Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

tóm tắt luận án tiến sĩ nghiên cứu tác động của quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đến phát triển nông nghiệp, nông thôn huyện văn lâm, tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (442.76 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI



NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH




NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI
CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP,
NÔNG THÔN HUYỆN VĂN LÂM¸TỈNH HƯNG YÊN



Chuyên ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 62 85 01 03



TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ








HÀ NỘI, NĂM 2014





Công trình hoàn thành tại: Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội


Người hướng dẫn hoa học: 1. PGS.TS. Hồ Thị Lam Trà
2. PGS.TS. Nguyễn Thanh Trà


Phản biện 1: PGS. TS. Nguyễn Thị Vòng
Tường Đại học Nông nghiệp Hà Nội


Phản biện 2: TS. Nguyễn Đình Bồng
Hội Khoa học đất


Phản biện 3: TS. Mai Văn Phấn
Tổng cục Quản lý đất đai



Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận án cấp Trường
họp tại Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
vào hồi , ngày tháng năm 2014


Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam

- Thư viện Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
- Thư viện Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nền kinh tế nước ta sau hơn 20 năm đổi mới đã đạt được những thành tựu
hết sức to lớn, tuy nhiên nhìn tổng thể vẫn chưa thoát khỏi tính chất của một nền
kinh tế nông nghiệp. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang nỗ lực phấn đấu để
“… đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng
hiện đại”. Một trong những yếu tố đảm bảo thực hiện nội dung nói trên là phải giữ
vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình phát triển đất nước, đồng thời
thúc đẩy quá trình CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn (Đặng Kim Sơn, 2001).
Mục tiêu chung của CNH - HĐH nông nghiệp và nông thôn là xây dựng
một nền nông nghiệp và kinh tế nông thôn có cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại, cơ
động, nâng cao thu nhập và đời sống cho nông dân, đưa nông thôn tiến lên văn
minh hiện đại.
Huyện Văn Lâm thuộc tỉnh Hưng Yên có vị trí địa lý nằm ở phía Bắc tỉnh
Hưng Yên. Diện tích tự nhiên 7.443,25 ha với 11 đơn vị hành chính bao gồm 1 thị
trấn và 10 xã. Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất là một quá trình tất yếu đang diễn ra
trên địa bàn huyện Văn Lâm. Tuy nhiên quá trình này đã ảnh hưởng không nhỏ
cuộc sống của người dân, ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập, sức khỏe cộng đồng
và các vấn đề về môi trường… Vậy làm thế nào để xây dựng quá trình chuyển đổi
cơ cấu sử dụng đất hợp lý đáp ứng được yêu cầu CNH - HĐH trên địa bàn huyện?
Làm thế nào để nâng cao thu nhập cho người dân, thúc đẩy sự phát triển kinh tế-
văn hoá, xã hội đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái để phát triển bền vững?
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, việc thực hiện đề tài: "Nghiên cứu
tác động của quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đến phát triển nông
nghiệp, nông thôn huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên” là cần thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu
+ Xác định tác động của quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đến

nông nghiệp, nông thôn huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
+ Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của quá trình thực hiện chuyển
đổi cơ cấu sử dụng đất nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện.

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Bổ sung cơ sở khoa học cho việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trên
địa bàn huyện Văn Lâm và các vùng có điều kiện tương đồng.
- Cung cấp cơ sở để cân nhắc những ảnh hưởng về lao động, việc làm của
một bộ phận người dân; quan hệ gia đình, xã hội; tình hình an ninh trật tự ở
nông thôn và những thiệt hại về môi trường khi chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đất đai và vấn đề sử dụng đất
- Nông dân và người sử dụng đất
- Các yếu tố tác động đến nông nghiệp, nông thôn trong quá trình chuyển
đổi cơ cấu sử dụng đất.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu trong phạm vi địa giới hành chính
huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
- Phạm vi thời gian: Các vấn đề liên quan đến đối tượng và địa bàn nghiên
cứu trong giai đoạn 1999 - 2012.
+ Số liệu hiện trạng sử dụng đất và kết quả điều tra năm 2010
+ Thời gian lấy mẫu đất năm 2010
5. Những đóng góp mới của luận án
Luận án đã chỉ ra được các tác động tích cực, tiêu cực, xác định được mối
quan hệ và mức độ tác động của việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đến nông
nghiệp, nông thôn huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên thông qua nghiên cứu mối
tương quan giữa tỷ lệ thu hồi đất với các yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường trên
cơ sở sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính đơn giản. Từ đó rút ra một số quy
luật:

- Mặc dù diện tích đất nông nghiệp giảm; nông dân giảm dần đầu tư cho
sản xuất nông nghiệp nhưng thu nhập và mức sống của người dân ngày càng
được nâng cao. Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất giúp chuyển đổi cơ cấu lao động,
việc làm thuần nông đang giảm dần về số lượng và được thay thế bằng các
ngành nghề phi nông nghiệp là biểu hiện tích cực nhưng một bộ phận người dân

bị mất sinh kế do mất đất là biểu hiện tiêu cực.
- Sử dụng trị số r để xác định mối quan hệ và phương trình Y = aX + b để
mô hình hóa quan hệ tuyến tính cho thấy: X, Y tỷ lệ thuận và tương quan chặt,
rất chặt ở cả 2 tiểu vùng với các yếu tố thu nhập bình quân đầu người; nguồn thu
nhập; chuyển đổi nghề nghiệp; cơ sở hạ tầng nông thôn; tỷ lệ nghịch và tương
quan yếu với vốn đầu tư cho nông nghiệp; thiết chế xã hội trong nông thôn; môi
trường nông thôn.

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất
- Một số thuật ngữ
- Sử dụng đất đai
- Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất
1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về nông nghiệp, nông thôn
- Lý thuyết về nông nghiệp, nông thôn trên thế giới
- Khái quát mô hình thực tiễn về nông nghiệp, nông thôn
- Quan hệ giữa sử dụng đất với phát triển nông nghiệp, nông thôn
1.3. Kinh nghiệm chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất của một số nước trên thế giới,
vùng lãnh thổ và ở Việt Nam
Như vậy, với mục tiêu CNH - HĐH, quá trình dịch đổi cơ cấu sử dụng đất
đang diễn ra một cách mạnh mẽ và vẫn còn tiếp diễn trong thời gian tới.
1.4. Tác động của quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đến nông nghiệp,
nông thôn

- Tác động đến kinh tế
- Tác động đến xã hội
- Tác động đến môi trường nông thôn
1.5. Nhận xét chung
Những năm qua vấn đề chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đã được nhiều nhà
khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, các công trình
nghiên cứu đều tập trung vào phân tích các khía cạnh từ những vấn đề lý luận cơ
bản, vai trò, yếu tố tác động, sự cần thiết phải chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất;

động thái, nguyên nhân và thách thức của sự thay đổi sử dụng đất. Song, có lẽ
cho đến nay chưa có luận án, công trình nghiên cứu nào đánh giá cụ thể về tác
động của chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đến nông nghiệp, nông thôn một cách
tương đối đầy đủ và có hệ thống.
CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nội dung nghiên cứu
- Đặc điểm vùng nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất
- Đánh giá tác động của chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đến nông nghiệp,
nông thôn
- Kiểm chứng theo dõi một số mô hình sử dụng đất phục vụ đề xuất
hướng sử dụng

- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chuyển đổi cơ cấu sử
dụng đất nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu
- Thu thập tài liệu thứ cấp
- Điều tra thu thập tài liệu, số liệu sơ cấp
2.2.2. Phương pháp phân vùng và chọn điểm nghiên cứu
Căn cứ vào vị trí địa lý, tỷ lệ diện tích đất tự nhiên và tỷ lệ diện tích đất

nông nghiệp chuyển mục đích sử dụng trên địa bàn huyện chúng tôi phân các xã,
thị trấn trong huyện thành 2 tiểu vùng.
Tiểu vùng 1: Các xã có mức độ chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất cao; các xã
này có tỷ lệ diện tích đất tự nhiên bị chuyển mục đích sử dụng ≥ 25% và ≥ 50%
tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp chuyển sang các mục đích phi nông nghiệp; diện
tích đất canh tác của tiểu vùng này còn lại không đáng kể. Đó là xã Lạc Hồng,
Trưng Trắc, Tân Quang.
Tiểu vùng 2: Các xã có mức độ chuyển đổi thấp; các xã này có tỷ lệ diện tích
tự nhiên bị chuyển mục đích sử dụng < 25% và tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp bị
thu hồi < 50%. Đặc trưng nổi bật của các xã này chủ yếu là phát triển tiểu thủ
công nghiệp và nghề thủ công truyền thống. Có sự đa dạng hóa sản xuất cao, việc

thâm canh tăng vụ và các cây hàng hóa phát triển mạnh; bao gồm: TT Như
Quỳnh, xã Đình Dù, Lạc Đạo và một số xã chuyển đổi chủ yếu trong nội bộ đất
nông nghiệp; bao gồm: xã Chỉ Đạo, Minh Hải, Việt Hưng, Lương Tài, Đại Đồng.
Tổng số phiếu điều tra là 320 phiếu, trong đó 80 phiếu điều tra các hộ không bị
thu hồi; 240 phiếu điều tra các hộ bị thu hồi ở các mức độ khác nhau.
2.2.3. Phương pháp điều tra và phỏng vấn: Điều tra và phỏng vấn hộ nông
dân tại 2 tiểu vùng theo bảng hỏi (phần phụ lục) có in sẵn các thông tin cần thu
thập.
2.2.4. Phương pháp lựa chọn theo dõi mô hình sử dụng đất phục vụ đề xuất
sử dụng đất
Đề tài không đi sâu thiết kế mô hình mới mà chỉ dựa trên các mô hình có
sẵn, tiến hành nghiên cứu theo dõi để xác định tính thích hợp. Trên cơ sở kết quả
đánh giá hiệu quả sử dụng đất, lựa chọn 4 mô hình tại 2 tiểu vùng để theo dõi
kiểm chứng hiệu quả về kinh tế, xã hội, môi trường.
2.2.5. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất
* Hiệu quả kinh tế: Hiệu quả kinh tế được tính trên 1 ha đất nông nghiệp, bao
gồm các chỉ tiêu sau: Giá trị sản xuất (GTSX); Chi phí trung gian (CPSX); Giá trị
gia tăng (GTGT); GTSX/LĐ, GTGT/LĐ.

* Hiệu quả xã hội
Được đánh giá thông qua các chỉ tiêu: Góp phần giải quyết việc làm, thu hút
nhiều công lao động tại chỗ; tạo ra sản phẩm, đảm bảo ATLT; nâng cao giá trị thu
nhập/công lao động, phù hợp với năng lực sản xuất của hộ,
* Hiệu quả môi trường
Đánh giá thông qua việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, thuốc
kích thích tăng trưởng, chất thải từ chăn nuôi; loại hình sử dụng đất phải góp phần
cải thiện và giữ ổn định độ phì của đất, không làm ô nhiễm, thoái hóa đất và ảnh
hưởng xấu đến môi trường.
* Tổng hợp hiệu quả kinh tế, xã hội của các mô hình sử dụng đất theo dõi
được đánh giá bằng hiệu quả canh tác cải tiến Ect.
2.2.6. Phương pháp lấy mẫu phân tích
Tiến hành lấy 21 mẫu đất và 9 mẫu nước lấy trong khu vực nghiên cứu
vào thời điểm tháng 01/2010

- Phương pháp lấy mẫu và phân tích:
+ Chọn vị trí đại diện của mỗi khoanh đất, dùng máy định vị cầm tay (GPS)
kiểm tra, đối chiếu và ghi lại toạ độ điểm lấy mẫu.
+ Phương pháp lấy mẫu đất tầng mặt: Mẫu đất được lấy hỗn hợp theo
TCVN 4046 - 85.
+ Phương pháp lấy mẫu nước mặt và bảo quản mẫu nước theoTCVN
5992:1995 (ISO 5667 - 2: 1991): Chất lượng nước - Lấy mẫu, hướng dẫn kỹ
thuật lấy mẫu; TCVN 5993:1995 (ISO 5667 - 3: 1985): Chất lượng nước - Lấy
mẫu, hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu.
2.2.7. Phương pháp so sánh
Hàm lượng Cu, Pb và Zn trong các mẫu đất nghiên cứu được so sánh với
Quy chuẩn chất lượng kỹ thuật Quốc gia về chất lượng đất (QCVN03:
2008/BTNMT), sử dụng với đất nông nghiệp.
Hàm lượng Cu, Pb, Zn và Cd trong các mẫu nước nghiên cứu được so
sánh với Quy chuẩn chất lượng kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt

(QCVN08: 2008/BTNMT) quy định về giá trị giới hạn (A1) các thông số chất
lượng nước mặt.
2.2.8. Phương pháp đánh giá tác động
- Sử dụng các số liệu thống kê, phân tích từ các số liệu điều tra để so sánh,
đối chiếu và đưa ra kết luận về xu hướng.
- Sử dụng mô hình hồi qui tuyến tính đơn giản để đánh giá mối quan hệ và
mức độ ảnh hưởng của chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đến nông nghiệp, nông
thôn trên 3 mặt kinh tế, xã hội, môi trường.
Để mô hình hoá quan hệ tuyến tính trong đó diễn tả sự thay đổi của biến
Y theo biến X cho trước người ta sử dụng mô hình hồi qui tuyến tính đơn giản
với dạng phương trình là Y = aX + b. Trong đó: X là tỷ lệ mất đất;
Sử dụng hệ số tương quan (r) trong Excel với độ tin cậy của kết quả
nghiên cứu 95% để đánh mối quan hệ giữa X và Y.
2.2.9. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lý trên phần mềm Microsoft Office Excel 2007


CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đặc điểm vùng nghiên cứu
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
Văn Lâm và huyện nằm về phía bắc tỉnh Hưng Yên. Diện tích hành chính
của huyện và 7.443,25 ha. Với vị tri địa lý giáp thủ đô Hà Nội, có hệ thống giao
thông đường bộ, đường sắt thuận lợi để phát triển kinh tế, xã hội. Địa hình tương
đối bằng phẳng, khí hậu ôn hòa, nguồn nước phong phú, độ ẩm tương đối cao cho
phép phát triển đa dạng hệ thống cây trồng đặc biệt là có thể bố trí gieo trồng nhiều
vụ trong năm.
3.1.2. Thực trạng kinh tế, xã hội huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên
3.1.2.1 Tình hình phát triển kinh tế
Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng nhanh, năm 2010

