1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến:
“Môt số biện pháp rèn kĩ năng thí nghiệm trong dạy và học vật lý 6”
Mã số : …………………………
1. Tình trạng giải pháp đã biết:
Thực trạng của việc dạy và học chương trình vật lý lớp 6 được nhìn
nhận và đánh giá ở 3 thành phần cơ bản liên kết trong qui trình dạy học đó là:
Giáo viên – Học sinh – Kiến thức cần dạy.
1. Đối với giáo viên
Cơ sở để xây dựng bài dạy chính là sách giáo khoa, sách hướng dẫn giáo
viên và chuẩn kiến thức, kĩ năng bộ môn được qui định trong chương trình.
Sách giáo khoa vật lý tuy không phải là pháp lệnh, nhưng hầu hết giáo
viên đều luôn bám sát trong suốt quá trình giảng dạy, dù có những ví dụ ở sách
giáo khoa không phù hợp với thực tế nơi học sinh sinh sống và học tập.
Hầu hết giáo viên đều có nhận thức và quyết tâm đổi mới phương pháp
dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh. Đối với giáo viên
dạy vật lý thì việc đổi mới phương pháp dạy học vật lý không thể tách rời với
việc tổ chức cho học sinh tiến hành thí nghiệm bằng hình thức hoạt động nhóm
trong các giờ học vật lý.
Tuy nhiên trong thời gian qua khi dạy các bài Vật lý có thí nghiệm tại
lớp giáo viên mất nhiều thời gian tổ chức, giải thích, do đó không đủ thời gian
tiến hành dẫn đến thí nghiệm không thành công, bài dạy không hiệu quả.
2. Đối với học sinh :
Ở bậc trung học cơ sở, học sinh lớp 6 mới bắt đầu học bộ môn vật lý
nên rất bở ngỡ với phương pháp thực nghiệm của bộ môn nên việc yêu cầu các
em xây dựng các phương án thí nghiệm trong học tập rất khó thực hiện.
2
Vốn kiến thức vật lý trong học sinh lớp 6 có được từ việc quan sát trực
tiếp sự vật, hiện tượng tự nhiên rất phong phú nhưng rất rời rạc, các em chưa
biết cách khái quát thành bài học.
Học sinh thường rất lúng túng trong cách sử dụng các dụng cụ đo đạc,
phương pháp đo đạc, phương pháp thí nghiệm, chưa có kỹ năng quan sát, thu
thập, xử lí thông tin khi làm thí nghiệm. Đặc biệt chưa biết cách vận dụng kiến
thức bài học vào việc giải thích những vấn đề cuộc sống.
3- Đối với kiến thức của chương trình vật lý lớp 6.
Về những kiến thức học tập trong chương trình lớp 6 rất quen thuộc đối
với học sinh, nội dung kiến thức trong chương trình không nhiều nhưng yêu cầu
vận dụng thì đa dạng, yêu cầu về phương pháp học tập thì quá mới, đòi hỏi học
sinh phải được trang bị một số kỹ năng hoàn toàn mới để nghiên cứu khoa học.
Hầu hết các bài học trong sách giáo khoa vật lý 6 đều có nội dung ghi
nhớ được rút ra từ kết quả thí nghiệm. Tuy phương thức tổ chức đưa thí nghiệm
vào tiến trình mỗi bài rất khác nhau, nhưng việc tổ chức cho học sinh làm thí
nghiệm ở các bài đều có thể rèn cho học sinh đạt được các kĩ năng bộ môn.
Từ những thực trạng trên và quá trình trải nghiệm dạy vật lý 6 nhiều
năm làm cơ sở để tôi xây dựng sáng kiến : Môt số biện pháp rèn kĩ năng thí
nghiệm trong dạy và học vật lý 6” để nghiên cứu, vận dụng vào giảng dạy.
2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
2.1.Mục đích của giải pháp: Giúp học sinh lớp 6 thực hiện các thí
nghiệm Vật lý trên lớp thành công, hiệu quả.
Khai thác vốn kiến thức của học sinh lớp 6 để tổ chức tốt các hoạt động
học tập nhằm phát huy mạnh mẽ những nỗ lực cá nhân của mỗi học sinh trong
hình thức học tập hợp tác tổ, nhóm.
Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng rèn luyện cho học sinh tự
biết xây dựng các phương án thí nghiệm trong chương trình vật lý lớp 6 để làm
cơ sở cho việc xây dựng các chương trình học tập, nghiên cứu.
