Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

Tìm hiểu đặc điểm mô hình bệnh tật tại viện tim mạch quốc gia việt nam trong thời gian 5 năm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (463.66 KB, 81 trang )

Đặt vấn đề
Ngày nay bệnh tim mạch(BTM) là nguyên nhân chính gây nên gánh
nặng bệnh tật và tử vong trên toàn thế giới. BTM sẽ trở thành nguyên nhân
hàng đầu gây tử vong và tàn tật trên toàn thế giới vào năm 2020. [36]
Hiện nay, tỉ lệ mắc và tử vong do BTM trên toàn thế giới lần lượt là
10,3% và 30.9% [44]. Khoảng 200 triệu người trên toàn thế giới có biểu hiện
lâm sàng của các bệnh mạch vành, đột quị, các bệnh khác do tắc mạch và Đái
tháo đường. Bệnh tim và Đột quỵ là căn nguyên gây tử vong cho 17 triệu
người mỗi năm, trong khi đó số người tử vong hàng năm do đại dịch
HIV/AIDS là 3 triệu người. 80% số bệnh nhân tử vong do BTM là ở các nước
có thu nhập thấp và trung bình. Ở các nước phát triển, số người tử vong do
căn nguyên tim mạch chiếm 3/4 số người tử vong do các bệnh không lây
nhiễm và là căn nguyên của 10% số tàn tật. BTM cũng là căn nguyên cơ bản
của bệnh tật và tử vong ở các nước công nghiệp hoá [51].
Ngoài việc ảnh hưởng tới sức khỏe, tàn tật và tử vong, BTM còn là một
gánh nặng đối với nền kinh tế, xã hội. Theo thống kê của trung tâm kiểm soát
bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), năm 2005 chi phí tiêu tốn cho BTM khoảng 394 tỷ
USD, trong đó 242 tỷ USD dành cho chăm sóc y tế và 152 tỷ USD do mất
khả năng lao động vì tàn tật hoặc tử vong [42]. Trong báo cáo A race again
time: The challenger of cardiovascular disease in developing economies, Viện
nghiên cứu về Trái đất thuộc Đại học Columbia đã chỉ ra tỉ lệ tử vong do
BTM ở những người thuộc lứa tuổi lao động ở các nước như Ên Độ, Nam Phi,
và Brazil gấp từ 1.5 đến 2 lần tỉ lệ tử vong cùng lứa tuổi ở Hoa Kỳ. Ở Nam
phi, 41% số trường hợp tử vong do bệnh tim mạch nằm trong độ tuổi từ 35-
64.
1
Ở Việt Nam, theo thống kê của bộ y tế năm 2005, tỉ lệ mắc và tử vong
của các bệnh thuộc hệ tuần hoàn lần lượt là 6.77% và 20.68% trong khi đó tỉ
lệ mắc và tử vong do các bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh vật lần lượt là 11.96%
và 16.03% [3].
Trong nghiên cứu về dịch tễ học bệnh tim mạch ở nông thôn Việt Nam,


Nguyễn Hoàng Minh cho thấy tỉ lệ tử vong do bệnh tim mạch là nguyên nhân
gây tử vong lớn nhất, chiếm 32.2 %.
Ở Việt Nam, trước đây mới chỉ có các nghiên cứu về MHBT chung
hoặc nghiên cứu về các BTM theo chuyên khoa sâu mà chưa có thống kê nào
về MHBT bệnh tim mạch. Nhận thức được tầm quan trọng của một dữ liệu
tổng quát và toàn diện về sự gánh nặng của BTM là cơ sở giúp những nhà
lãnh đạo, nhà quản lý đối với việc đưa ra những quyết sách và những khuyến
cáo nhằm kiểm soát gánh nặng của BTM. Vì vậy tôi tiến hành nghiên cứu này
với mục tiêu :
Tìm hiểu đặc điểm MHBT tại Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam
trong thời gian 5 năm (2003-2007).
2
Chương 1
Tổng quan tài liệu
1.1. Khái niệm về bệnh tim mạch
BTM là thuật ngữ khoa học bao gồm không chỉ bệnh của tim (mạch
vành, van tim, cơ tim và tim bẩm sinh), mà bao gồm cả THA và bệnh liên
quan tới mạch não, động mạch cảnh và tuần hoàn ngoại biên [31].
1.2. Tình hình mắc bệnh tim mạch trên thế giới và ở Việt Nam.
1.2.1 Trên thế giới.
Những nghiên cứu của thế giới trong nhiều năm đã chứng minh sức
khỏe và MHBT của mỗi nước phản ánh trung thực điều kiện sinh sống về
kinh tế, văn hóa, xã hội, tập quán và yếu tố môi trường.
Từ năm 1974, văn phòng của WHO vùng Tây Thái Bình Dương đã đưa
ra thống kê định kỳ về MHBT và tử vong cùng với tổng thu nhập quốc dân,
thu nhập bình quân đầu người, ngân sách đầu tư cho y tế, chiến lược phát
triển y tế cho từng quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực (2002) [50], 35
quốc gia và vùng lãnh thổ được đề cập đến. Điều này giúp cho việc nghiên
cứu MHBT có hệ thống, dễ dàng so sánh giữa các quốc gia có thu nhập cũng
như đầu tư cho y tế khác nhau.