11.787,754 tỷ đồng tăng so với 2009 là 2.857,637 tỷ đồng (32%). Nông nghiệp
đã có chuyển biến tích cực tạo ra giá trị sản lượng hàng hoá cao trên một đơn vị
diện tích canh tác. Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2010 đạt 738,074 tỷ đồng
(tăng 11,23% so với năm 2009), chiếm tỷ trọng 12,65% trong tổng ngành kinh
tế. Thương mại, dịch vụ phát triển; mạng lưới viễn thông, hệ thống chợ nông
thôn được cải tạo nâng cấp phát triển nhanh, đáp ứng sức mua ngày một tăng
trên địa bàn.
3.1.2.2 Dân số, lao động và việc làm
Tính đến năm 2010 dân số huyện Văn Lâm là 114.211 người, chỉ trong
vòng 10 năm (2000 - 2010) dân số huyện Văn Lâm đã tăng 20.236 người.
Tổng số lao động của huyện là 65.175 lao động, trong đó: 17.655 lao động
nông nghiệp (chiếm 27,09%), 47.520 lao động phi nông nghiệp (chiếm 72,91%).
Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tương đối cao, chiếm trên 70% tổng số lao động
của huyện. Điều này phản ánh đúng xu hướng phát triển kinh tế của huyện để trở
thành huyện công nghiệp
.

3.2. Đánh giá thực trạng chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất
3.2.1 Chuyển mục đích từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp
Quá trình chuyển đổi mục đích từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp

giai đoạn 2000 - 2010 với tốc độ nhanh chóng. Tỷ lệ đất nông nghiệp có xu hướng
giảm rõ rệt, tỷ lệ đất phi nông nghiệp tăng lên. Năm 2000 đất nông nghiệp của
huyện chiếm 67,98%, đất phi nông nghiệp chiếm 31,6% tổng diện tích tự nhiên;
đến năm 2010 đất nông nghiệp chiếm 52,83%, đất phi nông nghiệp chiếm 47,0%
tổng diện tích tự nhiên. Từ năm 2000 - 2010 đất nông nghiệp giảm khoảng 15%
(1.126,98 ha) trong đó giảm chủ yếu vào đất trồng lúa. Nguyên nhân chính của
việc chuyển đổi này chủ yếu là do sự xuất hiện nhanh chóng của các khu,
cụm công nghiệp huyện Văn Lâm từ năm 2000 – 2010 nên cần một diện tích
đất đai để phục vụ cho phát triển.

Bảng 3.3. Tổng hợp diện tích đất bị thu hồi để xây dựng các khu, cụm công
nghiệp huyện Văn Lâm giai đoạn 2000 - 2010
ST
T
Tiểu vùng
Diện tích đất chuyển đổi (ha)
Số lượt hộ bị
thu hồi (hộ)
Tổng Đất nông nghiệp
1 Tiểu vùng 1

619,91 502,45 9.546
2 Tiểu vùng 2

308,61 234,05 4.714
Tổng 928,52 736,50 14.260
Kể từ năm 2000 đến năm 2010, diện tích đất nông nghiệp chuyển sang
sử dụng cho phát triển các khu, cụm công nghiệp lên tới 736,50 ha, chiếm
18,87% tổng diện tích đất nông nghiệp. Số hộ nông dân bị ảnh hưởng do
chuyển đổi mục đích sử dụng đất là 14.260 lượt hộ. Diện tích đất nông nghiệp
giảm còn lại do chuyển sang một số mục đích phi nông nghiệp khác như đất
công cộng, đất ở, đất phi nông nghiệp khác
3.2.2 Chuyển đổi trong nội bộ đất nông nghiệp
Đất trồng nông nghiệp ngoài việc giảm một lượng đáng kể do chuyển
sang các mục đích phi nông nghiệp thì diện tích còn lại chủ yếu được chuyển
sang đất trồng cây hàng năm khác (159,18 ha) và đất nông nghiệp khác (137,96
ha) và đất trồng cây lâu năm (55,09 ha) phù hợp với xu hướng chuyển dịch sản
xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Qua chuyển
đổi trong nội bộ đất nông nghiệp bước đầu đã hình thành các vùng chăn nuôi,
các loại cây trồng hàng hóa ngày càng được mở rộng, các trang - vườn - trại theo


hướng tập trung đã tạo giá trị thu nhập cao, giải quyết công ăn việc làm cho
người lao động, an toàn dịch bệnh.
3.3. Tác động của chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đến nông nghiệp, nông thôn
3.3.1. Tác động về mặt kinh tế
3.3.1.1. Tác động tích cực
a) Tác động đến tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của huyện
* Tăng trưởng kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện ngày càng tăng qua các năm và giai
đoạn sau chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất cao hơn hẳn so với giai đoạn trước khi
chuyển đổi. Cụ thể: Giai đoạn 2006 - 2010 đạt 17,02%, cao hơn giai đoạn 1995 -
2000 là 13%/năm và giai đoạn 2000 - 2005 là 15,45%/năm. Tổng thu ngân sách
năm 2010 ước đạt 178,566 tỷ đồng.
* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: Trước chuyển đổi, tỷ
trọng ngành nông nghiệp vẫn chiếm chủ yếu trong nền kinh tế (59,7% năm
1999). Từ khi bắt đầu quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất (năm 2000), cơ
cấu kinh tế đã có sự thay đổi theo xu hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp; giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Tỷ trọng ngành công nghiệp
đạt 73,10% năm 2005 và 74,99% năm 2010 trong đó nông nghiệp giảm xuống
còn 14,40% năm 2005 và 12,65% năm 2010
b) Tăng trưởng trong sản xuất nông nghiệp
* Tăng giá trị sản xuất nông nghiệp
99848
85192
74711
112929
2444
4161
0

20000
40000
60000
80000
100000
120000
Triệu đồng
Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ
Ngành
Năm 2000
Năm 2010


Hình 3.4. Giá trị sản xuất nông nghiệp huyện Văn Lâm
Trong 10 năm (từ 2000 - 2010) giá trị sản xuất nông nghiệp tăng từ
177.003 triệu đồng lên 202.282 triệu đồng, trong đó giá trị trồng trọt giảm; giá
trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng từ 74.711 triệu đồng lên 112.929 triệu đồng;
dịch vụ tăng từ 2.444 triệu đồng lên 4.161 triệu đồng. Nhiều khu vực chăn nuôi
tập trung theo mô hình công nghiệp được hình thành.
Do chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nên giá trị thu được bình
quân/ha đất canh tác ngày càng tăng: Từ 29,46 triệu đồng (năm 2000) lên 44,53
triệu đồng (năm 2005) và 89 triệu đồng (năm 2010).
* Hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp
Hiệu quả kinh tế một số loại hình sử dụng đất chính được tổng hợp thông
qua phiếu điều tra nông hộ. Kết quả được thể hiện trong bảng 3.7.
- Xét theo các LUT: Cũng có sự chênh lệch tương đối lớn về hiệu quả kinh
tế giữa các LUT. LUT3, LUT4, LUT5, LUT6 cho hiệu quả kinh tế cao nhưng phụ
thuộc nhiều vào thị trường. Cao nhất là LUT6 cho GTGT/ha là 220,30 triệu đồng
gấp 4,76 lần so với LUT 1. Tuy nhiên đối với LUT này mặc dù cho hiệu quả kinh
tế rất cao nhưng không thể mở rộng tràn lan mà phải tuân thủ theo quy hoạch để

không làm ảnh hưởng xấu đến cảnh quan, môi trường của vùng sản xuất. Các
LUT còn lại cho GTGT/ha gấp từ 2,00 – 3,82 lần so với LUT1.
LUT1, LUT2 cho hiệu quả kinh tế thấp nhưng lại mang tính ổn định. Thấp
nhất là LUT1 cho GTGT chỉ đạt 46,22 triệu đồng.
Bảng 3.7. Hiệu quả kinh tế bình quân trên 1 ha đối với các loại hình sử
dụng đất chính huyện Văn Lâm năm 2010
Loại hình sử dụng đất
(LUT)
Tính trên 1 ha
Lao
động
(công
/ha)
Tính trên 1 công
lao động
GTSX
(triệu
đồng)
CPTG
(triệu
đồng)
GTGT
(triệu
đồng)
GTSX
(1000 đ)
GTGT
(1000 đ)

