Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Công tác xã hội cá nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (272.53 KB, 12 trang )

CƠNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN
Trích dịch từ: L.S. De GUZMAN, WORKING WITH INDIVIDUALS - The CASE WORK
PROCESS (Làm việc với cá nhân - Tiến trình CTXH cá nhân), NASWE, Manila, 1992.
Ngƣời dịch: Nguyễn Thị Oanh. Tóm lƣợc: tr. 187 - 200.
1. Sự phát triển của CTXH cá nhân (CTXHCN)
CTXHCN là phƣơng pháp can thiệp đầu tiên của ngành đƣợc xây dựng một cách khoa học.
Phƣơng pháp này bắt đầu từ cuối những năm 1800 với các tổ chức Từ Thiện (Charity
Organizations) Mỹ. Các tổ chức này tuyển dụng những nhà thăm viếng hữu nghị (friendly
visitors) để giúp đỡ ngƣời nghèo. Họ tới thăm từng ngƣời, tìm hiểu cặn kẽ những ngƣời cần
sự giúp đỡ, cho những lời khuyên và giúp đỡ tài chánh. Dịch vụ chủ yếu mà họ cùng cấp là
tham vấn.
Thời gian sau những khám phá của các nhân viên này cho thấy rằng nguyên nhân khó khăn
không chỉ xuất phát từ một khiếm khuyết của nhân cách mà từ các điều kiện xã hội trong đó
thân chủ sinh sống. Họ kết luận rằng mơi trƣờng có một ảnh hƣởng rất lớn đối với cá nhân.
Từ đó các tổ chức Từ Thiện nói trên quyết định thực hiện cải cách xã hội để cải thiện các
điều kiện vật chất và xã hội của ngƣời lao động nghèo. Họ đã thành cơng ở nhiều khía cạnh,
tuy nhiên mặc dù có những cải thiện nhiều gia đình tiếp tục sống trong nghèo khổ và bần
cùng. Từ đó họ quyết định rằng các “nhà thăm viếng hữu nghị” phải làm việc gầân gũi hơn
nữa với từng cá nhân và gia đình trên cơ sở trực tiếp với từng trƣờng hợp một.
Một trong các khám phá của giai đoạn này là sự phục hồi của thân chủ không thể thực hiện
chỉ bằng tham vấn. Sự giúp đỡ tài chánh cũng cần thiết cho gia đình thân chủ trong giai đoạn
thích ứng, tái huấn luyện và phục hồi. Từ đó các cơ sở xã hội giúp đỡ tài chánh kèm theo
tham vấn.
Đầu những năm 1900 Mary Richmond và các nhà tiên phong khác về CTXH cá nhân xây
dựng một cách tiếp cận khoa học hơn để giúp đỡ thân chủ. Bà hình dung CTXHCN nhƣ một
tổng thể gồm 3 mặt: nghiên cứu xã hội, chẩn đoán, trị liệu. Ngày nay tổng thể 3 mặt này gồm
7 bƣớc: nhận diện vấn đề, thu thập dữ kiện, thẩm định chẩn đoán, kế hoạch trị liệu, trị liệu,
lƣợng giá và tiếp tục hay chấm dứt. Từ đó CTXHCN tiếp tục phát triển. Những năm đầu
CTXHCN chịu sự ảnh hƣởng của mối quan tâm đến các điều kiện kinh tế xã hội ảnh hƣởng
hoàn cảnh của thân chủ. Kế đó dƣới ảnh hƣởng của những khám phá của Signumd Freud và
môn đồ của ông ta, các NVXH xem xét kỹ càng hơn khía cạnh tình cảm và tâm lý xã hội


trong vấn đề của các nhân thân chủ. Các bịnh viện đa khoa bắt đầu tuyển dụng NVXH để tìm
hiểu điều kiện gia đình và sinh sống của bịnh nhân nhằm mục đích chữa trị về y khoa.
Chiến tranh thế giới thứ nhất cũng ảnh hƣởng đến CTXH cá nhân. NVXH bắt đầu làm việc
gần gũi với các cựu chiến binh và gia đình họ. Theo kết quả quan sát và kinh nghiệm, họ đem
cách giải thích về tâm lý và tâm thần học để thay thế các lý giải may tính xã hội học. Họ bắt
đầu điều chỉnh phƣơng pháp làm việc với những con ngƣời có nhu cầu. Một số nguyên tắc
hƣớng dẫn và tiền đề về giá trị hình thành trong giai đoạn này.
Thế chiến thứ hai cũng ảnh hƣởng đến sự thực hành CTXHCN. Ngƣời ta quan sát thấy song
song với khó khăn vật chất, những khó khăn về nhân cách ngày càng gia tăng. Từ đó NHXH
xem xét lại tính chất các dịch vụ mà họ cung ứng cho các cá nhân có vấn đề về nhân cách.
Tham vấn đƣợc tăng cƣờng và nới rộng để bao gồm gia đình của thân chủ. Càng ngày ngƣời
1


ta cũng nhận thấy về ảnh hƣởng của văn hóa đối với hành vi của thân chủ. Các NVXH trong
lãnh vực y tế và tâm thần ngày càng đƣợc tìm tới.
Ngày nay với nhiều ảnh hƣởng khác nhau xoay quanh cá nhân, trọng tâm của sự can thiệp
khơng chỉ cịn là cá nhân, mà “cá nhân trong tình huống”, đây là sự công nhận mối tƣơng tác
giữa cá nhân và môi trƣờng...
2. Phương pháp CTXHCN
CTXH cá nhân là một phƣơng pháp can thiệp (của CTXH) quan tâm đến những vấn đề về
nhân cách mà một thân chủ cảm nghiệm. Mục đích của CTXHCN là phục hồi, củng cố và
phát triển sự thực hành bình thƣờng của chức năng xã hội của cá nhân và gia đình. NVXH
thực hiện điều này bằng cách giúp tiếp cận các tài nguyên cần thiết. Về nội tâm, về quan hệ
giữa ngƣời và ngƣời, và kinh tế xã hội. Phƣơng pháp này tập trung vào các mối liên hệ về
tâm lý xã hội, bối cảnh xã hội trong đó vấn đề của cá nhân và gia đình diễn ra và bị tác động.
Vì sự hình thành và phát triển của CTXH cá nhân xuất phát cách đây cả trăm năm các nhà
thực hành đã phát triển nhiều cách tiếp cận khác nhau để sử dụng phƣơng pháp này một cách
hiệu quả. Tiến trình hay các bƣớc đi không thay đổi, các khác biệt nằm ở trọng tâm và các
công cụ trị liệu. Các nhà tiên phong trong CTXHCN đặc biệt nhƣ Mary Richmond, Gordon