3
Sử dụng, khai thác tốt các phương tiện, thiết bị dạy học sẵn có trong nhà
trường đồng thời hướng dẫn, khuyến khích học sinh cùng tham gia tự làm
những đồ dùng học tập hoặc sưu tầm những thiết bị đơn giản dễ tìm nhưng có
giá trị về khoa học giáo dục.
2.2. Những điểm khác biệt, tính mới của giải pháp: Do phải chuẩn bị
theo sự giao việc của giáo viên nên học sinh buộc phải đọc sách giáo khoa và tự
rèn các kỹ năng cần thiết trước ở nhà, qua đó tự biết phương pháp học bộ môn
Vật lý.
Điểm chính của giải pháp: Tổ chức lớp thành các nhóm học tập, giao
cho mỗi nhóm tự xây dựng phương án thí nghiệm vật lý trước khi thực hiện trên
lớp.
2.3. Mô tả chi tiết bản chất của giải pháp:
Giáo viên căn cứ vào chuẩn kiến thức kĩ năng và các điều kiện dạy học
cụ thể để khai thác các thí nghiệm vật lý kết hợp với việc khai thác kiến thức
trong học sinh nhằm tạo ra các hoạt động học tập tích cực, giúp các em tự chiếm
lĩnh kiến thức, qua đó rèn kĩ năng cơ bản, phương pháp học tập và nghiên cứu
vật lý.
Các giải pháp tôi đã thực hiện để giải quyết thực trạng trên như sau:
Ngay từ đầu năm học, tổ chức học sinh trong mỗi lớp thành các nhóm
làm thí nghiệm, trong mỗi nhóm có sự phân công rõ ràng.
Căn cứ nội dung chương trình, chuẩn kiến thức kĩ năng môn Vật lý lớp 6
và các điều kiện dạy học cụ thể để xác định thời điểm thực hiện các thí
nghiệm trong kế hoạch giảng dạy.
Rà soát lại những thiết bị, đồ dùng dạy học bộ môn Vật lý đáp ứng cho
việc thực hiện các thí nghiệm để kịp thời bổ sung ngay từ đầu năm học.
Xây dựng trước trong kế hoạch bài dạy hệ thống câu hỏi tạo tình huống
thực tế từng bài dựa trên những hiểu biết của học sinh và những gợi ý dẫn
4
đến việc thực hiện các thí nghiệm ở các bài dạy, đồng thời chuẩn bị sẵn
những ví dụ minh họa cho các thực tế đó.
Hướng dẫn học sinh cách xây dựng phương án thí nghiệm: Cuối mỗi tiết
học vật lý , tôi đều có yêu cầu công việc về nhà cho học sinh gồm học
bài cũ, vận dụng 1 đến 2 bài tập và chuẩn bị bài mới. Phần chuẩn bị bài
mới là khâu vô cùng quan trọng, nó góp phần đem lại thành công cho mỗi
tiết dạy , theo kế hoạch bài dạy tôi phát phiếu giao việc hướng dẫn cho
các nhóm học sinh chuẩn bị xây dựng phương án thí nghiệm. Nội dung
phiếu giao việc được thực hiện dưới dạng các câu hỏi mà khi trả lời đòi
hỏi học sinh phải tập trung tìm hiểu, nghiên cứu thông tin kênh hình,
kênh chữ trong sách giáo khoa của từng bài. Đây không chỉ cung cấp một
lượng thông tin về kiến thức mà còn chuyển tải một phương pháp học tập
nghiên cứu rất phong phú , đồng thời rèn các kỹ năng cần thiết như sử
dụng, lắp ráp dụng cụ đo lường, quan sát tranh ảnh, quan sát hiện tượng
vật lý, thu thập và xử lý thông tin khoa học, kỹ năng dự đoán và kết luận,
những tranh luận xảy ra trong nhóm về phương án phải thực hiện, qui
trình các bước tiến hành thí nghiệm.
Thông thường các em bám vào bài học ở sách giáo khoa để lập phương án
thí nghiệm là đạt yêu cầu, tuy nhiên tôi thường khuyến khích các em sáng tạo
những phương án khác để đạt điểm cao hơn.
Học sinh báo cáo phương án thí nghiệm: Trước khi thực hiện thí nghiệm
trên lớp tôi yêu cầu đại diện mỗi nhóm báo cáo phương án của nhóm
mình đã chuẩn bị, cả lớp thảo luận,thống nhất . Phần trình bày nầy được
đánh giá bằng điểm cho nhóm.
