Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

KHÍ TƯỢNG NÔNG NGHIỆP - CHƯƠNG 4 ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.41 KB, 10 trang )


38

như lúa và các loại rau trồng trong nước về mùa hè nhất thiết phải có lớp nước trên mặt
đất.
- Xới xáo đất, san phẳng mặt ruộng, bón phân hữu cơ cho đất làm giảm khả năng
hấp thụ nhiệt của đất, tăng sức chống chịu của cây.
- Trồng cây che bóng và trồng rừng phòng hộ: tác dụng làm giảm bức xạ trực tiếp,
ngăn chặn gió nóng xâm nhập. Tuỳ theo mục đích sử dụng đất, tuỳ từng loại cây trồng
người ta có thể trồng các loại cây che bóng (thường là những loại cây phân xanh như:
muồng, cây cốt khí,…).
*****








CHƯƠNG 4
CHẾ ĐỘ NHIỆT CỦA KHÔNG KHÍ
Mục đích nghiên cứu chế độ nhiệt của không khí là tìm hiểu những quy luật về
nhiệt khí quyển, sự nóng lên và lạnh đi của không khí, những quy luật biến thiên theo
không gian và thời gian, tìm kiếm những biện pháp né tránh sự ảnh hưởng của nhiệt
độ, tránh những thiên tai đối với sản xuất nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu cần thiết
về nhiệt cho cây trồng và gia súc, gia cầm góp phần vào việc nâng cao năng suất, phẩm
chất và tổng sản lượng nông nghiệp.
1. Quá trình nóng lên và lạnh đi của không khí.
Do khả năng hấp thu năng lượng bức xạ mặt trời kém của không khí (chỉ được
khoảng 14% tổng năng lượng bức xạ mặt trời xuyên qua khí quyển), không khí ít bị đốt


nóng trực tiếp bởi bức xạ mặt trời. Nguồn nhiệt cơ bản để đốt nóng không khí là do
mặt đất cung cấp.
Mặt đất nhận được bức xạ mặt trời và nóng lên, một phần lượng nhiệt đó được
nhường cho các lớp khí quyển ở phía trên. Trung bình bề mặt đất toả vào khí quyển
37% năng lượng bức xạ mà nó nhận được. Bề mặt cát nhường nhiệt cho khí quyển
49%. Mặt nước chỉ nhường cho khí quyển từ 0 - 4% năng lượng nhận được.
Quá trình trao đổi nhiệt giữa đất và không khí diễn ra suốt ngày đêm. Vào ban
ngày khi nhận được năng lượng bức xạ mặt trời, mặt đất nóng hơn không khí, đất

39

nhường nhiệt cho không khí. Ban đêm khi mặt đất lạnh đi không khí lại nhường nhiệt
cho mặt đất.
2. Những phương thức truyền nhiệt trong không khí.
Sự trao đổi nhiệt giữa đất và không khí có được là nhờ những phương thức
truyền nhiệt sau:
2.1. Phương thức truyền nhiệt phân tử.
Ban ngày, do tác dụng của bức xạ mặt trời, mặt đất nóng lên. Khi mặt đất nóng
lên làm cho những phân tử khí nằm sát mặt đất nóng lên. Những phân tử này sau khi
nhận nhiệt chuyển động nhanh hơn và truyền nhiệt cho những phân tử khí nằm xa mặt
đất hơn, cứ như vậy một lớp không khí được đốt nóng lên. Nhưng bằng phương thức
này sự truyền nhiệt xảy ra chậm và chỉ có một lớp không khí rất mỏng được đốt nóng.
2.2. Phương thức đối lưu nhiệt.
Phương thức đối lưu nhiệt xảy ra khi mặt đất được đốt nóng dữ dội làm cho lớp
không khí phía dưới nóng lên mạnh. Đó chính là nguyên nhân sinh ra sự chuyển động
của những thể tích khí riêng biệt (những dòng khí) theo phương thẳng đứng. Không khí
nóng từ dưới bốc lên, không khí lạnh ở trên tràn xuống. Cứ như vậy một lớp không khí
khá dày được đốt nóng.
2.3. Phương thức bình lưu.
Do mặt đất hấp thụ nhiệt ở mọi nơi không giống nhau, có nơi nhận được nhiều

