Gia tăng tốc độ phát triển là mục tiêu chính của giai đoạn này .Nếu giai đoạn
1991-1995 là bước ổn định nghĩa là kiềm chế lạm phát và chúng ta đã thành công thì
giai đoạn 1996-2000 sẽ là giai đoạn phát triển .Chúng ta sẽ cố gắng đạt tốc độ tăng
trưởng khoảng 10% /năm.
Trong giai đoạn này , để đạt mục tiêu tăng trưởng ,Việt Nam cần một lượng
vốn khổng lồ ,con số đó có thể lên tới 41-42 tỷ USD.Với chính sách mở cửa nguồn
vốn từ bên ngoài vào sẽ tăng lên .Tuy nhiên , để đạt được số vốn đó chính sách tiền tệ
cần nổ lực tối đa cho việc huy động cả nguồn vốn trong nước lẫn nước ngoài .Quan
điểm của đảng và chính phủ ta trong việc giải quyết vấn đề này là dựa chủ yếu vào
nguồn trong nước , đồng thời vận dụng mọi khả năng huy động nguồn vốn từ bên
ngoài -yếu tố được coi là đóng vai trò rất quan trọng ,đặc biệt trong thời kỳ đầu khi
nguồn bảo đảm trong nước còn thấp .Trong giai đoạn này công cụ lãi suất được vận
dụng rất linh hoạt và có nhiều thay đổi :
-Từ năm 1997 ngân hàng nhà nước áp dụng chính sách lãi suất chênh lệch
0,35% giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động , đồng thời chính sách trần lãi suất
được xác định ở nhiều mức khác nhau . Đến giữa năm 1997 lãi suất cho vay và lãi suất
huy động được giảm xuống ở mức thấp nhất ,lãi suất tiền gởi cũng giảm xuống phù
hợp với mức lạm phát . Đến cuối năm do tỷ giá hối đoái tăng mạnh khiến cho chỉ số
giá có xu hướng gia tăng ,trong khi lãi suất tiền gởi còn thấp ,khoảng 0,75%/tháng làm
cho việc huy động tiền gởi bằng đ ồng Việt Nam kém hấp dẫn và hệ thống ngân hàng
gặp khó khăn về nguồn vốn kinh doanh .
-Đầu năm 1998 ,thống đốc ngân hàng nhà nước ban hành quy định điều chỉnh tăng
trần lãi suất cho vay lên đến 1,2%tháng đối với ngắn hạn ,1,25% tháng đối với trung
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
dài hạn . Đối với thành thị nông thôn lãi suất tái cấp vốn cũng tăng lên 0,9-1,1%/tháng
.
-Ngày 21/01/1998,ngân hàng nhà nước xoá bỏ chính sách chênh lệch lãi suất ,bước
đầu áp dụng lãi suất cơ bản.
-Trong hai năm 1999,2000,nền kinh tế có mức tăng trưởng thấp ,một vài lĩnh vực hoạt
động bị đình trệ ,vốn đầu tư nươc ngoài bị giảm suốt ,một số mặt hàng có hiện tượng
giảm giá kéo dài .Vì vậy trần lãi suất được nhà nước điều chỉnh giảm dần , đến giữa
năm 1999 nền kinh tế có dấu hiệu thiếu phát tăng trưởng kinh tế chậm sức mua giảm
suốt ,ngân hàng nhà nước đưa ra trần lãi suất và giảm lãi suất tái cấp vốn .
-Trong năm 1999 có 6 lần điều chỉnh lãi suất .Tuy nhiên tác động của lãi suất
không nhiều ,tình trạng này tiếp diễn đến tháng 3/2000 và dẫn đến sự cạnh tranh mạnh
mẽ giữa các ngân hàng th ư ơng mại .Từ đó cho thấy cần phải tự do hoá lãi suất .