Lựa chọn những bài có thể dạy bằng các phương tiện công nghệ thông tin
để tập trung khai thác nhằm đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp dạy học
theo chủ đề năm học. Sưu tầm trên Internet những tư liệu minh họa cho
các bài dạy trong chương trình.
5
Dự kiến những vận dụng của kiến thức các bài học để giải thích hiện
tượng thực tế. Dựa vào nội dung kiến thức bài học, trình độ hiểu biết của
học sinh và kết hợp với những hiện tượng vật lý học sinh thường gặp
trong đời sống giáo viên dự kiến trước những hiện tượng hay tình huống
để yêu cầu học sinh tìm lời giải thích sau mỗi bài.
Những kỹ năng cơ bản được chọn lọc để rèn luyện cho học sinh thông qua
các giải pháp đã thực hiện gồm:
a) Rèn kĩ năng quan sát hiện tượng vật lý để thu thập thông tin :
Để rèn kỹ năng quan sát các hiện tượng vật lý tôi xây dựng hệ thống
câu hỏi tạo tình huống cho từng bài cho chương trình vật lý lớp 6, các câu hỏi
tình huống được lựa chọn từ những hiểu biết trong thực tế của học sinh. Rất
nhiều kiến thức vật lý có được từ quan sát trực tiếp sự vật, hiện tượng tự nhiên,
nên việc rèn cho học dựa vào hệ thống câu hỏi gây tình huống đã chuẩn bị trong
kế hoạch giảng dạy bộ môn, tạo những bất ngờ, lôi cuốn học sinh vào vấn đề
của bài học.
Dùng hệ thống câu hỏi tình huống đã chuẩn bị đưa vào phiếu giao việc
để hướng dẫn học sinh xây dựng các phương án thí nghiệm trước khi thực hiện
thí nghiệm một tuần.
Ví dụ 1:
Học sinh chuẩn bị thí nghiệm cho bài 19 “Sự nở vì nhiệt của chất lỏng”
Nội dung phiếu giao việc:
1. Có khi nào các em thấy nước làm bể chai đựng không? Nếu có thì tại
sao? Nêu dự đoán về nguyên nhân xảy ra hiện tượng đó?
2. Chúng ta có thể làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán đó như thế nào?
Kể tên những dụng cụ sẽ sử dụng và cách thực hiện thí nghiệm kiểm tra
của nhóm
Ví dụ 2 : Dạy bài 20: “Sự nở vì nhiệt của chất khí”
6
Giáo viên giao mỗi nhóm học sinh một quả bóng bàn bị bẹp rồi nêu các
yêu cầu:
Nội dung phiếu giao việc:
- Quan sát kỹ quả bóng bàn bàn bị bẹp đó để nêu nhận xét
- Nêu cách làm cho quả bóng phồng lên như cũ ?
- Dự đoán kết quả xảy ra đối với những việc làm đề xuất đó?
- Chọn phương án thực hiện thí nghiệm và dự đoán kết quả?
- Cách làm đó có thể áp dụng cho những trường hợp nào em gặp trong
đời sống hằng ngày?
b) Rèn các kĩ năng sử dụng, lắp ráp dụng cụ đo lường:
Trong vật lý cũng như trong đời sống, việc sử dụng dụng cụ đo lường
học sinh gặp thường xuyên, do đó khi bắt đầu học vật lý việc dạy cho các em
biết sử dụng dụng cụ và đọc kết quả đo lường qua các dụng cụ là hết sức quan
trọng, đây có thể xem như tiền đề để các em làm thí nghiệm vật lý. Vì vậy ngay
từ khi các em bắt đầu học vật lý tôi thường xuyên chú ý rèn các em cách sử
dụng, lắp ráp các dụng cụ đo lường trong giờ học.
Đối với bất kỳ dụng cụ nào cho học sinh sử dụng giáo viên đều phải
hướng dẫn kỹ về đặc điểm và các sử dụng của nó nhất là việc cầm nắm dụng cụ,
tư thế đứng hoặc ngồi khi đo, đọc số đo . . .
Khi tiến hành lắp ráp các thí nghiệm giáo viên cần chỉ ra và phân tích
qui trình lắp ráp cho học sinh hiểu, đồng thời phải giải thích tác dụng của các bộ
phận,các chi tiết, đặc biệt đối với các chi tiết thể hiện kết quả của thí nghiệm
phải được tường minh.