nhiệt, có nơi nhận được ít nhiệt nhưng chủ yếu phụ thuộc vào đặc điểm của bề mặt.
Nơi nhận được nhiệt nhiều nhiệt độ cao hơn, nên áp suất thấp. Nơi nhận được ít nhiệt
lạnh hơn thì áp suất cao. Vì vậy có sự chuyển dịch của không khí từ nơi áp suất cao
đến nơi áp suất thấp. Nhiệt được truyền đi do sự chuyển vận của không khí theo
phương nằm ngang như vậy gọi là phương thức bình lưu.
2.4. Phương thức loạn lưu.
Khi không khí chuyển động trên bề mặt không bằng phẳng do ma sát sẽ xuất
hiện những xoáy có kích thước không giống nhau, những xoáy này chuyển động không
theo một hướng nhất định. Có thể chuyển động theo phương thẳng đứng rồi lại chuyển
động theo phương nằm ngang, Bề mặt càng gồ ghề, gió càng mạnh thì loạn lưu càng
lớn. Loạn lưu phát triển mạnh vào ban ngày còn ban đêm yếu.
2.5. Phương thức phát xạ.
Các lớp không khí ở bên dưới được nóng lên khi hấp thụ sóng dài Eđ và luồng
phát xạ sóng ngắn Rn của mặt đất. Các lớp này lại phát xạ làm nóng những lớp không
khí bên trên (luồng phát xạ sóng ngắn chỉ có vào ban ngày).
2.6. Phương thức truyền nhiệt dưới dạng tiềm nhiệt.

40

Khi mặt đất nóng lên, từ bề mặt đất hơi nước bốc lên cao. Đến một độ cao nhất
định nào đó, gặp điều kiện thuận lợi lượng hơi nước đó ngưng kết. Trong quá trình
ngưng kết sẽ tỏa nhiệt, lượng nhiệt này sẽ đốt nóng không khí.
Trong những phương thức truyền nhiệt trên, phương thức truyền nhiệt đối lưu,
loạn lưu, phương thức phát xạ và phương thức truyền nhiệt bình lưu đóng vai trò quan
khối hơn nhiều so với hai phương thức còn lại.
3. Sự biến thiên của nhiệt độ không khí
3.1 . Biến thiên hàng ngày và hàng năm của nhiệt độ không khí.
a. Sự biến thiên hàng ngày của nhiệt độ không khí:
Sự biến thiên của nhiệt độ không khí chủ yếu phụ thuộc vào sự biến thiên của
nhiệt độ đất. Vì vậy càng xa mặt đất sự biến thiên của nhiệt độ không khí càng nhỏ dần

và thời điểm xảy ra cực đại và cực tiểu càng chậm lại.
Biến thiên hàng ngày của nhiệt độ không khí là một dao động đơn giản với một
cực đại và một cực tiểu. Thường nhiệt độ không khí thấp nhất xảy ra vào khoảng trước
lúc mặt trời mọc khoảng 1 giờ đồng hồ. Cao nhất xuất hiện sau lúc mặt trời ở thiên
đỉnh (trên lục địa vào khoảng từ 12-13 giờ, còn trên mặt biển vào lúc 14-15 giờ).
Biên độ biến thiên hàng ngày của nhiệt độ không khí luôn nhỏ hơn biên độ biến
thiên hàng ngày của nhiệt độ đất và phụ thuộc vào những yếu tố sau:
- Vĩ độ địa phương: biên độ biến thiên hàng ngày của nhiệt độ không khí giảm khi
vĩ độ địa phương tăng lên (do độ cao mặt trời giảm dần khi vĩ độ tăng lên).
- Mùa trong năm:
Tại những vĩ độ ôn đới và vĩ độ cao, độ cao mặt trời lúc giữa trưa thay đổi nhiều
trong năm. Do đó, biên độ biến thiên hàng ngày của nhiệt độ phụ thuộc vào các mùa
trong năm, tuy nhiên sự phụ thuộc này không đồng nhất tại các vĩ độ khác nhau.
+ Tại vùng cực đới biến thiên hàng ngày của nhiệt độ không khí biến mất trong thời
kỳ mùa Đông.
+ Biên độ biến thiên hàng ngày của nhiệt độ không khí lớn nhất trong thời kỳ mùa
Thu và mùa Xuân.
+ Tại các vĩ độ ôn đới, biên độ nhỏ nhất vào mùa đông (2-4
0
C), lớn nhất vào mùa hạ
(8-12
0
C). Tại các vĩ độ nội nhiệt đới biến thiên hàng ngày thay đổi rất ít trong năm.
- Địa hình: ở những nơi địa hình cao (đồi, núi, cao nguyên) biên độ nhiệt độ
hàng ngày thấp, còn những nơi điah ình trũng (thung lũng) biên độ nhiệt độ hàng ngày
cao.
- Đặc tính của bề mặt đệm: sự khác nhau về đặc tính của bề mặt đệm trên đất liền
ảnh hưởng đến biên độ và dạng biến thiên hàng ngày của nhiệt độ không khí.