-Do đó từ tháng 8/2000 chính sách trần lãi suất hoàn toàn bị bãi bỏ và thay vào
đó là chính sách lãi suất cơ bản .Lãi suất cơ bản là mức lãi được xây dựng trên cơ sở
tham khảo mức lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại lớn đối với các khách
hàng tốt nhất của một nhóm các tổ chức tín dụng được lụa chọn và biên độ giao động
được công bố hằng tháng
d/giai đoạn 2001-2004 :
Để thực hiện theo chương trình hành động theo nghị quyết đại hội đảng lần thứ
XI ,ngành ngân hàng đã xây dựng định hướng chiến lược của mình từ năm 2001 đến
năm 2005.Trong đó các chỉ tiêu chủ yếu là:
-Tốc độ tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán bình quân năm : 22%
-Tốc độ tăng trư ởng vốn huy động hàng năm 20-25%
-Tốc độ tăng mức dư nợ cho vay hằng năm : 22%
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
-Giảm tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt từ 24%năm 2000 đến 2005 xuống còn
19-20%
Những chỉ tiêu trên nhằm :”xây dựng chính sách ti n tệ phục vụ ổn định kinh tế
vĩ mô ,kiểm soát lạm phát ,thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng,kính thích đầu tư,tạo điều kiện
cho tăng trưởng kinh tế cao và bền vững “
(nguồn :TTTC-TT s ố 5/2002)
Bốn năm qua ngành ngân hàng đã bám sát và thực hiện các chỉ tiêu đã được
hoạch định.Có những thành tựu đáng được ghi nhận ,song cũng còn không ít những
tồn tại bất cập ,thể hiện qua nh ững số liệu dưới đ ây:
Những số liệu thống kê trên đây phản ánh những nét cơ bản về hoạt động tiền tệ -tín
dụng trong 4 năm đầu thế kỷ 21. Qua đó có thể rút ra những mặt được và chưa được
trong hoạt động ngân hàng :
Về điều hành chính sách tiền tệ :
-Tổng phương tiện thanh toán trong 3 năm 2001-2003 tăng bình quân
22,1%/năm .Năm 2004 ước khoản 21%.Như vậy ,so v ới mục tiêu trong kế hoạch 5
năm (2001-2005) tốc độ tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán không phải là
phương tiện gây ra lạm phát .
-Tỷ lệ thanh toán tiền mặt từng năm chưa đạt mục tiêu k ế hoạch đề ra .Song do
ngân hàng phát triển các hình thức thanh toán hiện đại (thẻ ATM, thẻ tín dụng ,E-
banking, )tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt đã giảm qua các năm :23.7%; 22.5%; 23%;
22%
-Việc phát hành tiền mới vào lưu thông từ cuối năm 2003 là để đáp ứng mức
độ tăng trưởng kinh tế , để phù hợp với mặt bằng giá và thay thế tiền giấy cotton rách
nát ,không làm tăng ứ lượng tiền cần thiết cho lưu thông .Tuy nhiên các đồng tiền
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
polymer mệnh giá cao (50.000 đ,100.000 đ,500.000 đ ) phát hành vào thời điểm vật
giá đang leo thang ,làm cho mọi người ngộ nhân đó là nguyên nhân gây ra lạm phát
.Những đồng tiền kim loại phát hành với mục đích chính là để thanh toán các dịch vụ
công cộng tự động .Nhưng các dịch vụ này chậm phát triển đã hạn chế tính ưu việt của
kim loại .
-Trước khi bước vào thế kỷ 21,ngân hàng đã khắc phục được tình trạng giảm
phát kéo dài trong 2 năm trước đó .N ăm 1999 chỉ tiêu CPI là 6%;từ năm 2001-2003
chỉ số CPI đã tăng dần theo tuần t ự :0,82%; 4%; 3%.Nhờ đó đã giữ được ổn định giá
trị đối nội của VNĐ và phục vụ có hiệu quả kinh tế vĩ mô.Tốc độ tăng trưởng GDP
trong 3 năm đầu thế kỷ ,tốc độ tăng trưởng CPI luôn thấp hơn tốc độ tăng trưởng
GDP ,thể hiện sự điều hành chính sách tiền tệ có hiệu quả vững chắc .Nhưng đến năm
2004 ,2 chỉ tiêu GDP và CPI đã tăng trưởng nghịch chiều :GDP tăng 7,6% trong khi
CPI tăng 9,5% lớn gấp gần 2 lần mức quốc hội thông qua (5%).Mức lạm phát quá cao
đã gây nhiều bất lợi cho đời sống kinh tế -xã hội và ảnh hưởng không tốt đến các chỉ
tiêu kinh tế khác trong kế hoạch 5 năm .Mặc dù nguyên nhân chủ yếu gây lạm phát do
nhiều yếu tố khách quan như sự tăng cao quá mức của giá xăng dầu ,sắt thép ,phân
bón lương thực thực phẩm song không thể không c ó một phần do nguyên nhân tiền t
ệ .