Hamlton và Florence Hollis triển khai cách tiếp cận tâm lý xã hội. Mối quan tâm chính là
thực tiễn tâm lý xã hội nội tâm của con ngƣời và bối cảnh xã hội trong đó anh ta sống. Cách
tiếp cận thứ hai đƣợc gọi là “giải quyết vấn đề”. Ngƣời chủ trƣơng chính của cách tiếp cận
này là Helen Harris Perlman tin rằn sự lơi cuốn thân chủ vào tiến trình giải quyết vấn đề tự nó
là một cách trị liệu. Sau đó các NVXH theo đƣờng lối của Ruth Smalley và Tybel Bloom
hình thành cách tiếp cận chức năng. ở đây dịch vụ đƣợc cung cấp trên cơ sở chức năng của cơ
quan xã hội là phƣơng tiện trị liệu. Cách tiếp cận tập trung vào một nhiệm vụ do William
Reid và Laura Epstein chủ trƣơng, tập trung vào vệc giúp thân chủ đạt một mục tiêu cụ thể do
anh ta chọn và trong thời gian giới hạn. Thực hiện mục tiêu ấy chính là trị liệu. Kế đó là “can
thiệp khi khủng khoảng” do nhiều NVXH sử dụng khi ngành CTXH mới bắt đầu. Theo
Howard J. Parad và sau đó Naomi Golan, đây là tích cực tác động vào chức năng hoạt động
tâm lý xã hội của một cá nhân trong giai đoạn khủng khoảng. Sự lựa chọn phƣơng pháp nào
tùy thuộc sự thẩm định về tâm sinh lý của các nhân và gia đình trong tình huống xã hội.
CTXHCN có 4 thành tố: con ngƣời, vấn đề, cơ quan và tiến trình.
3. Con người thân chủ
Mục đích của CTXHCN là gƣơng cá nhân và gia đình hoạt động có hiệu quả hơn trong các
mối quan hệ tâm lý xã hội. Vì thế NVXH phải có những hiểu biết cơ bản về hành vi con
ngƣời.
Con ngƣời là sản phẩm của tự nhiên và giáo dƣỡng và luôn luôn trên đà thay đổi. Dễ hiểu anh
ta và những vấn đề của anh ta NHXH phải có kiến thức cơ bản về tƣơng tác giữa các ảnh
hƣởng sinh lý, tâm lý, văn hóa xã hội trên hoạt động của cá nhân và nhóm. NVXH cũng phải
biết mối quan hệ giữa con ngƣời và môi trƣờng. Các học thuyết về tâm lý giúp NVXH hiểu
hành vi quá khứ và tƣơng lai của thân chủ và dự báo đƣợc những gì sẽ xảy ra. Vì chính thân
chủ là ngƣời phải hành động để giải quyết vấn đề của mình trong khả năng của anh ta,
NVXH phải biết tìm hiểu, thaœo luận và huy động động cơ của thân chủ và khả năng sẵn có
và còn tiềm tàng của thân chủ. Nếu thẩm định đúng động cơ và năng lực của thân chủ NVXH
2


có thể ít nhiều xác định thân chủ có thể vận dụng hiệu quả của CTXHCN đến mức nào và họ

cùng nhau (TC và NVXH) đặt ra những mục đích thực tế và đạt đƣợc.
4. Vấn đề
Vấn đề mà TC gặp phải có thể thuộc lãnh vực tâm lý xã hội, môi trƣờng hay sự kết hợp cả
hai. Những vấn đề này cản trở TC trong thực hiện mục đích và do đó ảnh hƣởng tiêu cực đến
hoạt động tâm lý và xã hội của anh ta. Những vấn đề có thể là những khó khăn về đời sống
nhƣ sự thiếu ăn, thiếu tình thƣơng, ở nhà hay bỏ trốn, giữ hay cho đi đứa con ngoại hôn, ở lại
trong tình trạng thất nghiệp hay ra nƣớc ngồi v.v... Khó khăn của một cá nhân có thể bắt
nguồn từ sự thiếu tài nguyên kinh tế hay xã hội, trình độ học vấn thấp, thiếu kỹ năng và kinh
nghiệm, mâu thuẫn trong mối quan hệ, cảm xúc trƣớc một thử thách nặng, hay các nhân tố
tâm lý xã hội liên quan đến bịnh hoạn, khuyết tật, sự không thỏa mãn trong các mối quan hệ,
mâu thuẫn với cơ quan, tổ chức. Hoặc cũng có thể là những rối loạn tâm lý, gia đình khơng
thích nghi hay nhóm trục trặc.
Bất cứ khó khăn nào trong số này cũng có thể làm cho cá nhân bị trục trặc trong chức năng
của mình.
5. Cơ quan xã hội
Cơ quan là nơi cung cấp các dịch vụ và tài nguyên bên ngoài mà cá nhân hoặc gia đình khơng
có. Đại diện của cơ quan để giúp thân chủ là NVXH. NVXH là ngƣời trực tiếp cung cấp dịch
vụ phục vụ thân chủ.
Các cơ quan đƣợc phân loại nhƣ thuộc chính phủ hay ngồi chính phủ tùy nguồn tài trợ. Tổ
chức chính phủ đƣợc chính quyền tài trợ và các tổ chức ngoài (phi) chánh phủ gây quỹ từ các
chiến dịch, hay từ những sự đỡ đầu tài chánh khác. Một số ít là cơ quan bán cơng vì họ có
nhận một phần tài trợ từ chính phủ mặc dù nguồn chính là từ bên ngồi.
Các cơ quan cũng có thể đƣợc phân loại theo sự chủ quản. Cơ quan chỉnh phủ đƣợc phép
hoạt động từ chính phủ, phần lớn trên cơ sở luật lệ. Cơ quan tƣ nhân đƣợc cấp quyền hạn từ
một nhóm cơng dân có quan tâm hay một cộng đồng hoặc lãnh vực tƣ nhân.
Cũng có thể phân loại theo chức năng. Bộ xã hội là một cơ quan đa năng với nhiều loại thân
chủ nhƣ trẻ em và thanh niên, gia đình và phụ nữ thiệt thòi, ngƣời tật nguyền, nạn nhân của
thiên tài hay tai họa do con ngƣời. Cũng có cơ quan với một chức năng duy nhất, chỉ nhằm
vào một loại đối tƣợng. Phần lớn các tổ chức phi chính phủ thuộc loại này. Một số chỉ chăm
sóc tập trung, số khác chỉ hỗ trợ về giáo dục hoặc giúp đào tạo kỹ năng hay lo về tín dụng trợ