2 lúa (LUT1) 69,03 22,81 46,22 410 168,37 112,74

2 lúa - cây vụ đông LUT2) 138,41 46,15 92,26 698 198,30 132,22
1 vụ lúa - 2 vụ rau (LUT3) 170,72 48,95 121,77 746 228,85 163,23
Chuyên rau - màu (LUT4) 226,69 50,09 176,60 828 273,78 213,29
Cây ăn quả (LUT5) 173,71 66,94 106,77 553 314,12 193,07

Trang vườn trại (LUT6) 324,65 104,35 220,30 980 331,28 224,80
Trong thực tế, không phải LUT nào cho hiệu quả kinh tế cao cũng là loại
hình chiếm ưu thế tuyệt đối. Vì vậy, cần phải nghiên cứu kỹ hơn hiệu quả xã hội và
hiệu quả môi trường để làm cơ sở cho việc đề xuất hướng sử dụng đất sau này.
c) Tăng thu nhập và nguồn thu nhập của người dân
* Thu nhập của người dân
Số liệu thống kê cho thấy: Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn
huyện sau chuyển đổi tăng lên rõ rệt, năm 2010 là 1.394 USD/ người/năm; tăng
4,5 lần so với năm 1999.
Phân tích kết quả đánh giá của hộ gia đình về nhập bình quân trước và sau
chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất có thể thấy 39,85% hộ gia đình có thu nhập tăng
so với trước khi chuyển đổi; các hộ có thu nhập tăng chủ yếu tập trung vào tiểu
vùng 1 (27,29%); trong khi tiểu vùng 2 các hộ có thu nhập tăng chỉ chiếm
12,56% . Như vậy, ở tiểu vùng 1 khả năng tiếp cận việc làm và tìm kiếm việc
làm có thu nhập cao dễ dàng hơn so với tiểu vùng 2.
d) Tăng mức sống của người dân
* Mức chi tiêu
Năm 2010, mức chi bình quân 1 nhân khẩu/tháng đạt 746,0 nghìn đồng,
nhiều gấp 3,38 lần so với năm 2000. Tỷ lệ số hộ đánh giá có mức chi tiêu tăng
toàn huyện là 45,61%; tại tiểu vùng 1 chiếm 27,17% tỷ lệ này cao hơn so với tại
tiểu vùng 2 (18,44%); trong cùng một tiểu vùng nhóm hộ 3, 4 bị thu hồi đất
nhiều có mức chi tiêu cao hơn so với nhóm hộ 1, 2. Như vậy, đa số các hộ gia
đình sau chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất có mức chi tiêu tăng lên và tập trung vào
nhóm hộ bị thu hồi đất nhiều
* Mua sắm đồ dùng lâu bền

Số liệu khảo sát năm 2011 trên địa bàn huyện cho thấy: Tỷ lệ hộ có ít nhất
một trong 11 đồ dùng lâu bền đạt 99,5%, đây là tỷ lệ tương đối cao so với vùng
đồng bằng sông Hồng và các huyện lân cận trong tỉnh. Tỷ lệ hộ mua sắm đồ dùng
lâu bền trong 12 tháng qua cũng tăng lên đáng kể, đạt 48,5% năm 2010, tăng
1,88% so với cùng kỳ năm trước.
3.3.1.2. Tác động tiêu cực
a) Diện tích đất nông nghiệp giảm

Tính đến cuối năm 2010 diện tích đất nông nghiệp của huyện hiện còn
3.932,31 ha, chiếm 52,83% tổng diện tích đất tự nhiên, diện tích đất nông
nghiệp bình quân đầu người toàn huyện là 0,034 ha/người. Diện tích đất trồng
cây hàng năm là 3.511,34 ha, chiếm 89,29% giảm 1.115,28 ha (28,36%); trong
đó diện tích đất trồng lúa chỉ còn 3.351,74 ha, chiếm 85,23% giảm 1.274,06 ha
so với năm 2000, diện tích đất trồng lúa giảm cả về số lượng lẫn cơ cấu. Đất
trồng cây lâu năm giảm 104,17 ha (chiếm 2,64%); đất NTTS giảm 47,76 ha
(chiếm 1,21%) so với năm 2000
b) Vốn đầu tư cho nông nghiệp bị hạn chế
Phân tích kết quả điều tra về sự thay đổi vốn đầu tư cho nông nghiệp có
thể thấy đa số các hộ gia đình tại huyện Văn Lâm đều không muốn bỏ vốn ra để
đầu tư cho sản xuất nông nghiệp; số hộ đầu tư không đổi và giảm đi cho lĩnh vực
này chiếm tới 72,46%, chỉ còn lại 27,54% số hộ tăng vốn đầu tư cho nông
nghiệp
. Sự giảm đầu tư vốn cho nông nghiệp tập trung chủ yếu tại tiểu vùng 1
nơi có tốc độ chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất mạnh, đặc biệt là ở nhóm hộ bị thu
hồi nhiều đất, tăng vốn đầu tư cho nông nghiệp lại chiếm tỷ lệ nhiều hơn ở tiểu
vùng 2 (toàn huyện chiếm 13,46%, tiểu vùng 2 chiếm 10,33%), điều này cho
thấy tốc độ thay đổi cơ cấu sử dụng đất ảnh hưởng trực tiếp đến mức đầu tư vốn
cho sản xuất nông nghiệp.
Bảng 3.11. So sánh vốn đầu tư cho nông nghiệp của hộ gia đình trước và
sau chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất

ĐVT: %
TT Khu vực
Đánh giá
Giảm
nhiều
Giảm
Không
đổi
Có tăng
Tăng
nhiều
Toàn huyện 15,94 28,44 28,08 14,08 13,46
1 Tiểu vùng 1 14,69 17,82 15,31 5,01 3,13
1.1 Nhóm hộ 1 3,44 4,69 3,75 2,19 0,94
1.2 Nhóm hộ 2 2,81 2,19 3,44 1,56 1,88
1.3

Nhóm h


3

5,00

5,63

5,31

0,63



1.4 Nhóm hộ 4 3,44 5,31 2,81 0,63 0,31
2 Tiểu vùng 2
1,25 10,62 12,77 9,07 10,33
2.1 Nhóm hộ 1 3,44 2,50 2,19 1,88

2.2 Nhóm hộ 2 0,94 1,56 2,77 1,88 4,38
2.3 Nhóm hộ 3 1,56 4,06 3,44 0,63
2.4

Nhóm h


4

0,31

4,06

3,44

1,56

3,44

3.3.2. Tác động về mặt xã hội
3.3.2.1. Tác động tích cực
a) Thay đổi cơ cấu lao động theo chiều hướng có lợi
Trước chuyển đổi, số lao động nông nghiệp vẫn chiếm đa số trong tổng số
lao động toàn huyện (84,52%). Tỷ lệ này càng giảm đi rõ rệt khi tốc độ chuyển

