Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.5 KB, 45 trang )

BÀI 1. MỞ ĐẦU
I. Mục tiêu
Sau khi học xong bài sinh viên phải:
- Trình bày được khái niệm về đa dạng sinh học.
- Trình bày được các mục tiêu nghiên cứu đa dạng sinh học.
- Phân loại được các đối tượng nghiên cứu của đa dạng sinh học.
II. Nội dung
1.Khái niệm đa dạng sinh học
Có nhiều khái niệm khác nhau về đa dạng sinh học:
Thuật ngữ "đa dạng sinh học" được đưa ra lần đầu tiên bởi hai nhà khoa
học Norse và McManus vào năm 1980. Định nghĩa này bao gồm hai khái niệm
có liên quan với nhau là: đa dạng di truyền (tính đa dạng về mặt di truyền trong
một loài) và đa dạng sinh thái (số lượng các loài trong một quần xã sinh vật).
Cho đến nay đã có hơn 25 định nghĩa nữa cho thuật ngữ "đa dạng sinh học"
này.
Theo Công ước Đa dạng sinh học(1992), khái niệm "Đa dạng sinh học"
(biodiversity, biological diversity) là sự phong phú của mọi cơ thể sống có từ
tất cả các nguồn trong hệ sinh thái trên cạn, ở biển, các HST nước khác và toàn
bộ những tổ hợp sinh thái mà chúng tạo nên. Đa dạng sinh học bao gồm sự đa
dạng trong loài(đa dạng gen – đa dạng di truyền), đa dạng giữa các loài và đa
dạng hệ sinh thái.
Đa dạng gen hay đa dạng di truyền là toàn bộ thông tin di truyền chứa đựng
trong sinh vât (động vật, thực vật, vi sinh vật). Sự đa dạng gen thể hiện ở mặt
số lượng, hình thái và cấu trúc.
Đa dạng loài là sự phong phú của loài và các phân loài trên trái đất, một
vùng lãnh thổ, một quốc gia hay một sinh cảnh nhất định.
Đa dạng hệ sinh thái là sự đa dạng các sinh cảnh, các quần xã và các quá
trình sinh thái.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đa dạng sinh học
Nghiên cứu về đa dạng sinh học để thấy được giá trị,vai trò to lớn của đa
dạng sinh học. Nhìn nhận đa dạng sinh học trong bối cảnh thực tế để có những


hành động phù hợp nhằm bảo tồn, phục hồi và nâng cao đa dạng sinh học.
1
3. Đối tượng nghiên cứu của đa dạng sinh học
Đối tượng nghiên cứu của đa dạng sinh học rất rộng bao trùm từ mức độ
phân tử (gen) đến hệ sinh thái .
4. Giới thiệu sơ lược một số vùng giàu đa dạng sinh học trên thế giới.
Nhiều bằng chứng cho thấy rằng nơi được coi là giàu tính đa dạng sinh học
nhất là vùng nhiệt đới và tập trung chủ yếu ở các rừng mưa nhiệt đới. Ngoài ra các đảo
san hô nhiệt đới và biển sâu cũng tìm thấy sự đa dạng phong phú của một số lớp
nghành. Ví dụ rừng nhiệt đới tuy chỉ chiếm 7% diện tích bề mặt trái đất, nhưng chúng
chứa ít nhất là 50%, thậm chí có thể đến 90% tổng số loài động, thực vật của trái đất
(McNeely et al, 1990 trong Phạm Nhật, 1999).
Nguyên nhân tại sao vùng nhiệt đới lại có tính đa dạng cao hơn những vùng
khác vẫn còn đang tranh cãi nhưng một số thuyết thống nhất lí giải như sau:
+ Trong suốt thời gian biến đổi địa chất thì vùng nhiệt đới có khí hậu tương đối
ổn định hơn so với vùng ôn đới do vậy nhiều loài có thể đảm bảo được cuộc sống tại
chỗ trong khi các loài ở vùng ôn đới thường phải di cư để tránh rét.
+ Các quần xã sinh vật ở vùng nhiệt đới được hình thành từ lâu đời hơn so với
vùng ôn đới. Chính vì vậy các loài ở vùng nhiệt đới có thời gian tiến hoá lâu đời hơn và
do vậy có khả năng thích nghi cao hơn với môi trường sống.
+ Nhiệt độ và độ ẩm cao ở vùng nhiệt đới tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều
loài mà chúng không thể tồn tại ở vùng ôn đới di chuyển đến và định cư tại vùng
nhiệt đới.
+ Tỷ lệ giao phấn của thực vật vùng nhiệt đới cao hơn vùng ôn đới do sự hỗ
trợ của khí hậu cũng như côn trùng.
+ Vùng nhiệt đới tiếp nhận nhiều năng lượng mặt trời trong năm hơn do
đó các quần xã sinh vật vùng nhiệt đới cũng có sức sản xuất sinh khối cao hơn.
Chính điều này đã giúp ích cho sự phân bố của các loài, đó là cung cấp các yêu
cầu cần thiết cho sự phân bố của các loài.
Về thực vật đến nay đã thống kê được khoảng 90.000 loài có mặt ở vùng nhiệt

đới. Vùng nhiệt đới Nam Mỹ là nơi giàu loài nhất chiếm 1/3 tổng số loài. Braxin có
50.000 loài cây có hoa; Colombia có 35.000 loài; Venezuela có 15-25.000 loài. Vùng
châu Phi kém đa dạng hơn Nam mỹ; Tanzania 10.000 loài, Camơrun 8000 loài.
Trong khi đó toàn bộ vùng Bắc Mỹ, Âu, Á chỉ có 50.000 loài. Vùng Đông Nam Á có
tính đa dạng khá cao, theo Van Steenis, 1971 và Yap, 1994 có tới 25 000 loài chiếm
10% số loài thực vật có hoa trên thế giới, trong đó có 40% là loài đặc hữu, Inđônesia
có 20. 000 loài, Malaysia và Thái Lan có 12.000 loài, Đông Dương có 15.000 loài
2
(Phạm Nhật, 1999). Tuy nhiên các nhà khoa học mới chỉ ước lượng số lượng tương
đối các loài sinh vật trong các hệ sinh thái và có khoảng 80% số loài ở cạn. Con số
này hoàn toàn chưa chính xác, có thể ở đại dương và các vùng bờ biển có mức đa
dạng cao hơn.
B ÀI 2: GEN VÀ ĐA DẠNG GEN
I. Mục tiêu
Sau khi học xong bài sinh viên có khả năng:
- Trình bày được những đặc điểm cơ bản và vai trò của nguồn gen trong
đa dạng sinh học.
- Hiểu biết về đa dạng gen và giải thích được những yếu tố ảnh hưởng tơí
đa dạng di truyền.
II. Nội dung
1. Khái niệm gen
Khái niệm về gen đã phát triển qua nhiều thời kì.
Các giai đoạn chính:
Thời Menden(1865): Gen được hiểu như yếu tố bên trong, quyết định sự
hình thành và phát triển một tính trạng bên ngoài
Gen vận động từ thế hệ này sang thế hệ kia theo quy luật vận động của
nhiễm sắc thể trong giảm phân, mặc dù vào thời kì đó người ta chưa biết NST
và giảm phân là gì. Như vậy có thể nói ở thời kì này mỗi gên Menden là một
NST.
Thời Morgan(1926) cho rằng: Không phải một gen mà nhiều gen cùng