Các nghiên cứu chỉ ra tằng MHBT ở các nước phát triển có sự khác
biệt rõ rệt với các nước đang phát triển [25], [26], [46], [50]. Ở các nước đang
phát triển, bệnh nhiễm khuẩn, suy dinh dưỡng vẫn còn phổ biến, tuy nhiên các
bệnh này có xu hướng ngày càng giảm. Các bệnh không lây như BTM, ung
thư, di tật bẩm sinh, di truyền, chuyển hóa, béo phì…ngày càng gia tăng và
đặc biệt cùng với sự phát triển của xã hội hiện đại, các tai nạn, ngộ độc, chấn
thương có xu hướng tăng nhanh rõ rệt.
3
Vào đầu thế kỷ XX tỉ lệ tử vong do BTM trên toàn thế giới là dưới
10%, nhưng vào năm 2001 tỉ lệ này đã là 30%. Murray, C. J., and A. D.
Lopez 1996 [40] đã dự đoán rằng BTM sẽ là căn nguyên gây tàn tật và tử
vong hàng đầu vào năm 2020 vì BTM ngày càng gia tăng ở các nước có thu
nhập thấp và trung bình. Năm 2001 BTM đã là căn nguyên gây tử vong hàng
đầu ở các nước đang phát triển, giống như điều đã xảy ra đối với các nước
phát triển vào hồi giữa thế kỷ XX [37], [45]. 50% sè ca tử vong ở các nước có
thu nhập cao và khoảng 28% sè ca tử vong ở các nước có thu nhập thấp và
trung bình là do BTM [22],[33].
Các nguyên nhân gây tử vong khác như tai nạn, nhiễm khuẩn hô hấp,
suy dinh dưỡng và HIV/AIDS chung lại vẫn chiếm tỉ lệ lớn ở những khu vực
nhất định, nhưng hiện nay tử vong do BTM vẫn là căn nguyên đáng kể.
Trong các BTM thì BTTMCB, Đét quỵ và Suy tim sung huyết chiếm
Ýt nhất 80% ở kể cả ở các nước giàu và cũng như ở các nước nghèo. Bệnh
tim do thấp chiếm 3% số năm sống mất đi có điều chỉnh theo mức độ tàn
tật. (Disability Adjusted Life Years). Sự gánh nặng của bệnh tim do thấp
dường như sẽ giảm dần nhưng vẫn là một vấn đề nghiêm trọng ở những nước
đang phát triển.
Ở các nước đang phát triển BTTMCB là căn nguyên tử vong lớn nhất
và cũng là nguyên nhân chính của gánh nặng bệnh tật. Hai biểu hiện lâm sàng
chính của BTTMCB là cơn đau thắt ngực và NMCT cấp. Năm 2001
BTTMCB là căn nguyên gây tử vong cho 7,3 triệu người và 58 triệu số năm

sống mất đi có điều chỉnh theo mức độ tàn tật (DALY) trên toàn thế giới [45].
75% số tử vong và 82% số năm sống mất đi có điều chỉnh theo mức độ tàn
tật. trên toàn thế giới là ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Đau thắt
ngực là cơn đau đặc trưng của BTTMCB, nguyên nhân là do mảng xơ vữa
làm hẹp (tắc 1 phần) của một hoặc nhiều nhánh động mạch vành. Tỉ lệ tử
4
vong hàng năm của những bệnh nhân bị cơn đau thắt ngực ổn định là thấp
hơn 2%. NMCT cấp là hậu quả của tắc một động mạch vành lớn dẫn tới sự
thiếu hụt hoàn toàn oxy và chất dinh dưỡng và hậu quả là sự hoại tử của cơ
tim. NMCT cấp được chẩn đoán bởi sự thay đổi điện tâm đồ, tăng các men
tim như CK-MB, Troponin T hoặc Troponin I. Tỉ lệ tử vong ở ngày thứ 3 sau
NMCT là cao, lên tới 33% mặc dù đã được điều trị bằng các biện pháp tối ưu.
50% số bệnh nhân NMCT cấp tử vong trước khi đến bệnh viện. Ngay cả ở
một bệnh viện có đơn vị can thiệp mạch vành hiện đại thì tỉ lệ tử vong do
NMCT cấp vẫn là 7%. Ở một bệnh viện không có đơn vị can thiệp mạch vành
thì tỉ lệ tử vong do NMCT cấp là 33%. 4% số bệnh nhân sống sót sau lần
nhập viện đầu tiên tử vong trong năm tiếp theo [30].
Đột quỵ là do hậu quả của sự gián đoạn cung cấp máu cho một phần của
não do sự tắc nghẽn của một mạch máu (nhồi máu não) hay do vì một mạch
máu não (xuất huyết não). Đột quỵ và BTTMCB có rất nhiều yếu tố nguy cơ
giống nhau. Thêm vào đó rung nhĩ là một yếu tố nguy cơ quan trọng của đột
quị. Nguy cơ bị đột quị hàng năm của bệnh nhân rung nhĩ mà không có bệnh
van tim là 3-5% [41].

Theo WHO hàng năm có 15 triệu người bị Đột quỵ và
5 triệu người bị tàn tật vĩnh viễn do Đột quỵ. Năm 2004, ở Anh Đột quị là căn
nguyên tử vong cho 60458 người.
Suy tim sung huyết là giai đoạn cuối của nhiều BTM. Suy tim sung
huyết đặc trưng bởi sự bất thường chức năng cơ tim và hormon thần kinh dẫn
đến mệt mỏi, ứ dịch và giảm tuổi thọ. BTTMCB và THA là những căn