đổi ngày càng tăng: Năm 2000 tỷ lệ lao động nông nghiệp vẫn còn chiếm đến
79,98% trong tổng số lao động trong toàn huyện, đến năm 2010 chỉ còn 27,09%.
Tương tự như vậy, lao động trong các lĩnh vực như công nghiệp tăng từ 10%,
lên 37,09%; thương mại dịch vụ tăng 2% lên 6,42%, và ngành nghề khác.
b) Biến đổi việc làm theo chiều hướng tích cực
Kết quả điều tra cho thấy việc làm của nông dân đang chuyển biến theo
những hướng sau: Việc làm thuần nông vẫn tiếp tục được duy trì theo thời vụ
nhưng đang giảm dần về số lượng, một số chuyển hẳn sang thực hiện mô hình
kinh tế nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, tuy nhiên số này vẫn còn ít. Một số
khác chuyển sang tìm cơ hội việc làm phi nông nghiệp ngoài thời vụ nông
nghiệp hoặc chuyển hẳn sang ngành nghề khác.
c) Hiệu quả xã hội sử dụng đất nông nghiệp được đảm bảo
Bảng 3.14 Hiệu quả xã hội của một số loại hình sử dụng đất chính
Loại
hình
SDĐ
(LUT)

Chỉ tiêu định lượng

Chỉ tiêu định tính
Công
LĐ/ha
(công)
GTGT/
công (1000
đồng)
LUT1 410 112,74
- Phù hợp với năng lực sản xuất của hộ;
- Tạo ra sản phẩm, đảm bảo ATLT;

- Thu nhập thấp, nhiều hộ không nhiệt tình sản xuất.
LUT2

698 132,22
- Phù hợp với năng lực sản xuất của hộ khá
- Có sự đầu tư thâm canh;
- Tăng giá trị sản phẩm, tăng thu nhập, đảm bảo ATLT;
- Hộ trung bình và hộ nghèo đã có sự tập trung
đầu tư sản xuất

LUT3

746 163,23
- Phù hợp với năng lực sản xuất của hộ khá,
- Có trình độ sản xuất hàng hóa;
- Có sự đầu tư thâm canh tăng vụ;
- Sản phẩm có giá trị cao nhưng khả năng đảm
bảo ATLT thấp;
- Thu nhập cao, tạo việc làm tại chỗ. Thị trường
không ổn định.
LUT4

828 213,29
- Trình độ thâm canh cao; không tạo ra sản phẩm
lương thực;
- Phù hợp với các hộ có khả năng đầu tư; giá trị
sản phẩm lớn, nâng cao thu nhập;
- Sản phẩm mang tính hàng hóa cao, thị trường
tiêu thụ chưa ổn định.
LUT5


553 193,07
- Phù hợp với năng lực sản xuất của hộ khá;
- Trình độ kỹ thuật cao, nâng cao thu nhập;
- Sản phẩm mang tính hàng hóa cao, thị trường
tiêu thụ chưa ổn định.
LUT6

980 224,80
- Trình độ kỹ thuật, vốn đầu tư ban đầu cao;
- Tạo ra sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thực phẩm;
- Thu nhập cao, tạo việc làm tại chỗ.
d) Thay đổi kết cấu hạ tầng, kinh tế - xã hội ở nông thôn theo chiều hướng có lợi
Phân tích kết quả đánh giá của các hộ gia đình về kết cấu hạ tầng nông
thôn có thể thấy rằng đa số các hộ gia đình đều đánh giá kết cấu hạ tầng nông
thôn sau chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất tốt hơn so với trước kia: Điện nông thôn
46,25% tốt lên, 29,37% không đổi; hệ thống giao thông 41,55% tốt lên, 20,32%
không đổi; 46,55% tốt lên, 32,50% không đổi; điều kiện y tế 64,68% tốt lên,
22,19% không đổi; điều kiện trường học 39,99% tốt lên, 35,69% không đổi. Tỷ
lệ hộ cho rằng các điều kiện này tốt lên và tốt lên nhiều tập trung chủ yếu tại tiểu
vùng 1, tiểu vùng có tốc độ chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nhanh hơn. Như vậy,
chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất có ảnh hưởng đến việc thay đổi kết cấu hạ tầng
nông thôn theo chiều hướng tốt lên.
Bảng 3.17. So sánh kết cấu hạ tầng nông thôn của hộ gia đình trước và sau
chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất

ĐVT: %
TT Tiêu chí
Đánh giá
Xấu đi

nhiều
Xấu
đi
Không
đổi
Tốt
lên
Tốt lên
nhiều
1 Toàn huyện
1.1 Hệ thống điện nông thôn 4,69
19,69
29,37 32,50 13,75
1.2 Hệ thống giao thông 16,57
21,56
20,32 20,94 20,61
1.3 Tình hình cung cấp nước sạch 10,63
10,32
32,50 33,74 12,81
1.4 Điều kiện y tế 6,25 6,88 22,19 32,18 32,50
1.5 Điều kiện trường học 15,63 8,69 35,69 27,49 12,50
2 Tiểu vùng 1

2.1 Hệ thống điện nông thôn 2,19 8,75 17,81 17,50 8,75
2.2 Hệ thống giao thông 8,44 6,88 8,44 12,81 13,44
2.3 Tình hình cung cấp nước sạch 3,75 2,19 17,19 16,88 10,00
2.4 Điều kiện y tế
6,25 3,44 17,19 14,38 20,31
2.5 Điều kiện trường học 6,88 3,38 17,56 17,19 10,00
3 Tiểu vùng 2


3.1 Hệ thống điện nông thôn 2,5
10,94
11,56 15,00 5,00
3.2 Hệ thống giao thông 8,13
12,81
11,88 8,13 7,17
3.3 Tình hình cung cấp nước sạch 6,88 8,13 15,31 16,86 2,81
3.4 Điều kiện y tế
3,44 5,0 17,80 12,19
3.5 Điều kiện trường học 8,75 5,31 18,13 10,30 2,50
3.3.2.2. Tác động tiêu cực
a) Tình trạng việc làm của lao động bị thu hồi đất
* Theo nhóm tuổi: Xem xét lao động chưa có việc làm cho thấy, tỷ lệ lao
động chưa có việc làm sau thu hồi đất rất cao ở các nhóm tuổi 16-18 chiếm
80,83% và từ 19 - 25 chiếm 36,25% trong khi các nhóm tuổi khác có tỷ lệ thấp
hơn như nhóm tuổi 26 - 35 và nhóm tuổi > 35 lần lượt là 15,42% và 13,33%. Như
vậy, sau khi thu hồi đất, tình trạng việc làm của lao động các hộ bị thu hồi đất là
rất đáng báo động, thể hiện ở tỷ lệ lao động đủ việc làm và lao động có việc làm
không đầy đủ có xu hướng giảm xuống, tỷ lệ lao động chưa có việc làm tăng lên
từ nhóm tuổi 26 trở lên.
* Theo trình độ học vấn: Đối với lao động có trình độ học vấn thấp xu
hướng chung là tỷ lệ lao động chưa có việc làm (thất nghiệp) tăng lên. Nguyên
nhân chính là do việc thu hút lao động trình độ học vấn thấp từ các hộ bị thu hồi