nằm trên một NST.
Giả thuyết “một gen một enzym ” của G.Beadle và E. Tatum: Cho rằng
mỗi gen quyết định sự tồn tại và hoạt tính của một enzym
Quan niệm hiện đại:
1953, Oatxon – Crick đã phát hiện ra cấu trúc xoắn kép của AND. Theo
đó gen được định nghĩa như sau: Gen là một oạn AND có chiều dài đủ lớn
(khoảng 1000 - 2000) bazo nito đủ để mã hoá tạo ra một sản phẩm nhất
định(ARN, Protein)
Dưới ánh sáng khoa học hiện đại cấu tạo của gen được mô tả như sau:
Gen nằm trên nhiễm sắc thể trong nhân tế bào và xếp thành hàng trên
NST tại những vị trí nhất định gọi là Locut. Mỗi gen là một đoạn AND gồm 2
3
sợi đơn mảnh và liên tục cấu thành từ 4 bazo nito: Adenin, Guanin, Xitozin,
Timin. Trình tự sắp xếp, số lượng các bazo nito quyết định tính chất của gen.
Gen thể hiện hiệu quả của mình thông qua sản phẩm mà gen sinh ra, sản
phẩm trực tiếp của gen là ARN thông qua quá trình phiên mã, từ ARN thông
qua quá trình giải mã hay còn gọi là sinh tổng hợp protein được sản phẩm là
protein. Từ protein thể hiện ra thành các tính trạng trên cơ thể.
Như vậy những biến đổi của gen sẽ dẫn tới những biến đổi của protein và
tạo thành những sai khác trên tính trạng trên cơ thể các sinh vật.
2. Đa dạng gen
Đa dạng gen hay còn gọi là đa dạng di truyền, là toàn bộ thông tin di
truyền chứa đựng trong các cá thể động vật, thực vật, vi sinh vật. Đa dạng gen
thể hiện ở mặt số lượng , hình thái và cấu trúc.
Đa dạng gen thể hiện sự tách biệt về tính thừa kế trong hay giữa các quần
thể sinh vật. Quần thể (population) là tập hợp các cá thể của một loài. Tuy
nhiên trong quần thể có thể hình thành các quần thể địa phương hay các quần
thể giao phối. Các cá thể trong quần thể thường có bộ gen khác nhau. Như vậy
sự đa dạng về bộ gen có được do sự khác biệt về bộ gen của các cá thể trong
quần thể, dù là rất ít.

• là tập hợp những biến đổi của các gen trong nội bộ của 1 loài.
• là dạng di truyền quan trọng nhất, là chìa khóa để 1 loài có thể tồn tại
lâu trong tự nhiên.

3. Một số nhân tố ảnh hưởng đến đa dạng di truyền
-Những nhân tố làm giảm đa dạng di truyền
+Phiêu bạt gen
Đây là quá trình thường xuất hiện trong các quần thể nhỏ, gây nên biến đổi
về tần số gen. Quần thể nhỏ thường có số cá thể ít do đó khi giao phối ngẫu nhiên
thì tần số gen sau giao phối đôi khi bị lệch vì các alen ở quần thể nhỏ có tần số khác
với các quần thể lớn. Ví dụ một quần thể gồm 10 gen trong đó có 5A và 5B. Đối
với quần thể lớn, sau giao phối ngẫu nhiên các thế hệ sau thường vẫn có tần số gen
như ban đầu. Tuy nhiên với quần thể nhỏ chỉ cần một vài cá thể không tham gia vào
quá trình giao phối hoặc khả năng sinh sản kém, hoặc là tỉ lệ sống kém là tần số gen
có thể bị biến tiađổi hoàn toàn, lệch so với tần số gen ban đầu chẳng hạn thành 6A
và 4B hoặc là 7A và 3B, thậm chí thành 9A và 1B (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 1999).
+ Chọn lọc tự nhiên và nhân tạo
4
Trong quá trình tiến hoá thì bằng con đường chọn lọc tự nhiên, từ một
loài tổ tiên ban đầu đã sinh ra các loài khác nhau. Tuy nhiên quá trình chọn lọc
tự nhiên lại làm giảm lượng biến dị bởi vì quá trình này liên quan đến sự đào
thải các cá thể kém thích nghi và giữ lại các cá thể thích nghi nhất với môi
trường sống.
Khác với chọn lọc tự nhiên, chọn lọc nhân tạo là chọn lọc có định hướng
do con người tiến hành nhằm đáp ứng các mục tiêu đề ra. Bởi vì con người chỉ
chọn lọc một số cá thể và loài nhất định và lai tạo chúng để đáp ứng nhu cầu
của mình cho nên sẽ làm giảm lượng biến dị di truyền. Thực tế là khi một số
loài ít ỏi được gây trồng trên diện rộng sẽ dẫn đến hiện tượng xói mòn di
truyền. Xói mòn di truyền sẽ làm giảm sự đa dạng của các nguồn gen bên
trong mỗi loài và làm mất đi các biến dị di truyền cái mà các nhà chọn giống

cần phải có để triển khai công tác cải thiện giống. Có thể nói rằng những giống
cây trồng và vật nuôi được con người lai tạo và sử dụng đều có nền tảng di
truyền hẹp hơn so với các loài hoang dã.
- Những nhân tố làm tăng đa dạng di truyền
+ Đột biến gen
Đột biến gen là những biến đổi xảy ra trong các gen. Các đột biến gen
chính là nguồn tạo ra các gen mới và là cơ sở của biến dị di truyền. Đột biến có
tác dụng làm tăng lượng biến dị, cũng có nghĩa là làm tăng tính đa dạng sinh
học và đảm bảo cho sự ổn định của loài.
+ Sự di trú
Sự xâm nhập (di trú) của các các thể lạ có thể làm thay đổi tần số gen
trong quần thể tại chỗ. Mức độ thay đổi phụ thuộc vào mức độ của sự di trú và
sự sai khác về tần số gen giữa các cá thể cũ và cá thể mới.
Tất cả các nhân tố như là chọn lọc, đột biến, phiêu bạt gen, sự di trú,
cách li chính là các yếu tố chủ chốt tham gia vào quá trình tiến hoá của sinh
giới, đôi khi còn được coi là động lực chính của quá trình tiến hoá.
4. Đa dạng nguồn gen ở Việt Nam
Việt Nam là một trong những quốc gia có đa dạng sinh học cao nhât thế
giới.Về nguồn gen, Việt Nam được đánh giá là một trong 8 “trung tâm giống
gốc” về thực vật.Có một số lượng lớn các giống vật nuôi và cây trồng. VD Việt
Nam có khoảng hàng chục giống của 14 loài gia súc và gia cầm chính. Do lịch
5
sử phát triển và phương thức canh tác lâu đời, rất nhiều giống cây trồng vật
nuôi được lưu giữ và phát triển tại Việt Nam.
Nhìn chung Việt Nam có nguồn gen di truyền phong phú, đặc biệt nguồn
gen lúa và khoai, những loài được xem là có nguồn gốc tại Việt Nam.Nguồn
gen này được xem là cơ sở cho sự lưu giư và phất triển các giống lúa và lương
thực trên thế giới.
Nguồn gen cây lúa được xem là nguồn gen quan trọng và có ý nghĩa nhất
so với các loài cây lương thực trong nước.Khoa học sinh học hiện đại đã cho

thấy nguồn gen lúa gạo của Việt Nam chứa đựng rất nhiều những gen quý
hiếm. Nguồn gen bản địa là yếu tố chính tạo nên sự phong phú về đa dạng di
truyền. Sự khác biệt của nguồn gen bản địa là cơ sở cho việc lai tạo thành
những giống thương mại có giá trị trong tương lai.
B ÀI 3: LOÀI VÀ ĐA D ẠNG LO ÀI
I.Mục tiêu
Sau khi học xong bài sinh viên có khả năng:
- Có những hiểu biết nhất định về loài và những bậc phân loại cơ bản
trong sinh giới.
- Nắm được ý nghĩa của đa dạng loài và những nhân tố ảnh hưởng tới đa
dạng loài.
- Có cái nhìn khái quát về đa dạng loài ở Việt Nam.
II.Nội dung
1.Khái niệm về loài
Trong sinh học, loài là một bậc phân loại cơ bản.
Các bậc phân loại cơ bản :
Ngành: Division
Lớp: Classic
Bộ: Ordo
Họ:Familia
Tông: Tribus
Chi:Genus
6
Nhánh: sectio, Loạt: series
Loài: Species
Thứ: variestas Dạng:forme
Một số các tiếp đầu ngữ vào các phân hạng để chỉ các bậc phụ như
super(trên), sub(dưới).
VD: Superordo: trên bộ
Subspecies: phân loài