Ví dụ: Khi dạy bài “Mặt phẳng nghiêng” : Yêu cầu học sinh đọc phần
tiến hành thí nghiệm trong sách giáo khoa , sau đó giáo viên vừa hỏi vừa ghi
tóm tắt các bước thí nghiệm lên bảng :
Bước 1: Đo trọng lượng F
1
của vật.
Bước 2 : Đo lực kéo F
2
(ở độ nghiêng lớn)
7
Bước 3 : Đo lực kéo F
2
(ở độ nghiêng vừa)
Bước 4 : Đo lực kéo F
2
(ở độ nghiêng nhỏ)
Lưu ý ở bước 3 và 4: Giáo viên tổ chức thảo luận toàn lớp : Làm thế nào
để làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng trong các lần đo.
Học sinh có thể đưa ra các phương án: Tăng chiều dài mặt phẳng nghiêng,
hoặc giảm chiều cao kê mặt phẳng nghiêng.
Giáo viên thống nhất chọn 1 phương án cho học sinh tiến hành thí
nghiệm.
Giáo viên phát phiếu giao việc cho các nhóm. Yêu cầu các nhóm phân
công nhau làm thí nghiệm theo phiếu giao việc đã phân công và ghi kết quả
thực hiện được vào phiếu trong thời gian 10 phút .
Ví dụ: Khi dạy bài “Sự bay hơi và Sự ngưng tụ”
Qua thu nhận thông tin học sinh biết những yếu tố ảnh hưởng đến sự bay:
Nhiệt độ , gió và diện tích mặt thoáng .Giáo viên yêu cầu mỗi nhóm học sinh
vạch ra các bước tiến hành thí nghiệm để kiểm tra tác động của nhiệt độ lên
tốc độ bay hơi? Viết phương án thí nghiệm kiểm tra của nhóm lên bảng phụ
của nhóm. Giáo viên cho cả lớp thảo luận , nhận xét.
Các nhóm thực hiện thí nghiệm theo phương án thống nhất mà các em
chọn, quan sát hiện tượng xảy ra, ghi nhận kết quả.
Thông qua những hoạt động như thế này học sinh đã được hình thành dần
dần kĩ năng sử dụng dụng cụ đo lường, kĩ năng lắp ráp, tiến hành thí nghiệm
qua hệ thống nhiều bài học.
c) Rèn kĩ năng phân tích, xử lí thông tin từ thí nghiệm
Các thông tin ghi nhận được từ thí nghiệm hoặc quan sát hiện tượng vật
lý là kết quả của một quá trình lao động, tư duy sáng tạo của học sinh, các
thông tin này thường không giống nhau cho toàn bộ lớp học mà phụ thuộc vào
từng thí nghiệm, từng điều kiện diễn ra cụ thể, có thể cùng một hiện tượng vật
lý nhưng các nhóm khác nhau sẽ thu nhận thông tin cách khác nhau. Vì vậy giáo
8
viên phải rèn luyện cho học sinh cách chọn lọc, thu thập, xử lí thông tin theo nội
dung bài một cách thận trọng.
Điều quan trọng trong xử lý thông tin thí nghiệm hoặc quan sát hiện
tượng vật lý là phải giải thích được các sai số của các phép đo trong khi làm thí
nghiệm, khi học sinh tìm hiểu sai số cũng là tìm hiểu hiện tượng một các chi
tiết, điều nầy rất có lợi trong phương pháp học tập bộ môn
Cần tập cho học sinh thói quen ghi kết quả thí nghiệm vào bảng thống kê
dù thí nghiệm đơn giản cũng không nên bỏ qua bảng thống kê, thí nghiệm phải
được thực hiện và ghi kết quả ít nhất 3 lần để đạt độ tin cậy khi đối chiếu kết
quả.
Ví dụ : Dựa vào kết quả thí nghiệm của các nhóm bài “ Mặt phẳng
nghiêng ”
Lần đo Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Đo trọng lượng vật F
1
= 2N F
1
= 2N F
1
= 2N F
1
= 2N
Đo lần 1: F
2
ở độ
nghiêng lớn
F
2
= 1,5 N F
2
= 1,5 N F
2
= 1,6 N F
2
= 1,5 N
Đo lần 2: F
2
ở độ
nghiêng vừa
F
2
= 1 N F
2
= 1 N F
2
= 1,1 N F
2
= 1,2N
Đo lần 3: F
2
ở độ
nghiêng nhỏ
F
2
= 0,5 N F
2
= 0,5 N F
2
= 0,6 N F
2
= 0,6 N
Yêu cầu học sinh quan sát bảng kết quả thí nghiệm của các nhóm và
nhận xét về số liệu thu được của các nhóm.