vốn để cải thiện đời sống.
Có những cơ quan mà mục đích chủ yếu là CTXH và những cơ quan có mục đích khác nhƣng
có tuyển dụng NVXH nhƣ lãnh vực giáo dục, sức khỏe nhà ở, tòa án v.v... ở đây CTXH hỗ
trợ, bổ sung cho chức năng chuyên biệt.
6. Tiến trình CTXH cá nhân
CTXHCN là phƣơng pháp giúp đỡ cá nhân có vấn đề về chức năng tâm lý xã hội. Nó đi sâu
vào tiến trình giải quyết vấn đề gồm 7 bƣớc. Đó là xác định vấn đề, thu thập dữ kiện, thẩm

3


định chẩn đoán, kế hoạch trị liệu, thực hiện kế hoạch , lƣợng giá, tiếp tục hay chấm dứt. Đây
là những bƣớc chuyển tiếp
theo thứ tự logich, nhƣng trong quá trình giúp đỡ, có những bƣớc kéo dài suốt q trình nhƣ
thâu thập dữ kiện, thẩm định và lƣợng giá.
Các bƣớc này đƣợc két hợp nhau thành 3 giai đoạn. Giai đoạn nghiên cứu gồm xác định vấn
đề và thu thập dữ kiện; giai đoạn 2 gồm: thẩm định chẩn đoán và kế hoạch trị liệu; cuối cùng
giai đoạn 3 gồm: thực thi kế hoạch, lƣợng giá, tiếp tục hay chấm dứt.
Xác định vấn đề:
CTXHCN bắt đầu với việc xác định vấn đề do thân chủ trình bày. Đó là vấn đề đã gây ra cho
anh ta nhiều khó khăn và sự mất cân bằng trong chức năng tâm lý xã hội. Bƣớc này diễn ra ở
giai đoạn “đăng ký”, nghĩa là khi TC tự mình hay đƣợc giúp đỡ để chính thức yêu cầu một sự
giúp đỡ của cơ quan.
Thu thập dữ kiện:
Trƣớc tiên NVXH tìm hiểu hồn cảnh của TC thơng qua sự trình bày của anh ta. Sau khi xác
định tính chất của vấn đề NVXH tìm hiểu sâu hơn nữa tại sao nó xảy ra.
NVXH có thể dựa vào 4 nguồn tin:
-

Chính thân chủ là nguồn tin trực tiếp.

Những ngƣời có quan hệ nhƣ các thành viên trong gia đình, bác sĩ, giáo viên, ngƣời chủ
cơ quan của anh ta v.v...
Tài liệu, biên bản liên quan đến vấn đề.
Các trắc nghiệm tâm lý, thẩm định về tâm thần học để xác định mức độ của chức năng
xã hội của anh ta.

Mục đích của cuộc thu thập dữ kiện này là để giúp NVXH thử làm một chẩn đốn về cá nhân
trong tình huống và trên cơ sở đó lên một kế hoạch trị liệu.
Chẩn đốn:
Gồm 3 bƣớc: chẩn đốn, phân tích, thẩm định. Chẩn đốn là xác định xem có trục trặc ở chỗ
nào, tính chất của vấn đề là gì, trên cơ sở các dữ kiện thu thập đƣợc. Phân tích là động tác chỉ
ra các nguyên nhân hay nhân tố dẫn đến hay đóng góp vào khó khăn. Thẩm định là thử xem
có thể loại bỏ hay giảm bớt khó khăn trên cơ sở động cơ và năng lực của thân chủ để tham
gia giải quyết vấn đề, tạo mối quan hệ và sử dụng sự giúp đỡ. Sự thẩm định này mang tính
chất tâm lý xã hội vì đây là trọng tâm của CTXH.
Khi hồn thành cuộc thẩm định tình huống có vấn đề và cá nhân liên quan trong đó, NVXH
làm ngay một kế hoạch trị liệu cho dù đây mới là tạm bợ.
Kế hoạch trị liệu:
Ơ đây NVXH xác định loại hỗ trợ sẽ cung ứng cho TC, cách can thiệp mà anh, chị ta cho
rằng tốt nhất cho TC. Giai đoạn này gồm việc xác định mục đích trị liệu và các mục tiêu cụ
4


thể để đạt đƣợc mục đích. Càng nhiều càng tốt đây là một sự chung sức của NVXH và thân
chủ vì chính anh ta là ngƣời phải tạo ra những thay đổi cần thiết với sự hỗ trợ của NVXH. sự
chọn lựa mục đích cuối cùng phụ thuộc vào:
-

Điều thân chủ mong muốn.
Điều mà NVXH cho là cần thiết khả thi.

Và các yếu tố liên hệ nhƣ có hay khơng có các dịch vụ, tài nguyên cần thiết.