Trong phân loại khoa học, một loài được gọi theo danh pháp gồm 2
phần, in nghiêng. Từ thứ nhất viết hoa, chỉ tên chi; từ thứ 2 chỉ tên loài, từ này
thường có ý nghĩa chỉ một đặc điẻm nổi bật của loài, có thể kèm theo người
phát hiện hoặc đặt tên cho loầi đó.
Vd: Người: Homo sapiens
Homo chỉ tên chi, sapiens chỉ đặc điểm khôn ngoan của người.
Hổ: Panthera tigris
Sư tử: Panthera leo
Có nhiều tác giả đã đưa ra các định nghĩa khác nhau về loài, theo
bách khoa toàn thư(wikipedia): “Loài là một nhóm cá thể sinh vật có những đặc
điểm sinh học tương đối giống nhau( hình thái,cấu tạo, sinh lý, di truyền… ),
các cá thể trong loài có khả năng giao phối với nhau và sản sinh ra thế hệ tương
lai”.
Việc phân loại đã được tiến hành từ rất lâu đời, phân loại thông
thường dựa trên những đặc điểm hình thái, cấu tạo nên không có độ chính xác
cao bởi trong thiên nhiên còn tồn tại rất nhiều loài đồng hình. Sinh học hiện đại
đã giúp cho công tác này dễ dàng hơn.
2. Đa dạng loài
Có lẽ trong tự nhiên, loài được xem là một cấp phân loại cơ bản
(taxon), cho nên đôi khi thuật ngữ đa dạng sinh học được sử dụng rộng rãi như
là đa dạng loài.
Theo công ước đa dạng sinh học: Đa dạng loài là sự phong phú về số
lượng loài, số lượng các phân loài trên trái đất, môt vùng địa lí, một quốc
gia, một sinh cảnh nhất định.
Số lượng các loài đã thống kê được có thể ước tính như sau
7
Bảng 1: Số loài sinh vật đã được mô tả trên thế giới (Wilson, 1988 có bổ
sung)
Nhóm Số loài đã mô tả Nhóm Số loài đã mô tả
Virus 1.000 Động vật đơn

bào
30.800
Thực vật đơn bào 4.760 Côn trùng 751.000
Nấm 70.000 ĐVKXS khác 238.761
Tảo 26.900 ĐVCXS bậc thấp 1.273
Địa y 18.000 Cá 19.056
Rêu 22.000 Ếch nhái 4.184
Dương xỉ 12.000 Bò sát 6.300
Hạt trần 750 Chim 9.040
Hạt kín 250.000 Thú 4.629
405.410 loài 1.065.043 loài
Tổng số 1.470.453 loài
Nguồn: Cao Thị Lý và Nhóm biên tập (2002
Nói chung loài là đối tượng tự nhiên nhất để xem xét tính đa dạng của
sinh vật. loài cũng là sự chú ý đầu tiên của cơ chế tiến hoá và nguồn gốc cũng
như sự tuyệt chủng của sinh vật.
Đa dạng loài biểu thị toàn bộ số lượng loài trên toàn cầu, tuy nhiên số
lượng cá thể trong từng loài cũng rất quan trọng cho việc xem xét tính DDSH.
Các nhân tố ảnh hưởng tới sự đa dạng loài:
Sự hình thành loài mới:
Loài mới được hình thành chủ yếu qua hai con đường: đa bội hoá và quá
trình hình thành loài địa lí.
Sự mất loài: Nếu như sự hình thành loài mới làm tăng tính đa dạng sinh
học thì sự mất loài làm giảm tính đa dạng sinh học.
3. Sự phân bố các loài:
Ở những môi trường nào thích hợp cho nhiều loài sinh vật sinh sống thì ở
đó có đa dang sinh học cao nhất. Những khu rừng nhiệt đới, những rạn san hô,
những hồ nuớc ấm là nơi giàu có về số lượng loài.
Các yếu tố lịch sử cũng đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phân bố đa
dạng các loài. Những vùng địa lý có lịch sử cổ hơn thường có số lượng các loài

8
phong phú hơn những vung địa lí trẻ. VD: Biển Ấn Độ Dương và tây Thái Bình
Dương có số lượng loài phong phú hơn vùng Đại Tây Dương trẻ hơn.
Đa dạng loài cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của điều kiện địa hình, nhiệt
độ, ánh sáng, độ ẩm…
Trên đất liền đa dạng loài thường tập trung ở các vùng có địa hình thấp,
đa dạng loài tăng theo lượng bức xạ ánh sáng mặt trời, lượng mưa và nhiệt độ.
Đa dạng loài cũng tăng ở những nơi có địa hình phức tạp, đa dạng các điều kiện
sinh thái
4. Đa dạng loài ở Việt Nam
Việt Nam nằm trong khí hậu nhiệt đới gió mùa, địa hình phức tạp tạo nên
các điều kiện sinh thái phong phú và đa dạng.Chính những đặc điểm này đã tạo
cho đa dạng sinh học Việt Nam vô cùng đặc sắc. Mặc dù đã trải qua các thời kì
chiến tranh khốc liệt làm các hệ sinh thái tự nhiên bị tàn phá nặng nề cộng thêm
vào đó là các hình thức sản xuất nông nghiệp, khai thác tài nguyên không hợp lí
tuy nhiên cho tới nay VN vẫn được đánh giá là một trong những quốc gia có
tính đa dạng sinh học cao nhât thế giới. Đa dạng sinh học VN vẫn còn giàu có
về số lượng, đa dạng và phong phú về chủng loại và thành phần.
Đa dạng loài thưc vật
- Đa dạng cây gỗ
- Đa dạng cây trồng nông nghiệp
- Đa dạng cây thuốc
Đa dạng loài động vật
B ÀI 4: ĐA DẠNG H Ệ SINH THÁI
PH ẦN 1: Khái quát về HST
I. Mục tiêu
Sau khi học xong bài sinh viên có khả năng:
- Nắm và giải thích được khái niệm hệ sinh thái.
- Trình bày được các đặc điểm cơ bản của hệ sinh thái.
- Giải thích được cấu trúc dinh dưỡng của hệ sinh thái

II. Nội dung
1. Khái niệm HST
Hệ sinh thái là hệ thống hoạt động chức năng của các sinh vật với môi
9
trường vô sinh.
Hệ sinh thái là tổ hợp bao gồm quần xã sinh vật và môi trường phân bố
của quần xã (sinh cảnh).
Các hệ sinh thái khác nhau có quy mô lớn nhỏ khác nhau.
HST nhỏ ví dụ như một bể nuôi cá.
HST trung bình như một chiếc ao, hồ.
HST lớn ví dụ như một đại dương.
Tập hợp tất cả các hệ sinh thái trên bề mặt Trái đất làm thành hệ sinh thái
khổng lồ - sinh quyển(sinh thái quyển).
2. Các đặc điểm cơ bản của hệ sinh thái
Thành phần HST: Tất cả các HST đều gồm 2 thành phần cơ bản vô sinh
(abiotic) và thành phần hữu sinh (biotic).
Các thành phần vô sinh:
Bao gồm tất cả các nhân tố môi trường như: ánh sáng, lượng mưa, nhiệt
độ, dộ ẩm, chất khoáng, đất.
Các nhân tố môi trường này không những cung cấp nguồn năng lượng và
vật chất cần thiết mà chúng còn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định
sinh vật nào, sống ở đâu
Các thành phần hữu sinh:
Các thành phần hữu sinh có thể chia ra thành 3 nhóm trên cơ sở các hoạt
động sống cơ bản:
• Sinh vật sản xuất (SV tự dưỡng): Là những cây xanh có khả
năng tổng hợp các chất hữu cơ để nuôi sống cơ thể từ các chất vô cơ.
SV sản xuất hay SV tự dưỡng (Autotrophs) có nghĩa là tự nó (auto)
nuôi nó(troph). Quá trình này thực hiện nhờ quá trình quang hợp:
H