41


- Phụ thuộc vào lượng mây: lượng mây càng nhiều thì biên độ biến thiên hàng ngày
của nhiệt độ không khí càng giảm. Trong những ngày nhiều mây biên độ biến thiên
hàng ngày của nhiệt độ không khí nhỏ hơn trong những ngày quang đãng.
- Độ cao so với mực nước biển: độ cao (so với mực nước biển) càng tăng thì biên độ
biến thiên hàng ngày của nhiệt độ không khí càng giảm và thời điểm xảy ra cực đại,
cực tiểu càng chậm lại.
b. Biến thiên hàng năm của nhiệt độ không khí.
Biên độ biến thiên nhiệt độ năm là sự chênh lệch nhiệt độ trung bình tháng nóng
nhất và tháng lạnh nhất
Trên lục địa: cực đại của nhiệt độ không khí quan sát thấy vào tháng 7, cực tiểu
vào tháng giêng.
Trên đại dương và vùng duyên hải của lục địa: cực đại xảy ra vào tháng 8, cực
tiểu vào tháng 2, tháng 3.
Trị số nhỏ nhất của biên độ hàng năm quan sát thấy tại vùng xích đạo, là nơi
luồng nhiệt mặt trời quanh năm hầu như không thay đổi.
Biến thiên hàng năm phụ thuộc vào:
- Vĩ độ địa phương: vĩ độ càng tăng biên độ nhiệt độ năm càng tăng, nhỏ nhất là ở
xích đạo và lớn nhất ở vùng cực. Vì những điều kiện thu nhiệt trong mùa hè và mùa
đông càng khác nhau và biên độ hàng năm cũng tăng lên
- Đặc điểm của mặt đệm (đất liền, biển, mức độ gần và xa biển): càng xa biển biên
độ nhiệt độ năm càng tăng. Ở những vùng ven biển biên độ nhiệt độ năm thấp.
- Độ cao so với mực nước biển: độ cao càng tăng thì biên độ biến thiên hàng năm
của nhiệt độ không khí càng giảm.
- Lượng mây và mưa: lượng mây trong mùa hè hay trong mùa đông tăng đều làm
cho biên độ nhiệt độ năm giảm hoặc ngược lại.

3.2. Sự biến thiên nhiệt độ của không khí theo chiều thẳng đứng.
Sự biến thiên nhiệt độ thẳng đứng theo độ cao được đặc trưng bằng gradient
nhiệt độ thẳng đứng, được ký hiệu (γ).