Từ gốc độ của NVXH có 3 yếu tố ảnh hƣởng đến việc lựa chọn cách trị liệu: tính chất của
vấn đề, các tài nguyên cần thiết và có đƣợc và động và năng lực của thân chỉ. Các nhân tố
khác có thể ảnh hƣởng đến việc chọn lựa mục đích và mục tiêu là các giá trị của thân chủ,
cách anh ta đánh giá vấn đề và hệ lụy của nó. Các mục tiêu cụ thể là những đáp ứng cho các
nguyên nhân và nhân tốc đã liên kết đã tạo ra tình huống có vấn đề.
Trị liệu:
Đó là tổng hợp các hoạt động và dịch vụ nhằm vào việc giúp đỡ cá nhân có vấn đề. Đó là giải
tỏa hay giải quyết một số vấn đề trƣớc mặt và điều chỉnh những khó khăn với sự cơng nhận
và tham gia của thân chủ. Có khi mục tiêu chỉ là giữ khơng cho tình huống trở nên xấu hơn,
giữ vững hiện trạng, giữ mức độ hoạt động tâm lý xã hội của TC thông qua các hỗ trợ vật
chất và tâm lý. Một cách đặc thù mục tiêu của trị liệu gồm:
-

-

Thay đổi hay cải thiện hoàn cảnh của TC bằng cách đƣa vào các tài nguyên nhƣ giúp
đỡ tài chính; Và / hoặc thay đổi môi trƣờng nhƣ gởi đứa trẻ nơi khác hoặc cải thiện
các mối quan hệ gia đình.
Giúp cá nhân thay đổi thái độ, hành vi trong hoàn cảnh trƣớc mặt.
Thực hiện cả 2 cùng lúc.
Làm nhƣ thế NVXH có thể sử dụng một cách tiếp cận hay liên kết 3 cách.
Cung cấp một dịch vụ cụ thể.
Cải tạo môi trƣờng và trị liệu trực tiếp mà ngày nay ngƣời ta gọi là tham vấn. Tham
vấn cá thể dƣợc sử dụng một mình nó nhƣ một cách trị liệu hay kết hợp với một cách
tiếp cận khác.

Tham vấn (TV) là một loạt vấn đàm mà NVXH thực hiện với TC. Mục đích của TV là củng
cố các thái độ có lợi cho sự gìn giữ cân bằng về tình cảm, cho các quyết định xây dựng, cho

sự tăng trƣởng và đổi mới. TV nhằm vào hoàn cảnh trƣớc mắt cần đƣợc giải quyết. Mục đích
của nó là vận động sự tham gia ý thức của thân chủ trong việc xƣœ lý các vấn đề xã hội và sự
thích nghi xã hội.
Công cụ của trị liệu là mối quan hệ NVXH. TC, vấn đàm, triển khai các tài nguyên xã hội,
vật chất, áp dụng chính sách và tài nguyên của cơ quan xã hội và nối kết với các tài nguyên
của cơ quan và cộng đồng khác.
Khả năng đáp ứng của TC đối với tiến trình trị liệu sẽ phụ thuộc vào tâm - thể trạng của anh
ta, nhân cách đã hấp thụ một nền văn hóa đặc biệt của anh ta, sự tự ý thức về bản thân của
anh ta và các tài nguyên và cơ hội anh ta có thể có.

5


Càng nhiều càng tốt trị liệu phải hƣớng vào và dựa trên gia đình. Vấn đề nên đƣợc xem nhƣ
vấn đề của gia đình khi thấy phù hợp. Vào thành viên trong gia đình có thể là nhân tố đóng
góp vào vấn đề hay ngƣợc lại có ngƣời có những khả năng mà NVXH có thể huy động để
giải quyết vấn đề. Các cuộc vấn đàm có thể nhằm vào lứa đơi hay gia đình nhƣ một phần của
trị liệu.
Lƣợng giá:
Là động tác nhằm xác định xem sự can thiệp của NVXH hay trị liệu có đem lại kết quả mong
muốn không. Lƣợng giá đƣợc thực hiện thỉnh thƣởng trong quá trình trị liệu để giúp TC tự
mình xem cuộc trị liệu có giúp gì cho anh ta khơng. Kết quả lƣợng giá sẽ nêu lên nhu cầu sửa
đổi hay thích nghi. Lƣợng giá cũng giúp NVXH xác định xem mục đích mục tiêu đề ra đạt
đƣợc đến mức nào để điều chỉnh trị liệu.
Chỉ có thể lƣợng giá tốt khi các mục tiêu đƣợc xác định rõ ràng và có thể đo đạt trên cơ sở
thơng tin đầy đuœ. Ngoài ra, NVXH, TC và những ngƣời cùng giúp đỡ khác (ví dụ nhƣ bác
sĩ, nhà tâm lý) phải cùng tham gia việc lƣợng giá khi cần thiết.
Tiếp tục hay chấm dứt:
Nên tiếp tục trị liệu khi các cuộc lƣợng giá định kỳ cho thấy có sự tiến bộ hay thay đổi nào
đó. Nếu khơng có gì thay đổi hay thay đổi chậm có thể nên thay đổi phƣơng pháp; nếu có