nguyên chủ yếu gây Suy tim. Ở bệnh nhân có THA nguy cơ Suy tim tăng gấp
2 lần đối với nam và tăng gấp 3 lần đối với nữ so với người bình thường. Ở
bệnh nhân bị NMCT cấp thì nguy cơ Suy tim tăng gấp 5 lần so với người bình
thường. Tiên lượng của các bệnh nhân Suy tim là tồi hơn so với hầu hết các
5
bệnh ác tính hoặc AIDS với tỉ lệ tử vong hàng năm lên tới 40% và tỉ lệ tử
vong sau 5 năm dao động từ 26% tới 75% [34].
Sự gánh nặng của BTM trên toàn thế giới là rất lớn và ngày càng gia
tăng. Mặc dù ở các nước phát triển tỉ lệ hiện mắc là 2-3%, với tỉ lệ mới mắc là
0.1-0.2% [34]. Tuy nhiên tỉ lệ mới mắc và tỉ lệ hiện mắc tăng theo tuổi, ở
người trên 65 tuổi tỉ lệ hiện mắc là 27/1000 dân so với 0.7/1000 dân ở người
dưới 50 tuổi [24]. Suy tim sung huyết thường gặp ở nam nhiều hơn nữ, tỉ lệ
mắc và tử vong phụ thuộc vào giới và tình trạng kinh tế xã hội. Hàng năm ở
Hoa Kỳ Suy tim sung huyết là căn nguyên gây tử vong cho 53000 trường hợp
và góp phần gây tử vong cho 213000 trường hợp, từ năm 1979-2001 tử vong
mà do căn nguyên tim mạch góp phần tăng 155% [28].
Bệnh tim do thấp là hậu quả của sốt thấp khớp cấp tính. Đó là sự kém
đáp ứng miễn dịch với liên cầu β tan máu nhóm A. Nó ảnh hưởng tới mô liên
kết, chủ yếu là khớp và van tim. Những biến chứng nguy hiểm nhất là hẹp
van, hở van hoặc vừa hẹp vừa hở van sau quá trình viêm của van tim [10].
Bệnh tim do thấp là yếu tố thuận lợi cho VNTMNK, một bệnh thường gặp ở
nam giới và người trẻ tuổi [24]. Năm 2001, trên toàn thế giới ước tính có
338000 trường hợp tử vong do bệnh tim do thấp. Trong đó 2/3 ở khu vực
Đông Nam Á và phía Tây Thái Bình Dương. Khoảng 12 triệu người ở các
nước đang phát triển, chủ yếu là trẻ em mắc bệnh tim do thấp [48].
Ở các nước đang phát triển, tỉ lệ hiện mắc bệnh tim do thấp ở trẻ em là
0.7-14/1000 dân, với tỉ lệ cao nhất thuộc về châu Á []. Ở các nước đang phát
triển bệnh tim do thấp và sốt thấp khớp cấp là nguyên nhân phổ biến nhất gây
bệnh tim ở trẻ em [24], [28], [35]. Và chiếm tới 10% trường hợp đột tử do tim
[21].

1.2.2. Tại Việt Nam.
6
Trong 20 năm qua, cơ cấu bệnh tật của nước ta có nhiều thay đổi.
Trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế, mô hình bệnh
tật của nước ta đang từng bước tiến gần tới MHBT của các nước phát triển,
các bệnh truyền nhiễm đã giảm, tỷ lệ mắc bệnh THA nói riêng, BTM nói
chung và các bệnh ung thư tăng lên đáng kể. Năm 1976, các bệnh truyền
nhiễm chiếm 55% và 53.6% các trường hợp mắc bệnh và tử vong thì tới năm
2002, tỷ lệ mắc bệnh đã hạ xuống 27,16 và tỉ lệ chết là 18.2%. Trong khi đó
các bệnh nh tai nạn, chấn thương ngộ độc, bệnh ung thư, BTM lại gia tăng. Tỉ
lệ tử vong do những nguyên nhân trên tăng từ 2% năm 1976 lên 22% trong
năm 1997 [2].
Những năm 1970, Nguyễn Huy Dòng qua thống kê của các bệnh viện, các
cơ sở phòng khám thì thấy các BTM có xu hướng ngày càng gia tăng ở Hà Nội,
Hải Phòng, BTM chiếm hàng đầu các bệnh nội khoa (26-29%), đứng đầu trong
các nguyên nhân gây tử vong và số một trong các cấp cứu nội khoa [7].
Tại VTMQGVN, từ nhiều năm nay, bệnh nhân đến khám, điều trị cũng
như tử vong do BTM luôn đứng vị trí hàng đầu, theo số liệu từ năm 1992 đến
1996 của Ngô Văn Thành và Nguyễn Thu Hương thì tử vong do BTM chiếm
33.1% tổng số tử vong ở bệnh viện Bạch Mai, chỉ đứng sau tử vong do tất cả
các bệnh nhiễm trùng cộng lại (37.2%), vượt xa tỉ lệ tử vong do Ung thư
(8.87%) và tỉ lệ tử vong do các bệnh khác (20.1%) [17].
Năm 1998 số bệnh nhân tim mạch điều trị nội trú là 2220 bệnh nhân,
chiếm 12.42% tổng số bệnh nhân điều trị nội trú trong năm ở bệnh viên Bạch
Mai, đứng hàng đầu trong các nhóm bệnh [13].
Tại Việt Nam, tỉ lệ mắc bệnh động mạch vành ngày càng tăng, theo
thống kê của VTMQGVN, trong 10 năm (1980-1990) có 108 trường hợp
nhập viện vì NMCT, nhưng chỉ trong 5 năm (từ tháng 1 năm 1991 đến tháng
7
10 năm 2005) đã có 82 trường hợp tử vong vì NMCT cấp. Trong 10 năm từ