2
0 + CO
2
> Hydratcacbon + CO
2
• Sinh vật tiêu thụ (SV dị dưỡng): Đây là các động vật ăn cỏ
hay ăn thịt các động vật khác. Gồm 4 loại SV tiêu thụ cơ bản:
+ SV ăn cỏ: herbivores
+ SV ăn thịt: Canivores
+ SV ăn tạp: Omnivores
+ SV ăn xác chết(SV phân huỷ ): Detritivores
10
Ranh giới của hệ sinh thái:
Một số trường hợp, HST có ranh giới rất rõ rệt: Ví dụ như các HST đảo
hay cánh rừng, tại các HST này ta có thể xác định dễ dàng các ranh giới. Tuy
nhiên trong thiên nhiên các HST thường có ranh giới không rõ ràng: VD Khi
nghiên cứu một phần rừng hay phần biển.
Hệ sinh thái là một hệ thông mở:
HST là một hệ thống mở tức là: Hệ sinh thái bao gồm nhiều thành phần
nhưng các thành phần này không độc lập, tách rời nhau mà có mối quan hệ chặt
chẽ, tương tác với nhau.
HST là một hệ thống mở tức là vật chât và năng lượng không chỉ trao đổi
bên trong ranh giới của HST mà còn trao đổi với các thành phần bên ngoài, với
các thành phần của các HST khác.
Vật chất và năng lượng mà HST thu nhận được gọi là dòng vào: input
Vật chất và năng lượng mà HST mất đi được gọi là dòng ra: Output
Vật chất và năng lượng trao đổi giữa các thành phần trong hệ gọi là dòng
nội lưu: Throughput
Trạng thái bền vững của HST
Một đặc điểm vô cùng quan trọng của HST là chúng luôn có xu hướng tự

điều chỉnh để đạt tới trạng thái cân bằng, tại đó các thành phần của hệ nằm
trong mối tương tác điều hoà và ổn định.
Cơ chế của sự cân bàng này là sự điều chỉnh các dòng năng lượng và vật
chất đi vào và đi ra của hệ
VD: Sự điều chỉnh số lượng SV tiêu thụ và SV sản xuất.
Sự phản hồi
Sự phản hồi có ở tất cả các dạng hệ thống, Sự phản hồi là đặc điểm vô
cùng quan trong khi nghiên cứu về hệ sinh thái
“Phản hồi là yếu tố xuất hiện khi một thành phần của HST thay đổi kéo
thêo sự thay đổi hàng loạt các yếu tố khác trong hệ thống, những thay đổi này
sẽ có tác động quay trở lại thành phần ban đầu(phản hồi) ”
Gồm 2 dạng :
Phản hồi tích cực Phản hồi tiêu cực
Là sự phản hồi mà thành phần
ban đầu sau khi chịu sự tác động sẽ
Là sự phản hồi mà thành phần
ban đầu sau khi chịu sự tác động sẽ
11
được tăng cường bị giảm bớt
Ít xảy ra trong tự nhiên Phổ biến trong tự nhiên hơn
Dẫn tới mất cân bằng sinh thái Là cơ chế dần tới và duy trì sự
cân bằng sinh thái
Ao nuôi cá bị ô nhiễm Các HST đồng cỏ
3. Cấu trúc dinh dưỡng của HST
Chuỗi thức ăn và lưới thức ăn
Sự vận chuyển năng lượng thức ăn từ thực vật qua một loạt các sinh vật
khác, sinh vật này làm thức ăn cho sinh vật kia gọi là chuỗi thức ăn(xích thức
ăn).
VD:Thực vật ĐV ăn cỏ ĐV ăn thịt SV hoại
sinh

Mặc dù các xích thức ăn rất dễ dàng nhận biết trong các kiểu hệ sinh
thái, tuy nhiên quan hệ dinh dưỡng thường phức tạp hơn nhiều bởi vì một động
vật lớn thường ăn rất nhiều loài, một động vật lớn có thể ăn nhiều loài động vật
ăn cỏ và nhiều loài động vật ăn thịt khác.
Tập hợp nhiều xích thức ăn có các mắt xích chung gọi là lưới thức ăn.
VD:
Cỏ Thỏ Cáo Hổ VSV
Gà Sói

Vị trí mỗi loài trong chuỗi thức ăn gọi là cấp vị dinh dưỡng .Như vậy
thông thường mỗi loài có nhiều hơn một cấp vị dinh dưỡng.
Dòng năng lượng trong hệ sinh thái
Năng lượng ánh sáng mặt trời là nguồn lực điều khiển tất cả các quá
trình của các HST. Cây xanh sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để thu hút
các chất dinh dưỡng trong đất và các chất khí trong thiên nhiên để sản xuất ra
các chất hữu cơ. Năng lượng đi qua HST trong xích thức ăn và mạng lưới thức
ăn từ mức độ dinh dưỡng này tới mức độ dinh dưỡng khác. Bằng cách đó dòng
năng lượng đi qua HST.
Dòng năng lượng đi qua HST hoạt động trong khuôn khổ các quy luật
vật lí cơ bản, gọi là các quy luật nhiệt động học.
Hai quy luật nhiệt động học I và II quán triệt rằng, toàn bộ năng lượng
12
mặt trời được cố định trong thức ăn thực vật phải trải qua một trong ba quá
trình:
- Nó có thể đi qua HST bởi chuỗi và lưới thức ăn
- Nó có thể tích luỹ trong HST như nguyên liệu động vật hoặc
thực vật
- Nó có thể đi ra khỏi HST ở dạng nhiệt hoặc sản phẩm
nguyên liệu.
B ÀI 5: GIÁ TRỊ CỦA ĐA DẠNG SINH HỌC

I. Mục tiêu:
Kết thúc bài này, sinh viên có khả năng:
- Giải thích được tầm quan trọng của việc định giá giá trị của
đa dạng sinh học.
- Trình bày được các loại giá trị và tầm quan trọng của đa
dạng sinh học.
II. Nội dung
1. Định giá giá trị của đa dạng sinh học
Các nguồn tài nguyên thiên nhiên như đất, nước, các loài động thực vật,
vi sinh vật quý hiếm,…được coi là những nguồn tài nguyên chung, thuộc quyền
sở hữu của toàn xã hội. Những nguồn tài nguyên này thường không quy đổi
thành tiền được. Con người với các hoạt động kinh tế của mình, khi sử dụng đã
vô tình hoặc cố ý huỷ hoại những nguồn tài nguyên này. Ở nhiều quốc gia sự
suy giảm tài nguyên thiên nhiên và sự xuống cấp của môi trường được xác định
chủ yếu do nguyên nhân kinh tế, nên các giải pháp ngăn chặn phải được dựa
trên các nguyên tắc kinh tế. Việc định giá giá trị của tài nguyên thiên nhiên
và đa dạng sinh học là một việc rất khó nhưng cần thiết.
Việc định giá giá trị của đa dạng sinh học phải dựa trên sự kết hợp các
môn khoa học về kinh tế, phân tích kinh tế, khoa học môi trường và chính sách
cộng đồng. Các nhà khoa học gọi môn học này là kinh tế môi trường.Để diễn
tả và xác định được giá trị của đa dạng sinh học, người ta thường phải sử dụng
hàng loạt tiêu chí kinh tế cũng như về giá trị đạo đức khác nhau. Mặt khác cũng
cần phải thấy rằng các loài sinh vật đều có một chức năng nhất định trên trái
đất, do đó đa dạng sinh học có những giá trị không thay thế được. Do vậy khó
13
có thể có thể xác định được hết giá trị của đa dạng sinh học. Trong thực tế có
nhiều cách phân chia giá trị của đa dạng sinh học khác nhau. Tuy nhiên có một
phương pháp khá phổ biến do McNeely và đồng nghiệp đề xuất. Khi đề cập
đến giá trị của đa dạng sinh học, McNeely và đồng nghiệp (1990 trong Phạm
Nhật, 2001) đã chia thành 2 loại giá trị đó là giá trị trực tiếp và giá trị gián

