể. Nói cách khác, số tuyệt đối dân số trong
tuổi lao động tăng lên mạnh. Dân số trong nhóm tuổi từ 15 đến 49 tăng lên rõ rệt
nhất, từ 44,27% tổng dân số năm 1979 (hay 23,37 triệu người) lên 56,38% tổng dân
số năm 2007 (hay 41,4 triệu người).
Thứ tư, cùng với sự gia tăng nhanh của dân số trong độ tuổi lao động thì dân
số Việt Nam đã có những dấu hiệu của quá trình già hóa. Tốc độ già hóa dân số lớn
hơn tốc độ tăng dân số (Bảng 5).

25

Bảng 5. Cơ cấu tuổi dân số cao tuổi ở Việt Nam, 1979-2004
Nhóm tuổi (% tổng dân số) 1979 1989 1999 2002 2004 2006
60-64 2,28 2,40 2,31 2,46 2,65 2,51
65-69 1,90 1,90 2,20 2,29 2,27 2,31
70-74 1,34 1,20 1,58 1,97 2,07 1,95
75-79 0,90 0,80 1,09 1,26 1,41 1,62
80+ 0,54 0,70 0,93 1,26 1,50 1,53
Nguồn: Tổng Điều tra dân số 1979, 1989, 1999 và tính toán của tác giả cho các năm
2004 và 2006 dựa vào số liệu Điều tra mức sống hộ gia đình 2004 và 2006.
Trong giai đoạn 1979-2006, dân số tăng 1,2 lần thì số lượng người cao tuổi
tăng hơn hai lần (Nguyễn Đình Cử, 2007).
6
Một điểm đáng lưu ý là tỷ lệ người cao
tuổi ở độ tuổi cao (từ 80 tuổi trở lên) có xu hướng tăng lên theo thời gian. Phân tích
của Giang và Pfau (2007) còn cho thấy tỷ lệ nữ giới cao tuổi, đặc biệt ở độ tuổi từ

80 trở lên, lớn hơn tỷ lệ nam giới cao tuổi nên tỷ lệ nữ giới cao tuổi sống cô đơn
hoặc góa lớn hơn tỷ lệ tương ứng của nam giới cao tuổi.
2. Dự báo dân số và giai đoạn “cơ cấu dân số vàng” ở Việt Nam
Hình 3 mô tả dự báo dân số Việt Nam theo phương pháp tĩnh của United
Nations (2007) (bên trái)
7
và theo phương pháp ngẫu nhiên của Giang và Pfau
(2009a) (bên phải)
8
với cùng giả định về TFR dài hạn là 2,1. Một đặc điểm chung
có thể thấy từ hai dự báo này là, so với năm 2005, dân số Việt Nam sẽ có biến
chuyển lớn về cơ cấu tuổi trong vài thập kỷ nữa, trong đó tỷ lệ trẻ em giảm mạnh
cùng với sự tăng lên không ngừng của dân số cao tuổi.

6
Theo định nghĩa của Ủy ban Kinh tế và Xã hội khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của Liên hợp quốc
(UNESCAP) thì dân số được coi là bắt đầu bước vào giai đoạn già hóa khi tỷ lệ dân số cao tuổi so với tổng
dân số ở mức từ 10% trở lên. Do đó, dự báo dân số của United Nations (2007) cho thấy dân số Việt Nam sẽ
bước vào giai đoạn già hóa trước năm 2020. Tính toán của Giang và Pfau (2009b) với số liệu Điều tra mức
sống hộ gia đình năm 2006 (VHLSS 2006) cho thấy dân số Việt Nam đã tiến rất gần đến ngưỡng này với tỷ
lệ người cao tuổi là 9,9% vào năm 2006
7
Tổng cục Thống kê (1999) cũng cho kết quả tương tự như dự báo của United Nations (2007) và một số kết
quả của dự báo này sẽ được sử dụng để phân tích ở phần sau.
8
Dự báo dân số theo phương pháp ngẫu nhiên cho Việt Nam của Giang và Pfau (2009a) được xây dựng trên
cơ sở mô hình dự báo của Lee và Carter (1992). Trong mô hình dự báo này, mô phỏng ngẫu nhiên được áp
dụng cho tỷ suất sinh và tỷ suất chết theo độ tuổi và giới tính, trong khi tỷ lệ xuất/nhập cư được cho trước.
Hai đường chấm trên hình thể hiện giá trị trung vị của dự báo với khoảng tin cậy 90%.

×