năm 1995 đến 2005 có 3803 ca chụp động mạch vành, trong đó có 1835 ca
được can thiệp [2].
THA là một bệnh rất phổ biến trên khắp thế giới. ở nước ta, sau một
cuộc điều tra nhiều vùng trong toàn quốc năm 1992, GS. Trần Đỗ Trinh cho
biết: khoảng 4,6 triệu người bị THA trong tổng số dân nước ta là 64,6 triệu.
Điều dáng cho ta lao ngại là con số đó năm 1960 chỉ khoảng 1%. Nói cách
khác, trong 30 năm vừa qua số người THA đã tăng gấp 12 lần, từ 1% lên đến
12% ở người lớn.
Hiện tại, tần suất bệnh (THA) ở người trưởng thành tại các tỉnh miền
Bắc Việt nam chiếm tỷ lệ 16,3%, trong số đó THA mức độ nhẹ chiếm 62,6 %,
số bệnh nhân THA được điều trị chỉ chiếm có 11,5% và được điều trị tốt chỉ
đạt con sè 2,2%. [16]
Gần đây nhất một cuộc điều tra do Viện Tim mạch học Việt Nam và Sở
Y tế Hà Nội cùng làm năm 1999 cho thấy tỷ lệ THA trong khu vực Hà Nội là
16% ở tuổi trưởng thành, từ 16 tuổi trở lên.
Tỷ lệ THA khác nhiều theo lứa tuổi. ở lứa tuổi 25 đến 34, tỷ lệ này là
6,68% nhưng nếu xem lứa tuổi già hơn từ 65 đến 74 tuổi, tỷ lệ THA là 47%,
nghĩa là cứ 2 người lại có 1 người THA.
Ở các nước tỷ lệ THA cũng vào khoảng 15% đến 25% ở người lớn.
Trong các biến chứng của THA, suy tim là một biến chứng quan trọng,
chỉ đứng sau tai biến mạch máu não (chảy máu não, nhồi máu não) [32].
Trong một nghiên cứu gần đây tại Viện Tim mạch Việt Nam, Tô Thanh
Lịch đã chỉ ra rằng, trong những năm gần đây, số bệnh nhân mắc BCT nói
chung trong đó có 1 phần là VCT chiếm 3% (đứng hàng thứ 3 trong các bệnh
lý tim mạch) từ năm 1984-1989.
8
Trong thời gian từ tháng 5/1999 đến tháng 4/2001 có 30 bệnh nhân
được chẩn đoán VCT cấp tại viện Tim mạch Việt Nam, chiếm tỷ lệ 0.38%
tổng số bệnh nhân nhập viện trong cùng thời gian đó.
Trong sè 30 bệnh nhân nghiên cứu có 10 bệnh nhân tử vong, chiếm tỷ

lệ 10%. Số bệnh nhân tồn tại những biến chứng từ nhẹ tới nậng đến tử vong
là 46,67 [10], Đỗ Thuý Cẩn, qua nghiên cứu hồ sơ bệnh án của 2247 bệnh
nhân được hội chẩn tại VTMQGVN từ tháng 1 năm 2000 đến tháng 3 năm
2003, có 1069 trưòng hợp mắc TBS trong đó 338 trường hợp thông liên nhĩ
(15.04%), 335 trưòng hợp thông liên thất (14.91%), 113 trường hợp còn ống
động mạch (5.03%), 80 trưòng hợp Fallot 4 (3.56%).
Từ cuối những năm 80, những tiến bộ trong việc chăm sóc và điều trị
các BTM được ứng dụng rộng rãi ở nước ta
1.3. Một số phương pháp nghiên cứu MHBT
1.3.1. Nghiên cứu MHBT tại cộng đồng.
Đánh giá tình hình bệnh tật là một việc khó. Để đánh giá tình hình bệnh
tật tại một cộng đồng, ta thường có hai nguồn số liệu chính, đó là các cuộc
điều tra hé gia đình và số liệu đánh giá định kỳ của các cơ sở y tế.
1.3.1.1 Điều tra hé gia đình.
Đây là phương pháp áp dụng khá rộng rãi. Người ta thường sử dụng bộ
câu hỏi để phỏng vấn toàn bộ các thành viên trong gia đình hoặc một người
đại diện cho gia đình về tình hình bệnh tật của cả gia đình đó.
Số liệu thu được thường chỉ là các “dấu hiệu” bệnh (ví dụ: sốt, đau
bụng, khó thở ) chứ không có được “bệnh “ (do thầy thuốc chẩn đoán). Độ tin
cậy của các số liệu này chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như người được
phóng vấn (hiểu biết và nhận thức về các triệu chứng, kể ra triệu chứng như
9
thế nào) và người phỏng vấn (như loại câu hỏi, thiết kế bảng câu hỏi, kỹ năng
phỏng vấn )
Kết quả phỏng vấn trực tiếp từng người trong hé gia đình tốt hơn là
phỏng vấn gián tiếp một người đại diện cho cả gia đình.
1.3.1.2 Thu thập thông tin bằng khám lâm sàng.
Điều tra viên tiến hành khám lâm sàng toàn diện hoặc khám sàng lọc để
phát hiện các bệnh hiện mắc. Phương pháp này tương đối đắt và tốn thời gian.
Kêt quả phụ thuộc vào đánh giá chủ quan của các điều tra viên do không có