tiếp.
2. Giá trị của đa dạng sinh học
2.1. Giá trị trực tiếp
Giá trị trực tiếp là những giá trị thu được từ các sản phẩm sinh vật được
con người trực tiếp khai thác và sử dụng. Các giá trị này thường được tính toán
dựa trên số liệu điều tra ở những điểm khai thác và đối chiếu với số liệu thống
kê việc xuất nhập khẩu của cả nước. Giá trị trực tiếp được chia thành giá trị sử
dụng cho tiêu thụ và giá trị sử dụng cho sản xuất.
2.1.1. Giá trị sử dụng cho tiêu thụ
Giá trị sử dụng cho tiêu thụ được đánh giá bao gồm các sản phẩm tiêu
dùng cho cuộc sống hàng ngày như: củi đốt và các loại sản phẩm khác cho tiêu
dùng cho gia đình. Các sản phẩm này không xuất hiện trên thị trường nên hầu
như chúng không đóng góp gì vào tổng thu nhập quốc dân, nhưng nếu không
có những nguồn tài nguyên này thì cuộc sống con người sẽ gặp những khó
khăn nhất định. Sự tồn tại của con người không thể tách rời các loài sinh vật.
Thế giới sinh vật mang lại cho con người nhiều sản phẩm mà con người đã,
đang và sẽ sử dụng như: thức ăn, gỗ, củi, nguyên liệu, dược liệu…
Một trong những nhu cầu cần thiết của con người đối với tài nguyên sinh
vật là nguồn đạm động vật. Ngoài nguồn từ vật nuôi, ở nhiều vùng miền núi
hàng năm còn thu được một lượng lớn thịt động vật rừng. Ở nhiều vùng châu
Phi thịt động vật hoang dã chiếm một tỷ lệ lớn trong bữa ăn hàng ngày. Ví dụ ở
Botswanna khoảng 40%, Nigeria 20%, Zaire 75% (Myers 1988b trong Phạm
Nhật, 1999). Ở Botswana khoảng 3 triệu tấn thịt thỏ được khai thác hàng năm.
Cá cũng là nguồn đạm quan trọng, hàng năm trên thế giới tiêu thụ khoảng 100
triệu tấn cá (FAO 1988 ). Phần lớn số cá đánh bắt này được sử dụng ngay tại
địa phương.
Ở Việt Nam theo thống kê ban đầu có khoảng 73 loài thú, 130 loài chim
14
và hơn 50 loài bò sát có giá trị kinh tế. Cá biển cũng là nguồn thực phẩm quan
trọng, hàng năm nước ta khai thác khoảng 1,2 - 1,3 triệu tấn cá (Phạm Thược

1993 trong Phạm Nhật, 1999). Ngoài ra con người còn sử dụng hàng ngàn loài
cây làm thức ăn, thức ăn gia súc, lấy gỗ, chiết xuất tinh dầu,
Giá trị sử dụng cho tiêu thụ của từng sản phẩm có thể xác định bằng cách
khảo sát xem phải cần bao nhiêu tiền để mua một sản phẩm tương tự trên thị
trường khi cộng đồng không còn khai thác tài nguyên thiên nhiên.
2.1.2. Giá trị sử dụng cho sản xuất
Giá trị sử dụng cho sản xuất là giá trị thu được thông qua việc bán các
sản phẩm thu hái, khai thác được từ thiên nhiên trên thị trường như củi, gỗ,
song mây, cây dược liệu, hoa quả, thịt và da động vật hoang dã. Giá trị sản xuất
của các nguồn tài nguyên thiên nhiên là rất lớn ngày cả ở những nước công
nghiệp. Ở các nước đang phát triển, đặc biệt là vùng nông thôn miền núi thì giá
trị này còn cao hơn nhiều.
Giá trị sản xuất lớn nhất cuả nhiều loài là khả năng cung cấp nguồn
nguyên vật liệu cho công nghiệp, nông nghiệp và là cơ sở để cải thiện giống
cây trồng, vật nuôi phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp. Đặc biệt quan trọng là
nguồn gen lấy từ các loài hoang dã có khả năng kháng bệnh cao và chống chịu
được điều kiện ngoại cảnh bất lợi tốt hơn. Các loài hoang dã còn là nguồn cung
cấp dược liệu quan trọng. Rất nhiều dược phẩm được điều chế từ cây, cỏ, nấm
và các loài vi sinh vật. Ở Việt Nam qua điều tra sơ bộ có khoảng 3.200 loài cây
và 64 loài động vật đã được con người sử dụng làm dược liệu và thuốc chữa
bệnh(Võ Văn Chi, 1997).
2.2. Giá trị gián tiếp
Giá trị gián tiếp là những lợi ích do đa dạng sinh học mang lại cho cả cộng
đồng. Như vậy giá trị gián tiếp của đa dạng sinh học bao gồm cả chất lượng nước,
bảo vệ đất, dịch vụ nghỉ mát, thẩm mỹ, phục vụ giáo dục, nghiên cứu khoa học, điều
hoà khí hậu và tích luỹ cho xã hội tương lai. Giá trị gián tiếp cũng bao gồm các quá
trình xảy ra trong môi trường và các chức năng bảo vệ của hệ sinh thái. Đó là những
lợi ích không đo đếm được và nhiều khi là vô giá. Vì những lợi ích này không phải là
hàng hoá nên thường không được tính đến trong quá trình tính GDP của quốc gia.
Tuy nhiên chúng lại đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì những sản phẩm tự

nhiên mà nền kinh tế quốc gia phụ thuộc. Giá trị gián tiếp của đa dạng sinh học có thể
kể đến bao gồm:
15
* Giá trị sinh thái
Các hệ sinh thái là cơ sở sinh tồn của sự sống trên trái đất trong đó có loài
người. Hệ sinh thái rừng nhiệt đới được xem như là lá phổi xanh của trái đất. Đa
dạng sinh học là nhân tố quan trọng để duy trì các quá trình sinh thái cơ bản
như: quang hợp của thực vật, mối quan hệ giữa các loài, bảo vệ nguồn nước, điều
hoá khí hậu, bảo vệ và làm tăng độ phì đất, hạn chế sự xói mòn của đất và bờ
biển…tạo môi trường sống ổn định và bền vững cho con người.
* Giá trị khoa học và giáo dục:
Nhiều sách giáo khoa được biên soạn, nhiều chương trình vô tuyến và
phim ảnh được xây dựng về chủ đề bảo tồn thiên nhiên với mục đích giáo dục
và giải trí. Một số lượng lớn các nhà khoa học chuyên ngành, các nhà sinh thái
học và những người yêu thích thiên nhiên đã tham gia tìm hiểu và nghiên cứu
thiên nhiên mà không phải tiêu tốn nhiều tiền và không đòi hỏi nhiều loại dịch
vụ cao cấp. Những hoạt động khoa học này cũng mang lại lợi nhuận kinh tế cho
những khu vực nơi họ tiến hành quan sát nghiên cứu. Ngoài lợi ích về kinh tế
còn là khả năng nâng cao kiến thức, tăng cường tính giáo dục và tăng vốn sống
cho con người giúp cho con người hiểu rõ hơn về giá trị của đa dạng sinh học.
* Giá trị văn hoá và đạo đức:
Ngoài những giá trị về kinh tế và sinh thái, đa dạng sinh học còn có nhiều giá
trị về văn hoá và đạo đức mà nó dựa trên các nền tảng về kinh tế. Hệ thống giá trị của
hầu hết các tôn giáo, triết học và văn hoá cung cấp những nguyên tắc và đạo lý cho
việc bảo tồn loài. Những nguyên tắc, triết lý này được con người hiểu và quán triệt
một cách dễ dàng, giúp cho con người biết bảo vệ cả những loài không mang lai giá
trị kinh tế lớn.