những thơng tin mới hay NVXH có những suy nghĩ mới, thì nên bổ sung các phƣơng thức trị
liệu.
Kết thúc là chấm dứt mối quan hệ NVXH - TC và xếp hồ sơ. Ngƣời ta chấm dứt khi dịch vụ
của cơ quan đã hồn tất, mục đích đạt đƣợc, hoặc TC đƣợc chuyển đến một cơ quan khác và
sự hiện diện của NVXH khơng cịn cần thiết. TC có thể muốn chấm dứt hay NVXH nghĩ rằng
tiếp tục cũng khơng đạt đƣợc thêm kết quả nào.
Có những trƣờng hợp can thiệp trong cơn khủng khoảng thì khơng cần kéo dài thời gian.
Trƣờng hợp có liên quan đến vấn đề tâm lý xã hội thì cần nhiều thời gian hơn.
7. Mối quan hệ NVXH thân chủ
Mối quan hệ NVXH - TC hay quan hệ giúp đỡ là công cụ chủ yếu của CTXHCN vì đó là
nhịp cầu thơng qua đó sự giúp đỡ đƣợc đƣa tới cho TC. Mối quan hệ này phải bao phần đặc
điểm thân tình, ấm cúng, và mối liên hệ nghề nghiệp phần gƣœi có thể khơi dậy nơi thân chủ
động cơ để thay đổi. TC phải tin vào sự trung thực, năng lực, và sự vô tƣ của NVXH; TC tin
tƣởng rằng NVXH là một ngƣời thật sự quan tâm đến sự an sinh của anh ta.
Khi sử dụng mối quan hệ nhƣ một công cụ, NVXH phải tuân theo của nguyên tắc cơ quản.
Đó là sự chấp nhận, thái độ không phê phán, cá biệt hóa, giúp TC bộc lộ cảm xúc của mình
một cách có mục đích, NVXH kiểm sốt cảm xúc của chính mình, giữ bí mật, và cơng nhận
quyền tự quyết của TC (chi tiết đã đƣợc trình bày ở chƣơng I).
Mối quan hệ NVXH - TC đƣợc chia thành 3 giai đoạn: bắt đầu, giữ chừng, chám dứt. Giai
đoạn đầu là giai đoạn trắc nghiệm. Khi TC thử xem NVXH có giúp anh ta đƣợc khơng và
NVXH xem mình có thể giúp gì. Họ bắt đầu có sự tiếp xúc với nhau. ở giai đoạn giữa, giai

6


đoạn trị liệu, hai ngƣời cùng nhau làm việc nhƣ một ê-kíp. ở giai đoạn kết thúc mục đích và
mục tiêu trị liệu đã đạt đƣợc và trƣờng hợp dừng ở đây.
8. Gia đình của thân chủ
Cách tiếp cận bao gồm cả gia đình rất cần thiết vì nhiều vấn đề bắt nguồn từ gia đình và gia
đình cũng có thể giúp đỡ TC. Bắt đầu với TC, sớm muộn gì tiến trình cũng nới rộng tới gia

đình.
Cuộc tìm hiểu đầy đuœ về TC phải bao gồm thông tin về gia đình anh ta, chân dung gia đình,
hồn cảnh kinh tế, sức khỏe và hành vi sức khỏe, sự căm sóc và giáo dục trẻ em, các mối
quan hệ trong gia đình, hành vi và sự thích nghi của từng thành viên, sự tham gia của gia đình
vào các hoạt động chính thức và phi chính thức trong khu xin và cách gia đình sử dụng tài
nguyên cộng đồng.
Từ các dữ kiện trên NVXH thử đánh giá về năng lực của gia đình để liên hệ với ngƣời dân và
các tổ chức xung quanh họ, các mặt mạnh mặt yếu của gia đình, và các yếu tố về nhân cách
khả dĩ hỗ trợ hay giới hạn chức năng xã hội của gia đình. Trong quá trình làm việc, NVXH
nên gặp từng cá nhân và gia đình cùng một lúc để xác định xem mâu thuẫn ở chỗ nào, và
khám phá những mặt mạnh của gia đình để vận dụng mà giải quyết vấn đề. Phỏng vốn cả cặp
vợ chồn một lƣợt sẽ đƣa tới một kế hoạch tốt để giải quyết vấn đề. Phỏng vấn nhóm cũng có
thể đƣợc sử dụng nhƣ là một phƣơng pháp chữa trị trong gia đình trị liệu; phƣơng pháp này
cũng đƣợc gọi là tham vấn gia đình. Phỏng vấn nhóm có thể cải thiện các mối quan hệ gia
đình, đời sống gia đình và hành vi cá nhân. Nó cũng giúp thân thuœ học cách nói chuyện,
cùng nhau lên kế hoạch và hành động thay vì hành động theo xu hƣớng cá nhân riêng lẻ. Khi
tiếp cận với các vấn đề gia đình, phỏng vấn nhóm là phƣơng tiện trị liệu gia đình tốt nhất.
9. Kết luận
Giúp đỡ cá nhân và gia đình khơng chỉ đơn thuần là hỗ trợ vật chất hay tài nguyên xã hội
nhƣng quan trọng hơn đó là giúp họ tự mình giải quyết vấn đề. Nhằm mục đích này NVXH
phải thực hiện một loạt cơng việc địi hoœi kiến thức khoa học về con ngƣời và môi trƣờng
xã hội trong đó họ sống và các phƣơng pháp can thiệp của CTXH.
Kiến thức, thái độ, kỹ năng cần thiết để thực hiện CTXHCN có hiệu quả cũng áp dụng cho
CTXH nhóm cộng đồng. NVXH cũng sẽ áp dụng các bƣớc đi của tiến trình giải quyết vấn đề
cho cả 3 phƣơng pháp khi làm với nhóm và cộng đồng NVXH cũng có thể vận dụng các kỹ
năng CTXH cá nhân để làm việc với các thành viên. Cho dù là các loại thân chủ có khác nhau
mục đích chung là giúp cải thiện chức năng hoạt động tâm lý xã hội của thân chủ.

