Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Một Số Biện Pháp Rèn Luyện Kỹ Năng Vận Dụng Kiến Thức Hóa Học Vào Thực Tiễn Cho Học Sinh Trung Học Phổ Thông Phần Hữu Cơ Lớp 12 Ban Nâng Cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (503.25 KB, 18 trang )

Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng vận dụng
kiến thức hóa học vào thực tiễn cho học sinh
trung học phổ thông phần hữu cơ lớp 12 ban
nâng cao

Đậu Thị Thịnh

Trường Đại học Giáo dục
Luận văn Thạc sĩ ngành: Lí luận và phương pháp dạy học; Mã số: 60 14 10
Người hướng dẫn: PGS.TS. Đặng Thị Oanh
Năm bảo vệ: 2011

Abstract: Nghiên cứu cơ sở lý luận về sự phát triển năng lực vận dụng kiến thức của
học sinh thông qua quá trình dạy và học môn hóa học ở bậc phổ thông. Phân tích cấu
trúc chương trình và nội dung chương trình hóa học hữu cơ Trung học phổ thông
(THPT) nhằm đưa ra hệ thống các kiến thức và kỹ năng, các bài tập và tình huống có
liên quan đến thực tiễn, cuộc sống, môi trường xung quanh. Đề xuất và sử dụng một
số biện pháp hình thành, rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn
cho học sinh thông qua dạy học hóa học ở phổ thông. Thực nghiệm sư phạm nhằm
đánh giá chất lượng, tính hiệu quả của việc sử dụng các biện pháp rèn luyện kỹ năng
vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn của học sinh.

Keywords: Hóa học; Phương pháp dạy học; Lớp 12; Trung học phổ thông; Hóa học
hữu cơ

Content
MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục từ lâu đã được coi là quốc sách hàng đầu. Đặc biệt là trong những năm gần đây
giáo dục càng trở nên quan trọng. Xã hội càng phát triển, nhu cầu về nguồn lực con người


càng tăng càng đòi hỏi chất lượng dạy và học cần phải được nâng cao để có được sản phẩm
con người phát triển một cách toàn diện cả về trí tuệ lẫn nhân cách - đó là nguồn nhân lực lao
động sáng tạo, là chủ thể để xây dựng đất nước. Bởi vậy việc chuẩn bị cho học sinh những
phẩm chất, kiến thức và kỹ năng gắn liền với thực tiễn cuộc sống là hết sức cần thiết trong
nhà trường phổ thông hiện nay.
Thời đại ngày nay, nhiều thành tựu khoa học và công nghệ xuất hiện một cách hết sức
bất ngờ và cũng được đổi mới một cách cực kì nhanh chóng. Hệ thống giáo dục theo đó cũng
đặt ra những yêu cầu mới. Từ việc thi thố tài năng bằng sự thuộc lòng những hiểu biết “uyên
thâm”, chuẩn mực người giỏi là “thông kim bác cổ”, hiểu biết “thiên kinh vạn quyển” đã dần
2
thay thế bởi năng lực ra những quyết định sáng tạo trong các tình huống không ngừng biến
động của hoàn cảnh.
Trước đòi hỏi thực tiễn của Việt nam trên con đường hội nhập và phát triển thì đổi mới
phương pháp dạy học trong đó có dạy học phổ thông là hết sức cần thiết. Luật giáo dục năm
2005, điều 28.2 có ghi “Phương pháp dạy học phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác,
chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học; bồi dưỡng phương
pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực
tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Nền giáo dục
mới đòi hỏi không chỉ trang bị cho học sinh kiến thức mà nhân loại đã tìm ra mà còn phải bồi
dưỡng cho học tính năng động, óc tư duy sáng tạo và thực hành giỏi, tức là đào tạo những con
người không chỉ biết mà phải có năng lực hành động.
Ở bậc học phổ thông có rất nhiều môn học khác nhau, mỗi môn học đều gánh lấy ít
nhiều trọng trách trong việc giáo dục, đào tạo con người. Trong đó môn Hóa học có vai trò
nhiệm vụ riêng của nó. Đó là một môn khoa học vừa mang tính lý thuyết vừa mang tính thực
nghiệm. Trên cơ sở phân tích các yếu tố cấu thành và ảnh hưởng; thiết lập sự phụ thuộc xác
định để tìm ra những mối liên hệ giữa các mặt định tính và định lượng; quan hệ nhân quả của
các hiện tượng và quá trình hóa học; xây dựng nên các nguyên lý, quy luật, định luật rồi trở
lại vận dụng để nghiên cứu những vấn đề của thực tiễn. Bởi vậy, việc cung cấp kiến thức,rèn
luyện kỹ năng nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn là thực sự
cần thiết, tạo tiền đề vững chắc cho học sinh, giúp học tự tin hơn khi bước vào cuộc sống thực