Sự đa dạng của các loài sinh vật trên thế giới có thể được ví như là
cẩm nang để giữ cho trái đất của chúng ta vận hành một cách hữu hiệu. Sự

mất mát của các loài có thể ví như sự mất đi những trang sách của cuốn
cẩm nang đó. Nếu như một lúc nào đó, chúng ta cần đến những thông tin
của cuốn cẩm nang này để bảo vệ chúng ta và những loài khác trên thế giới
thì chúng ta không tìm đâu được nữa.
BÀI 6: SUY THOÁI ĐA DẠNG SINH HỌC(T1)
16
I. Mục tiêu: Kết thúc bài này, sinh viên có khả năng:
• Trình bày được khái niệm và quá trình suy thoái đa dạng sinh học
• Trình bày được thang bậc phân hạng mức đe doạ đa dạng sinh học
II. Nội dung
1. Khái niệm về suy thoái đa dạng sinh học
1.1. Khái niệm
Suy thoái đa dạng sinh học có thể hiểu là sự suy giảm tính đa dạng, bao
gồm sự suy giảm loài, nguồn gen và hệ sinh thái, từ đó làm suy giảm giá trị,
chức năng của đa dạng sinh học. Sự suy thoái đa dạng sinh học được thể hiện ở
các mặt:
- Hệ sinh thái bị biến đổi
- Mất loài
- Mất (giảm) đa dạng di truyền
Mất loài, sự xói mòn di truyền, sự du nhập xâm lấn của các loài sinh vật
ngoại lai, sự suy thoái các hệ sinh thái tự nhiên, nhất là rừng nhiệt đới đang
diễn ra một cách nhanh chóng chưa từng có mà nguyên nhân chủ yếu là do tác
động của con người.
Một quần xã sinh vật, hệ sinh thái có thể bị suy thoái trong một vùng,
song nếu tất cả các loài nguyên bản vẫn còn sống sót thì quần xã và hệ sinh thái
đó vẫn còn tiềm năng phục hồi. Tương tự đa dạng di truyền sẽ giảm khi kích
thước quần thể bị giảm nhưng loài đó vẫn có khả năng tái tạo lại sự đa dạng di
truyền nhờ đột biến và tái tổ hợp. Tuy nhiên, khi một loài bị tuyệt chủng thì
những thông tin di truyền chứa trong bộ máy di truyền của loài đó sẽ mất đi,
loài đó khó có khả năng để phục hồi và con người sẽ còn ít cơ hội để nhận biết

tiềm năng của loài đó.
Quá trình suy thoái đa dạng sinh học
Sự thay đổi đa dạng sinh học theo thời gian:
Sự biến đổi điều kiện khí hậu toàn cầu, các quá trình biến động địa
chất, các điều kiện tự nhiên khác …có thể làm thay đổi trực tiếp (huỷ diệt
các loài) hoặc gián tiếp suy giảm đa dạng sinh học khi thay đổi các điều
kiện sinh thái như nơi ở, điều kiện đất đai, chế độ nước…
Dựa trên những mẫu hoá thạch thu được, người ta cho rằng sự sống
xuất hiện trên Trái đất vào cuối tiền cambri và đầu cambri . Đa dạng sinh
17
học sau đó tăng lên, và sau gần 3 tỉ năm có thể nói đạt tới cực đại. Sau đó,
những biến cố của thiên nhiên làm cho các loài bị huỷ diệt mạnh mẽ, theo
Raup(1978) tính trung bình khoảng 5 năm lại có một loài bị mất.
Trong giai đoạn từ kỷ Cambrian đến nay, các nhà cổ sinh học cho rằng có ít
nhất 5 lần bị tuyệt chủng hàng loạt:
- Tuyệt chủng lần thứ nhất diễn ra vào cuối kỷ Ordovican (cách đây khoảng
450 triệu năm), khoảng 12% các họ động vật biển và 60% số loài động thực vật bị
tuyệt chủng.
- Tuyệt chủng lần thứ hai diễn ra vào cuối kỳ Devon (cách đây khoảng 365
triệu năm) và kéo dài khoảng 7 triệu năm đã gây nên sự biến mất của 60% tổng số
loài còn lại sau lần tuyệt chủng lần thứ nhất.
- Tuyệt chủng lần thứ ba là nghiêm trọng nhất kéo dài khoảng 1 triệu năm
diễn ra vào kỷ Permian (cách đây khoảng 242 triệu năm) đã xoá sổ 54% số họ và
khoảng 77 - 96% số loài động vật biển, 2/3 số loài bò sát, ếch nhái và 30% số bộ côn
trùng.
- Tuyệt chủng lần thứ tư xảy ra vào cuối kỷ Triassic (cách đây khoảng 210
triệu năm) với khoảng 20% số loài sinh vật trên trái đất bị tiêu diệt. Hai đợt tuyệt
chủng thứ ba và thứ tư quá gần nhau vì vậy quá trình phục hồi lại hoàn toàn phải mất
khoảng 100 triệu năm (Wilson, 1992 trong N.H.Nghĩa, 1999).
- Tuyệt chủng lần thứ năm diễn ra vào cuối kỷ Cretacis và đầu kỷ Tertiary

(cách đây khoảng 65 triệu năm). Đây được coi là lần tuyệt chủng nổi tiếng nhất. Ngoài
các loài thằn lằn khổng lồ, hơn một nửa loài bò sát và một nửa loài sống ở biển đã bị
tuyệt chủng.
Nhiều nhà địa chất và địa sinh học khẳng định rằng, nhiều rừng mưa
nhiệt đới của nam Mỹ và châu Phi đã chuyển thành các xavan khô trong suốt
thời kì tiền băng hà. Rừng mưa nhiệt đới bị thu nhỏ lại, và số lượng loài giảm
đi mạnh mẽ.
Như vậy theo lịch sử hình thành và phát triển của sự sống, đa dạng sinh
học cũng có những biến động sâu sắc.
Sự thay đổi đa dạng sinh học theo không gian
Nhìn chung, trong điều kiện tự nhiên, đa dạng loài thường cao ở những
vùng có điều kiện khí hậu ấm áp và giảm dần ở những nơi có điều kiện lạnh
hơn theo cao độ và vĩ độ.
Trên đất liền đa dạng sinh học thường giàu ở những nơi mưa nhiều và
18
nghèo ở những nơi khô hạn. Đa dạng sinh học cao nhất vẫn là ở những vùng
rừng ẩm nhiệt đới.
Đa dạng sinh học cũng cao ở những rạn san hô, những hồ nước ấm.
Các yếu tố lịch sử cũng đóng vai trò quan trọng đối với sự phân bố loài,
các vùng địa lí có lịch sử cổ hơn có số lượng loài phong phú hơn các vùng có
tuổi địa lí trẻ hơn.
Nói chung, đa dạng sinh học chịu ảnh hưởng sâu sắc của các điều kiện
địa hình, ánh sáng, lượng mưa và các điều kiện sinh thái khác.
2. Các thang bậc phân hạng chính
2.1. Tuyệt chủng(EX) - extinct
Cùng với những biến cố về lịch sử, về kinh tế xã hội, đa dạng sinh học trên
toàn cầu đã và đang bị suy thoái nghiêm trọng. Một trong những dấu hiệu quan trọng
nhất của sự suy thoái đa dạng sinh học là sự tuyệt chủng loài do môi trường sống bị
thay đổi.
Khái niệm tuyệt chủng có nhiều nghĩa khác nhau. Một loài bị coi là tuyệt