Phát triển kỹ năng giúp đỡ (Tư Vấn Tâm Lý)


M. Howe (1980)

Đầu tiên là Carl Rogers và sau đó nhiều ngƣời khác kết luận rằng điều tốt nhất phải làm để
giúp một ngƣời khác, khi họ có một vấn đề là tạo điều kiện cho ngƣời kia khám phá ra vấn đề
và một cách chung hơn, tăng trƣởng về nhân cách. Các tác giaœ nghĩ rằng cốt lõi của sự việc
là mối quan hệ giữa nhà tƣ vấn và thân chủ, ngƣời giúp đỡ và ngƣời đƣợc giúp đỡ, và một số
thái độ từ phía nhà tƣ vấn mà thân chủ nhận ra đƣợc. Rogers và các đồng nghiệp của ông qua
kinh nghiệm lâm sàng và nghiên cứu khẳng định rằng các đức tính ấy là:
7


-

Sự trung trực (congruence - nhà tƣ vấn thật là mình, chân thật, một con ngƣời thật
trong mối quan hệ).
Một cái nhìn tích cực vơ điều kiện (tơn trọng thân chủ nhƣ một ngƣời có phẩm giá).
Sự thấu cảm (empathy - có khả năng chia sẻ đƣợc kinh nghiệm từng lúc của thân chủ;
cảm nhận kinh nghiệm ấy nhƣ của chính mình, và truyền đạt sự cảm nhận ấy cho thân
chủ).

Nếu thân chủ cảm nhận đƣợc những thái độ này nơi nhà tƣ vấn thì kết quả của mối tƣơng tác
giữa họ sẽ tích cực. Robert Carkhuff đào sâu vấn đề thêm. Ơng cho rằng những đặc điểm này
khơng chỉ có ở những nhà tƣ vấn chun nghiệp mà ít nhiều ngƣời thƣờng cũng có thể có
những đặc điểm này và những kỹ năng liên quan có thể học đƣợc. Ông ta đã hoàn thiện thêm
một bƣớc các khái niệm cơ bản, và đã thiết lập các định chuẩn đo lƣờng các khía cạnh khác
nhau của cac mối quan hệ giữa ngƣời và ngƣời. Ông ta cũng chứng minh rằng các kỹ năng
này có thể dạy đƣợc trong các khóa huân luyện.
Một điều quan trọng trong công cuộc nghiên cứu của ông là sự chứng minh rằng những kỹ
năng này khơng liên quan đến trình độ học vấn chung hay chuyên môn về tâm lý. Nhiều
ngƣời nhƣ giáo viên, viên chức phụ trách nhân sự, hàng giáo phẩm, nhà vật lý trị liệu, cảnh

sát, nhân viên xã hội v.v... cần kỹ năng lắng nghe, tiếp xúc... đáp ứng với ngƣời khác và mỗi
ngƣời đều có tiềm năng học tập các kỹ năng này.
Mơ hình của Carkhuff khá ý nghĩa. Theo ông, trƣớc tiên một ngƣời tìm đến sự giúp đỡ
thƣờng bối rối và không thấy rõ các thành tố của tình huống có vấn đề. Điều rõ ràng nhất là
cảm xúc của họ - sự lo âu, sự suy sụp, buồn rầu, thần kinh căng thẳng, kích động. Điều phải
làm là giúp họ làm sáng tỏ cái mớ bòng bong này.
Nhƣ thế tự tìm hiểu mình (self - exploration - thăm dò, khám phá) là mục tiêu đầu tiên của tư
vấn.
Từ đó bắt đầu phần nào sự hiểu biết chính mình. Thân chủ bắt đầu thấy mình đã làm gì với
chính mình, đang cho phép ngƣời khác làm gì với mình, cảm xúc của anh ta có liên quan tới
ai, biến cố nào, anh ta có thể có hành động nào để thay đổi tình huống. Hiểu rõ chính mình là
mục tiêu thứ hai của giúp đỡ (tƣ vấn).
Càng hiểu mình dẫn tới phân biệt các chiến lƣợc hành động khác nhau và hiệu quả của
chúng. Những chiến lƣợc này có thể đƣợc thử nghiệm, và kết quả đƣợc cảm nghiệm, đánh
giá. Hành động xây dựng là mục tiêu thứ ba và điều này có thể tạo ra những kinh nghiệm dẫn
đến sự tự tìm hiểu xa hơn. Điều này có thể dẫn tới những cái khám phá mới meœ về bản thân
và những chƣơng trình hành động đƣợc hồn thiện thêm, v.v...
Mơ hình này khá hữu ích để áp dụng trong mối tƣơng tác giữa ngƣời giúp đỡ và ngƣời đƣợc
giúp đỡ, giữa thầy và trò, giữa nhà tƣ vấn và thân chủ hay ngay cả giữa viên chức phụ trách
nhân sự và ngƣời xin việc làm...
Có những kỹ năng hay hành vi của nhà tƣ vấn có thể hỗ trợ q trình mơ taœ trên đây.
Trƣớc tiên nhà tƣ vấn phải sẵn sàng (available - thái độ tiếp đón), tỏ ra quan tâm, để thân chủ
muốn chia sẻ nỗi bận tâm của mình. Sự thổ lộ, chia sẻ đối với thân chủ thƣờng đƣợc xem nhƣ
một nguy cơ, và có thể làm cho anh thất vọng, cụt hứng. Anh ta tự hoœi, có phải đây là ngƣời
mình có thể gởi gấm tâm tình khơng? Ơng (bà) ta có thật sự quan tâm khơng? Ơng (bà) ta có
8


tơn trọng những điều tơi gởi gắm khơng? Mình có tin tƣởng vào ơng (bà) ta đƣợc khơng? Đó
là những tƣ tƣởng laœng vaœng trong đầu thân chủ khi anh ta thử đánh giá ngƣời sẽ giúp

