Trường Đại Học Lao Động Xã Hội
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Trải qua nhiều năm đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cả nước, Việt
Nam đã từng bước đạt được những thành tựu đáng kể về mọi mặt trong đó phải kể
đến là sự phát triển nhanh của nền kinh tế quốc dân. Từ một nước nông nghiệp lạc
hậu chịu nhiều hậu quả nặng nề của các cuộc chiến tranh xâm lược, toàn Đảng và
toàn Dân ta đồng lòng bắt tay vào công cuộc đổi mới và đã đạt được những kết quả
nhất định.
Đến năm 2010, chúng ta cơ bản đã thoát khỏi nước nghèo và trở thành nước
có nền kinh tế đang phát triển với tốc độ nhanh. Mạng lưới An sinh xã hội và Phúc
lợi xã hội hoạt động ngày càng có hiệu quả thiết thực đặc biệt là đối với các đối
tượng yếu thế trong xã hội. Vì thế, trong những năm qua cùng với việc chăm lo
phát triển kinh tế, Đảng và Nhà Nước ta luôn quan tâm tới việc thực hiện tốt các
chính sách xã hội đặc biệt là chính sách ưu đãi xã hội, chính sách cứu trợ xã hội.
Bên cạnh sự phát triển nhanh của nền kinh tế, chúng ta còn phải đối mặt với hàng
loạt các vấn đề xã hội nảy sinh làm ảnh hưởng xấu đến văn hóa, sự phát triển và ổn
định của xã hội như lạm phát tăng cao, tai nạn lao động, ô nhiễm môi trường và đặc
biệt là các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, HIV/AIDS.
Trong những năm qua, tình hình tệ nạn ma túy trên cả nước nói chung và trên
địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng ngày càng diễn biến phức tạp, ma túy cùng các
tệ nạn khác đang trở thành một thách thức, xã hội đang đứng trước nguy cơ mất đi
một bộ phận của thế hệ trẻ. Cuộc đấu tranh phòng chống ma túy đã trở thành mối
quan tâm lớn của toàn xã hội. Trước tình hình đó, công tác cai nghiện là một trong
các giải pháp quan trọng góp phần từng bước đẩy lùi tệ nạn ma túy.
Qua thời gian học tập, thực tập nghiên cứu tại Trung tâm Giáo dục lao động
xã hội số I. Là một sinh viên khoa Công Tác Xã Hội, một nhân viên xã hội trong
tương lai em thấy bản thân mình cần nhận thức được các vấn đề bức xúc của tệ nạn
xã hội. Đây là một công việc rất khó khăn, tuy nhiên em cũng hy vọng rằng việc
nghiên cứu vấn đề này sẽ giúp em tìm ra nhiều kinh nghiệm và bài học quý giá cho
công tác của mình. Từ đó, em đã chọn đề tài “ Thực trạng hoạt động cai nghiện
ma túy và vận dụng kỹ năng công tác xã hội cá nhân trong việc trị liệu tâm lý
cho đối tượng nghiện ma túy tại Trung tâm Giáo dục lao động xã hội số I xã Yên
Bài-huyện Ba Vì-thành phố Hà Nội ” làm đề tài nghiên cứu của mình.
SVTH: Nguyễn Thị Trang
1
Lớp Đ4 – CT2
Trường Đại Học Lao Động Xã Hội
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Nội dung báo cáo thực tập tốt nghiệp gồm 3 phần chính:
I. Khái quát đặc điểm tình hình chung của Trung tâm Giáo dục lao động xã hội số I
xã Yên Bài - huyện Ba Vì - thành phố Hà Nội.
II. Thực trạng, kết quả hoạt động cai nghiện ma túy tại Trung tâm Giáo dục lao
động xã hội số I xã Yên Bài - huyện Ba Vì - thành phố Hà Nội.
III. Vận dụng các thái độ và kỹ năng Công tác xã hội trong giao tiếp tại cơ sở và trợ
giúp đối tượng.
Để hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp này, em xin chân thành cảm
ơn thầy, cô trong khoa Công tác xã hội đã tận tình truyền đạt kiến thức trong 4 năm
học tập. Và đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Th.S Nguyễn Minh Tuấn,
thầy giáo Th.S Nguyễn Trung Hải đã hướng dẫn tận tình trong quá trình viết báo
cáo.
Cháu xin chân thành cảm ơn chú Giám đốc Nguyễn Văn Triệu cũng như các
cán bộ trong Trung tâm Giáo dục lao động xã hội số I đã cho phép và tạo điều kiện
thuận lợi để cháu thực tập tại Trung tâm. Em xin gửi lời cảm ơn đến anh Phan Văn
Tân đã giúp đỡ em trong quá trình thu thập số liệu.
Cuối cùng em kính chúc Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự
nghiệp cao quý. Đồng kính chúc các Cô, Chú, Anh, Chị trong Trung tâm Giáo dục
lao động xã hội số I xã Yên Bài - huyện Ba Vì - thành phố Hà Nội luôn dồi dào sức
khỏe, đạt được nhiều thành công tốt đẹp trong cuộc sống.
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Trang
SVTH: Nguyễn Thị Trang
2
Lớp Đ4 – CT2
Trường Đại Học Lao Động Xã Hội
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
I. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH CHUNG CỦA TRUNG TÂM
GIÁO DỤC LAO ĐỘNG XÃ HỘI SỐ I XÃ YÊN BÀI - HUYỆN BA VÌ –
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
1. Đặc điểm, tình hình chung.
1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến thực hiện chính sách
an sinh xã hội.
- Địa hình: Cách Trung tâm thủ đô Hà Nội 70 km về phía Tây, địa hình xã Yên Bài
khá phức tạp chủ yếu là đồi núi chiếm khoảng 70%, đồng ruộng khoảng 30% là
điều kiện để phát triển kinh tế xã hội. Những năm gần đây, với sự chỉ đạo của cấp
trên Ủy Ban Nhân Dân xã Yên Bài đã phát động nhiều chương trình: Trồng cây lấy
gỗ, chăn nuôi gia súc gia cầm… với mục đích tăng thêm thu nhập cho người dân,
hạn chế dựa vào thu nhập của cây lúa đem lại.
- Văn hóa: Tổ chức tốt công tác tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm.
Tổ chức thành công đại hội thể dục thể thao từ cơ sở đến xã.Phong trào toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá đã được nhân dân đồng tình hưởng ứng. Đến
nay đã có 100% số thôn, xóm xây dựng đề án thiết chế văn hoá thông tin-thể thao
đồng bộ.
- Dân số và kế hoạch hóa gia đình: Công tác dân số đã triển khai thực hiện cam kết
các thôn, xóm và cơ quan đơn vị không sinh con thứ 3. Tổ chức cho các cặp vợ
chồng trong độ tuổi sinh đẻ đăng ký đạt tỷ lệ 95 %. Chỉ đạo các đơn vị làm tốt công
tác truyền thông dân số thực hiện chính sách dân số và trẻ em.
- Nguồn lực ảnh hưởng tới chính sách An sinh xã hội:
+ Nhân dân đóng vai trò quan trọng, trong những năm tới đây Ủy Ban Nhân Dân
xã Yên Bài đã đưa ra mục tiêu lấy nguồn lực từ nhân dân là chủ yếu để đưa ra giải
pháp giải quyết vấn đề: lấy dân làm gốc. Tuy đời sống của nhân dân còn thấp
nhưng tinh thần đoàn kết cao có thể đem lại sự huy động lâu dài.
+ Cùng với sự phát triển của lâm nghiệp thì thương mại – dịch vụ cũng phát triển,
nhu cầu hàng hóa của người dân được đáp ứng thường xuyên cả về chất lượng và
số lượng, khoa học công nghệ cũng từng bước đi vào từng đời sống gia đình như:
điện thoại và internet cung cấp cho người dân những thông tin cần thiết nhất khi
cần.