chủng khi không còn một cá thể nào của loài đó còn sống sót ở bất kỳ đâu trên
thế giới. Ví dụ: loài chim Vermivora bachmaii, cá thể cuối cùng của loài này
được nhìn thấy trong những năm của thập kỷ 60. Loài mà chỉ còn một số cá thể
còn sót lại nhờ sự chăm sóc, nuôi trồng của con người thì được coi là đã bị
tuyệt chủng trong hoang dã, ví dụ loài Hươu sao (Cervus nippon) ở Việt
Nam. Một loài được coi là tuyệt chủng cục bộ nếu như nó không sống sót tại
những nơi chúng đã từng sống, nhưng người ta vẫn tìm thấy chúng tại những
nơi khác trong thiên nhiên.
Một số nhà sinh thái học sử dụng cụm từ “loài bị tuyệt chủng về phương
diện sinh thái học ”, có nghĩa là số lượng cá thể của loài còn lại ít đến mức ảnh
hưởng của nó không còn ý nghĩa đến những loài khác trong quần xã. Ví dụ: loài Hổ
(Panthera tigris) hiện nay bị tuyệt chủng về phương diện sinh thái học, điều này có
nghĩa là số lượng hổ hiện nay còn trong thiên nhiên rất ít và tác động của chúng đến
quần thể động vật mồi là không đáng kể.
Ngoài ra trong nghiên cứu đa dạng sinh học còn có một hiện tượng khác, đó là
“cái chết đang sống ”. Khi quần thể của loài có số lượng cá thể dưới mức báo động,
nhiều khả năng loài sẽ bị tuyệt chủng. Đối với một số quần thể trong tự nhiên, một
vài cá thể vẫn còn có thể sống sót dai dẳng vài năm, vài chục năm; chúng có thể vẫn
sinh sản nhưng số phận cuối cùng của chúng vẫn là sự tuyệt chủng (nếu như không
có sự can thiệp của công nghệ sinh học). Cây lấy gỗ là một ví dụ điển hình, một cây
19
sống tách biệt, không sinh sản có thể sống đến hàng trăm năm. Những loài này được
coi là hiện thân của “ c ái chết đang sống ” mặc dù về phương diện chuyên môn nó
chưa bị tuyệt chủng nếu như một vài cá thể của loài vẫn sống, nhưng lúc này quần
thể không thể tồn tại và sinh sản một cách khoẻ mạnh, sung sức nữa. Dù muốn hay
không tương lai của loài cũng chỉ giới hạn trong vòng đời của những cá thể còn sống
sót đó.
2.2 Rất nguy cấp - CR (Critical Endangered):

Một loài được coi là rất nguy cấp khi nó phải đối mặt với những mối đe doạ

tuyệt chủng tự nhiên rất lớn trong một tương lai gần, theo định nghĩa từ mục A - E
dưới đây:
2.3. Nguy cấp - EN ( Endangered )

Một loài được coi là nguy cấp khi nó chưa phải là nguy cấp cao nhưng nó
đang phải đối mặt với những mối đe doạ tuyệt chủng tự nhiên rất lớn trong một
tương lai gần
-2.4. Sắp nguy cấp - VU ( Vulnerable ):

Một loài được coi là sắp nguy cấp khi nó chưa phải nguy cấp cao hay nguy
cấp nhưng đang phải đối mặt với những mối đe doạ tuyệt chủng tự nhiên rất lớn
trong một tương lai
-2.5. Thiếu số liệu - DD ( Data Deficient ):

Loài thiếu số liệu là loài không đủ thông tin để đánh giá trực tiếp hay gián
tiếp hiểm hoạ tuyệt chủng dựa vào phân bố hoặc tình trạng quần thể. Loài được xếp
vào mức này có thể được nghiên cứu rất nhiều và có những hiểu biết về sinh học
của chúng, song lại thiếu những số liệu đáng tin cậy về mức độ phong phú hay phân
bố. Vì vậy, thiếu số liệu không phải là thứ hạng bị đe doạ hay đe doạ thấp. Những
loài được liệt kê vào nhóm này cần có thêm nhiều thông tin để trong tương lai có
thể xếp nó vào một mức đe doạ nào đó trong số các mức đe doạ kể trên.
2.6. Chưa được đánh giá - NE ( Not Evaluated )

Loài chưa được đánh giá theo bất cứ tiêu chuẩn nào mà IUCN đã đưa ra.

* Cần lưu ý: Trong Sách Đỏ Việt Nam, phần động vật (1992) và phần Thực
vật (1996) đã sử dụng các cấp đánh giá cũ của IUCN (1978) và một số điểm khác
như sau:
+ Hiếm - R (Rare): Gồm những taxon (nhóm đã được phân loại) có phân bố
hẹp, nhất là những chi, giống đơn loài, có số lượng ít, tuy hiện nay chưa phải là đối

tượng đang hoặc sẽ bị đe doạ nhưng sự tồn tại lâu dài của chúng là rất mỏng manh.
+ Bị đe doạ - T (Threatened): Là những taxon thuộc một trong những cấp đe
20
doạ kể trên nhưng chưa đủ tư liệu để xếp chúng vào cấp cụ thể nào.
+ Không biết chính xác - IK (Insufficiently Known): Là những taxon còn
nghi ngờ và không biết chắc chắn chúng thuộc loại nào trong các cấp trên vì thiếu
thông tin. Do vậy cần nghiên cứu thêm để xác định cụ thể mức đe doạ của chúng.
BÀI 7. SUY THOÁI ĐA DẠNG SINH HỌC(T2)
I. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài sinh viên phải:
Giải thích được các nguyên nhân chính gây suy thoái đa dạng sinh
học
II. Nội dung
Sự suy thoái đa dạng sinh học là do 2 nhóm nguyên nhân chính đó là
hiểm hoạ tự nhiên và tác động của con người.
Các hiểm hoạ tự nhiên đã gây ra những tổn hại nặng nề cho đa dạng sinh
học trong những kỷ nguyên cách đây hơn 60 triệu năm, còn ảnh hưởng của các hoạt
động do con người gây nên đặc biệt nghiêm trọng từ giữa thế kỷ XIX đến nay.
Những ảnh hưởng do tác động của con người gây ra chủ yếu làm thay
đổi, suy thoái và huỷ hoại môi trường sống. Điều đó đẩy loài và các quần xã vào tình
trạng bị tuyệt chủng hoặc có nguy cơ bị tuyệt chủng. Việc khai thác quá mức các loài
phục vụ cho nhu cầu của con người, việc du nhập các loài và gia tăng bệnh dịch cũng
là những nguyên nhân quan trọng làm suy thoái đa dạng sinh học. Các mối đe doạ
trên một phần có liên quan mật thiết đến sự gia tăng dân số của toàn thế giới.
Những nguyên nhân do con người:
1. Khai thác quá mức các loài
Các nghiên cứu sinh học cho thấy đa dạng sinh học đạt được vào đỉnh
cao vào khoảng 30000 năm trước đây. Sự đa dạng của các loài bắt đầu giảm
dần cùng với sự tăng trưởng của các quần thể người.
Khi dân số loài người tăng, nhu cầu khai thác tái nguyên cũng tăng đáp

ứng nhu cầu nhiều mặt của con người. Tốc độ tác động của con người vào thiên
nhiên mạnh mẽ hơn, nhanh chóng hơn, quy mô hơn và hiệu quả hơn.
Các phương thức khai thác làm kiệt quệ nguồn tài nguyên:
- Săn bắt con non, con cái mang trứng, săn bắt trong
mùa sinh sản.
- Các phương pháp đánh bắt bằng lưới nhỏ, nổ mìn,
21
xung điện có tính chất huỷ diệt.
- Khai thác quá mức các loài động, thực vật làm đặc
sản, thuốc, cây cảnh cho thị trường trong nước và bán qua biên
giới.
2. Sự tàn phá các hệ sinh thái
Mối đe doạ chính đối với đa dạng sinh học là do sự tàn phá các hệ sinh
thái, làm mất nơi cư trú của các sinh vật.
* Hệ sinh thái trên cạn
Nói đến đa dạng sinh học trên cạn phải kể đến các hệ sinh thái rừng mưa
nhiệt đới. Vai trò của rừng mưa nhiệt đới rất quan trọng, chúng chỉ chiếm
khoảng 7% diện tích bề mặt trái đất nhưng ước tính chúng chứa hơn 50% tổng
số loài.
Ứoc tính hiện nay, hàng năm trung bình 80000 km
2
rừng bị mất hoàn
toàn và khoảng 100000 km
2
rừng bị suy thoái làm cho cấu trúc hệ sinh thái bị
thay đổi. làm cho đa dạng sinh học bị tổn hại sâu sắc.
Nguyên nhân dẫn tới rừng nhiệt đới bị suy giảm là do việc mở rộng diện
tích đất canh tác nương rẫy, một số chuyển hoàn toàn thành đất nông nghiệp,
chăn nuôi, các trang trại trồng cây ăn quả, ngoài ra còn do khai thác gỗ, củi.
* Hệ sinh thái ngập nước.