đất nông nghiệp tham gia vào thị trường lao động và hỗ trợ cho họ tự tạo ra việc
làm là vấn đề xã hội bức xúc và khó khăn tại các thị trường lao động.
b) Thiết chế xã hội nông thôn
* Quan hệ gia đình, xã hội
Tỷ lệ đánh giá mối quan hệ gia đình, xã hội xấu đi và không đổi chiếm đa

số 71,54% (trong đó 37,80% đánh giá có chiều hướng xấu đi, 33,74% đánh giá
là không đổi trước và sau chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất), số hộ đánh giá tốt lên
chỉ chiếm 28,46 %. Tại tiểu vùng 1 tỷ lệ đánh giá mối quan hệ này là xấu đi cao
hơn nhiều (25,32%) so với tiểu vùng 2 (12,48%). Như vậy, tại tiểu vùng có tốc
độ chuyển đổi càng nhanh thì càng ảnh hưởng không tốt tới mối quan hệ gia
đình, xã hội trong nông thôn.
* An ninh trật tự
Tỷ lệ đánh giá chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất ảnh hưởng xấu đến tình
hình an ninh trật tự trên địa bàn vẫn chiếm cao 37,78%, chủ yếu tập trung vào
tiểu vùng 1 (28,41%); mặc dù tỷ lệ đánh giá tốt lên chỉ chiếm 29,09% nhưng
tiểu vùng 2 (20,64%) lại cao hơn rất nhiều so với tiểu vùng 1(8,45%). Như vậy,
vùng chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất càng mạnh thì tình hình an ninh trật tự trên
địa bàn theo đánh giá có chiều hướng xấu đi.
3.3.3. Tác động đến môi trường
a) Ảnh hưởng không tốt đến môi trường nông thôn
Tỷ lệ đánh giá môi trường nông thôn có xu hướng tốt lên chiếm 29,05%,
tập trung chủ yếu tại tiểu vùng 2 chiếm 20,62%; đa số các hộ gia đình đều đánh
giá môi trường nông thôn có xu hướng xấu đi hoặc không đổi, tỷ lệ hộ đánh giá
xấu đi lại tập trung chủ yếu tại tiểu vùng 1. Như vậy, có thể thấy chuyển đổi cơ
cấu sử dụng đất có tác động không tốt tới môi trường nông thôn, vùng bị chuyển
đổi với tốc độ càng nhanh thì càng bị ảnh hưởng.
Bảng 3.21. Môi trường nông thôn trước và sau chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất
ĐVT: %
TT Khu vực
Đánh giá
Xấu đi Xấu đi Không Tốt lên Tốt lên

nhiều đổi nhiều

Toàn huyện

15,31 22,51 33,13 16,25 12,80
1 Tiểu vùng 1 14,06 14,38 13.13 4,69 3,75
1.1 Nhóm hộ 1 1,63 0,63 1,31 0,31
1.2

Nhóm h


2

2,06

1,25

2,51

1,88

0,31

1.3 Nhóm hộ 3 4,56 5,75 3,5 1,00 2,19
1.4 Nhóm hộ 4 5,81 6,75 5,81 1,50 1,25
2 Tiểu vùng 2
1,25 8,13 20,00 11,56 9,06
2.1 Nhóm hộ 1 1,31 0,31 2,31
2.2

Nhóm h



2


1,94

2,50

0,63

2,68

2.3 Nhóm hộ 3 0,63 2,63 7,63 5,31 1,88
2.4 Nhóm hộ 4 0,62 3,56 8,56 2,50 2,19
b) Môi trường sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng
Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất sẽ dẫn đến sự thay đổi cơ cấu cây trồng
theo hướng đa canh, tăng hệ số sử dụng đất, các loại cây trồng có xu hướng
hàng hóa như khoai tây, cà chua, bắp cải, dưa chuột… tăng lên để phục vụ cho
nhu cầu của thị trường tại huyện và vùng lân cận. Thực tế cho thấy đa số các
loại cây trồng đều sử dụng lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật cao hơn so
với tiêu chuẩn. Lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật dư sẽ ảnh hưởng trực
tiếp đến môi trường đất, nước của khu vực.
c) Ảnh hưởng đến chất lượng đất nông nghiệp
Phân tích hàm lượng một số kim loại nặng trong đất nông nghiệp trên
địa bàn cho thấy: Trong 21 mẫu đất nghiên cứu có 3 mẫu đất bị ô nhiễm Cu
và không có mẫu nào bị ô nhiễm Zn, 2 mẫu bị ô nhiễm Pb và một số mẫu Cu,
Zn, Pb bị nhiễm bẩn. Các mẫu đất bị ô nhiễm và nhiễm bẩn Cu, Pb, Zn đều
thuộc các khu vực chịu ảnh hưởng nhiều của quá trình chuyển đổi cơ cấu sử
dụng đất. Các khu vực ít chịu ảnh hưởng của quá trình chuyển đổi cơ cấu sử
dụng đất thì chưa bị ô nhiễm các kim loại nặng: Cu, Zn, Pb. Như vậy, chuyển đổi
cơ cấu sử dụng đất đã ảnh hưởng đến một số tính chất của đất nông nghiệp.

d) Chất lượng nước mặt
Kết quả phân tích 9 mẫu nước tại địa bàn nghiên cứu và so sánh với

QCVN08 cho thấy:
- Về hàm lượng Cu: Không có mẫu nào vượt quá QCVN08:
2008/BTNMT.
- Về hàm lượng Zn: Đa số các mẫu đều vượt quá QCVN08: 2008/BTNMT.
Có những mẫu vượt rất nhiều lần quy chuẩn cho phép. Chỉ có mẫu M.1, M.9 là
dưới QCVN08: 2008/BTNMT, 2 mẫu này lấy tại khu vực ít bị ảnh hưởng bởi quá
trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất.
- Về hàm lượng Cd và Pb: Các mẫu đều vượt quá QCVN08:
2008/BTNMT. Thấp nhất là mẫu M.1 là mẫu không chịu ảnh hưởng của quá
trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất.
Đa số các mẫu ít chịu ảnh hưởng của quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng
đất có hàm lượng Cu, Zn, Cd, Pb thấp hơn. Như vậy, chuyển đổi cơ cấu sử dụng
đất đã có ảnh hưởng đến hàm lượng một số kim loại nặng trong mẫu nước mặt
trên địa bàn huyện Văn Lâm.
3.3.3.4 Chất thải rắn
Theo dự báo lượng rác thải trên địa bàn huyện Văn Lâm đến năm 2020 là:
Chất thải sinh hoạt: 32.558 tấn/năm, chất thải công nghiệp là 16.995tấn/năm.
Lượng chất thải trên địa bàn huyện tăng nhanh qua các năm: Chất thải công nghiệp
vẫn tăng trung bình 693 tấn/năm, chất thải sinh hoạt tăng tới 954 tấn/năm. Những
số liệu trên phần nào cho thấy tình trạng quá tải về rác thải trong thời gian tới trên
địa bàn huyện Văn Lâm.
3.3.4. Xác định mức độ tác động của chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đến phát triển
nông nghiệp, nông thôn
Để xác định mức độ tác động của chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đến phát
triển nông nghiệp, nông thôn chúng tôi dưạ trên kết quả điều tra về nhận thức
của người dân và sử dụng mô hình hồi qui tuyến tính đơn giản Y = aX + b. Kết
quả cụ thể được trình bày trong bảng 3.26.