3.2.1. Gradient nhiệt độ thẳng đứng.
Gradient nhiệt độ theo phương thẳng đứng là trị số biến thiên của nhiệt độ theo
mỗi 100 m độ cao (lấy với dấu trái ngược).
Z
t
ZZ
tt






12
12


trong đó:

42

t
1
là nhiệt độ tại độ cao Z
1

t
2
là nhiệt độ tại độ cao Z
2


ΔZ = 100m
- Lớp không khí có t
2
= t
1
, γ = 0 gọi là lớp đẳng nhiệt
- Lớp không khí có t
2
> t
1
, γ < 0 gọi là lớp nghịch nhiệt.
- Lớp không khí có t
2
< t
1
, γ > 0 gọi là lớp biến thiên thuận.
Sự biến thiên nhiệt độ theo độ cao trong lớp có gradient nhiệt độ thẳng đứng là γ
có thể biểu diễn bằng công thức:
100
0
z
tt
z


trong đó :
t
z
là nhiệt độ không khí đo ở độ cao z,

t
0
là nhiệt độ không khí ở mực nước biển.
3.2.2. Những quá trình đoạn nhiệt trong khí quyển.
Qúa trình đoạn nhiệt là những quá trình trong đó diễn ra sự biến thiên trạng
thái của một vật nào hay một khối lượng không khí nào mà không thu hay xuất nhiệt ra
môi trường xung quanh.
- Quá trình đoạn nhiệt xảy ra trong không khí khô hay không khí ẩm chưa bảo
hoà hơi nước gọi là quá trình đoạn nhiệt khô.
Gradient đoạn nhiệt khô γ là trị số biến thiên của nhiệt độ không khí khô hoặc
chưa bảo hoà hơi nước khi không khí đó lên cao hoặc xuống thấp mỗi 100 mét (γ =
1
0
C/100m).
- Quá trình đoạn nhiệt xảy ra trong không khí đã bảo hoà hơi nước gọi là đoạn
nhiệt ẩm.
Gradient đoạn nhiệt ẩm (γ’) là trị số biến thiên của nhiệt độ không khí ẩm (đã
bảo hoà hơi nước) khi không khí đó lên cao hoặc xuống thấp mỗi 100 mét (γ’ <
1
0
C/100m)
4. Những đại lượng đặc trưng cho nhiệt độ không khí.
4.1. Nhiệt độ trung bình:
- Nhiệt độ trung bình ngày là giá trị trung bình cộng của tất cả các giá trị quan trắc
được trong ngày đo theo nhiệt kế khô.
8

821
ttt
t

tb

 trong đó t
1
, t
2
, …, t
8
là nhiệt độ quan trắc được trong ngày

43

- Nhiệt độ trung bình tháng là giá trị trung bình cộng của nhiệt độ trung bình tất cả các
ngày trong tháng.
n
ttt
t
n
tb



21

trong đó: t1, t2, ,tn là nhiệt độ trung bình ngày quan trắc được trong tháng
n = 28, 29, 30, 31 là tổng số ngày trong tháng.
- Nhiệt độ trung bình năm là giá trị trung bình cộng của nhiệt độ trung bình 12 tháng
trong năm.
12


1221
ttt
t
tbn

 với t
1
,t
2
,…,t
12
là nhiệt độ trung tháng 1 đến tháng 12.
4.2. Nhiệt độ tối cao tuyệt đối và tối thấp tuyệt đối.
- Nhiệt độ tối cao tuyệt đối trong ngày là nhiệt độ cao nhất của tất cả các kỳ quan trắc
đo - Nhiệt độ tối cao tuyệt đối trong tháng là giá trị nhiệt độ cao nhất trong tháng.
Người ta xác định như sau: mỗi ngày trong tháng có một trị số nhiệt độ cao nhất
trong ngày. Người ta tiến hành so sánh những trị số tối cao tuyệt đối của các ngày trong
tháng với nhau, trị số lớn nhất sẽ là trị số tuyệt đối trong tháng
- Nhiệt độ tối cao tuyệt đối trong năm là giá trị nhiệt độ cao nhất trong năm, bằng cách
so sánh như trên, người ta so sánh trị số tối cao tuyệt đối của 12 tháng với nhau trị số
nào lớn nhất sẽ là nhiệt độ tối cao tuyệt đối trong năm.
- Nhiệt độ tối cao trung bình tháng là trung bình cộng của nhiệt độ tối cao tuyệt đối của
các ngày trong tháng.
- Nhiệt độ tối cao trung bình năm là trung bình cộng của nhiệt độ tối cao trung bình của
12 tháng trong năm.
Nhiệt độ tối thấp: tương tự như nhiệt độ tối cao, người ta phân biệt các loại
nhiệt độ tối thấp: nhiệt độ tối thấp tuyệt đối ngày, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối tháng,
nhiệt độ tối thấp tuyệt đối năm, nhiệt độ tối thấp trung bình tháng, nhiệt độ tối thấp
trung bình năm.
4.3. Biên độ nhiệt độ.