tế. Đề tài: " Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn
cho học sinh trung học phổ thông phần hữu cơ lớp 12 nâng cao” được triển khai xây dựng
với mong muốn thiết tha góp một phần nhỏ bé để nâng cao chất lượng trường THPT của tỉnh
Thanh Hóa.
2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề xuất, tìm ra những biện pháp để phát triển năng lực vận dụng kiến thức
hóc học vào thực tiễn cho học sinh trung học phổ thông.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu được đề ra như sau:
+ Nghiên cứu cơ sở lý luận về sự phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh
thông qua quá trình dạy và học môn hóa học ở bậc phổ thông.
+ Phân tích cấu trúc chương trình và nội dung chương trình hóa học hữu cơ THPT
nhằm đưa ra hệ thống các kiến thức và kỹ năng, các bài tập và tình huống có liên quan đến
thực tiễn, cuộc sống, môi trường xung quanh.
+ Đề xuất và sử dụng một số biện pháp hình thành, rèn luyện năng lực vận dụng kiến
thức hóa học vào thực tiễn cho học sinh thông qua dạy học hóa học ở phổ thông.
+Thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá chất lượng, tính hiệu quả của việc sử dụng các
biện pháp rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn của học sinh.
3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
4. Khách thể, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4. 1. Khách thể nghiên cứu
3
Quá trình DHHH ở trường THPT tỉnh Thanh Hóa.

4. 2. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu đề xuất một số biện pháp rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức hóa học
vào thực tiễn cho học sinh trung học phổ thông phần hóa học hữu cơ lớp 12 chương trình
nâng cao.
4.3. Vấn đề nghiên cứu

Làm thế nào để có thể rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn
cho học sinh trung học phổ thông?
5. Giả thuyết khoa học
Nếu lựa chọn,xây dựng và sử dụng các kiến thức, kỹ năng, các tình huống có vấn đề
gắn liền với cuộc sống, môi trường xung quanh và hệ thống bài tập để vận dụng kiến thức và
kỹ năng đó đồng thời sử dụng kết hợp các phương pháp dạy học tích cực trong quá trình dạy
học thì sẽ có thể rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cho học sinh.
6. Phƣơng pháp chứng minh luận điểm
Thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, đề tài luận văn cần phải vận dụng các phương pháp
nghiên cứu khoa học đặc trưng của một đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục đó là nhóm các
phương pháp nghiên cứu như sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Phương pháp phân tích tài liệu để xây dựng cơ sở
lý luận cho đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: điều tra, phỏng vấn, quan sát.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm và phương pháp thống kê toán học trong khoa học
giáo dục để đánh giá chất lượng, tính khả thi của đề tài.
7. Đóng góp mới của đề tài
+ Lựa chọn và xây dựng được hệ thống các kiến thức và kỹ năng dưới dạng các tình
huống, các vấn đề, các bài tập sản xuất gắn liền với cuộc sống, môi trường xung quanh.
+ Đề xuất một số biện pháp nhằm rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức hóa học vào
thực tiễn cho học sinh trung học phổ thông.
+ Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ làm tài liệu tham khảo cho giáo viên trong dạy học
môn hóa học ở trường THPT.
NỘI DUNG
Chƣơng 1
TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Dạy học tích cực trong dạy học hoá học ở phổ thông[23]
1.1.1. Khái niệm phương pháp dạy học tích cực.
Phương pháp dạy học tích cực là khái niệm nói tới những phương pháp giáo dục, dạy học

theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học.
1.1.2. Những dấu hiệu đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực.
- Những PPDH có chú trọng đến việc tổ chức, chỉ đạo để người học trở thành chủ thể
hoạt động, tự khám phá những kiến thức mà mình chưa biết.
4
- Những PPDH có chú trọng rèn luyện kĩ năng, phương pháp và thói quen tự học, từ đó
mà tạo cho HS sự hứng thú, lòng ham muốn, khao khát học tập, khơi dậy những tiềm năng
vốn có trong mỗi HS để giúp họ dễ dàng thích ứng với cuộc sống của xã hội phát triển.
- Những PPDH chú trọng đến việc tổ chức các hoạt động học tập của từng HS, hoạt động
học tập hợp tác trong tập thể nhóm, lớp học, thông qua tương tác giữa GV với HS, giữa HS
với HS.
- Những PPDH học có sự phối hợp sử dụng rộng rãi các phương tiện trực quan nhất là
các phương tiện kĩ thuật nghe nhìn, máy vi tính, phần mềm dạy học…đáp ứng yêu cầu cá thể
hoá hoạt động học tập theo năng lực và nhu cầu của mỗi HS, giúp các em tiếp cận được với
các phương tiện hiện đại trong xã hội phát triển.
- Những PPDH có sử dụng các phương pháp kiểm tra, đánh giá đa dạng, khách quan,
tạo điều kiện để HS được tham gia tích cực vào hoạt động tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau.
1.1.3. Các phương pháp dạy học tích cực
1.1.3.1. Sử dụng PPDH theo dự án để phát triển năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào
thực tiễn [3]
Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học, trong đó học sinh thực hiện một nhiệm vụ
học tập phức hợp, gắn với thực tiễn, kết hợp lý thuyết với thực hành, tự lực lập kế hoạch, thực
hiện và đánh giá kết quả. Hình thức làm việc chủ yếu là theo nhóm, kết quả dự án là những
sản phẩm hành động có thể giới thiệu được.
Các thiết bị được sử dụng để học theo dự án bao gồm: máy tính, máy chiếu, máy ảnh,
các chương trình tin học ứng dụng như powerpoint, moviemaker.
Khi giải quyết các vấn đề nghiên cứu của dự án, HS được phát triển năng lực phát hiện
và giải quyết vấn đề như sau:
- HS được tự chọn tiểu chủ đề trong chủ đề nghiên cứu làm đề tài cho dự án của mình.
- Nhóm HS tự chọn nội dung vấn đề nghiên cứu trong đề tài của mình.

- Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch đề ra thông qua bảng phân công nhiệm vụ cụ thể
trong nhóm.
- Mỗi nhóm HS đề xuất phương án giải quyết vấn đề của riêng mình như tìm thông tin
thông qua sách, báo hay internet. Đi thực tế tại địa phương, chụp ảnh nhân vật, phỏng vấn
nhân vật hay sưu tầm mẫu vật.
- Tạo ra sản phẩm dự án bằng cách báo cáo bằng chương trình thuyết trình trên
powerpoint hoặc chụp các bức ảnh rồi dựng thành film có thuyết minh bằng chương trình
moviemaker.
- Biết thuyết trình, bảo vệ kết quả thực hiện của nhóm. Biết nhận xét, đặt câu hỏi phản
biện cho nhóm khác và đề xuất hướng hoàn thiện.
- Biết sử dụng các thiết bị kĩ thuật phục vụ cho việc tạo ra sản phẩm của dự án của
nhóm HS.
1.1.3.2. Sử dụng bài tập hoá học theo hướng dạy học tích cực[21]
Trong dạy học hoá học, bản thân bài tập hoá học đã được coi là phương pháp dạy học
có hiệu quả cao trong việc rèn luyện kỹ năng hoá học. Nó giữ vai trò quan trọng trong mọi
quá trình dạy học hoá học. Song tính tích cực của phương pháp này còn được nâng cao hơn
5
khi được sử dụng như là nguồn kiến thức để học sinh tìm tòi chứ không phải để tái hiện kiến
thức.
1.2. Vai trò của việc vận dụng kiến thức trong quá trình nhận thức và học tập[11]
1.2.1. Vận dụng kiến thức là khâu quan trọng nhất của quá trình nhận thức và học tập.
Quá trình nhận thức học tập diễn ra theo các cấp độ sau:
- Tri giác tài liệu: là giai đoạn khởi đầu nhưng có ý nghĩa định hướng cho cả quá trình
nhận thức về sau.
- Thông hiểu tài liệu: là giai đoạn chiếm lĩnh kiến thức ở mức độ đơn giản nhất.
- Ghi nhớ kiến thức là giai đoạn hiểu kiến thức một cách thấu đáo và đầy đủ hơn.
- Luyện tập vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Mỗi cấp độ có một tác dụng riêng, một thế mạnh riêng nhưng đều có mối quan hệ tác
động qua lại lẫn nhau tạo nên một quá trình nhận thức, học tập toàn vẹn. Nhưng chúng ta phải
thừa nhận rằng cấp độ vận dụng kiến thức là thước đo hiệu quả nhận thức, học tập của học

sinh. Tầm quan trọng của việc vận dụng kiến thức không chỉ đối với quá trình thực hành ứng
dụng mà còn có ý nghĩa ngay cả với quá trình tiếp nhận thêm tri thức mới. Muốn đạt đến kiến
thức mới thì cũng phải biết vận dụng kiến thức cũ, kiến thức cũ vốn là mục đích trong lần học
trước nay trở thành phương tiện cho lần học này hoặc cũng có thể muốn có những kỹ năng
mới thì phải vận dụng được thành thạo những kỹ năng cũ.
1.2.2. Vận dụng kiến thức đòi hỏi sự huy động tổng hợp nhiều năng lực của người học.
“Năng lực là sự kết hợp linh hoạt và độc đáo nhiều đặc điểm tâm lý của một người, tạo
thành những điều kiện chủ quan thuận lợi giúp cho người đó tiếp thu dễ dàng, tập dượt nhanh
chóng và hoạt động đạt hiệu quả cao trong một lĩnh vực nào đó” [11]. Vận dụng kiến thức đồi
hỏi huy động nhiều năng lực khác nhau như:
- Năng lực phát hiện
- Năng lực chủ động sáng tạo
- Năng lực độc lập trong suy nghĩ và làm việc
- Năng lực hệ thống hoá kiến thức
- Năng lực định hƣớng kiến thức
Những năng lực đó là những tố chất để hình thành một tư duy sáng tạo. Muốn vận
dụng tốt kiến thức không thể thiếu một tư duy sáng tạo.
1.3.3. Vận dụng kiến thức là sự thể hiện tư duy của học sinh.
Khi người học vận dụng kiến thức vào một đối tượng, một tình huống cụ thể, con người
cần phải phát huy hết năng lực tư duy của mình. Từ chỗ tự mình phát hiện ra vấn đề đến quá
trình tìm hiểu, suy luận, phân tích, khái quát hóa…để vận dụng giải quyết vấn đề đều thể hiện
tư duy của học sinh ở các cấp độ khác nhau. Quá trình lĩnh hội kiến thức và vận dụng kiến
thức vào thực tiễn cũng như hiệu quả của việc vận dụng kiến thức thể hiện những phẩm chất
tư duy của học sinh. Vì vậy mà ở mỗi người học khả năng vận dụng kiến thức là khác nhau do
năng lực tư duy của mỗi em là khác nhau.
1.2.4. Vận dụng kiến thức gắn liền với quan niệm mới về kiến thức
1.2.5. Kỹ năng vận dụng kiến thức là một phẩm chất, một tiêu chí của mục tiêu đào tạo con
người năng động, sáng tạo trong nhà trường
6
Trong nhà trường chúng ta hiện nay không phải không còn những hiện tượng học sinh