Việc điều hành chính sách ngoại hối ,tỷ giá :
-những năm 2001,2002, chính phủ vẫn áp dụng chính sách kết hối đối với các
doanh nghiệp có sử dụng ngoại tệ trong kinh doanh .Từ năm 2003 ,tỷ lệ này đã được
xoá bỏ .Với những quản lý khác trong ngoại hối ,nhiều năm lượng ngoại tệ mua vào
lớn hơn lượng ngoại tệ bán ra cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu ,tránh
được sự căng thẳng trong cung cầu ngoại tệ .
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
-Mức độ đôla hoá nền kinh t ế (đ ôla/M2) đã giảm dần từ 31,7% năm 2001
xuống 28,4%năm 2002 ;23,6% năm 2003 và 21,5% năm 2004 .Tỷ trọng đôla hoá tuy
giảm nhưng lượng ngoại tệ trong tay nhà nước trong các ngân hàng và sự trôi nỗi
ngoài sự kiểm soát của ngân hàng còn lớn . Đây là sự cảnh báo đối với các tổ chức tín
dụng ,các doanh nghiệp và người dân có sử dụng ngoại tệ .Bởi đồng USD liên tục bị
sút giá so với đồng EURO ,YEN ,Bản Anh tình trạng đô la hoá nền kinh tế còn là
yếu tố gây trở ngại cho việc tính toán lượng tiền trong lưu thông và cho việc điều
hành chính sách tiền tệ của NHNN.
-Bốn năm qua NHNN Việt Nam thực hiện chính sách tỷ giá linh hoạt , không
cố định tỷ giá VND và USD ,cũng không thả nỗi tỷ giá theo quan hệ cung cầu ,cho
phép các NHTM được thay đổi tỷ giá trong biên độ (+-) 25%
Chính sách tỷ giá linh hoạt đã có tác dụng kích thích xuất khẩu ,tăng lượng dự
trữ ngoại tệ của nhà nước ,thu hẹp mức nhập si êu .Mấy năm qua cán cân thương mại
nước ta tuy vẫn còn nhập siếu trong cán cân thanh toán tổng thể có năm đã bội thu do
nguồn kết hối chuyển về qua các ngân hàng rất lớn. năm 2001 là 1.280t ỷ U SD; 2002:
2,15 t ỷ ; 2003 : 2,58 t ỷ , ươc 2004 3 t ỷ USD .
Trong 4 năm liền t ỷ giá VND/USD t ừng năm giảm nhẹ theo thứ tự 3.6%,
2.1% , 2.2%, 1%.
Việc điều hành chính sách tín dụng :
-Đối với nước ta, thị trường tiền tệ ,thị trường tín dụng phát triển chậm , nền
kinh tế bị đôla hoá ,nên trong quá trình điều hành chính sách tiền tệ để phục vụ kinh tế
vĩ mô .NHNN đã rất coi trọng kiểm soát tốc độ gia tăng tín d ụng và nâng cao chất
lượng tín dụng .
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Trong việc điều hành chính sách t ín dụng .NHNN đã có những đ ổi mới phù
hợp với thông lệ quốc tế .Thực hiện tự do hoá lãi suất , đã duy trì ở mức ổn định lãi
suất cơ bản ,lãi suất tái cấp vốn ,tái chiết khấu để định hướng hoạt động kinh doanh
của các TCTD, đã bổ sung vốn cho các NHTM nhà nước , đã sử dụng có hiệu quả
hơn các công cụ kiểm soát gián tiếp , đã từng bước mở rộng quyền tự chủ và tự chịu
trách nhiệm của các TCTD trong kinh doanh tiền t ệ tuy nhiên do năng lực quản lý ,
điều hành bất cập nên hoạt động tín dụng ,hoạt động cơ bản để hổ trợ chính sách tiền
tệ đang còn nhiều yếu kém ,thể hiện :
(1)tốc độ tăng trưởng dư nợ cho các năm đều cao hơn tốc độ tăng nguồn vốn
huy động .
(2)mất cân đối giữa nguồn vốn và cho vay trung dài hạn .Nguồn vốn huy động
trung dài hạn chiếm khoảng 20% tổng nguồn ,dư nợ cho vay tương ứng chiếm khoảng
40% tổng dư nợ việc sử dụng quá mức nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn
tiềm ẩn những rủi ro khôn lường trong thanh khoản .