SVTH: Nguyễn Thị Trang
3
Lớp Đ4 – CT2
Trường Đại Học Lao Động Xã Hội
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
+ Ngoài điều kiện vất chất ra, đời sống tinh thần của người dân cũng được chú
trọng không kém với các buổi giao lưu văn nghệ, thể dục thể thao và hằng năm đều
tổ chức hội làng tạo sân chơi bổ ích cho thế hệ trẻ cũng như các cụ già cao tuổi.
1.2. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của Trung tâm Giáo dục lao động
xã hội số I.
1.2.1. Quá trình thành lập Trung tâm
Trung tâm Giáo dục lao động xã hội số I Hà Nội là đơn vị sự nghiệp trực
thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội được thành lập theo Quyết định
số 2743/QĐ -TC ngày 14/06/1988 của Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội với tên
gọi đầu tiên là Trung tâm Giáo dục lao động xã hội.
Tháng 01/1991, Trung tâm được đổi tên thành Trung tâm phòng chống ma
túy Hà Nội theo Quyết định số 738/QĐ-UB ngày 23/01/1991 của Ủy Ban Nhân
Dân thành phố Hà Nội .
Tháng 08/1996, Trung tâm được chuyển trụ sở làm việc về xã Yên Bài,
huyện Ba Vì, Hà Tây (cũ) theo Quyết định số 2837/QĐ-UB ngày 28/08/1996 của
Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội.
Trung tâm chính thức đi vào hoạt động từ tháng 03/1997
Tháng 03/1998, Trung tâm được đổi tên thành Trung tâm Giáo dục 06 Hà
Nội theo Quyết định số 1088/QĐ-UB ngày 16/03/1998 của Ủy Ban Nhân Dân
thành phố Hà Nội.
Tháng 04/2002, Trung tâm được đổi tên thành Trung tâm Giáo dục lao động
xã hội số I Hà Nội theo Quyết định số 2177/QĐ-UB ngày 02/04/2002 của Ủy Ban
Nhân Dân thành phố Hà Nội.
Tháng 12/2008, Trung tâm được thành lập lại theo Quyết định số 2768/QĐUB ngày 25/12/2008 của Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội.
SVTH: Nguyễn Thị Trang
4
Lớp Đ4 – CT2
Trường Đại Học Lao Động Xã Hội
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
1.2.2. Thành tích thi đua khen thưởng trong 15 năm xây dựng và trưởng thành
1997 – 2012.
Là Trung tâm đi đầu trong lĩnh vực cai nghiện phục hồi cho người nghiện ma
túy của thành phố Hà Nội, ngay từ những ngày đầu mới thành lập, tập thể cán bộ
công nhân viên của Trung tâm đã không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn
trong công việc vừa mới mẻ, vừa mang tính đặc thù của xã hội.
Trải qua 15 năm xây dựng và trưởng thành, Trung tâm Giáo dục lao động xã
hội số I Hà Nội luôn là đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và xứng đáng là đơn
vị đi đầu trong lĩnh vực cai nghiện phục hồi của thành phố Hà Nội. Trung tâm đã
vinh dự được các ngành, các cấp ghi nhận bằng nhiều phần thưởng cao quý đối với
tập thể cũng như đối với các cá nhân như: Huân chương Nhà nước, Bằng khen, Cờ
thi đua của Ủy Ban Nhân Dân thành phố, của ngành Lao động Thương binh Xã hội.
- Năm 2004, Trung tâm đã được Ủy Ban Nhân Dân huyện Ba Vì công nhận danh
hiệu Cơ quan văn hóa.
- Năm 2005, được Thủ Tướng Chính Phủ tặng Bằng khen.
- Năm 2007, được Nhà Nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng ba.
- Năm 2010, Trung tâm vinh dự được Thủ Tướng Chính Phủ trao tặng Bằng khen
vì đã có nhiều thành tích trong công tác phòng chống HIV/AIDS và phòng chống tệ
nạn ma túy.
- Năm 2011, Trung tâm hân hoan đón nhận Huân chương lao động hạng II của Chủ
Tịch nước CHXHCN Việt Nam.
1.3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và hệ thống tổ chức bộ máy
1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
a) Chức năng
Trung tâm thực hiện chức năng chữa trị cai nghiện ma túy, tổ chức giáo dục
dạy nghề và lao động sản xuất cho các đối tượng nghiện ma túy( Trung tâm gọi là
học viên), giúp họ từ bỏ ma túy để trở về với gia đình và xã hội, ổn định cuộc sống
trở thành người công dân có ích cho xã hội.
SVTH: Nguyễn Thị Trang
5
Lớp Đ4 – CT2
Trường Đại Học Lao Động Xã Hội
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
b) Nhiệm vụ
- Tiếp nhận, phân loại, tổ chức chữa bệnh, phục hồi sức khỏe, chăm sóc, quản lý, tư
vấn cho các đối tượng nghiện hút ma túy, bị nhiễm HIV/AIDS( gồm hai đối tượng
bắt buộc và tự nguyện) theo quy trình đã quy định.
- Tổ chức cho các đối tượng lao động trị liệu, lao động sản xuất, hướng nghiệp; liên
kết với các cơ sở dạy nghề ở địa phương tổ chức dạy nghề phù hợp với điều kiện
của Trung tâm và trình độ của từng đối tượng.
- Tổ chức giáo dục pháp luật, đạo đức, rèn luyện thể chất, phục hồi hành vi, nhân
cách, thể dục thể thao, học văn hóa cho các đối tượng; hướng dẫn, tư vấn cho các
đối tượng, gia đình về cai nghiện, chữa trị, quản lý và giáo dục.
- Tổ chức quản lý, bảo vệ, giữ gìn trật tự an toàn xã hội tại Trung tâm, quản lý và
sử dụng có hiệu quả, đúng pháp luật các nguồn kinh phí kể cả các nguồn kinh phí
được phép thu theo quy định.
c) Quyền hạn
Ban giám đốc:
Ban giám đốc chịu trách nhiệm trước cấp trên về việc quản lý, chỉ đạo và điều
hành mọi hoạt động của Trung tâm, quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị của Trung
tâm. Căn cứ vào năng lực hiện có của Trung tâm để xây dựng dự án quy hoạch tổng
thể lâu dài và đề ra chương trình công tác để hàng năm trình lên cấp trên xin được
triển khai thực hiện.
Các phòng chức năng nghiệp vụ:
- Phòng Tổ chức hành chính: Tổ chức bộ máy, viên chức, quản lý tài chính, tài sản;
thực hiện chế độ chính sách cho cán bộ-công nhân viên, công tác hành chính văn
phòng và chăm lo chế độ đời sống cho học viên.
- Phòng Bảo vệ: Đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ an toàn về người và tài sản cũng
như kiểm tra, giám sát chặt chẽ các hoạt động và phòng chống thẩm lậu trong
Trung tâm.
- Phòng Y tế phục hồi sức khỏe: Tiếp nhận, cắt cơn giải độc, điều trị chăm sóc sức
khỏe cho đối tượng vào cai nghiện tại Trung tâm. Đồng thời, chăm sóc sức khỏe
cho cán bộ-công nhân viên và học viên. Xây dựng và thực hiện các kế hoạch phòng
SVTH: Nguyễn Thị Trang
6
Lớp Đ4 – CT2
Trường Đại Học Lao Động Xã Hội
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
chống dịch bệnh đảm bảo công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường
trong Trung tâm.