- Biên độ nhiệt độ ngày là sự chênh lệch giữa nhiệt độ cao nhất và thấp nhất trong ngày
(đo theo nhiệt kế khô).
A
tháng
= t
max
- t
min
(
0
C)
- Biên độ nhiệt độ năm là sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng có nhiệt độ trung bình cao
nhất với tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất trong năm.
A
năm
= t
tmax
- t
tmin
(
0
C)
4.4. Nhiệt độ hữu hiệu.

44

Nhiệt độ hữu hiệu là nhiệt độ thực tế mà cây trồng sử dụng được. Nhiệt độ hữu
hiệu (t
hh
) được tính bằng công thức:

t
hh
= t
tb
- b
trong đó: t
tb
là nhiệt độ trung bình của giai đoạn.
b là giới hạn thấp sinh vật học.
Đối với mỗi loại cây trồng khác nhau, trong mỗi giai đoạn sống khác nhau
chúng có một giới hạn thấp nhất về nhiệt độ khác nhau. Nhiệt độ đó là nhiệt độ tối thấp
sinh vật học.
- Tổng nhiệt độ hữu hiệu là tổng nhiệt độ thực tế cây trồng sử dụng trong một giai đoạn
sống nào đó hoặc cho cả chu kỳ sống.
bntt
tbhh
.



trong đó: n là số ngày của giai đoạn sống nào đó của cây
b là giới hạn tối thấp sinh vật học,


tb
t là tổng tích ôn.
Ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau thì giới hạn tối thấp sinh vật học cũng không
giống nhau.
Chẳng hạn như đối với cây lúa giai đoạn:
- Từ gieo đến đẻ nhánh:13

0
-15
0
C
- Đẻ nhánh-làm đốt: 17
0
-18
0
C
- Làm đốt-trổ: 20
0
-22
0
C.
- Chín: 23
0
-24
0
C.
4.5. Tổng tích ôn (tổng nhiệt độ trung bình).
Tổng tích ôn là tổng nhiệt độ trung bình của một mùa, một giai đoạn hay một
chu kỳ sống của cây trồng.
Tính tổng nhiệt độ theo công thức:
n
ttttt 


321

với t

1
, t
2
, tn là nhiệt độ trung bình của ngày thứ nhất, thứ hai, , và ngày thứ n.
Có thể tính tổng tích ôn theo công thức:

 tnt .
trong đó:
t là nhiệt độ trung bình của giai đoạn cần xác định tổng tích ôn
n là số ngày của giai đoạn đó.

45

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá tài nguyên khí hậu của một vùng hoặc để xác
định nhu cầu nhiệt của cây. Đây cũng là chỉ tiêu hết sức quan khối để phân vùng khí
hậu nông nghiệp.
5. Ảnh hưởng của nhiệt độ không khí đối với sản xuất nông nghiệp
Nhiệt độ không khí là một trong những yếu tố rất quan khối quyết định quá trình
sinh trưởng phát triển và năng suất, phẩm chất cây trồng.
Trong điều kiện nhiệt độ không khí thích hợp, thực vật sinh trưởng phát triển
tốt, cho năng suất, phẩm chất tốt. Nhiệt độ không khí ngoài khoảng thích hợp sẽ tác
động bất lợi đến đời sống của cây trồng. Đối với một quá trình sống của thực vật có 3
khoảng nhiệt độ không khí cần lưu ý:
- Nhiệt độ tối thấp sinh vật học: là nhiệt độ thấp mà tại đó cây trồng ngừng sinh trưởng.
Nếu nhiệt độ thấp hơn giới hạn này tuỳ thuộc thời gian kéo dài hay ngắn, sự hạ thấp
nhiệt độ nhiều hay ít cây trồng sẽ bị hại ít hay nhiều hoặc bị chết.
- Nhiệt độ tối cao sinh vật học: là nhiệt độ cao mà tại đó các hoạt động sống của sinh
vật bị ngừng lại.
- Giới hạn nhiệt độ thích hợp: là khoảng nhiệt độ lớn hơn nhiệt độ tối thấp và thấp hơn
nhiệt độ tối cao. Trong khoảng này, theo Vanhốp nếu nhiệt độ tăng lên 10