cận lâm sàng hỗ trợ. Kết quả điều tra bằng khám lâm sàng thường cho tỉ lệ
mắc bệnh cao hơn phỏng vấn.
1.3.1.3 Dựa trên số liệu có sẵn.
Có thể thu thập thông tin dựa trên sổ lưu của trạm y tế xã, cộng tác viên
y tế. Những số liệu này thường không đầy đủ và thiếu chính xác trong hoàn
cảnh các nước đang phát triển chưa có hệ thống lưu trữ và ghi chép chuẩn
xác.
1.3.2. Nghiên cứu MHBT trong bệnh viện.
Nghiên cứu MHBT trong bệnh viện chủ yếu dựa vào hồ sơ lưu trữ tại
các bệnh viện theo bệnh án thống nhất toàn ngành y tế.
Các kết quả thống kê thường là hồi cứu, phụ thuộc vào bệnh sử của
bệnh nhân khi ra viện, phụ thuộc vào người làm công tác thống kê ghi chép,
sắp xếp mã số, do đó có thể có một số khác biệt về chất lượng giữa các bệnh
án và cách phân loại bệnh tật giữa các bệnh viện trung ương và địa phương.
Do điều kiện hạn hẹp về cơ sở vật chất, các bệnh viện chỉ tiếp nhận một
lượng bệnh nhân giới hạn, nhiều bệnh nhân chỉ điều trị nội trú nên MHBT tại
bệnh viện không phản ánh hết thực chất tình hình sức khoẻ của nhân dân. Sự
10
phát triển của xã hội và thay đổi trong cơ cấu quản lý của nhà nước mà ngày
càng có nhiều bệnh viện tư, phòng khám tư, nhiều dược sỹ, dược tá tham gia
điều trị tại quầy thuốc của mình và nhiều trường hợp ốm khác tự điều trị tại
nhà, tự mua thuốc về điều trị, các trường hợp này thường không được các cơ
sở y tế nhà nước thống kê. Vì vậy các số liệu báo cáo của các cơ sở y tế nhà
nước thống kê chỉ có thể phản ánh được một phần tình hình bệnh tật thực tế.
1.3.3. Nghiên cứu MHBT theo gánh nặng bệnh tật tại cộng đồng.
Trong những năm đâu của thập kỷ 90 của thế kỷ XX, WHO và ngân
hàng thế giói đã đề xuất các phép đo lường mới quan tâm tới đánh giá gánh
nặng bệnh tật của cộng đồng. Hiện nay đang còn trong quá trình hoàn thiện,
nhưng đã áp dụng ở một só nước phát triển, có hệ thống quản lý sức khỏe và
bệnh tật tốt, gánh nặng bệnh tật đo lường chỉ số Daly

MHBT theo gánh nặng bệnh tật của cộng đồng
Gánh nặng bệnh tật được đo lường bằng các chỉ số sau:
DALY (Disability Adjusted Life Years ): Số năm sống mất đi có điều
chỉnh theo mức độ tàn tật.
YLL (Years of Life Lost): Số năm sống mất đi
YLD (Years of Life with Disability ): Số năm sống chung với bệnh
hoặc thương tích.
YLD được tính theo công thức:
03,0
)1(
31,0
eLDWL
YLD

=
Trong đó:
I: Số trường hợp mới mắc ở thời gian nghiên cứu.
L: Số năm sống cùng bệnh tật, hằng số e=2.71.
11
DW: Hệ số tàn tật, có giới hạn 0-1.
0: Khỏe mạnh hoàn toàn,1: Coi như tử vong, khi bệnh càng nặng hệ số
này càng lớn.
DALY biểu thị số năm sống bị mất đi do bệnh, tử vong và cả số năm
sống trong tàn tật. Nếu không có khấu hao tuổi và hệ số tỷ trọng tuổi, DALY
có thể được tính theo công thức[Trương Việt Dũng (2001),”Đo lường và đánh
giá gánh nặng bệnh tật của cộng đồng trong phân tích kinh tế y tế”, Kinh tế y
tế, NXB y học, tr 113-134.]:
DALY=YDL+YLL
Ở Việt Nam, nên tính riêng gánh nặng bệnh tật do chết non và gánh
nặng bệnh tật do mang bệnh và thương tích theo số hiện mắc bởi lẽ chúng ta

chưa quản lý được sức khoẻ toàn dân nên không thể tính số mới mắc được.
Đánh giá vai trò của bệnh tật với chất lượng cuộc sống, các nhà nghiên
cứu còn đưa ra các chỉ số: Số năm sống bị ốm nặng, ốm vừa, ốm nhẹ và sống
khỏe mạnh để đánh giá ảnh hưởng của bệnh tật đến chất lượng cuộc sống.
1.4. Phân loại bệnh tật.
1.4.1. Phân loại bệnh tật theo xu hướng bệnh tật.
Theo cách phân loại này bệnh tật được chia thành 3 nhóm chính [3]:
Bệnh lây, suy dinh dưỡng, thai sản
Bệnh không lây
Tai nạn, ngộ độc, chấn thương
Cách phân loại này cho ta cái nhìn bao quát,tổng thể MHBT của mỗi
quốc gia, mỗi vùng miền địa lý, nã mang tính chất xác định xu hướng phát
triển của bệnh tật. Nhìn vào MHBT này chúng ta sơ bộ đánh giá được sự phát
triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia, mỗi vùng miền.
12
Cách phân loại này số liệu đơn giản, tương đối chính xác do số liệu đủ
lớn. Nó rất thích hợp cho sù so sánh giữa các quốc gia, các vùng miền, cũng
như có cái nhìn bao quát về MHBT của một đất nước, vùng miền đó. Nó có
tính chất dự báo xu hướng thay đổi MHBT trong tương lai và giúp chúng ta
có cái nhìn tổng thể để hoặch định chính sách ở tầm vĩ mô.
1.4.2. Phân loại bệnh tật theo tỉ lệ chết và mắc cao nhất.[3]
Đặc điểm cơ bản của cách phân loại này là đưa ra tên bệnh và nhóm
bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất, có thể phân chia theo từng lứa tuổi tuỳ thuộc vào
tác giả và yêu cầu nghiên cứu.
Cách phân loại này đưa ra thứ tự các bệnh thường gặp cũng như mức
độ nguy hiểm của một số bệnh dựa trên tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong, tử đó
có chính sách đầu tư thích hợp nhằm can thiệp làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ
lệ tử vong của bệnh đó.
Đây là phân loại đơn giản, dễ thực hiện, dễ áp dụng nhất ở nơi có mật
độ dân số thấp, số lượng khám chữa bệnh không đủ lớn để phân loại chi tiết,