- Phòng Quản lý giáo dục: Tiếp nhận học viên vào Trung tâm, trực tiếp quản lý học
viên, giáo dục sửa đổi hành vi nhân cách, giáo dục văn hóa, rèn luyện thể chất. Tổ
chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao và lao động sản xuất cho
học viên trong thời gian cai nghiện tại Trung tâm. Đồng thời kiểm tra, rà soát hồ sơ,
xét duyệt học viên tham gia Nghị định 94/CP theo đúng quy định của pháp luật.
- Phòng dạy nghề-lao động sản xuất: Xây dựng kế hoạch dạy và học nghề, tổ chức
các hoạt động lao động sản xuất cho học viên trong thời gian chữa bệnh tại Trung
tâm.
1.3.2. Hệ thống tổ chức bộ máy
Hiện tại Trung tâm có tổng số 125 cán bộ, trong đó có 02 viên chức, 123 lao
động hợp đồng. Số lượng cán bộ trên được biên chế như sau:
- Ban giám đốc: 03 người( 01 Giám đốc và 02 Phó giám đốc)
- Phòng Tổ chức hành chính: 38 người
- Phòng Bảo vệ: 15 người
- Phòng Y tế phục hồi sức khỏe: 10 người
- Phòng Quản lý giáo dục: 44 người
- Phòng Dạy nghề-lao động sản xuất: 15 người
Hệ thống tổ chức bộ máy của đơn vị được mô tả qua sơ đồ sau:
SVTH: Nguyễn Thị Trang
7
Lớp Đ4 – CT2
Trường Đại Học Lao Động Xã Hội
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Giám đốc
Phó giám
đốc
Phòng tổ
chức
hành
chính
Phó giám
đốc
Phòng
bảo vệ
Phòng y
tế, phục
hồi sức
khỏe
Phòng
quản lý
giáo dục
Phòng
dạy nghề
lao động
sản xuất
Chi bộ Đảng của Trung tâm có 33 Đảng viên. Các tổ chức đoàn thể: Tổ chức
công đoàn, Đoàn thanh niên,Tổ nữ công, Trung đội dân quân tự vệ, Hội quân ngũ
hoạt động tích cực hiệu quả.
1.4. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và lao động
Cơ sở giao chỉ tiêu biên chế cho Trung tâm là căn cứ vào thông tư liên tịch
số 21/2008/TTLT/BLĐTBXH – BNV ngày 08/10/2008 giữa Bộ Lao Động Thương
Binh Xã Hội và Bộ Nội Vụ, tỷ lệ biên chế là 8-9 học viên/1 cán bộ. Chỉ tiêu này
làm cơ sở để Trung tâm tuyển dụng, trên thực tế số lượng cán bộ được tuyển dụng
phải căn cứ vào số lượng học viên thực tế có mặt tại Trung tâm. Vì vậy, số lượng
cán bộ thực tế thường thấp hơn so với chỉ tiêu được thành phố giao.Hiện tại Trung
tâm có tổng số 125 cán bộ trong đó có 02 viên chức và 123 lao động hợp đồng.
Trong đó:
SVTH: Nguyễn Thị Trang
8
Lớp Đ4 – CT2
Trường Đại Học Lao Động Xã Hội
STT
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trình độ
Số lượng
Tỷ lệ
1
Trên đại học
0
0
2
Đại học
35
28%
3
Cao đẳng
14
11%
4
THCN
25
20%
5
Sơ cấp
51
41%
125
100%
Tổng cộng
Với trình độ đào tạo cán bộ như trên, hiện nay so với yêu cầu công việc thì
Trung tâm còn thiếu một số lượng cán bộ có trình độ, kinh nghiệm để đảm nhận tốt
những yêu cầu công việc đòi hỏi. Đó chính là những hạn chế trong cơ cấu đội ngũ
cán bộ Trung tâm. Để khắc phục tình trạng này, Giám đốc Trung tâm, Giám đốc Sở
Lao động Thương binh Xã hội thành phố đã tạo nhiều cơ hội và kí các quyết định
cho cán bộ đi học chuyên nghiệp bao gồm các hệ liên thông, tại chức, chính quy để
có thể trở lại phục vụ đơn vị. Đó là một hướng giải quyết có tác động tích cực đến
chất lượng đội ngũ cán bộ trong Trung tâm.
1.5. Cơ sở vật chất, kỹ thuật
1.5.1. Điều kiện làm việc
- Hệ thống cơ sở vật chất của Trung tâm được đầu tư xây dựng bao gồm:
+ Tổng diện tích đất: 149.939 m2
+ Giá trị tài sản cố định: 28,7 tỷ đồng
+ Diện tích nhà ở, nhà xưởng : 10.557m2
+ Diện tích các công trình xây dựng khác: 139.382m2
- Cán bộ được bố trí phòng ở ngay cạnh nơi học viên sinh hoạt, được bố trí ăn uống
tại bếp ăn tập thể. Hàng tháng, cán bộ phải đóng góp tiền ăn theo số lượng thực tế
đã sử dụng. Phòng ở được trang bị đầy đủ các thiết bị sinh hoạt như giường chiếu,
chăn màn, đèn chiếu sáng, quạt điện, ti vi.
SVTH: Nguyễn Thị Trang
9
Lớp Đ4 – CT2
Trường Đại Học Lao Động Xã Hội
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Trung tâm đang thực hiện chế độ bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật cho cán bộ
bằng sữa dinh dưỡng Vitamil, số lượng hàng hóa của từng người được cấp căn cứ
vào ngày công lao động thực tế hàng tháng, cán bộ được nhận mỗi tháng một lần và
tự sử dụng theo nhu cầu.
- Trung tâm được Ủy Ban Nhân Dân thành phố cho xây dựng khu cách ly dành
riêng cho những người mắc bệnh dễ lây nhiễm như Lao, HIV/AIDS giai đoạn cuối.
Khu cách ly có tác dụng làm giảm nguy cơ lây nhiễm từ người bệnh sang cán bộ và
các học viên khác, giảm bớt sự lo lắng về sức khỏe của cán bộ.
1.5.2. Trang thiết bị phục vụ hoạt động An sinh xã hội
- Trang thiết bị phục vụ cho công tác cũng được đầu tư đầy đủ như xe ô tô cứu
thương chuyên dụng, máy vi tính, máy thở ô xy, máy lạnh bảo quản thuốc, máy
siêu âm và các trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy nghề như máy khâu, đồ dùng
dạy nghề khác như nghề điện dân dụng…
- Người lao động tại Trung tâm tại tất cả các vị trí đều được trang bị bảo hộ lao
động phù hợp với tính chất công việc:
+ Đối với đội ngũ Y, bác sỹ: Được trang bị đầy đủ găng tay cao su, mũ, quần áo
blu, khẩu trang và các chất tẩy rửa để đảm bảo an toàn trong công việc.
+ Đối với Nhân viên kỹ thuật, quản lý nhà xưởng: Được trang bị găng tay vải, khẩu
trang, ủng cao su.
+ Các bộ phận phục vụ khác đều được trang bị bảo hộ lao động thông thường, phù
hợp với tính chất nhiệm vụ của từng vị trí.
- Cán bộ đi làm việc và công tác chủ yếu sử dụng phương tiện các nhân. Tùy từng
vị trí mà được trang bị các công cụ, dụng cụ phù hợp. Riêng cán bộ quản lý học
viên và cán bộ làm công tác bảo vệ được trang bị dùi cui cao su, dùi cui điện, súng
bắn hơi cay để trấn áp các trường hợp học viên gây rối, bạo loạn hoặc tấn công lại
cán bộ.
