Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Lần đầu làm sếp pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.39 KB, 4 trang )

Lần đầu làm sếp

Vậy là điều bấy lâu bạn mong đợi đã thành hiện thực – bạn được làm sếp! Bao
nhiêu kế hoạch bạn ấp ủ bấy lâu nay đã có cơ hội để thực hiện! Nhưng làm sếp
khó đấy, phải đâu chuyện đùa? Bạn sẽ phải chứng tỏ với sếp trên là bạn thực sự
xứng đáng với sự tin tưởng này…bạn phải làm sao để nhân viên cấp dưới tâm
phục khẩu phục và đồng lòng vì công việc của phòng, bạn phải…
Có rất nhiều điều “bạn phải ” khi lần đầu làm sếp, điều đó có thể khiến bạn mất
ăn mất ngủ. Bạn đừng lo, hãy thử áp dụng các chiêu thức sau đây nhé.
1. Thuật “đắc nhân tâm”
Thói thường, nhiều người sẽ cảm thấy nghi ngờ khả năng của bạn khi bạn mới bắt
đầu làm sếp, có thể đó là những đồng nghiệp của bạn trước đây, những người vẫn
quen “bằng vai phải lứa” với bạn, họ có thể xì xào liệu bạn có làm nên chuyện?
Bạn nên làm gì? Phớt tỉnh Ăng lê? Hay thể hiện “uy quyền” của sếp mới? Cả hai
đều không nên. Hãy tìm hiểu nguyên nhân sâu xa của việc không phục tùng đó.
Bước đầu tiên bạn hãy học thuật “đắc nhân tâm”. Hãy hòa nhã và giao tiếp bình
thường với mọi người, tranh thủ cơ hội tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của nhân
viên. Hãy tìm hiểu nhu cầu của từng nhân viên và điều gì sẽ khích lệ họ - cơ hội
được đào tạo hay nhu cầu lương bổng v.v…? Nếu những nhu cầu đó là chính
đáng, bạn hãy đề đạt với cấp trên xem xét nhưng nhớ đừng hứa hẹn gì quá sớm,
kẻo lại có tác dụng ngược lại.
2. Thuật “củ cà rốt và cây gậy”
Là người lãnh đạo, bạn không cần phải “thét ra lửa”. Nhưng bạn cũng không nên
quá “nhu mì” vì sợ làm phật lòng nhân viên. Sự thật là những nhà quản lý thành
công nhất là những người biết phát huy thuật “củ cà rốt và cây gậy”. “Củ cà rốt”
ngụ ý sự khen thưởng khi nhân viên đạt thành tích tốt, và “cây gậy” là sự phê bình
thẳng thắn khi nhân viên phạm lỗi. Nhưng không có nghĩa là bạn cho mình quyền
được liên tục “công kích” nhân viên, vì không khéo “già néo đứt dây”. Bạn cần
chọn thời điểm và không gian để những lời phê bình đó không tác dụng tiêu cực
đến nhân viên. Những khi nhân viên đạt được thành tích tốt, bạn hãy dành cho họ
những phần thưởng xứng đáng hay những lời khen ngợi chân thành nhất.


Đặc biệt, những nhà quản lý giỏi không biết thỏa hiệp với cụm từ “dễ thương”. Ai
cũng biết Jack Welch (cựu giám đốc General Electric) như một nhà lãnh đạo
huyền thoại. Ông được nể phục vì năng lực lãnh đạo và tư cách của mình. Thế
nhưng nếu nói rằng ông “dễ thương” thì có lẽ không phù hợp lắm. Khi ở cương vị
nhà quản lý, những người như Jack Welch luôn áp dụng nguyên tắc “công việc là
công việc”, và không có sự thiên vị.
Thuật này không có gì trái ngược với “thuật đắc nhân tâm” mà sẽ bổ sung nhau
khi bạn dùng kết quả công việc để quản lý nhân viên của mình. Trong lãnh đạo,
người ta cần trái tim nóng nhưng cái đầu lạnh là thế.
3. “Quyết đoán”
“Tôi đã từng phạm sai lầm khi mới làm sếp. Mọi việc quá mới mẻ với tôi, khiến
cho tôi ngại ngần khi ra quyết định,” anh L., một trưởng phòng còn khá trẻ tâm sự.
Sự ngần ngại không dám ra quyết định gãy gọn, chính xác là một trong những
nguyên nhân phổ biến khiến cho nhân viên đánh giá thấp sếp mới của họ. Nhân
viên thường cho rằng chuyên môn của sếp chưa vững chính là lý do sếp không thể
đưa ra quyết định dứt khoát.
Để rèn luyện tính quyết đoán khi làm sếp, bạn hãy thực hành bài tập đơn giản sau:
khi bạn phải ra một quyết định khó khăn, hãy đặt cho mình câu hỏi “Phương án
này có lợi nhiều hơn hay bất lợi nhiều hơn?” Vì không có quyết định nào là hoàn
hảo cả, chắc chắn bạn sẽ chọn cho mình quyết định mang đến nhiều lợi ích hơn.
4. “Quản lý công việc, không quản lý thời gian”
Các chuyên gia nhân sự khuyên bạn nên quản lý nhân viên trên thành quả công
việc chứ không nên dựa trên thời gian họ làm việc tại công ty, đặc biệt đối với
những công việc không cần thiết phải có mặt 24/24 ở văn phòng (như Kinh doanh,
Tiếp thị, Thiết kế, Kiến trúc sư ). Ngày nay các phương tiện truyền thông khá tốt
cho phép bạn dễ dàng thực hiện điều này hơn.
Việc quản lý nhân viên dựa trên thành quả công việc sẽ giúp bạn không bị xem là
nhà quản lý quá chi li (micro-management). Suy cho cùng điều bạn cần ở nhân
viên chính là thành quả tốt nhất của họ, chứ không phải việc họ phải có mặt ở văn
phòng 8 tiếng một ngày nhưng chưa chắc đã làm tốt các công việc được giao.

Bạn biết đấy, nghệ thuật quản lý có thể nói là chuyện nghìn lẻ một đêm. Trong bài
viết kế tiếp chúng tôi sẽ bàn về cách quản lý thời gian để giúp bạn thành công
trong công tác quản lý của mình.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×