Rừng ngập mặn:
Một trong những hệ sinh thái quan trọng nhất trong hệ thống đất ngập
nước ở vùng nhiệt đới là rừng ngập mặn.Rừng ngập mặn rất quan trọng vì là
nơi sinh sản, cung cấp thức ăn cho nhiều loài tôm cá, là nơi cư trú của nhiều
loài động vật và cũng là nơi cung cấp các nguồn gỗ, than củi và các nguyên liệu
cho các ngành sản xuất khác. Rừng ngập mặn còn có vai trò sinh thái vô cùng
quan trọng là bảo vệ vùng ven bờ, lưu giữ phù sa…
Những năm gần đây rừng ngập măn bị tàn phá nhiều để nuôi trồng thuỷ
sản, nhất là ở những nước vùng Đông Nam Á. Ở Philippin trong 100 năm qua ,
hơn 50% diện tích rừng ngập mặn đã bị phá huỷ.
Các rạn san hô bị tàn phá
Các rạn san hô là nơi cư trú hàng ngàn loài có tầm quan trọng kinh tế
như tôm, cá, cua, sò trai. Các rạn san hô là nơi cung cấp các nguyên liệu cho
chế biến thuốc, cũng là nơi rất có giá trị ccho du lịch. Ở nhiều vùng, các rạn san
hô cũng hình thành nên những kết cấu bền chặt, bảo vệ bờ biển khỏi bị xói mòn
22
trong những trận bão lớn.
Chương trình kiểm định san hô năm 1997 cho thấy sự tổn thất mang tính
toàn cầu, đặc biệt do khai thác quá mức.
3. Sự phân mảnh nơi cư trú
Các nơi cư trú nguyên thuỷ rộng lớn của các loài bị phân cắt thành
những diện tích cư trú manh mún do xây dựng đường sá, đường dây tải điện,
giao thông hào, hàng rào để phòng chống cháy rừng, khai hoang để canh tác,
rải thuốc độc hoá học trongg chiến tranh …đều cản trở quá trình di chuyển của
loài trong nơi cư trú. Sự phân mảnh nơi cư trú làm cho loài dễ bị tiếp cận hơn
trong các cơ chế bị săn đuổi, tiêu diệt. Mặt khác sự phân cắt cũng làm hạn chế
khả năng phát tán của loài ảnh hưởng mạnh mẽ tới khả năng tìm kiếm thức ăn
và chức năng sinh sản của loài.
4. Tác động biên
Khi nơi cư trú bị phân cắt thành nhiều phần nhỏ thì phần môi trường

vùng biên bị tác động nhiều hơn so với phần sâu trong rừng. Những tác động
đó trước hêt là do sự thay đổi các điều kiện sinh thái: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm,
chế độ gió…không phù hợp cho các loài trước đây từng sống trong rừng. Tại
vùng biên cungx rất dễ bị lây nhiễm bệnh hại từ môi trường ngoài và sự xâm
lấn, tác động của các loài thuộc vùng khác.
5. Nơi cư trú bị ô nhiễm
Các hoạt động của con người gây ô nhiễm cả nguồn đất, nước và không
khí ảnh hưởng mạnh mễ tới đa dạng sinh học.
Ô nhiễm có thể tiêu diệt ngay lập tức các cá thể và làm giảm đa dạng loài
nhưng cũng có khi ảnh hưởng lâu dài, hậu quả này thường nghiêm trọng hơn vì
gây xói mòn nguồn gen nghiêm trọng.
6. Sự du nhập các loài ngoại lai
Khu phân bố các loài trên trái Đất được xác định bởi các chướng ngại
như khí hậu, địa hình, sự phân cách của biển, những dãy núi cao, sông sâu, sa
mạc rộng lớn ngăn trở sự di chuyển của loài. Do sự phân cắt địa lí mà quá trình
tiến hoá của các loài phân li theo những hướng khác nhau và hình thành lên các
loài đặc hữu.
Con người đã phá vỡ quy luật này bằng việc du nhập các loài bằng
những con đường khác nhau như buôn bán, giải trí…và trong thực tế đã gây ra
23
nhiều thảm hoạ cho cân bằng sinh thái.
VD: Cây mai dương, ốc bươu vàng…
Bài 8: GIỚI THIỆU ĐA DẠNG SINH HỌC Ở VIỆT NAM
I.Mục tiêu :
Kết thúc bài học sinh viên có khả năng:
+ Giải thích được cơ sở để tạo nên đa dạng sinh học ở Việt Nam
+ Mô tả được các đặc điểm đa dạng sinh học ở Việt Nam
1. Cơ sở tạo nên đa dạng sinh học ở Việt Nam
Việt Nam được coi là một trong những trung tâm đa dạng sinh học
của vùng Đông Nam Á. Từ kết quả nghiên cứu về khoa học cơ bản trên lãnh

thổ Việt Nam, nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước đều nhận định rằng Việt
Nam là một trong 10 quốc gia ở Châu Á và một trong 16 quốc gia trên thế giới
có tính đa dạng sinh học cao do có sự kết hợp của nhiều yếu tố.
: đặc điểm về vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, đất đai và các nhân tố sinh
thái khác đã hình thành nên các hệ sinh thái đa dạng. Mỗi một hệ sinh thái
mang đặc thù riêng, tất cả tạo nên nguồn tài nguyên sinh vật phong phú, đa
dạng và rất độc đáo. Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi về nguồn tài nguyên
sinh vật rất phong phú và được thế giới công nhận là một trong những trung
tâm đa dạng sinh học của vùng Đông Nam Á.
2. Mức độ đa dạng sinh học ở Việt Nam
2.1. Đa dạng di truyền
Biến dị di truyền tồn tại trong tất cả các loài sinh vật, trong các quần thể
có sự ngăn cách địa lý và ở các cá thể trong một quần thể nhưng có thể ở các
mức độ khác nhau. Đa dạng di truyền quan trọng và cần thiết đối với bất kỳ
một loài sinh vật nào, nó cho phép các loài thích ứng được với sự thay đổi của
môi trường.
Hiện nay ở Việt Nam đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái đã bước đầu
được xác định nhưng đa dạng di truyền (gen) chưa thể định lượng được
2.2. Đa dạng loài ở Việt Nam
24
Đa dạng loài có tầm quan trọng đặc biệt vì nó tạo cho các quần xã sinh
vật khả năng phản ứng và thích nghi tốt hơn đối với những thay đổi của điều
kiện ngoại cảnh. Sự đa dạng về loài được biểu hiện bằng tống số loài có trong
các nhóm đơn vị phân loại. Tính chất đa dạng sinh học được thể hiện bởi cấu
trúc quần thể của các loài.
Trong một khoảng thời gian ngắn từ 1992-2004, các nhà khoa học Việt
Nam đã cùng với một số tổ chức quốc tế đã phát hiện thêm 7 loài thú, 2 loài
chim mới cho khoa học.
- Sao la Pseudoryx nghetinhensis
- Mang lớn Megamuntiacus vuquangensis

- Bò sừng xoắn Pseudonovibos spiralis
- Mang trường sơn Canimuntiacus truongsonensis
- Mang Pù hoạt Muntiacus puhoatensis
- Cầy Tây nguyên Viverra taynguyenensis
- Vooc xám Pygathrix cinereus
- Thỏ vằn Isolagus timminsis
- Khưới Ngọc linh Garrulax ngoclinhensis
- Khưới đầu đen Actinodora sodangonum
Về thực vật, trong giai đoạn 1993 – 2003, đã có 13 chi, 222 loài và
30 taxon dưới loài đó được phát hiện và mô tả mới cho khoa học v.v.

2.2.1. Đa dạng loài thực vật
Mặc dù bị những tổn thất nghiêm trọng về diện tích rừng trong một thời
gian do chiến tranh kéo dài nhưng hệ thực vật Việt Nam vẫn còn phong phú về
thành phần loài. Tuy đến nay chưa có một tài liệu nào thống kê mô tả một cách
chi tiết thành phần loài thực vật nhưng theo số liệu trong phần địa lý thực vật
25

×