1.6. Các chính sách, chế độ với cán bộ, nhân viên
- Về chế độ tiền lương
+ Trung tâm thực hiện chế độ tiền lương theo thời gian, trước ngày 20 hàng tháng
cán bộ được chi trả đầy đủ về tiền lương, các khoản phụ cấp theo lương và tiền trực
ngoài giờ của tháng trước vào tài khoản và rút lương qua thẻ ATM. Chế độ tiền
lương được thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.
SVTH: Nguyễn Thị Trang
10
Lớp Đ4 – CT2
Trường Đại Học Lao Động Xã Hội
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
+ Tiền trực thêm ngoài giờ tiêu chuẩn được Trung tâm thực hiện theo thông tư liên
tịch số 08/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 05/01/2005 của Bộ Nội Vụ và Bộ Tài
Chính hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ
đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Đối với mỗi ngày làm thêm giờ: Trung tâm thanh toán cho cán bộ thêm 200%
ngày lương ngạch bậc.
Đối với mỗi ca trực đêm (1,5 giờ): Trung tâm thanh toán cho cán bộ bằng 130% x
mức lương trong 1,5 giờ theo ngạch bậc của cán bộ.
- Về xếp ngạch công chức
Cán bộ khi tuyển dụng vào làm việc được xếp hưởng lương theo công việc thực tế
phù hợp với trình độ chuyên môn được đào tạo, cụ thể như sau:
+ Đại học: xếp ngạch viên chức – bậc 1/9; hệ số 2,34; tập sự 12 tháng.
+ Cao đẳng: xếp ngạch viên chức A0 – bậc 1/10; hệ số 2,1; tập sự 12 tháng.
+ Trung cấp: xếp ngạch cán sự - bậc 1/12; hệ số 1,86; tập sự 6 tháng.
+ Loại sơ cấp và chưa đào tạo: xếp bảng lương nhân viên thừa hành phục vụ theo
công việc thực tế, không phải qua thời gian tập sự.
- Chế độ nâng bậc lương
+ Nâng bậc lương thường xuyên:
Định kỳ 6 tháng Trung tâm xét nâng bậc lương thường xuyên một lần. Các trường
hợp có trình độ cao đẳng và đại học trở lên được xét nâng bậc lương 3 năm 1 lần,
các trường hợp còn lại được xét nâng bậc lương 2 năm 1 lần. Hàng năm có từ 80%
- 85% số người đến hạn được nâng bậc lương, số còn lại không được nâng bậc
lương do có khuyết điểm trong quá trình công tác.
+ Nâng bậc lương trước hạn: Theo quy định của Sở Lao động Thương binh Xã hội
Hà Nội, cứ 6 tháng Trung tâm lại thành lập Hội đồng xét nâng bậc lương trước hạn
một lần, việc lựa chọn cá nhân được nâng bậc lương trước hạn căn cứ vào quy chế
do Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội ban hành. Theo quy chế người được xét
phải đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở trở lên, hàng năm Trung tâm xét cho
từ 3 đến 5 người được nâng bậc lương trước hạn.
- Chi trả phụ cấp thu hút đặc thù
SVTH: Nguyễn Thị Trang
11
Lớp Đ4 – CT2
Trường Đại Học Lao Động Xã Hội
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Phần lớn cán bộ Trung tâm đều thường xuyên tiếp xúc với học viên. Vì vậy,
họ được hưởng phụ cấp thu hút ở mức dành cho người làm việc trực tiếp, chỉ có 5
cán bộ không thường xuyên tiếp xúc học viên là Trưởng phòng tổ chức hành chính,
Phó phòng tổ chức hành chính và 3 nhân viên kế toán, các trường hợp này được
hưởng mức phụ cấp dành cho người làm việc gián tiếp.
+ Làm việc gián tiếp được trả phụ cấp thu hút đặc thù 700.000đ/tháng.
+ Làm việc trực tiếp được trả phụ cấp thu hút đặc thù 800.000đ/tháng.
- Chi trả phụ cấp thường trực Y tế, phụ cấp ưu đãi Y tế, ưu đãi Giáo dục, ưu đãi
Quản lý
+ Phụ cấp thường trực Y tế mức 35.000đ/người/ca trực.
+ Phụ cấp ưu đãi Y tế cho đội ngũ Y, bác sỹ, những người trực tiếp làm công tác
chăm sóc sức khỏe cho học viên mức 50% lương ngạch bậc.
+ Phụ cấp ưu đãi Giáo dục cho người trực tiếp làm công tác giáo dục học viên mức
50% lương ngạch bậc.
+ Phụ cấp ưu đãi Quản lý cho người trực tiếp quản lý học viên mức 50% lương
ngạch bậc.
Các phụ cấp này được thanh toán cùng kỳ trả lương hàng tháng.
- Công tác thi đua, khen thưởng
+ Nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ quan trọng Trung tâm đều phát động các đợt thi
đua tới toàn thể cán bộ Trung tâm, cùng với việc nâng cao chất lượng công tác
chuyên môn là tổ chức các hoạt động phong trào. Kết thúc mỗi đợt phát động đều
có tổng kết rút kinh nghiệm, khen thưởng cho những tập thể, cá nhân có nhiều
thành tích trong đợt phát động.
+ Cứ mỗi năm công tác, Trung tâm tổ chức bầu chọn các tập thể và cá nhân tiên
tiến xuất sắc để đề nghị cấp trên khen thưởng. Việc bầu chọn được thực hiện từ cấp
tổ đội lên Hội đồng thi đua thông qua bỏ phiếu kín, vì vậy đảm bảo tính khách quan
công bằng, cá nhân được lựa chọn đều là người xứng đáng, tiêu biểu trong phong
trào thi đua của đơn vị.
- Tổ chức mừng sinh nhật cán bộ hàng tháng
Chia sẻ với những khó khăn thiệt thòi của cán bộ, định kỳ mỗi tháng một lần
Công đoàn cơ sở tổ chức gặp mặt chúc mừng và tặng quà cho những người có ngày
sinh trong tháng. Hoạt động này đã có tác dụng tích cực đối với mỗi cán bộ, giúp
SVTH: Nguyễn Thị Trang
12
Lớp Đ4 – CT2
Trường Đại Học Lao Động Xã Hội
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
họ có cảm giác ấm áp khi được tập thể quan tâm, là nội dung cán bộ luôn háo hức,
chờ đợi.
1.7. Các cơ quan, đối tác tài trợ của Trung tâm
Được sự quan tâm của các cơ quan chức năng như:
- Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội tài trợ về cơ sở vật chất kỹ thuật như máy siêu
âm, máy lạnh bảo quản thuốc….
- Ngân hàng chính sách xã hội huyện Ba Vì đã tạo điều kiện để Trung tâm được
vay vốn đầu tư máy móc cũng như mua nguyên liệu để dạy nghề và tổ chức sản
xuất cho học viên.
- Bệnh viện huyện luôn phối hợp chặt chẽ với Trung tâm khi có học viên vượt quá
khả năng điều trị tại Trung tâm.
- Trung tâm có giao lưu kết nghĩa với các Trung tâm khác như Trung tâm Giáo dục
lao động xã hội số II, Trung tâm Giáo dục lao động xã hội số III… để trao đổi, chia
sẻ những kinh nghiệm trong công tác chăm sóc người nghiện ma túy.
- Các cơ quan đóng trên địa bàn thường xuyên giao lưu với Trung tâm để phát động
như ngày phòng chống ma túy, luật phòng chống ma túy sửa đổi được các học viên
tham gia sôi nổi.
2. Thuận lợi và khó khăn
2.1. Thuận lợi
- Được sự quan tâm tạo điều kiện của lãnh đạo thành phố Hà Nội, Bộ Lao động
Thương binh và Xã hội, sự chỉ đạo của Sở Lao động Thương binh Xã hội, sự phối
hợp của chính quyền và các đơn vị liên quan đã tạo điều kiện để Trung tâm thực
hiện nhiệm vụ.