trình bày lại bài học khá đầy đủ, toàn vẹn những điều ghi nhận được từ thầy cô giáo hoặc đã
được đọc từ các tài liệu nhưng lại rất lúng túng khi vận dụng kiến thức vào các vấn đề thực
tiễn cuộc sống . Để khắc phục tình trạng đó, chúng ta nên tăng cường công tác thực hành. Khi
thực hành buộc học sinh phải phát huy mọi năng lực để vận dụng kiến thức sao cho có hiệu
quả. Cho nên việc rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh trong giờ học là rất phù
hợp với mục tiêu đào tạo của nhà trường chúng ta.


1.3. Thực trạng về việc rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn
thông qua quá trình dạy học môn hóa học ở trƣờng phổ thông hiện nay
Để đánh giá thực trạng việc rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn
ở trường trung học phổ thông của tỉnh Thanh Hoá, chúng tôi tiến hành điều tra ở trường
THPT Tĩnh Gia 2 – Thanh Hóa, với số lượng 100 học sinh đang học ở khối lớp 12 và 100 học
sinh đang theo học ở khối lớp 11.
Qua kết quả điều tra trên cho thấy trong quá trình giảng dạy các thầy cô thường chỉ tập
trung vào các kiến thức và kỹ năng cần nắm trong bài để phục vụ cho kiểm tra, cho thi cử mà
chưa thực sự quan tâm đến việc rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn
cho học sinh. Cụ thể là trong quá trình hình thành kiến thức mới, thầy/cô chưa thường xuyên
đưa ra các câu hỏi, các tình huống có vấn đề gắn liền với thực tiễn để học sinh liên tưởng và
áp dụng(10%). Để chuẩn bị cho bài mới, thầy/cô chỉ yêu cầu học sinh về nhà làm các bài tập
trong sách giáo khoa và sách bài tập mà chưa chú ý vào việc giao nhiệm vụ cho các em về nhà
tìm hiểu cuộc sống, môi trường xung quanh về các vấn đề có liên quan đến kiến thức trong
bài giảng kế tiếp(5%) để học sinh có tâm thế vào bài mới một cách hứng thú hơn. Và cũng
theo đó các thầy/cô chưa chú ý dành thời gian để cho các em đưa ra những khúc mắc để giải
đáp cho các em về những hiện tượng các em quan sát được trong đời sống (2%). Trong các
giờ học nói chung, những mâu thuẫn mà các em tìm được trong các tình huống, các vấn đề
thường là mâu thuẫn giữa lí luận với lí luận là chính, còn việc liên hệ giữa lí luận và thực tiễn
còn hạn chế(2%).Chính vì vậy mà học sinh dù rất thích vận dụng kiến thức hóa học vào thực
tiễn(83%) nhưng vẫn chưa hình thành được thói quen liên hệ giữa những kiến thức lý thuyết
học được với thực tế xung quanh các em(2%).

Từ kết quả khảo sát ở trên đặt ra một vấn đề đó là làm thế nào để rèn luyện để nâng cao
hơn nữa kỹ năng vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn. Đó là vấn đề đặt ra mà đội ngũ
giáo viên dạy bộ môn hóa học cần phải trăn trở để có hướng bổ sung vào về phương pháp và
nội dung trong quá trình giảng dạy, khắc phục sự nghiệp trồng người của mình.


Tiểu kết chƣơng 1
Trong chương này chúng tôi đã trình bày cơ sơ lý luận và thực tiễn của đề tài bao
gồm :
1. Một số phương pháp dạy học tích cực sử dụng trong dạy học hóa học ở phổ thông.
7
2. Vai trò đặc biệt quan trọng của việc vận dụng kiến thức trong quá trình nhận thức và
học tập của học sinh .
3. Thực trạng về việc rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn thông
qua quá trình dạy học môn hóa học ở trường phổ thông hiện nay.


×