Giáo viên cho học sinh phân tích,xử lí kết quả thông qua các câu hỏi sau :
+ Hãy so sánh trọng lượng F
1
của vật với lực kéo vật lên F
2
ở 3 trường
hợp và rút ra kết luận
+ Hãy so sánh lực kéo vật F
2
ở những độ nghiêng khác nhau và rút ra kết
luận
9
Tổ chức cho học sinh trao đổi, đánh giá kết quả thí nghiệm : Mặc dù số
liệu kết quả thí nghiệm của các nhóm khác nhau nhưng đều tìm được một điểm
chung :
Nhận xét 1: Trọng lượng F
1
của vật luôn lớn hơn lực kéo F
2
ở cả 3 trường hợp.
Kết luận: Dùng mặt phẳng nghiêng có thể kéo vật lên với lực nhỏ hơn trọng
lượng của vật.
Nhận xét 2: Lực kéo vật F
2
ở những độ nghiêng khác nhau thì khác nhau
Kết
luận: Mặt phẳngcàng nghiêng ít thì lực cần kéo lên mặt phẳng đó càng nhỏ.
Qua cách tiến hành như trên giáo viên có điều kiện rèn cho học sinh kĩ
năng phân tích, xử lí kết quả thí nghiệm.
d) Rèn kĩ năng giải thích các hiện tượng vật lý thực tế:
Dựa vào những tình huống đã chuẩn bị sẵn trong kế hoạch giảng dạy để
giao việc cho học sinh. Cũng có thể yêu cầu học sinh chỉ ra những tình huống
hay hiện tượng mà các em nhận thấy có liên quan đến nội dung kiến thức vừa
học để cùng nhau giải thích làm rõ bản chất khoa học của nó.
Tạo điều kiện cho từng cá nhân vận dụng kiến thức đã học để giải thích, góp
phần củng cố kiến thức, tăng cường tính bền vững và độ sâu của kiến thức, rèn
luyện năng lực tư duy của học sinh.
Ví dụ vận dụng kiến thức bài 18 : Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi
lạnh đi. Yêu cầu học sinh giải thích: Tại sao các tấm tôn lợp lại có dạng lượn
sóng?
Hoặc vận dung kiến thức bài 19: Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt
khác nhau để giải thích :Tại sao chai nước uống được đóng khá đầy còn chai
rượu thì vơi?
Hoặc vận dụng kiến thức bài 21 để giải thích: Tại sao chỗ tiếp nối 2 đầu
thanh ray xe lửa có chừa 1 khe hở?
Bài minh hoạ: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng
I. Mục tiêu
10
1.Kiến thức: Học sinh nhận biết:
- Thể tích chất lỏng tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi.
- Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
- Chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
2.Kĩ năng:
- Bước đầu đưa ra một số dự đoán về chất lỏng gặp nóng thì nở ra.
- Làm được thí nghiệm hình19.2 sách giáo khoa theo phương án đề ra.
- Mô tả được hiện tượng xảy ra và rút ra được kết luận cần thiết.
- Giải thích một số hiện tượng đơn giản trong cuộc sống.
3.Thái độ:
Rèn luyện tác phong cẩn thận, xây dựng thái độ, ý thức trách nhiệm trong
hoạt động học tập.
II.Chuẩn bị
Dụng cụ thí nghiệm cho nhóm, lớp như H19.2, 19.3.
Nội dung phiếu giao việc: ( Học sinh chuẩn bị trước ở nhà một tuần ).
1.Có khi nào các em thấy nước làm bể chai đựng không? Nếu có thì tại
sao? Nêu dự đoán về nguyên nhân xảy ra hiện tượng đó?
2. Chúng ta có thể làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán đó như thế nào?
Kể tên những dụng cụ sẽ sử dụng và cách thực hiện thí nghiệm kiểm tra
của nhóm
III.Tổ chức hoạt động
Hoạt động 1: Nêu vấn đề cần nghiên cứu
Nêu vấn đề: Có khi nào các em thấy nước làm bể chai đựng không? Nếu
có thì tại sao?