- Các phòng ở của học viên đều được bố trí hệ thống quạt mát, ti vi để theo dõi
thông tin văn hóa thời sự nắm bắt những sự kiện mới nhất trong nước và quốc tế.
Đặc biệt, cán bộ viên chức của Trung tâm đã có kinh nghiệm trong công tác quản
lý-chữa bệnh-giáo dục cho học viên, mọi hoạt động đều cố gắng, tận tụy, nhiệt tình,
trách nhiệm cao, không quản ngại khó khăn gian khổ, luôn luôn sẵn sàng nhận và
hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Trung tâm tạo điều kiện cho các cán bộ được tham gia các lớp đào tạo nghiệp vụ,
các lớp tập huấn giáo dục và các lớp nâng cao trình độ chuyên môn. Hằng năm, đội
ngũ cán bộ Trung tâm được đơn vị tổ chức khám bệnh định kỳ tại các cơ sở y tế.
SVTH: Nguyễn Thị Trang
13
Lớp Đ4 – CT2
Trường Đại Học Lao Động Xã Hội
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Các văn bản hướng dẫn, điều chỉnh chế độ chính sách cho cán bộ và học viên
được các Bộ, Ngành trung ương ban hành trong các năm vừa qua đã kịp thời bổ
sung, sửa đổi tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để Trung tâm triển khai có hiệu quả
nhiệm vụ được giao.
2.2. Khó khăn
- Đối với chế độ hỗ trợ và đóng góp học viên cai nghiện: Nhà nước chỉ hỗ trợ tiền
ăn chính năm thứ nhất, một điều khó khăn hiện nay Trung tâm đang gặp phải là
nhiều gia đình học viên có điều kiện về kinh tế nhưng vẫn cố tình chây ì trong việc
đóng góp các chế độ đặc biệt là chế độ tiền ăn chính. Ngoài ra, số đối tượng lang
thang không có gia đình lên thăm nuôi khi bước sang năm thứ hai Trung tâm cũng
phải hỗ trợ 100% tiền ăn chính. Bởi vậy, đã gây khó khăn trong công tác tổ chức
phục vụ chế độ ăn uống cho học viên.
- Kinh phí dạy nghề quy định 650.000 đồng/người/1 khóa đào tạo nên chỉ thực hiện
việc đào tạo hình thức truyền nghề với thời gian từ 2 đến 3 tháng chưa đáp ứng
được yêu cầu về thời gian và chất lượng đào tạo, học viên chưa thể có một nghề
chính đảm bảo cho cuộc sống sau này của mình được.
- Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy ở Trung tâm vẫn còn thiếu: Hiện
nay Trung tâm vẫn đang còn tận dụng phòng họp, nhà hội trường để mở lớp học
cho học viên. Điều này đã ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo cho học viên.
- Đội ngũ cán bộ còn thiếu trong khi số lượng học viên đông, nhân thân lại phức tạp
trong đó 70% học viên có tiền án, tiền sự ; 40% học viên bị nhiễm HIV/AIDS hoặc
các bệnh lây truyền nguy hiểm khác.
- Đa số cán bộ tốt nghiệp các trường văn hóa, trường dạy nghề nên chuyên môn về
công tác cai nghiện còn hạn chế. Nói cách khác chưa được trải qua công tác cai
nghiện chủ yếu chỉ được bồi dưỡng, tập huấn qua các lớp nghiệp vụ do Sở Lao
động Thương binh Xã hội và chi cục Phòng chống Tệ nạn xã hội Hà Nội tổ chức.
- Mức phụ cấp theo quy định của Thông tư 13/2007/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BTC
còn thấp nên chưa thu hút được cán bộ có trình độ vào làm việc tại Trung tâm. Bên
cạnh đó, công việc tại Trung tâm lại khó khăn phức tạp, môi trường làm việc mang
tính đặc thù có nhiều yếu tố nguy cơ lây nhiễm ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý
sức khỏe của cán bộ. Điều này dẫn đến công tác tuyển dụng cán bộ cũng gặp nhiều
khó khăn nhất.
SVTH: Nguyễn Thị Trang
14
Lớp Đ4 – CT2
Trường Đại Học Lao Động Xã Hội
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
II. THỰC TRẠNG, KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CAI NGHIỆN MA TÚY TẠI
TRUNG TÂM GIÁO DỤC LAO ĐỘNG XÃ HỘI SỐ I XÃ YÊN BÀI –
HUYỆN BA VÌ – THÀNH PHỐ HÀ NỘI
1. Quy mô, cơ cấu đối tượng
1.1. Quy mô
Trung tâm Giáo dục lao động xã hội số I là Trung tâm làm công tác tổ chức
cai nghiện chữa bệnh cho người nghiện ma túy đầu tiên của thành phố Hà Nội với
quy mô duy trì trên 1000 học viên.
Từ năm 1997 đến nay Trung tâm bắt đầu tiếp nhận, quản lý, giáo dục, chữa
trị, dạy nghề và tổ chức sản xuất cho đối tượng nghiện ma túy, số liệu cụ thể được
biểu hiện qua các năm như sau:
Năm
Năm
trước
chuyển
sang
Học viên vào trong năm
Cưỡng chế
Tự nguyện
Trong
Ngoài
Trong
Ngoài
thành
thành
thành
thành
phố
phố
phố
phố
1997
48
294
0
20
14
1998
69
288
32
49
1999
68
258
32
2000
144
136
2001
80
2002
Trả về
Tổng
cộng
cộng
đồng và học viên
chuyển
trung
tâm
6
370
45
8
475
73
108
10
529
29
108
114
20
511
135
88
83
144
15
515
134
178
48
51
97
17
491
2003
131
135
73
71
141
20
531
2004
122
217
52
111
96
25
573
2005
189
179
120
122
152
70
692
SVTH: Nguyễn Thị Trang
15
Lớp Đ4 – CT2
Trường Đại Học Lao Động Xã Hội
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
2006
210
185
90
207
189
100
781
2007
237
166
60
193
237
90
803
2008
996
253
198
300
150
988
909
2009
1154
220
230
255
220
984
1095
2010
869
220
190
285
200
587
1177
2011
900
220
187
260
190
557
1200
(Nguồn : Phòng Quản lý giáo dục – Trung tâm Giáo dục lao động xã hội số 1)
Từ bảng số liệu trên ta thấy quy mô đối tượng tại Trung tâm Giáo dục lao
động xã hội số I tương đối phức tạp. Đối tượng cai nghiện theo hình thức cưỡng
chế tương đối đông nên việc quản lý đối tượng gặp nhiều khó khăn cho cán bộ. Mặt
khác, nhiều đối tượng thường trú tại nhiều tỉnh khác nhau nên việc thăm gặp của
gia đình đối với đối tượng cũng gặp nhiều khó khăn.