0
C thì quá
trình sống của thực vật sẽ tăng lên từ 1-2 lần.
Mỗi loại cây trồng khác nhau ở mỗi giai đoạn sống khác nhau có giới hạn tối
thấp sinh vật học khác nhau. Ví dụ: nhiệt độ tối thấp sinh vật học của cây lúa ở giai
đoạn đầu là 13
0
C, giai đoạn trổ bông là 20-22
0
C. Đối với cây Ngô giai đoạn từ gieo đến
mọc của một số giống là 13-14
0
C, giai đoạn phun râu, trổ cờ là 16-17
0
C.
Nhiệt độ thấp làm cho hàm lượng nước trong nguyên sinh chất tế bào giảm đi,
nồng độ dịch bào tăng lên, làm cho quá trình vận chuyển nước và chất dinh dưỡng
trong cây bị cản trở gây ảnh hưởng đến quá trình sinh lý khác của cây. Nếu nhiệt độ
xuống quá thấp dưới 0
0
C nước trong không bào bị đóng băng gây hiện tượng co
nguyên sinh chất, cây sẽ dần dần bị chết. Khả năng chịu rét của các loài khác nhau,
thực vật ôn đới chịu rét tốt hơn so với thực vật vùng nhiệt đới và xích đạo.
Đối với cây trồng nhìn chung thời kỳ cây non và thời kỳ ra hoa kết quả kém
chịu rét hơn cả. Nếu vào thời kỳ này cây gặp rét kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến năng
suất và phẩm chất của cây trồng. Sau đợt rét nếu nhiệt độ tăng lên từ từ thì mức độ hại
sẽ thấp hơn so với nhiệt độ tăng lên đột ngột.
Hầu hết các loại cây trồng có nhiệt độ tối cao sinh học ở vào khoảng 35 - 40
0
C.

Dưới ảnh hưởng lâu dài của nhiệt độ cao thời gian sinh trưởng của cây trồng rút ngắn
lại, sự phát dục không bình thường, thời gian sinh trưởng ngắn không đủ cho cây tích
luỹ sản phẩm năng suất, dẫn tới năng suất kém.
- Nhiệt độ cao xúc tiến quá trình thoát hơi nước của cây, nếu trong thời kỳ hạn sẽ
làm cho cây thiếu nước và chết.

46

- Nhiệt độ cao làm tăng quá trình hô hấp của thực vật, làm giảm khả năng tích luỹ
chất khô trong cây, dẫn tới năng suất và phẩm chất giảm.
- Nhiệt độ cao ảnh hưởng xấu đến quá trình thụ phấn thụ tinh, thụ phấn của cây, làm
giảm năng suất.
- Trong điều kiện nhiệt độ cao kéo dài thì thời gian sinh trưởng của cây bị rút ngắn
lại, cây sinh trưởng không bình thường sớm ra hoa, kết qủa. Dẫn đến ảnh hưởng năng
suất, phẩm chất.
Một số kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiệt độ không khí đến đời sống
cây trồng như sau: Ở phần lớn các cây trồng, khi nhiệt độ không khí tăng lên 20
0
C, quá
trình sống tăng lên 1-2 lần; nếu nhiệt độ tiếp tục tăng lên quá 35
0
C, các quá trình sống
của thực vật sẽ bị yếu đi hoặc bị ngừng lại. Nếu trên 40-50
0
C, quá trình sống hầu như
ngừng hẳn.