Nêu dự đoán về nguyên nhân xảy ra hiện tượng đó?
Dựa vào kiến thức bài 18. Học sinh có thể nêu dự đoán:
- Chất lỏng nở ra khi nhiệt độ tăng.
- Khi chất lỏng dãn nở nếu bị ngăn cản thì gây ra một lực rất lớn.
Hoạt động 2: Đề xuất và thực hiện phương án thí nghiệm kiểm tra:
11
Nêu vấn đề : Chúng ta có thể làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán đó như thế
nào? Kể tên những dụng cụ sẽ sử dụng và cách thực hiện thí nghiệm kiểm tra
của nhóm.
Học sinh: Đề xuất phương án thí nghiệm theo dụng cụ hình 19.2 sách giáo
khoa.
Giáo viên: Ngoài cách đặt bình thuỷ tinh vào chậu nước nóng, còn cách
nào khác để làm cho nước trong bình nóng lên ở thí nghiệm này không ?
Học sinh: Đun hoặc hơ bình thuỷ tinh trên ngọn lửa đèn cồn.
Các nhóm thảo luận , thống nhất phương án thí nghiệm đã đề ra.
- Nhóm thực hiện thí nghiệm theo phương án đã nêu.
Hướng dẫn học sinh quan sát diễn biến thí nghiệm: Đánh dấu mực nước ở
ống thủy tinh trên miếng bìa, ghi nhận kết quả vào phiếu học tập.
-Hợp thức hoá kết quả nghiên cứu: Các nhóm báo cáo kết quả quan sát, rút
ra kết luận: Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
Phần trình bày nầy được đánh giá bằng điểm cho nhóm.
Đặt vấn đề tiếp: Nếu đậy kín bình bằng một nút cao su, dùng đèn cồn để
đun thì điều gì sẽ xảy ra?
HS: nêu dự đoán có thể nút bật ra hoặc bể bình.
Từ đó rút ra kết luận: khi chất lỏng dãn nở nếu bị ngăn cản có thể gây
ra lực rất lớn.
Hoạt động 3: Dự đoán và đề xuất thí nghiệm kiểm tra sự dãn nở của các
chất lỏng khác nhau.
Nêu vấn đề: Tại sao chai nước uống được đóng khá đầy, còn chai rượu thì
đóng không thật đầy?
Học sinh: Dự đoán:
- Khi nóng lên rượu nở ra nhiều hơn nước.
- Rượu đắt tiền hơn nước nên người ta không đổ đầy chai.
Để kiểm tra dự đoán ta tiến hành thí nghiệm như hình 19.3. Quan sát
hình 19.3 :
12
+ Hãy so sánh thể tích của 3 chất lỏng rượu, dầu, nước trong 3 bình
trước khi làm thí nghiệm.
+ Người ta đã làm thí nghiệm như thế nào?
+ Hãy so sánh thể tích của 3 chất lỏng trước và sau khi làm thí
nghiệm.
- Giáo viên gọi 2 học sinh lên thực hiện thí nghiệm như hình 19.3 , từ kết
quả thí nghiệm hãy rút ra nhận xét về sự nở vì nhiệt của các chất lỏng ?
kết luận: các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
- Giáo viên thực hiện lại thí nghiệm hình 19.2 và yêu cầu 2 học sinh quan
sát kĩ mực nước màu trong ống thủy tinh khi mới nhúng bình thủy tinh vào chậu
nước nóng ?
Học sinh : Mực nước màu trong ống thủy tinh tụt xuống một chút, sau đó mới
từ từ dâng lên cao .
-Yêu cầu học sinh giải thích : Bình thủy tinh tiếp xúc với nước nóng
trước, nở ra làm cho chất lỏng trong ống tụt xuống. Sau đó, nước cũng nóng lên
và nở ra. Vì nước nở vì nhiệt nhiều hơn thủy tinh, nên mực nước trong ống lại
dâng lên cao hơn.
Từ đó rút ra kết luận : Chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn
Hoạt động 4: Vận dụng kết quả để giải thích hiện tượng:
- Giải thích tại sao người ta không đóng chai rượu thật đầy?
Học sinh: Rượu nở vì nhiệt nhiều hơn nước, nếu đóng đầy thì khi nhiệt độ
tăng rượu nở ra sẽ làm bật nút hoặc vỡ bình.
Đến đây em nào có thể trả lời vấn đề đặt ra ở đầu bài ?