những nơi chưa có quản lý cơ sở dữ liệu bằng máy tính.
Nhược điểm của phân loại này là không cho chóng ta cái nhìn toàn diện về
MHBT, không đánh giá được chính xác sự tiến triển và biến động của MHBT.
1.4.3. Phân loại bệnh tật theo chuyên khoa sâu.
Một số chuyên khoa sâu còn có cách phân loại mang tính chuyên khoa
sâu nhưng thường áp dụng ở một số nước có nền y học phát triển và trình độ
khoa học kỹ thuật cao do tính chất phức tạp của chẩn đoán. Cách phân loại
này khó áp dụng ở Việt Nam mà chỉ mang tính chất tham khảo.
1.4.4. Phân loại bệnh tật theo ICD 10 [52]
Bảng phân loại quốc tế bệnh tật ICD (International Classification of
Disease) đã được đại hội đồng tổ chức Y tế thế giới thông qua lần thứ nhất năm
13
1900, qua 9 lần sửa đổi đến nay sau lần hiệu đính thứ X, ICD-10 đã được đưa
ra sử dụng ngày càng rộng rãi và chứng minh được tính ưu việt của nó.
Cách phân loại WHO khuyến khích sử dụng trên toàn thế giói và là báo
cáo bắt buộc của các quôc gia cho WHO theo phân loại bệnh tật quốc tế và các
vấn đề liên quan đến sức khỏe (ICD).
Đặc điểm nổi bật của ICD là phân loại theo từng chương bệnh, trong
mỗi chương lại chia ra từng nhóm bệnh, từng nhóm bệnh lại chia ra thành các
tên bệnh, cuối cùng là các bệnh chi tiết theo nguyên nhân hay theo tính chất
đặc thù của bệnh.
Hệ thống phân loại này giúp chúng ta có một MHBT đầy đủ và chi tiết.
Nó giúp các nhà hoặch định chính sách cũng như các nhà quản lý có cái nhìn
bao quát toàn diện, cụ thể về MHBT để từ đó đưa ra chiến lược chính sách
giải pháp thích hợp đánh giá hiệu quả của các chương trình chăm sóc sức
khoẻ đã và đang triển khai, nó giúp cho các bác sỹ lâm sàng có cái nhìn bao
quát về MHBT tại địa phương mình đang công tác.
Với sự giúp đỡ của máy vi tính chúng ta có thể dễ dàng xây dựng
MHBT theo cách phân loại đã trình bày ở trên bởi bản thân ICD-10 đã bao
hàm cách phân loại đó.

Phân loại ICD-10 giúp các nhà quản lý sẵn sàng so sánh, đánh giá
MHBT giữa các quốc gia, các vùng miền, các bệnh viện từ đó đưa ra các đầu
tư đúng đắn cũng như chương trình hành động thiết thực nhằm cải thiện tình
trạng bệnh lý cụ thể nhất là khi kinh phí cho ngành y tế còn eo hẹp, chưa đáp
ứng được nhu cầu thực tiễn.
Đây là cách phân loại khá chi tiết đòi hỏi người làm công tác thống kê
phải có trình độ nhất định để tránh nhầm lẫn, cũng như đòi hỏi các bác sỹ lâm
sàng cần phải có chẩn đoán chính xác và chi tiết. Điều này có thể làm được
14
bằng cách nâng cao trình độ chuyên môn cho bác sỹ lâm sàng và tập huấn tốt
cho những người trực tiếp mã hoá bệnh.
Phân loại quốc tế về bệnh tât và các vấn đề liên quan đên sức khỏe (ICD)
Lịch sử phát triển của phân loại bệnh tật [15]. Thời kỳ cổ đại, Arétee đã
đưa ra cách phân loại bệnh tật dựa vào thời gian kéo dài của bệnh (cấp tính
hay mạn tính), diện lan rộng (bệnh địa phương hay toàn cầu), vị trí của bệnh
(nội khoa hay ngoại khoa). Vào thế kỷ X, Albert le Grond (Đức) đưa ra cách
phân loại theo độ tương hợp giống nhau tương tự.
Francois Bosier De Lacroi (1706-1777), người đầu tiên nỗ lực phân
loại bệnh tật một cách có hệ thống thông qua một chuyên đề có tên là
Nosologia Me Thodica, đưa ra cách phân loại thành mười bệnh. Charles
Linné (1739) chia thành 11 loại.
Đầu thế kỷ XIX, phân loại được dùng nhiều nhất là phân loại của
Welliam Cullen(1710-1790) ở Edinburg, được công bố năm 1789 dưới tiêu
đề: Synopsis Nosolgia Me Tho Docae.
John Graunt là người đầu tiên thống kê về bệnh, với các dự luật
London về tử vong. Từ năm 1937 William Farr (1870-1883) đã nỗ lực để có
được bảng phân loại bệnh tật tốt hơn từ bảng phân loại của Cullen và sử dụng
chúng đồng nhât trên quốc tế. 1885 Farr trình bày nguyên nhân tử vong tại hộ
nghị thống kê quốc tế tại Paris. Bảng phân loại gồm năm nhóm: Bệnh dịch
bệnh nói chung, bệnh đia phương (được bố trí theo vị trí cụ thể), bệnh tiến