1.2. Cơ cấu đối tượng
Tính đến tháng 01/02/2012 , cơ cấu đối tượng phân theo tiêu chí như sau:
STT
1
2
Những tiêu chí
Độ tuổi
Trình độ văn hóa
Tỷ lệ (%)
Dưới 20 tuổi
0,6
Từ 20 đến 35 tuổi
65,3
Từ 36 đến 50 tuổi
31,2
Trên 50 tuổi
2,9
Không biết chữ
Học dở dang tiểu học
và trung học cơ sở
3
Nghề nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Trang
6
83
Học hết THPT
10
Tốt nghiệp Đại học
1
Thất nghiệp
Nghề tự do
16
67,5
26,5
Lớp Đ4 – CT2
Trường Đại Học Lao Động Xã Hội
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
100
4
Công nhân
2,25
Học sinh
3,75
Lần I
64
Lần II
31
Lần III trở lên
5
Số lần vào trung tâm
Nhìn chung khi dựa vào bảng thống kê, cơ cấu số lượng học viên Trung tâm
phân theo một số tiêu chí cho thấy: Phần lớn số học viên đang điều trị trong Trung
tâm nằm trong độ tuổi lao động từ 20 đến 35 tuổi, có trình độ văn hóa thấp. Tuy
nhiên, hầu hết những học viên trước khi vào Trung tâm đều làm nghề tự do hoặc
thất nghiệp. Điều này cho thấy thất nghiệp và thiếu việc làm không chỉ gây đói
nghèo mà nó còn kéo theo một số tệ nạn xã hội khác trong đó có ma túy. Số lượng
người nghiện chủ yếu nằm trong độ tuổi lao động nên nó sẽ tác động theo chiều
hướng tiêu cực đến phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Do vậy, công tác cai
nghiện và công tác xã hội hóa sau cai là việc làm rất cần đến sự quan tâm hơn nữa
của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội.
1.3. Một số đặc điểm công tác cai nghiện ma túy tại Trung tâm
1.3.1. Đối với người nghiện ma túy
- Hoàn cảnh sống:
Các học viên sau khi vào Trung tâm được cắt cơn xong, sau đó được chuyển về các
khu quản lý theo quy trình cai nghiện. Học viên được hưởng đầy đủ các chế độ theo
quy định và điều kiện, khả năng của đơn vị như được thăm khám chăm sóc sức
khỏe, được học tập lao động trị liệu, vui chơi thể thao, đọc báo xem ti vi. Mỗi
phòng ở của học viên được bố trí từ 5-10 học viên với công trình khép kín, phòng ở
thoáng mát, sạch sẽ.
- Tình trạng sức khỏe:
Hầu hết người nghiện ma túy thường không có sức khỏe tốt do có quá trình lạm
dụng ma túy. Người nghiện ma túy thường rất ít ăn uống, trong tư duy của họ luôn
SVTH: Nguyễn Thị Trang
17
Lớp Đ4 – CT2
100
Trường Đại Học Lao Động Xã Hội
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
thường trực đến ma túy, làm thế nào có ma túy để thỏa mãn; vì vậy họ thường thiếu
dinh dưỡng, hay mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội.
+ Số người có HIV/AIDS thường xuyên chiếm từ 30 đến 40%, tỷ lệ này vẫn tiếp
tục tăng năm sau cao hơn năm trước, hằng năm thường xuyên có từ 30 đến 40
người đi viện và tử vong tại bệnh viện do AIDS giai đoạn cuối. Số còn lại hầu hết
đều mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội.
+ Số người mắc các bệnh truyền nhiễm như Lao, Viêm gan B không ngừng gia
tăng hằng năm, chiếm từ 25 đến 30%. Nhiều trường hợp khi vào Trung tâm sức
khỏe suy kiệt, mắc nhiều các bệnh xã hội, thường xuyên bị tiêu chảy, cơ thể lở loét.
1.3.2. Đối với hoạt động cai nghiện ma túy
* Cơ sở lý luận:
Khái niệm ma túy: Ma túy là từ chỉ các chất gây nghiện, có nguồn gốc tự
nhiên hoặc tổng hợp, bán tổng hợp, khi đưa vào cơ thể người dưới bất kỳ hình thức
nào ( uống, hút, hít, tiêm chích…) sẽ gây ức chế hoặc kích thích mạnh hệ thần kinh,
làm giảm đau, gây ảo giác, dẫn tới thay đổi một hoặc nhiều chức năng cơ thể về
sinh lý, tâm lý làm cho người sử dụng nó có sự ham muốn không kiềm chế được
hoàn toàn phụ thuộc vào nó, phải gia tăng liều lượng để thỏa mãn các cơn thèm
khát ngày càng tăng, từ đó sức khỏe ngày một cạn kiệt,nhân cách suy thoái, gia tài
khánh kiệt.
Ma túy có 2 loại chính là ma tuý có nguồn gốc từ thực vật và ma túy được
tổng hợp từ các loại hoá chất.
Ma túy có nguồn gốc từ thực vật gồm có : Thuốc phiện, Cocain, gai dầu,
Heroin, Morphin vv ..
Ma túy tổng hợp từ hoá chất độc như loại ma túy thuộc nhóm Amphetamin
(ATS ), Methamphetamin, các chất ma tuý hướng thần, nguy hiểm hơn cả Heroin,
nặng gấp 500 lần so với thuốc phiện.
Khái niệm về nghiện ma túy: Nghiện ma túy là quá trình sử dụng lặp lại
nhiều lần một hay nhiều chất ma túy (tự nhiên, tổng hợp hoặc tân dược có chất ma
túy ) dẫn đến trạng thái nhiễm độc chu kỳ hay mãn tính ở người nghiện, làm họ lệ
thuộc về thể chất và tinh thần vào chất đó. Người nghiện ma túy nếu ngừng sử
dụng ma túy xuất hiện hội chứng cai.
SVTH: Nguyễn Thị Trang
18
Lớp Đ4 – CT2
Trường Đại Học Lao Động Xã Hội
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Người nghiện vì những lý do khác nhau họ bị lệ thuộc vào ma túy cả về thể
chất và tinh thần. Khi đã nghiện ma túy họ dần bị mất lý trí, không còn nỗ lực trong
cuộc sống; họ sẵn sàng làm tất cả để có được ma túy sử dụng, kể cả giết người
cướp của. Trong những năm gần đây xu hướng sử dụng ma túy tổng hợp ngày càng
tăng, nhất là trong giới trẻ. Đây là loại ma túy có nồng độ cao hơn, sức hủy hoại
sức khỏe con người lớn hơn rất nhiều so với ma túy tự nhiên. Vì vậy, hậu quả của
nó để lại cho người nghiện và xã hội ngày càng lớn.
Phần lớn người nghiện có sự biến đổi theo hướng xấu đi về nhân cách. Khi
người nghiện có đủ ma túy dùng thì họ cảm thấy sảng khoái, tinh thần phấn chấn,
bay bổng, yêu đời, họ vẫn còn khả năng làm việc một cách hạn chế. Tuy nhiên, khi
không có ma túy họ thường cau có, bực bội, cô độc và u sầu; khi đó các cư xử của
họ trở nên thô lỗ, bất chấp tình cảm và các giá trị đạo đức. Người nghiện thường ít
chú ý đến bản thân, thờ ơ với các vui buồn trong cuộc sống và thường xuyên có
những hoạt động khác thường.
+ Cách nhận biết người nghiện ma túy
Tuỳ theo mức độ nghiện khác nhau mà có những dấu hiệu để phát hiện người
nghiện ma tuý. Nếu một người mới dùng thử họ sẽ tâm sự với những người gần gũi
thân thiét về những cảm giác mới lạ khi sử dụng ma tuý. Họ tiết lộ những bí mật
đời tư, những vướng mắc trong cuộc sống với người thân.Việc phát hiện sớm trong
giai đoạn này sẽ kịp thời có những biện pháp để cai nghiện tương đối dễ dàng.
Khi đã nghiện ma tuý thường bộc lộ những biểu hiện sau: Hay ngáp vặt chẩy
nước mắt, nước mũi, toát mồ hôi, ớn lạnh nổi da gà, đau các cơ, gầy yếu sút cân, co
cứng bụng, nôn, buồn nôn, tiêu chảy, mất ngủ, hay bực tức, dễ bị kích động, trầm
cảm lo âu.
* Cơ sở thực tiễn
Với sự xâm nhập và phát triển lan rộng một cách nhanh chóng của tệ nạn ma
túy, thực trạng hiện nay tệ nạn nghiện ma túy đang ở mức báo động cần phải được
ngăn chặn và đẩy lùi nhằm loại bỏ chúng ra khỏi đời sống xã hội.