- Tại sao khi đun nước, ta không nên đỗ nước thật đầy ấm?
Các phương án tổ chức các hoạt động kể trên góp phần rèn luyện các kĩ
năng trong học tập vật lý.
Các kĩ năng đã được rèn trong bài minh họa trên gồm :
- Kĩ năng quan sát hiện tượng vật lý, thu thập thông tin: Học sinh trực tiếp
quan hiện tượng vật lý ( Hoạt động 1 )
13
- Kĩ năng dự đoán, đề xuất, tiến hành thí nghiệm ( Hoạt động 2,3 ) : Học sinh
được hướng dẫn thu thập thông tin có ích phục vụ cho việc học tập vật lý.
- Kĩ năng vận dụng kiến thức để giải thích hiện tượng thực tế (hoạt động 4)
Có thói quen ứng dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.
Việc chuẩn bị tốt cho một bài dạy sẽ giúp cho sự phối hợp giữa giáo viên
và học sinh luôn nhịp nhàng đồng bộ trong quá trình lên lớp, tạo điều kiện cho
học sinh học tập tích cực, tự tìm tòi phát hiện ra kiến thức mới, gây hứng thú
trong học tập nhằm nâng cao chất lượng bộ môn.
3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
Những giải pháp nầy có thể áp dụng để giảng dạy ở tất cả các bài có thí
nghiệm trong chương trình vật lý cấp trung học cơ sở .
Có khả năng ứng dụng rộng rãi trong giảng dạy các môn thực nghiệm như
môn công nghệ, sinh học, hóa học,……
4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp:
Trong giai đoạn thực hiện đến nay đã đạt được kết quả đáng khích lệ như sau:
- Đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh nhiều năm liền : 2003 – 2004 : 2007 –
2008 ; 2012- 2013.
- Là giáo viên cốt cán tham gia làm cộng tác viên thanh tra môn vật lý cấp
trung học cơ sở của phòng giáo duc.
- Đối với học sinh: Học sinh phải xây dựng các phương án thí nghiệm
trước nên phải xem sách giáo khoa và chuẩn bị trước nhiều việc nên đã tự rèn
nhiều kỹ năng cần thiết để làm thí nghiệm vật lý, tự hình thành được phương
pháp học bộ môn Vật lý. Đặc biệt học sinh bộc lộ rõ tình cảm hứng thú , say
mê, yêu thích đối với bộ môn . Kết quả học tập môn vật lý của học sinh có sự
chuyển biến đi lên so với khi chưa áp dụng. Cụ thể tỉ lệ học sinh giỏi tăng, tỉ lệ
học sinh yếu giảm.
Chất lượng giảng dạy bộ môn
14
Năm học 2011-2012 Năm học 2012-2013 Xếp loại
Chưa áp
dụng
Khi áp
dụng
So sánh
hiệu quả
Chưa áp
dụng
Khi áp
dụng
So sánh
hiệu quả
Giỏi
20%
32.5%
Tăng
15.4%
38.5%
Tăng
Khá
27.5%
37.5%
Tăng
30.8%
33.3%
Tăng
Trung bình
40%
27.5%
Giảm
41%
26.6%
Giảm
Yếu
12.5%
2.5 %
Giảm
12.8%
1.6 %
Giảm
Từ những thành quả đạt được ở trên đã khẳng định cho việc áp dụng các
biện pháp rèn kĩ năng thí nghiệm trong dạy và học vật lý 6 có hiệu quả, giúp
hình thành được trong học sinh kĩ năng thí nghiệm góp phần thực hiện thành
công các thí nghiệm trên lớp, từ đó nâng cao chất lượng dạy và học của bộ môn
vật lý trung học cơ sở nói chung. Đồng thời góp phần quan trọng trong việc kéo
giảm tỉ lệ học sinh yếu có nguy cơ bỏ học.
5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu.
Trong quá trình tham gia cộng tác viên thanh tra môn vật lý của phòng
giáo dục, tôi đã tỏa tác dụng sáng kiến đến giáo viên dạy bộ môn vật lý trường
trung học cơ sở trong huyện cùng áp dụng sáng kiến .
6. Tài liệu kèm theo : ( Không có )
Ba Tri, ngày 21 Tháng 02 Năm 2013.
Lê Thị Bích Hạnh
Trường THCS An Ngãi Trung, huyện
Ba Tri
Giáo viên
8,0đ