triển và bệnh nguyên nhân trực tiếp của bạo động. Cũng tại hội nghị này,
Marc d’Espine đưa ra bảng phân loại bệnh theo tính chất của chúng (bệnh gút,
bệnh giộp, bệnh xuất huyết). Hội nghị châp nhận danh sách thỏa hiệp gồm
139 đề mục và sau đó được nhiều lần xem xét lại. Mặc dù bảng phân loại này
15
chưa bao giờ được chấp nhận trên thế giới, nó vẫn tồn tại như là cơ sở của
danh pháp quốc tế về nguyên nhân tử vong.
Phân loai quốc tế đầu tiên được chấp nhận đã được ủy ban của viện
thống kê quốc tế Jacques Bertillon (1851-1922) đứng đầu chuẩn bị, bao gồm
161 tiêu đề. Đó là sự tổng hợp của các bảng phân loại của Anh, Đức, Thụy Sỹ
trên nguyên tắc của Farr đưa ra phân biệt bệnh nói chung và bệnh của cơ quan
đặc biệt hoặc vị trí trên cơ thể. Phân loại này được gội là phân loại Bertillon
về cái chết, đưa vào năm 1893 tại hội thảo do viện nghiên cứu tổ chức tại
Chicago. Phân loại Bertillon hiệu đính lần đầu tiên vào năm 1900 và sau đó
khoảng 10 năm một lần nó lại được hiệu đính lại (1909,1920,1929,1938).
Mục đích ban đầu của phân loại Bertillon là đưa ra các nguyên nhân tử vong,
được duy trì cho tới lần sửa đổi thứ 5(1938).
Song song với việc xây dựng ngày càng hoàn thiện danh sách về
nguyên nhân tử vong, danh sách quốc tế về bệnh tật cũng được coi trọng.
Phân loại bệnh tật đầu tiên được chấp nhân năm 1900 và liên tục được hiệu
đính, tuy nhiên, các cách phân loại vẫn chỉ ra sự mở rộng giới hạn nguyên
nhân tử vong cơ bản.
Do sự thiếu phân loại đồng nhất có thể phù hợp với thống kê bệnh tật,
các nước tự đưa ra phân loại riêng của mình. Khởi đầu là Canađa, tiếp đến là
Anh, Mỹ.
Từ lần hiệu đính thứ 6 trở đi (1946), WHO trực tiếp chỉ đạo việc hiệu
đính. Lần hiệu đính thứ 6 chính thức thiết lập danh sách quốc tế về nguyên
nhân bệnh, thông qua danh sách toàn bộ cho cả tử vong và bệnh, kiến nghị
một chưong trình toàn diện về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thống kê sức
khởe. Phân loại chính thức được đưa ra sử dụng ở nhiều nước.

16
Lần hiệu đính thứ 7 (1955) và thứ 8 (1965) về cơ bản không thay đổi
cấu trúc cơ bản của bảng phân loại và triết lý chung vê phân loại bệnh tật theo
nguyên nhân bệnh chứ không phảI theo biểu hiện đặc biệt. Lần hiệu đính thứ
9 (1975) giữ laị cấu trúc cơ bản của ICD, có thêm chi tiết ở cấp tiểu loại 4 chữ
số. Một cảI tiến của ICD-9 là dựa vào hệ thống dấu chú thích (†) và dấu (*)
và giữ cho tới ICD-10, lần hiệu đính gần đây năm 1990.
Trong quá trình phát triển, phân loại này đã được đổi tên vài lần và
ngày nay được gọi tên chính thức là : Phân loại quốc tế về bệnh tật và các vấn
đề sức khỏe liên quan (gọi tắt là ICD).
Giới thiệu sơ lược về ICD-10
Cấu trúc của ICD-10
ICD-10 được chia thành 21 chưong:
Chương I : Bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh vật
Chương II : Khối u
Chương III : Bệnh máu, cơ quan tạo máu, cơ chế miễn dịch
Chương IV : Bệnh nội tiết, dinh dưỡng chuyển hoá
Chương V : Rối loạn tâm thần và hành vi
Chương VI : Bệnh của hệ thần kinh
Chương VII : Bệnh mắt và phần phụ
Chương VIII : Bệnh về tai và xương chũm
Chương IX : Bệnh của hệ tuần hoàn
Chương X : Bệnh hô hấp
Chương XI : Bệnh hệ tiêu hoá
Chương XII : Bệnh da và tổ chức dưới da
Chương XIII : Bệnh lý cơ xương và mô liên kết
17
Chương XIV : Bệnh hệ tiết niệu sinh dục
Chương XV : Chửa, đẻ và sau đẻ
Chương XVI : Bệnh trong thời kỳ chu sinh

Chương XVII : Dị dạng bẩm sinh, rối loạn nhiễm sắc thể
Chương XIX : Vết thương ngộ độc tai nạn khác
Chương XX : Nguyên nhân bên ngoài của bệnh tật và tử vong
Chương XXI : Các yếu tố ảnh hưởng sức khoẻ người khám cấu trúc
theo từng chương
18
Chương 2
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. Địa điểm nghiên cứu:
- Tại Viện Tim Mạch Việt Nam – Bệnh viện Bạch Mai.
2.2. Đối tượng nghiên cứu:
- Tất cả bệnh nhân điều trị nội trú Viện Tim Mạch Việt Nam từ
1/1/2003 đến 31/12/2007.
2.3. Phương pháp nghiên cứu:
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu:
- Nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu.
2.3.2. Cách chọn mẫu:
- Hồi cứu toàn bộ
2.3.3. Cách thức tiến hành:
2.3.4. Thu thập dữ liệu:
- Lấy toàn bộ bệnh án của những bệnh nhân nhập Viện Tim mạc Quốc
gia Việt Nam trong thời gian 5 năm, từ 1/1/2003 đến 31/12/2007) từ kho lưu
trữ hồ sơ bệnh viện Bạch Mai.
19
- Số liệu được thu thập theo biểu mẫu sau:
Biến số & chỉ số nghiên cứu Loại biến số Phương pháp và công cụ
thu thập thông tin
Tuổi Biến rời rạc Khai thác hồ sơ bệnh án
Giới Biến nhị phân Như trên
Địa chỉ Biến danh mục Như trên