Tỷ lệ đối tượng nghiện ma tuý đang ở trong độ tuổi lao động chiếm phần lớn.
Do vậy, kinh tế xã hội trong thành phố mất đi một nguồn lực lao động rất lớn hạn
chế việc sản xuất tạo ra sản phẩm cho xã hội, bởi lẽ khi đã nghiện ma tuý các con
nghiện luôn phụ thuộc vào ma tuý ở trong các trạng thái và khả năng nhận thức chủ
SVTH: Nguyễn Thị Trang
19
Lớp Đ4 – CT2
Trường Đại Học Lao Động Xã Hội
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
yếu dưới hai dạng : Đau đớn vật vã khi thiếu ma tuý, còn khi cơ thể đã được
chuyển ma tuý vào sẽ tạo cảm giác “ Lâng lâng đê mê” hạn chế khả năng tham gia
lao động sản xuất.
Công tác cai nghiện phục hồi là rất cần thiết. Ủy Ban Nhân Dân thành phố
Hà Nội đã cho thành lập Trung tâm Giáo dục lao động xã hội số I với chức năng
chữa bệnh cai nghiện, quản lý giáo dục dạy nghề cho đối tượng nghiện ma tuý.
Trung tâm xác định muốn làm tốt công tác cai nghiện thì trước tiên người thầy,
người làm công tác xã hội phải là những người gương mẫu, nhiệt tình, đồng cảm
với họ và đặc biệt phải hiểu biết về lĩnh vực mình quản lý .Thường xuyên tổ chức
cho cán bộ viên chức học tập, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ và phải tích luỹ được
những kinh nghiệm trong các lĩnh vực quản lý giáo dục chữa trị, tổ chức sinh hoạt
ăn, ở, dạy nghề và tổ chức sản xuất cho học viên đi vào nề nếp.
Cơ sở vật chất sinh hoạt của học viên tương đối ổn định, phù hợp. Đặc biệt là
cán bộ Trung tâm luôn tận tụy, nhiệt tình trách nhiệm cao, không quản ngại khó
khăn, gian khổ, luôn luôn sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ được giao.
2. Quy trình xét duyệt, tiếp nhận và quản lý hồ sơ đối tượng
Quy trình xét duyệt, tiếp nhận và quản lý hồ sơ đối tượng của Trung tâm Giáo
dục lao động xã hội số I xã Yên Bài - huyện Ba Vì - thành phố Hà Nội được thể
hiện qua sơ đồ sau:
SVTH: Nguyễn Thị Trang
20
Lớp Đ4 – CT2
Trường Đại Học Lao Động Xã Hội
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trung tâm tiến hành quản lý và điều trị cai
nghiện cho đối tượng.
Một bộ hồ sơ đối tượng được hội
đồng thường trực tư vấn quản lý
Một bộ hồ sơ được trung tâm
chữa bệnh quản lý
Làm thủ tục tiếp nhận và lập biên bản bàn giao
đối tượng.
Trung tâm cai nghiện tiến hành kiểm tra hồ sơ
đối tượng ( chứng minh thư, các giấy tờ liên
quan…)
Bản thân đối tượng và gia
đình tự đến trung tâm
Công an trực tiếp đưa đối tượng
đến bàn giao cho trung tâm
Chi cục Phòng Chống TNXH
Hà Nội cấp giấy giới thiệu
UBND Huyện ra quyết định đưa
vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
Đối tượng làm đơn xin cai
nghiện tự nghiện vào Trung
tâm.
Xã, Phường lập hồ sơ đối với
đối tượng đã cai nhưng không
có kết quả
SVTH: Nguyễn Thị Trang
21
Lớp Đ4 – CT2
Trường Đại Học Lao Động Xã Hội
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
2.1. Đối với học viên nghiện ma túy bị cưỡng chế thi hành quyết định đưa vào
Trung tâm
Đây là các trường hợp sử dụng trái phép chất ma túy đã được giáo dục tại xã,
phường nhiều lần nhưng không có kết quả. Sau khi lập hồ sơ đề nghị Ủy Ban Nhân
Dân cấp Huyện ra quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, lực lượng công an
trực tiếp đưa học viên đến bàn giao cho Trung tâm, thời gian cai được tính từ khi
bàn giao. Mỗi lần cai nghiện bắt buộc bị coi là một lần xử phạt hành chính.
Trung tâm chữa bệnh phải kiểm tra hồ sơ, giấy chứng minh nhân dân(nếu có)
hoặc địa chỉ của người bị đưa vào Trung tâm chữa bệnh và lập biên bản giao nhận
khi làm thủ tục tiếp nhận.
Hồ sơ của người bị đưa vào Trung tâm chữa bệnh được lập thành hai bộ, một
bộ do thường trực Hội đồng Tư vấn quản lý, một bộ do Trung tâm chữa bệnh quản
lý. Hồ sơ được quản lý chặt chẽ theo quy định của pháp luật về văn thư, lư trữ.
Hồ sơ tiếp nhận người bị áp dụng biện pháp đưa vào Trung tâm cai nghiện
gồm: Bản tóm tắt lý lịch của người bị đưa vào Trung tâm; Biên bản giáo dục đối
tượng tại xã, phường; Quyết định của Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân quận, huyện về
việc áp dụng đưa người nghiện ma túy vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc; Nhận xét của
công an xã, phường; Bệnh án (nếu có).
2.2. Đối với thủ tục, hồ sơ của người nghiện ma túy tự nguyện vào Trung tâm
Giáo dục lao động xã hội số I để cai nghiện gồm:
Đơn xin cai nghiện tự nguyện xin vào Trung tâm Giáo dục lao động xã hội
số I (Mẫu đơn của Trung tâm)
Giấy giới thiệu của Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội Hà Nội
Hợp đồng cam kết của gia đình đối tượng, đối tượng với Trung tâm
Trung tâm và gia đình (hoặc bản thân người nghiện) làm hợp đồng cai
nghiện với thời gian từ 6 tháng trở lên/lần cai, hợp đồng này mang tính tự
nguyện, các điều khoản được thỏa thuận giữa các bên theo quy định của
pháp luật. Học viên cai nghiện tự nguyện không bị coi là xử phạt hành chính.
SVTH: Nguyễn Thị Trang
22
Lớp Đ4 – CT2
Trường Đại Học Lao Động Xã Hội
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
3. Tình hình thực hiện chính sách của Nhà Nước và quy định của địa phương
Hiện tại, Trung tâm Giáo dục lao động xã hội số I đã thực hiện theo Quyết
định số 46/2010/QĐ-UBND Ngày 22/ 09 /2010 của Uỷ Ban Nhân Dân thành phố
Hà Nội về việc ban hành quy định mức đóng góp, chế độ trợ cấp đối với người
nghiện ma tuý chữa trị, cai nghiện tại Trung Tâm Giáo dục lao động xã hội của
thành phố Hà Nội. Trong đó 100 % số đối tượng năm thứ nhất sẽ được Nhà nước
hỗ trợ không phải đóng góp.
Được hỗ trợ về khám chữa bệnh và cấp phát thuốc thông thường, được xét
nghiệm HIV, đối với những học viên bị HIV/AIDS được điều trị miễn phí thuốc
ARV, đối với những học viên sức khoẻ yếu cũng được quan tâm đưa ra các bệnh
viện điều trị…đây chính là sự quan tâm động viên của các cấp các ngành nói chung
và Trung tâm nói riêng để học viên yên tâm tư tưởng ở tại Trung tâm điều trị.