mình. Nhƣng nếu có đƣợc sự tin tƣởng ban đầu, anh ta cũng chỉ thổ lỗ chút ít thơi. Nói chung
mới có sự thử nƣớc trƣớc khi lao vào thật sự.
Ngƣời biết giúp đỡ lắng nghe và đáp ứng một cách nào đó chứng tỏ rằng họ đã thừa nhận
cảm xúc của thân chủ. Cách nhà tƣ vấn đặt câu hoœi tạo điều kiện cho thân chủ đóng vai chủ
động và nói đƣợc những điều anh ta muốn nói. Nhà tƣ vấn giúp triển khai và sáng tỏ những
nhận thức và cảm nghĩ của anh ta. Nhà tƣ vấn chấp nhận, không phê phán và biết “tránh ra”
khi ngƣời kia đang thăm dò, khai phá về chính bản thân họ.
Khi các mối quan hệ đƣợc xác lập và tiến trình giúp đỡ tiếp diễn, các kỹ năng và hành vi khác
đƣợc cần đến. Sự thấu cảm cần đƣợc sâu sắc hơn và biểu lộ đầy đuœ. Thỉnh tkhoảng nhà tƣ
vấn nắm bắt một chủ đề, chỉ ra vài vấn đề bị tránh né hay chƣa ăn khớp trong những điều
thân chủ trình bày. Bắt đầu có sự gần gũi hơn, nhà tƣ vấn cũng có thể đƣa ra một số kinh
nghiệm hay phaœn ứng của chính mình. Từ thể thụ động, tiếp nhận, nhà tƣ vấn có thể bắt đầu
đóng một vai trị chủ động hơn để kích thích và khuyến khích thân chủ hƣớng về một hành
động xây dựng.
Còn ngƣời giúp đỡ hay nhà tƣ vấn thì sao? Mở đầu tơi có nhắc đến sự trung thực trong mối
quan hệ. Về vấn đề này các buổi huấn luyện nhằm giúp nhà tƣ vấn hiểu chính mình hơn, ý
thức về mình hơn. Trong các khóa huấn luyện này nhà tƣ vấn cũng khám phá, hiểu chính
mình và hành động.
Rất cần ý thức về bản thân nếu ta muốn phân biệt đƣợc giữa ý nghĩ, cảm xúc của riêng ta và
của thân chủ. Phần lớn chúng ta có xu hƣớng áp đặt ý nghĩ của chúng ta cho ngƣời khác,
muốn họ nói những điều chúng ta muốn nghe.
Là những ngƣời giúp đỡ chúng ta phải tránh điều này và phân biệt rõ rệt giữa cảm xúc, bận
tâm của ta và của ngƣời mình muốn giúp.
Dƣới đây là mơ hình trình bày q trình tƣ vấn.
NHÀ TƢ VẤN HỮU HIỆU
BẮT ĐẦU VỚI
Thái độ hỗ trợ

MỐI QUAN HỆ GIÚP ĐỠ
BẮT ĐẦU VỚI


THÂN CHủ CỐ GẮNG GIảI
QUYẾT VẤN ĐỀ,BẮT ĐẦU
VỚI
Sự trung thực Tôn trọng Thấu Tự khám phá
cảm chính xác Cụ thể

Kỹ năng và thái độ hữu hiệu

Sẵn sàng Tiếp xúc Lắng nghe Tự hiểu mình
Đáp ứng với: Những tình cảm
thừa nhận Giúp ngƣời kia
Triển khai và làm sáng tỏ

Ý thức về mình

Lắng nghe những * Chủ đề lập Hành động xây dựng
đi lập lại * Điều gì đó khơng
nói ra hay khơng ăn khớp *
Gần gũi * tự cởi mở * Đối đầu

9


* Kích thích và khuyến khích * Hành động tích cực * Giải
quyết vấn đề * Trang bị thêm
kỹ năng
(MÔ HÌNH CARKHUFF)
Tài liệu tham khảo
Những vấn đề cần tìm hiểu để chẩn đoán

1. Nội dung vấn đề do thân chủ trình bày.
2. Các chi tiết về thân chủ và tất cả các thành viên trong gia đình: Tên, giới tính, tuổi....
3. Chân dung gia đình
3.1. Nhà cửa, đồ đạc, hàng xóm
3.2. Tổ chức sắp xếp trong nhà
4. Tình trạng kinh tế
4.1. Nguồn và số thu nhập
4.2. Công việc làm
4.3. Tiền bạc đƣợc sử dụng nhƣ thế nào
5. Hành vi sức khỏe
5.1. Các vấn đề sức khỏe (có ai bị bịnh gì, ốm, suy dinh dƣỡng...)
5.2. Thói quen về sức khỏe (họ đi bịnh viện hay thầy cúng, gia đình giải quyết vấn đề
sức khỏe của mình nhƣ thế nào).
6. Chăm sóc và giáo dục trẻ em
6.1. Chăm sóc
6.2. Phƣơng pháp tập luyện
6.3. Giáo dục
7. Các mối quan hệ trong gia đình
7.1. Quan hệ vợ chồng
7.2. Quan hệ cha mẹ - con cái
7.3. Quan hệ anh em
7.4. Sự đoàn kết và liên đới của gia đình
8. Hành vi của cá nhân và sự thích nghi
Mơ tả vài nét về từng ngƣời
9. Các vấn đề khác
9.1. Tham gia vào các tổ chức, nhóm, chính thức và phi chính thức (tổ dân phố, hợp
tác xã, nhóm bạn v.v...).
9.2. Việc sử dụng tài nguyên cộng đồng: trƣờng học, nhà thờ, bịnh xá, tổ chức vui
chơi giải trí v.v...
Từ những dữ kiện trên NVXH sẽ thẩm định xem:

1. Khả năng của gia đình để giao dịch với những ngƣời và tổ chức xung quanh họ.
2. Điểm mạnh và điểm yếu của chức năng hoạt động của gia đình.
3. Các yếu tố nhân cách có thể phát huy hay hạn chế chức năng của gia đình.
Trích dịch từ L.S - De Guzman, Working with Individuals. The Social Case Work Process, tr.
179 - 180.