(3)vốn cho vay tập trung quá nhiều vào các dự án lớn ,các tổng công ty 90-91
với thời hạn dài .Nhiều dự án kém hiệu quả ,đến hạn không trả được nợ đã gây khó
khăn cho tài chính các ngân hàng .
(4)tỷ trọng nợ xấu và nợ quá hạn tuy giảm nhưng số tuyệt đối nợ đọng còn
nhiều và chưa loại trừ được nợ quá hạn mới phát sinh .
(5)vốn tự có quỹ dụ phòng rủi ro đạt thấp .Hệ số an toàn vốn chưa đạt mức
theo thông lệ quốc tế .
(6)Năm 2004 do mức lạm phát cao hơn nhiều lãi suất tiền gửi nên nguyên tắc
“lãi suất dương” đã bị triệt tiêu .
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Tại các hội nghị sơ kết tổng kết nhiều năm .Thống đốc NHNN đã cảnh báo hiện
tượng “tín dung nóng“ ,tiềm ẩn nhiều rủi ro ,nhất là đối với các NHTM nhà nước ,song
vấn đề chưa chuyển biến được bao nhiêu .nhìn thẳng vào sự thật , những yếu kém của
hoạt động tín dụng đã góp phần gây lạm phát .Đây cũng là hoạt động ngân hàng đang
tìm ẩn nguy cơ mất ổn định như hội nghị trung ương IX đã nhận xét .
Trong 3 năm đầu thế kỷ ,hoạt động tiền tệ tín dụng đạt nhiều thành tựu đáng
khích lệ .Nhưng sang năm 2004 lạm phát cao vược mức kế hoạch ,trong đó có phần do
hoạt động tín dụng chưa đạt yêu cầu trong suốt 4 năm gây ra .
3) Những thách thức và định hướng phát triển :
a)những thách thức :
Số tiền tiết kiệm cũng như vốn đầu tư quốc nội còn thấp so với yêu cầu mà
mục tiêu tăng trưởng nhanh lâu bền đặt ra .Hiện nay ,nước ta là một trong 10 nước có
mức thu nhập quốc dân đầu người thấp nhất trên thế giới .Đây là vấn đề trở ngại lớn
nhất để thực hiện các mục tiêu nâng cao khả năng tiết kiệm và đầu tư cũng như mục
tiêu duy trì ổn định ,trước hết đòi hỏi phải đầu tư lớn để tăng trưởng nhanh .
Trong thời gian qua mức tiết kiệm trong nước đã tăng liên tục qua các năm .Năm 1994
mức tiêt kiệm là 16,6%GDP ,năm 1995 là 20,6%. Tuy nhiên cần thấy rõ là con số này
rất thấp so với mức tiết kiệm của các nước tăng trưởng nhanh trong khu vực (từ 30-
475%GDP).Thêm vào đó điều đáng lưu tâm là trong tổng số tiết kiệm nói trên thì mức
tiết kiệm ròng chỉ đạt khoảng 7-8% GDP.
Như vậy những thách thức đặt ra đối với chính sách tiền tệ là phải xử lý mối
tương quan giữa tiết kiệm và đầu tư với công cụ chủ yếu là lãi suất .Khi xử lý vấn đề
này điểm khó khăn nhất cần tính đến là một mức lãi suất có tác động kích thích tiết
kiệm luôn luôn sinh ra hiệu ứng làm giảm nhu cầu đầu tư .
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Do đó cùng với xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới ,chính sách tiền tệ
Việt Nam còn có thách thức quan trọng nữa là phải huy động và sử dụng vốn nước
ngoài có hiệu quả ,kiểm soát nợ nước ngoài và giữ cho nó ở mức cân bằng với năng
lực trả nợ .Nền kinh tế nước ta đang trở thành một trong những điểm có sức thu hút
vốn nước ngoài mạnh mẽ .Xu hướng thực hiện đó cho phép đưa ra những dự đoán lạc
quan về dòng vốn đổ vào những ngân hàng trong giai đoạn tới .Tuy nhiên không thể
không thấy rằng những điều kiện quốc tế chủ yếu có liên quan đến dòng chảy của vốn
nước ngoài đã có những thay đổi :
-Có hiện tượng thắt chặt hơn thị trường vốn quốc tế ,sự cạnh tranh trên thị
trưòng vốn quốc tế ngày càng trở nên quyết liệt
-Những thăng trầm trong tương quan giữa các đồng tiền mạnh trên thế giới ,đặc
biệt là đôla Mỹ ,Mark Đức và Yên Nhật cho thấy tính bất ổn định trong môi trường tài
chính -tiền tệ quốc tế .