Được trang cấp cũng như được gửi các quân tư trang nội vụ theo quy định:
quần áo, chiếu, các đồ dùng sinh hoạt thiết yếu khác nhằm đảm bảo quyền lợi cho
học viên đang cai nghiện ở Trung tâm.
Chế độ thăm gặp gia đình: Mỗi học viên được tổ chức thăm gặp 2 lần/1 tháng,
đặc biệt đối với học viên đã lập gia đình được tạo điều kiện thăm gặp qua đêm 1
lần/ 1 tháng. Việc tổ chức thăm gặp qua đêm là một việc làm rất có ý nghĩa đối với
đời sống tình cảm riêng tư cũng như hạnh phúc gia đình của học viên, giúp học
viên thấy được sự quan tâm của gia đình và vai trò của mình sau này với gia đình.
Chế độ sinh hoạt: Được đóng tiền mua hàng quà căng tin vào các buổi tối
trong tuần do Trung tâm tổ chức. Đây là hoạt động tạo sự gắn bó chia sẻ giữa các
học viên với nhau, qua một ngày làm việc và sinh hoạt các học viên sẽ có khoảng
thời gian cùng bên nhau quây quần vui vẻ.
Được hỗ trợ đào tạo nghề và cấp giấy chứng nhận theo chỉ tiêu hàng năm,
được chi trả tiền công lao động sản xuất. Điều này sẽ tạo ra sự công bằng khuyến
khích học viên và cũng tạo ra cơ hội cho học viên tìm kiếm việc làm khi trở về
cộng đồng.
Hàng tuần, học viên đều được tham gia các chương trình văn hoá văn nghệ thể dục thể thao với mục đích tạo ra những sân chơi lành mạnh, có ý nghĩa thiết
SVTH: Nguyễn Thị Trang
23
Lớp Đ4 – CT2
Trường Đại Học Lao Động Xã Hội
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
thực trong đời sống sinh hoạt hàng ngày cho học viên, để họ quên đi khoảng thời
gian nhàn rỗi hướng tới những suy nghĩ tiến bộ trong tương lai..
Về mùa đông các học viên sẽ được tổ chức tắm nước nóng hàng ngày để đảm
bảo sức khoẻ.
Ngoài ra hiện nay các phòng ở của học viên đều được bố trí hệ thống, quạt
mát, ti vi để theo dõi thông tin văn hoá thời sự nắm bắt những sự kiện mới nhất
trong nước và quốc tế. Đây cũng là sự quan tâm động viên đặc biệt về mặt tinh thần
cho các học viên đang cai nghiện tại Trung Tâm Giáo dục lao động xã hội số I.
4. Các mô hình chăm sóc và trợ giúp đối tượng
Trong công tác phòng chống tệ nạn xã hội, Trung tâm cùng với ngành đã làm
tốt chức năng tham mưu, xây dựng kế hoạch, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan
liên quan và các địa phương để giúp Ban chỉ đạo thành phố tiến hành đồng bộ, đạt
hiệu quả các nội dung trong công tác phòng chống tệ nạn ma túy, đẩy mạnh hoạt
động tuyên truyền phòng chống ma túy. Tích cực phòng ngừa, triệt phá ổ nhóm
nghiện hút, làm trong sạch địa bàn.
4.1. Các giai đoạn chữa trị cho học viên tại Trung tâm
Học viên vào cai nghiện tại Trung tâm được thực hiện theo đúng quy trình
quy định tại Thông tư liên tịch số 41/2010/TTLT/BLĐTBXH-BYT ngày
31/12/2010 của Bộ Lao động Thương binh Xã hội và Bộ Y tế về việc hướng dẫn
quy trình cai nghiện cho người nghiện ma tuý tại các Trung tâm Giáo dục lao động
xã hội và các cơ sở cai nghiện ma tuý tự nguyện gồm 5 giai đoạn.
Giai đoạn I: Giai đoạn tiếp nhận, phân loại
- Lập hồ sơ, bệnh án, làm thủ tục tiếp nhận.
- Tổ chức phân loại nhằm sắp xếp chỗ ở phù hợp với lứa tuổi, tính chất và mức độ
vi phạm của học viên để phục vụ công tác quản lý học viên.
Giai đoạn II: Giai đoạn cắt cơn, giải độc, điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội
- Các học viên sẽ được điều trị cắt cơn, giải độc tại khu y tế ít nhất 15 ngày để loại
bỏ hoàn toàn chất ma túy có trong người học viên.
- Học viên sẽ được ở khu riêng để theo dõi điều trị.
- Trong giai đoạn này, các học viên sẽ được điều trị bằng thuốc metadol dùng để
cắt cơn cho người nghiện,chấm dứt được tình trạng nhớ thuốc của học viên.
Giai đoạn III: Giai đoạn giáo dục, tư vấn, phục hồi hành vi nhân cách
SVTH: Nguyễn Thị Trang
24
Lớp Đ4 – CT2
Trường Đại Học Lao Động Xã Hội
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Công tác giáo dục dành cho học viên ở tại Trung tâm rất đa dạng được đan xen
giữa công tác quản lý với công tác giáo dục, tư vấn.
- Có thể thực hiện rất nhiều liệu pháp giáo dục để áp dụng phù hợp với hành vi
nhận thức của học viên đang cai nghiện. Hiện nay Trung tâm đang thực hiện rất
nhiều liệu pháp để phục hồi toàn diện về nhân cách, sức khoẻ, tâm lý cho học viên.
Giai đoạn IV: Giai đoạn lao động trị liệu, học nghề
- Lao động trị liệu giúp học viên hiểu được giá trị sức lao động mà mình làm ra.
- Dạy nghề tạo việc làm cho học viên. Hầu hết các học viên trong Trung tâm sẽ
được đào tạo các ngành nghề như may, mộc, hàn…
Giai đoạn V: Giai đoạn phòng chống tái nghiện, chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng
- Tư vấn, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của học viên nếu được trở về cộng đồng
hoặc có thể sẽ phải thực hiện thêm 2 năm sau cai nữa tại Trung tâm.
- Kiểm tra lại sức khỏe, tổng kết bệnh án, lập sổ theo dõi sau cai nghiện.
4.2. Các hoạt động
4.2.1. Hoạt động Y tế chữa trị
+ Cắt cơn nghiện ma tuý: Khám, lập bệnh án, tư vấn và điều trị cắt cơn cho học
viên. Hiện tại Trung tâm Giáo dục lao động xã hội số I dùng phác đồ ATK kết hợp
với châm cứu, xoa bóp, xông hơi truyền dịch, trợ sức cho bệnh nhân cắt cơn an
toàn. Đây là giai đoạn rất khó khăn, phức tạp vất vả đòi hỏi người thầy thuốc phải
công phu nghiên cứu từng trường hợp, phải có tâm không quản ngại các bệnh lây
nhiễm, kiên trì xử lý nhiều ca bệnh phức tạp – nhất là những ca nghiện nặng,
nghiện lâu năm, thể lực yếu.
Nguồn:
+ Chữa bệnh cơ hội phát sinh do cai nghiện ma tuý: Người nghiện ma tuý làm thay
đổi chức năng cơ thể. Trong và sau cắt cơn ngừng đưa ma tuý vào cơ thể người cai
nghiện phát sinh nhiều bệnh nghiêm trọng như ỉa chảy, loạn thần, viêm gan, mất
ngủ kéo dài, viêm khớp, dạ dày, hen phế quản, đau đầu, zo na thần kinh, viêm phổi,
viêm tắc tĩnh mạnh, hen suyễn khó thở đặc biệt là hen rất dễ gây ra tử vong... Từ đó
người thầy thuốc trong lĩnh vực này phải nắm vững chuyên môn chủ động điều trị
SVTH: Nguyễn Thị Trang
25
Lớp Đ4 – CT2