Ngày vào viện Biến rời rạc Như trên
Ngày ra viện Biến rời rạc Như trên
Chẩn đoán bệnh theo ICD 10 Biến danh mục Như trên
Kết quả điều trị Biến danh mục Như trên
Tuổi bệnh nhân bằng năm hiện tại bệnh nhân vào viện trừ đi năm sinh
của bệnh nhân.
Địa chỉ bệnh nhân chỉ lấy tên tỉnh, thành phố.
Tháng bệnh nhân nằm viện là tháng mà bệnh nhân bắt đầu vào viện.
Chẩn đoán của bệnh nhân là chẩn đoán khi ra viện. Một bệnh nhân có
nhiều bệnh thì chẩn đoán các bệnh của bệnh nhân được xếp ngang hàng nhau.
Ví dụ: một bệnh nhân được chẩn đoán: Hẹp hai la- Rung nhĩ- Suy tim thì 3
bênh Hẹp hai lá, Rung nhĩ, Suy tim được xếp ngang hàng nhau, không có
chẩn đoán nào là ưu tiên hơn chuẩn đoán nào.
2.3.5. Sai số và khống chế sai sè
Do thất lạc bệnh án trong quá trình lưu trữ hồ sơ bệnh án.
Do vào mã ICD-10 không chính xác. Cách khắc phục đối chiếu so sánh
với chẩn đoán lóc ra viện.
2.3.6. Xử lý số liệu:
20
- Số liệu được thu thập và xử lý bằng phần mềm thống kê Excel.
- Tính tần suất, tỷ lệ % và giá trị trung bình.
2.3.7. Thời gian nghiên cứu:
Tiến hành thực hiện nghiên cứu từ tháng 4 năm 2008 đến tháng 10
năm 2008.
2.3.8. Khía cạnh đạo đức của đề tài:
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu với cam kết đảm bảo tính trung thực,
phù hợp và chỉ nhằm bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cho cộng đồng không
nhằm mục đích gì khác.
- Nghiên cứu được phép sử dung các số liệu thống kê của bệnh viên
Bạch Mai.

21
Chương 3
kết quả nghiên cứu
3.1. Tình hình chung của bệnh nhâN
Bảng 3.1: Tỷ lệ nhập viện của bệnh nhân tim mạch theo giới
Năm Giới
Nam (%) Nữ (%)
2003 3437 (48.78%) 3609 (51.22%) 113(1.604%) 7046
2004 4274 (49.70%) 4326 (50.30%) 112(1.314%) 8600
2005 4470 (51.24%) 4253 (48.76%) 118(1.295%) 8723
2006 5213 (52.20%) 4773 (47.80%) 135(1.132%) 9986
2007 5777 (53.39%) 5044 (46.6(%) 106(1.044%) 10821
Tổng 23171 (51.29%) 22005 (48.71%) 584 45176 (100%)
Nhận xét:
Tỷ lệ nhập viện của 2 giới nam và nữ là như nhau.
Số lượt bệnh nhân nhập viên có xu hướng tăng dần theo thời gian. Nếu
như số bệnh nhân nhập viên năm 2007 là 7046 lượt bệnh nhân thì đến năm
2005 đã là 8723 lượt bệnh nhân (tăng gáp 1.24 lần) và đến năm 2007 đã là
10821 lượt bệnh nhân (Tăng gấp 1.53 lần).
Tỷ lệ tử vong giảm dần qua các năm, từ 1.604%(năm 2003) xưống
1.295% (năm 2005) và chỉ còn 1.044% vào năm 2007.
22
Biểu đồ 3.1: Phân bố bệnh nhân nhập viên theo giới
Biểu đồ 3.2: Tình hình nhập viện trong 5 năm.
23
3.3. Tình hình nhập viện theo năm
Bảng 3.3: Phân bố bệnh nhân nhập viện theo năm và nhóm bệnh.
Nhóm bệnh 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng
Bệnh động mạch 123 171 190 245 366 1095
Bệnh tim do phổi và tuần hoàn phổi 79 92 75 61 111 418

Bệnh tim do thấp 2587 2872 2752 2772 2918 13901
Bệnh tĩnh mạch 109 129 141 165 172 716
BMN 451 274 310 518 534 2087
BTTMCB 789 1164 1638 2076 2601 8268
RLN 1762 1264 1427 2391 2279 9123
Suy tim 1416 1766 1900 1914 1962 8958
TBS 507 730 715 949 1041 3942
THA 1459 1575 1724 2193 2287 9238
VCT 315 331 329 377 365 1717
Bệnh MNT 236 279 294 315 253 1377
VNTMK 26 34 21 16 27 124
Nhận xét:
Số lượt bệnh nhân nhập viên do các bệnh tim do thấp luôn chiếm tỷ lệ
lớn nhất qua các năm. Tiếp đó là đến số lượt bệnh nhân nhập viện ở các nhóm
bệnh như BTTMCB, THA, Suy tim, RLN.
Tất cả các nhóm bệnh đều có xu hướng tăng dần qua các năm. Nhóm
bệnh có xu hướng tăng mạnh nhất là nhóm BTTMCB, tiếp đó là THA. Suy
tim và nhóm bệnh RLN.
Các nhóm bệnh nh VNTMNK, BệNH MNT, VCT, BCT, BMN, Bệnh
động mạch có tăng nhưng mức độ thay đổi không nhiều
24
Biểu đồ 3.3: Tình nhập viện trong 5 năm của từng nhóm bệnh
25

×