Bảng 3.26. Kết quả phân tích tương quan giữa tỷ lệ mất đất
tại các tiểu vùng với các yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường

STT

Chỉ tiêu Tiểu vùng 1 Tiểu vùng 2
r
1
Mức quan hệ của
các đại lượng
r
2
Mức quan hệ của
các đại lượng
1 Thu nhập bình quân
đầu người
0.80 X, Y tương quan
chặt
0.74 X, Y tương quan
chặt
2 Nguồn thu nhập 0.87 X, Y tương quan chặt 0.72 X, Y tương quan chặt
3 Mức chi tiêu 0.39 X, Y tương quan
trung bình
0.26 X, Y tương quan
yếu
4 Vốn đầu tư cho nông
nghiệp
0.07 X, Y tương quan
yếu
0.09 X, Y tương quan

yếu
5 Chuyển đổi nghề
nghiệp
0.89

X, Y tương quan
chặt
0.84 X, Y tương quan
chặt
6 Kết cấu hạ tầng
6.1 Tình hình cung cấp
điện nông thôn
0.34

X, Y tương quan
trung bình
0.19 X, Y tương quan
yếu
6.2 Tình hình cung cấp
nước sạch
0.39

X, Y tương quan
trung bình
0.24 X, Y tương quan
yếu
6.3 Điều kiện giao thông

0.87


X, Y tương quan
chặt
0.84 X, Y tương quan
chặt
6.4 Điều kiện trường học

0.91

X, Y tương quan rất
chặt
0.90 X, Y tương quan rất
chặt
6.5 Điều kiện khám
chữa bệnh
0.91

X, Y tương quan rất
chặt
0.89 X, Y tương quan
chặt
7 Thiết chế xã hội
7.1 Quan hệ gia đình, xã
hội
0.01

X, Y tương quan yếu 0.02 X, Y tương quan yếu
7.2 Tình hình an ninh
trật tự
0.01


X, Y tương quan yếu 0.09 X, Y tương quan yếu
8 Môi trường nông
thôn
0.06

X, Y tương quan yếu 0.05 X, Y tương quan yếu

3.3.5. Tổng hợp những tồn tại, nguyên nhân của quá trình chuyển đổi cơ cấu
sử dụng đất
Quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đã tạo cơ hội cho phát triển, bên
cạnh đó vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục trong thời gian tới.

Bảng 3. 27. Tổng hợp những tồn tại, nguyên nhân và giải pháp khắc phục
quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đến năm 2010 huyện Văn Lâm
Chỉ tiêu Thực trạng Nguyên nhân Giải pháp
1. Kinh
tế


- Thu nhập và nguồn
thu nhập của một bộ
phận người dân bị
giảm
-

T
rình
đ



h

c v

n th

p,
chưa được đào tạo nghề;
Đào t

o ngh


và nâng cao trình
đ


học vấn cho người dân
-

Không có v

n đ


t


t



ch

c s

n xu

t;

-

Có chính sách thu hút v

n đ

u
tư s

n xu

t

-

H

n ch
ế

trong vi


c thi
ế
t
lập các mối quan hệ; khả
năng hội nhập kém;
-

Đào t

o thêm các k


năng
mềm cho người lao động
-

Kh


năng ti
ế
p c

n các
dịch vụ việc làm;
Tăng cư

ng kh



năng ti
ế
p c

n
các dịch vụ việc làm
-

V

n đ

u tư cho nông
nghi

p b


h

n ch
ế

-

Kh


năng sinh l


i th

p,
nhi

u r

i ro

Tăng kh


năng sinh l

i,

h

n ch
ế

r

i ro

2. Xã
hội
Tình tr


ng thi
ế
u vi

c
làm của lao động bị
thu hồi đất
Ngư

i dân chưa chu

n b


để kiếm một nghề mới;
trình độ học vấn thấp;
Chu

n b


v


tư tư

ng, ý th

c và
đào tạo về kỹ năng để người dân

tự tìm kiếm việc làm
S


ti

n h


tr


cho

chuy

n đ

i
ngh


nghi

p là ít


Các cơ s



d

y ngh


còn
hạn chế về quy mô và chất
lượng đào tạo
Tăng cư

ng đ

u tư v


cơ s


v

t
chất và nâng cao chất lượng đào
tạo nghề
Các nhà đ

u tư chưa th

c
sự quan tâm đến cam kết
hỗ trợ đào tạo nghề, giải

quyết việc làm
Thu hút s


quan tâm c

a các
nhà đầu tư đến vấn đề hỗ trợ
đào tạo nghề, giải quyết việc
làm
Các doanh nghi

p có xu
hướng tuyển lao động trẻ
(khoảng từ 18 – 35 tuổi)
T

o vi

c làm cho nh

ng lao
động trên 35 tuổi
Các kênh thông tin vi

c
làm trên địa bàn chưa thực
s



phát tri

n

Phát tri

n các kênh thông tin
trên địa bàn
Chính quy

n đ

a phương chưa
thực sự quan tâm đúng mức
C

n s


quan tâm hơn n

a c

a
chính quyền địa phương

Thiết chế xã hội
nông thôn lỏng lẻo
S



buông l

ng c

a chính
quyền địa phương
C

p

y, chính quy

n, đoàn th


cần quan tâm hơn nữa trong vấn
đ


qu

n lý

S


nh

n th


c chưa đ

y đ


về mục đích sử dụng tiền
bồi thường từ đất và tâm lý


ng th


g

p

Tăng cư

ng vi

c tuyên truy

n
về nhận thức cho người dân sử
dụng có hiệu quả tiền bồi
thư

ng


3. Môi
trường
Tình tr

ng rác th

i,
nước thải bừa bãi
Tư tư

ng coi nh


l

i ích
bảo vệ môi trường
Tuyên truy

n cho ngư

i dân nh

n
thức được lợi ích bảo vệ môi trường
Ô nhi

m môi trư

ng


Khu, c

m công nghi

p, cơ s


sản xuất chưa thực sự tuân
thủ nghiêm túc quy định bảo
vệ môi trường
C

n ph

i h

p ch

t ch


gi

a các
cấp trong việc triển khai thực
hiện nhiệm vụ bảo vệ môi
trường
3.4. Kiểm chứng theo dõi một số mô hình sử dụng đất phục vụ đề xuất hướng sử
dụng