10


Vấn đàm gia đình
Cơng cụ chính yếu của CTXHCN là vấn đàm. Nó phục vụ việc thu thập dữ kiện, chẩn đốn
và trị liệu. Tiến trình CTXHCN thƣờng bắt đầu với những cuộc vấn đàm, đầu tiên với cá
nhân gặp khó khăn, kế đó là với các thành viên trong gia đình từng ngƣời riêng lẻ và cả gia
đình một lƣợt để phát hiện nơi xuất phát mâu thuẫn, đồng thời những thuận lợi có thể huy
động hầu giải quyết vấn đề. Các thành viên trong gia đình có những quyền lợi chung, họ
trung thành với nhau nhƣng đang thực hiện các vai trò khác nhau, tuổi tác khác nhau và có
những nhu cầu khác nhau. Với trẻ em, nói chuyện thân mật giúp NVXH hiểu vấn đề tốt hơn
là một cuộc vấn đàm bài bản.
Cần vấn đàm cả cập vợ chồng hay cha mẹ càng sớm càng tốt. Mặc dù quan tâm đến tồn gia
đình NVXH cần giúp họ cùng thấy trách nhiệm chung để cải thiện điều kiện và nếp sống gia
đình.
Vấn đàm cha mẹ ngay sẽ giúp chẩn đoán tốt. Gặp họ một lƣợt sẽ giúp NVXH thấy đƣợc mối
quan hệ giữa họ và khả năng cùng hành động của họ. Một loạt vấn đàm chung sẽ giúp hiểu
sâu về tính chất của mối quan hệ giữa họ mà các cuộc vấn đàm riêng rẽ không cho thấy đƣợc.
Các cuộc vấn đàm chung có hể dẫn đến một kế hoạch tốt để giải quyết vấn đề. Việc này nói
thì dễ chớ làm thì khó. Các thành viên gia đình có thể có những ý kiến trái ngƣợc nhau hay
họ khơng chịu nói thẳng với NVXH. Nếu cuộc vấn đàm chung bế tắc, NVXH phải tháo gở
bằng những cuộc tiếp xúc riêng để các cá nhân chịu điều chỉnh phần nào lối suy nghĩ của
mình. Sau đó mới tiếp tục các cuộc vấn đàm chung.
Các cuộc vấn đàm cần đƣợc chuẩn bị trƣớc. Trƣớc khi bắt đầu NVXH phải xác định mục

đích và các mục tiêu muốn đạt tới cho từng cuộc vấn đề để chuẩn bị các câu hỏi hƣớng dẫn.
NVXH phải đƣợc trang bị kỹ năng để chuẩn bị và thực hiện cuộc vấn đàm. NVXH cũng phải
có khả năng giao tiếp với nhóm, cho dù đó có thể là một nhóm chỉ có 2 ngƣời là cặp vợ
chồng để thao luận về các vấn đề chung của họ. Nếu không dù trƣớc mặt 2 ngƣời NVXH có
thể trên thực tế chỉ thực hiện vấn đàm cá nhân, điều này làm ngƣng trệ sự tƣơng tác giữa họ
và hành động chung để giải quyết vấn đề.
Đáp ứng nhu cầu bức bách trƣớc mắt và tìm hiểu gia đình phải đƣợc thực hiện cùng một lúc.
Vấn đàm nhóm nhƣ một cơng cụ trị liệu:
Khi vấn đàm nhóm đƣợc sử dụng nhƣ một công cụ trị liệu, thi NVXH có thể tham khảo các
hƣớng dẫn sau đây:
1. Ngay từ đầu tính tốn để tiếp tục làm việc với cả hai ngƣời trên cơ sở bình đẳng.
2. Trƣờng hợp có mâu thuẫn vợ chồng, giúp họ bộc lộ với nhau những xúc cảm thật của họ
xung quanh những vấn đề trong hơn nhân. Đó cũng là cách giúp họ xƣœ lý các mâu thuẫn.
3. Cùng với cả hai xem xét cách tốt nhất để đáp ứng nhu cầu của gia đình xuất phát từ một
tình huống đặc biệt ví dụ nhƣ việc ngƣời cha khơng đi làm đƣợc vì đau ốm.
Vấn đề nhóm giúp cải thiện mối quan hệ vợ chồng, đời sống gia đình và hành vi cá nhân. Vấn
đàm nhóm giúp các thân chủ học trao đổi, lên kế hoạch, và hành động chung nhƣ một gia
đình thay vì theo xu hƣớng vá nhân.

11


Hƣớng dẫn về cách vấn đàm:
1. Cả hai loại vấn đàm cá nhân và nhóm đều cần thiết để làm việc với các gia đình.
2. Cả hai ngƣời (cha mẹ) cần đƣợc gặp chung ngay từ đầu để họ hiểu rằng NVXH muốn làm
việc với cả hai để giải thích cơ sở của mối quan tâm chung và những dịch vụ có thể cung ứng.
3. Khó có thể chẩn đốn tình trạng gia đình mà khơng quan sát sự tƣơng tác của các thành
viên thơng qua vấn đàm nhóm.
4. Vấn đàm nhóm (với cả cặp vợ chồng) chỉ có giá trị trị liệu khi mỗi ngƣời thấy đƣợc chính
mình trong mối quan hệ với vấn đề xảy ra, với cảm xúc của mình và cho rằng họ có thể hợp

tác với ngƣời kia để tìm giải pháp cho vấn đề.
5. Khơng nên vấn đàm nhóm khi thân chủ muốn kéo NVXH về phe mình hoặc bắt làm trọng
tài.
6. Phỏng vấn cá nhân có thể có ích hơn khi 2 ngƣời không chia sẻ quan điểm chung và để
chuẩn bị từng ngƣời hầu ở những buổi làm việc chung sau đó các vấn đề tế nhị có thể đƣợc
nêu lên.
7. Mọi kế hoạch vấn đàm chung hay riêng đều phải có sự thỏa thuận của các đƣơng sự.
8. Vấn đàm chung giữa cha mẹ và con cái nên đƣợc thực hiện khi vấn đề là mối quan tâm
chung của đôi bên.
Dĩ nhiên nguyên tắc cuối cùng cần đƣợc áp dụng linh động tùy theo nền văn hóa của gia
đình. ở nhiều nơi trẻ con, hay cả thanh thiếu niên không dám phát biểu trƣớc mặt cha mẹ.
Trong những trƣờng hợp tƣơng tự NVXH nên quan tâm đến tính chất của mối quan hệ tƣơng
tác giữa cha mẹ và con cái trong phần chẩn đốn của mình.
(Trích dịch từ L.S. De Guzman. Working with Individuals. The Case Work Process, tr. 80 183).

12



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×