6. Những biện pháp sử dụng và cải thiện hợp lý nhiệt độ không khí phục vụ
sản xuất nông nghiệp.
a. Nghiên cứu nắm vững nhu cầu về nhiệt độ của các giống cây trồng khác nhau,

trong từng giai đoạn khác nhau. Đánh giá nguồn tài nguyên về nhiệt của từng vùng,
trong từng thời kỳ (trong vụ Đông Xuân, vụ hè Thu). Nghiên cứu tần suất xuất hiện
những hiện tượng bất thường về nhiệt độ xảy ra ở từng vùng, trong từng thời kỳ (ảnh
hưởng của chúng đối với mùa màng). Trên cở sở đó xác định thời vụ, phân vùng khí
hậu nông nghiệp hợp lý để sử dụng một cách có hiệu quả nhất tài nguyên về nhiệt,
đồng thời hạn chế những tổn thất về mùa màng do thời tiết gây ra.
b. Cải tạo khí hậu đồng ruộng:
Tuỳ từng trường hợp cụ thể, có thể nghiên cứu áp dụng một số các biện pháp kỹ
thuật như: trồng rừng phòng hộ, trồng cây che bóng, che phủ mặt đất, làm đất, bố trí
thời vụ, chăm sóc (tưới nước, bón phân, ). Ngoài ra cũng có thể sử dụng nhà kính, nhà
lưới để điều tiết, cải tạo nhiệt độ không khí.
- Trồng rừng phòng hộ:
Biện pháp này có tác dụng hạn chế bớt tốc độ gió mùa Đông Bắc, gió khô nóng,
bảo lốc có hại cho cây trồng. Sự ẩm hoá không khí do tác dụng của rừng phòng hộ làm
cho nhiệt độ không khí mùa hè cũng như mùa đông đỡ căng thẳng, bằng biện pháp này
có thể giảm nhiệt độ không khí vào thời kỳ mùa hè và tăng nhiệt độ không khí trong
thời kỳ mùa đông.
Rừng phòng hộ còn có tác dụng cải thiện độ ẩm cho đất, hạ thấp mạch nước
ngầm đối với những vùng đất trũng,
- Dùng biện pháp che phủ:
Có thể che phủ bề mặt đất bằng rơm rạ, cỏ mục làm giảm phát xạ sóng ngắn vào
ban ngày (giảm nhiệt độ không khí), tăng nhiệt độ không khí vào ban đêm làm cho

47

nhiệt độ đất trong mùa hè giảm đi từ 1- 4
0
C, vào mùa đông ấm hơn từ 1-3
0
C. Nhiệt độ

đất được cải thiện sẽ có hiệu ứng đồng dạng, đồng pha đối với nhiệt độ không khí.
Có thể trồng những loại cây họ đậu một năm như: đậu mèo, đậu rựa, hoặc
những cây lâu năm như cây tràm hoa vàng, cây so đũa, Vừa có tác dụng cải tạo đất
vừa điều hoà được chế độ nhiệt của không khí.
- Sử dụng phương pháp trồng cây trong nhà kính: ở các nước có vĩ độ cao mùa
đông lạnh có tuyết phủ muốn có hoa, rau quả tươi trong mùa đông phải trồng cây trong
nhà kính.
- Các biện pháp kỹ thuật canh tác
Bón phân cho đất: bón phân đầy đủ và cân đối giữa các yếu tố đa lượng và vi
lượng giúp cho cây trồng có sức đề kháng tốt với thời tiết bất lợi
Thời vụ trồng thích hợp: có vai trò cực kỳ quan khối, cần xác định thời vụ trồng
cho từng giống , ở từng vùng sinh thái khác nhau. Xác định thời vụ trồng chính xác là
đặt cây trồng sinh trưởng trong khoảng thời gian an toàn nhất tránh được những thiên
tai do thời tiết gây ra, không ảnh hưởng cây trồng trước và sau nó.
Tưới nước cho đất, xới xáo đất, là những biện pháp điều hoà chế độ nhiệt của
đất đồng thời cũng là biện pháp điều hoà chế độ nhiệt của không khí.


















×