Tổng hợp kết quả theo dõi kiểm chứng cho thấy: Mô hình 2, 3, 4 có Ect cao
hơn; thấp nhất là Ect tại mô hình 1. Nghĩa là mô hình 2, 3, 4 cho thu nhập cao
hơn, giải quyết tốt hơn vấn đề việc làm cho người lao động so với mô hình 1.
Kết quả này phù hợp với tính toán trong nội dung đánh giá hiệu quả sử dụng đất
nông nghiệp. Như vậy, trong nội bộ đất nông nghiệp tương lai cần mở rộng diện
tích trồng cây ăn quả, rau màu và hình thành các trang trại chăn nuôi, giảm dần
diện tích đất trồng 2 lúa, điều này cũng rất phù hợp với thực tế của Văn Lâm,
một huyện ven đô. Tuy nhiên, các mô hình này nếu mở rộng sản xuất cần lưu ý
đến chi phí sản xuất, đặc biệt là việc mở rộng các trang trại chăn nuôi tại tiểu
vùng 2 chi phí sản xuất rất cao, đòi hỏi các hộ nông dân cần có vốn đầu tư.
3.5. Đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả thực hiện chuyển đổi cơ cấu sử
dụng đất nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện
- Giải pháp về chính sách
- Nhóm giải pháp về kinh tế: đào tạo nghề, nâng cao trình độ học vấn của
người dân; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào lĩnh vực nông
nghiệp để thu hút vốn đầu tư; đào tạo kỹ năng mềm cho người lao động; nâng
cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.
- Nhóm giải pháp về xã hội: Các giải pháp khắc phục tình trạng thiếu việc
làm; tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân về an ninh
trật tự, tăng cường sự quản lý của chính quyền địa phương trong lĩnh vực này.
- Nhóm giải pháp về bảo vệ môi trường sinh thái: bao gồm các giải pháp về
chính sách bảo vệ môi trường, giải pháp về kỹ thuật.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
1.1. Huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên có tổng diện tích tự nhiên là 7.443,25
ha, có vị trí địa lý thuận lợi để phát triển, trở thành một huyện trọng điểm kinh
tế công nghiệp của toàn tỉnh. Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công
nghiệp tăng nhanh, năm 2010 là 11.787,754 tỷ đồng tăng so với 2009 là

2.857,637 tỷ đồng (32%). Nông nghiệp đã có chuyển biến tích cực cả về cơ cấu

cây trồng, vật nuôi, tạo ra giá trị sản lượng hàng hoá cao trên một đơn vị diện
tích canh tác. Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2010 đạt 738,074 tỷ đồng (tăng
11,23% so với năm 2009), chiếm tỷ trọng 12,65% trong tổng ngành kinh tế.
1.2. Quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất huyện Văn Lâm diễn ra nhanh
chóng, tỷ lệ đất nông nghiệp có xu hướng giảm rõ rệt, tỷ lệ đất phi nông nghiệp
tăng lên: Năm 2000 đất nông nghiệp của huyện chiếm 67,98%, đất phi nông
nghiệp chiếm 31,6% tổng diện tích tự nhiên; đến năm 2010 đất nông nghiệp
chiếm 52,83%, đất phi nông nghiệp chiếm 47,0% tổng diện tích tự nhiên. Từ
năm 2000 - 2010 đất nông nghiệp giảm khoảng 15% tổng diện tích tự nhiên
(1.126,98 ha) trong đó giảm chủ yếu vào đất trồng lúa. Sự sụt giảm diện tích đất
lúa chủ yếu do chuyển sang mục đích phi nông nghiệp 72,01%; còn lại do
chuyển trong nội bộ đất nông nghiệp 27,99%
.
1.3. Quá trình chuyển đổi cơ SDĐ đã tác động đến quá trình phát triển nông
nghiệp, nông thôn:
Về kinh tế: Các tác động tích cực đó là góp phần tăng trưởng kinh tế chung
của huyện (tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn cao đạt 17,02% năm 2010); tăng giá
trị sản xuất nông nghiệp, nhiều LUT mang lại hiệu quả kinh tế cao như VAC
(GTGT đạt 220,3 triệu đồng/ha; chuyên rau - màu đạt 176,6 triệu đồng/ha; cây
ăn quả đạt 106,77 triệu đồng/ha; thu nhập bình quân đầu người năm 2010 là
1.394 USD tăng 1085 USD so với năm 1999; đa số các hộ gia đình đánh giá có
thu nhập không đổi hoặc tăng lên 76,84%, trong đó 39,85% hộ gia đình có thu
nhập tăng so với trước khi chuyển đổi; mức sống chi tiêu năm 2010 tăng 3,38
lần so với năm 2000; 70,62% đánh giá mức chi tiêu tăng lên hoặc không đổi,
trong đó 45,61% là tăng lên và tốc độ mua sắm của người dân tăng lên. Bên
cạnh những tác động tích cực trên, chuyển đổi cơ cấu làm cho diện tích đất nông
nghiệp và bình quân diện tích đất nông nghiệp/người giảm (0,0540 ha/người
năm 2000 đến năm 2010 chỉ còn 0,034 ha/người; vẫn còn một bộ phận người

dân có thu nhập giảm; vốn đầu tư cho nông nghiệp bị hạn chế.
Về xã hội: Tác động tích cực đến thay đổi cơ cấu lao động và việc làm; số

lao động nông nghiệp đến năm 2010 chỉ còn 27,09%, giảm 57,43% so với năm
1999 do chuyển sang lao động trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và các
ngành nghề khác; việc làm thuần nông giảm dần về số lượng chuyển dần sang
tìm cơ hội việc làm phi nông nghiệp; kết cấu hạ tầng nông thôn được đánh giá
là tốt lên: điện nông thôn 46,25% tốt lên, 29,37% không đổi; hệ thống giao
thông 41,55% tốt lên, 20,32% không đổi; 46,55% tốt lên, 32,50% không đổi;
điều kiện y tế 64,68% tốt lên, 22,19% không đổi; điều kiện trường học 39,99%
tốt lên, 35,69% không đổi. Mặc dù vậy vẫn còn một bộ phận người dân có trình
độ học vấn thấp, không có tay nghề, tư tưởng ngại chuyển đổi thiếu việc làm;
quan hệ gia đình, xã hội và tình hình an ninh trật tự trên địa bàn có phần lỏng
lẻo.
Về môi trường: Vấn đề môi trường nông thôn đã được quan tâm nhiều
hơn đó là biểu hiện tích cực, tuy nhiên tình trạng ô nhiễm một số kim loại nặng
trong các mẫu đất nông nghiệp, mẫu nước mặt; tình trạng quá tải về rác thải do
chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất lại là những biểu hiện tiêu cực.
Kết quả phân tích mối tương quan giữa tỷ lệ đất bị thu hồi với nhóm yếu tố
kinh tế, xã hội và môi trường cho thấy: X, Y tỷ lệ thuận và tương quan chặt, rất
chặt ở cả 2 tiểu vùng với các yếu tố thu nhập bình quân đầu người; nguồn thu
nhập; chuyển đổi nghề nghiệp; cơ sở hạ tầng nông thôn. X, Y tỷ lệ nghịch và
tương quan yếu với vốn đầu tư cho nông nghiệp; thiết chế xã hội trong nông
thôn; môi trường nông thôn bị ảnh hưởng.
1.4. Kết quả theo dõi mô hình sử dụng đất cho thấy: Hiệu quả sử dụng đất
không đồng đều theo các phương thức sử dụng đất giữa 2 tiểu vùng. Mô hình 2,
3, 4 có Ect cao hơn; thấp nhất là Ect tại mô hình 1. Nghĩa là mô hình 2, 3, 4 cho
thu nhập cao hơn, giải quyết tốt hơn vấn đề việc làm cho người lao động so với
mô hình 1. Trong tương lai, chúng tôi đề xuất mở rộng diện tích canh tác mô
hình 2, 3, 4; hạn chế canh tác mô hình 1, tuy nhiên cần quan tâm đến mức độ

bón phân, thuốc bảo vệ thực vật và môi trường xung quanh khu trang trại cho
phù hợp.

×