-Quá trình hình thành trật tự mậu dịch quốc tế mới sau GATT đang diễn ra và
chưa hoàn toàn định hình .Xu hướng chung của quá trình là nới lỏng các quy chế mậu
dịch .Hệ quả tất yếu của nó là hạ thấp các hàng rào thuế quan.Do đó ,gia tăng mức độ
cạnh tranh xuất nhập khẩu trên thị trường thê giới ,trong đó phần bất lợi và khó khăn
dường như nghiêng về các nước đang phát triển
Bên cạnh những vấn đề quốc tế ,chính sách tiền tệ của nước ta còn gặp nhiều
khó khăn trong giải quyết nguy vơ lạm phát thường xuyên.Môi trường tài chính -Tiền
tệ của đất nước ta vẫn còn kém phát triển .Vì nguồn lực cho nền kinh tế đang ở trong
quá trình chuyển đổi thích nghi hướng theo hệ thống kinh tê thị trường .Bởi lẻ đây là
giai đoạn chuyển đổi nên tất yếu sẽ xảy ra những biến động lớn kéo theo sự bất ổn
định của tiền tệ .Mà khi không đảm bảo được sự ổn định thì chính sách tiền tệ dễ rơi
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
vào trạng thái mất ổn định ,gây ra những kết quả ngược ,Không theo những mục tiêu
đã định hướng.Khi đó chính sách tiền tệ sẽ là vật cản kìm hảm sự phát triển của môi
trường tài chính ,làm xói mòn nguồn vốn của đất nước khi vận dụng chính sách tiền tệ
,kết quả thu được đi ngược lại ý đồ ban đầu .Thay vì mức tiết kiệm và năng lực đầu tư
nội địa nâng lên là tình trạng thâm hụt ngân sách ,khối lượng nợ nước ngoài và phần
của cải đất nước sản xuất ra nhưng phải dành cho trả nợ và lãi ngày cang lớn ,hậu quả
không thể tránh khỏi sau đó là lạm phát cao,bất ổn định dẫn đến trì trệ ,suy thoái .
Thêm vào đó hệ thống ngân hàng còn lạc hậu ,thô sơ.Khi so sánh trình độ phát
triển giữa nước ta và thế giới ,một nhà kinh tế nước ngoài nhận xét rằng ngân hàng
hiện là lĩnh vực có khoảng cách lớn hơn cả so với các lĩnh vực kinh tế khác .Nhận xét
này có một ẩn ý là để đảm bảo tính đồng bộ và nhịp độ phát triển kinh tế mong muốn
.Việt Nam cần phải tập trung nổ lực để nâng cấp và hoàn thiện hệ thống ngân hàng nói
chung ,chính sách tiền tệ nói riêng .Và khi thừa nhận vai trò của chính sách tiền tệ
trong tiến trình đổi mới thì ẩn ý được bộc lộ rõ ràng .Thật vậy ,hệ thống ngân hàng
nước ta còn lạc hậu rất nhiều so với các nước phát triển trên thế giới .Chính hệ thống
ngân hàng là cơ quan vận hành chính sách tiền tệ ,muốn một chính sách tiền tệ được
vận hành đồng bộ , Nhịp nhàng thì hệ thống ngân hàng phải được mở rộng phát huy
đầy đủ khả năng vốn có của nó .Ở Việt Nam hệ thống ngân hàng còn yếu ,các phương
tiện kỹ thuật cũ kỹ ,các phương tiện hoạt động chưa nâng cao.
Cùng với những khó khăn trên chính sách tiền tệ Việt Nam còn đứng trước thử
thách ngày càng gia tăng đối với nguy cơ tụt hậu trước một thế giới đang bước vào
thời kỳ tăng trưởng nhanh .Do đó chính sách tiền phải đảm bảo đạt được những ưu việt
nhất để giải quyết mối tương quan giữa mục tiêu ổn định và tăng trưởng ,xây dựng một
nền kinh tế phát triển cao ,lâu bền .
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -