GV: DƯƠNG XUÂN THÀNH TRƯỜNG THPT DL Lomonoxop
Ôn thi hóa học lớp 9 - BÀI 31: SƠ LƯỢC VỀ BẢNG
TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC
1. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện
tích hạt nhân nguyên tử.
2. Cấu tạo bảng tuần hoàn
a. Ô nguyên tố
Ô nguyên tố cho biết: Số hiệu nguyên tử, kí hiệu hoá học,
tên nguyên tố, nguyên tử khối của nguyên tố đó.
- Số hiệu nguyên tử còn gọi là số thứ tự của nguyên tố trong
bảng tuần hoàn. Số hiệu nguyên tử có số trị bằng số đơn vị
điện tích hạt nhân và bằng số electron trong nguyên tử.
12
Mg
Magie
24
S
ố
hi
ệ
u nguyên t
ử
Tên nguyên tố
Kí hiệu hoá học
Nguyên tử khối
GV: DƯƠNG XUÂN THÀNH TRƯỜNG THPT DL Lomonoxop
b. Chu kì
- Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có
cùng số lớp electron và được xếp theo chiều điện tích hạt
nhân tăng dần.
- Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron.
- Có 7 chu kì trong đó các chu kì 1, 2, 3 được gọi là chu kì
nhỏ, các chu kì 4, 5, 6, 7 là các chu kì lớn.
Thí dụ: Chu kì 2 gồm 8 nguyên tố có 2 lớp electron trong
nguyên tử. Điện tích hạt nhân tăng từ Li là 3+ đến Ne là 10+.
c. Nhóm
Nhóm gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có số
electron lớp ngoài cùng bằng nhau và được xếp thành cột theo
chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
Thí dụ: Nhóm I gồm các nguyên tố kim loại mạnh, chúng đều
có 1 electron ở lớp ngoài cùng. Điện tích hạt nhân tăng từ Li
là 3+ đến Fr là 87+.
GV: DƯƠNG XUÂN THÀNH TRƯỜNG THPT DL Lomonoxop
3. Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần
hoàn
a. Trong một chu kì
Trong các chu kì nhỏ: Đi từ đầu chu kì đến cuối chu kì
theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân:
- Số electron lớp ngoài cùng tăng dần từ 1 đến 8 electron.
- Tính kim loại của các nguyên tố giảm dần, đồng thời tính
phi kim của các nguyên tố tăng dần.
- Đầu chu kì là một kim loại kiềm, cuối chu kì là halogen và
kết thúc là một khí hiếm.
b. Trong một nhóm
Trong một nhóm: Đi từ trên xuống dưới theo chiều tăng
dần điện tích hạt nhân:
- Số lớp electron tăng dần.
- Tính kim loại của các nguyên tố tăng dần, đồng thời tính phi
kim của các nguyên tố giảm dần.
4. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học
GV: DƯƠNG XUÂN THÀNH TRƯỜNG THPT DL Lomonoxop
a. Biết vị trí nguyên tố ta có thể suy đoán cấu tạo nguyên tử
và tính chất của nguyên tố.
Thí dụ: Nguyên tố A ở ô số 9, nhóm V chu kì II trong bảng
tuần hoàn các nguyên tố hoá học. Nêu cấu tạo nguyên tử và
dự đoán tính chất của nguyên tố A.
Nguyên tố A (Flo) ở ô thứ 9 nên có số hiệu nguyên tử là
9, có điện tích hạt nhân bằng 9+ và có 9 electron và có hai
lớp electron. Nguyên tố A ở cuối chu kì II nên là phi kim hoạt
động mạnh hơn oxi ở ô số 8 và nguyên tố A ở đầu nhóm VII
nên tính phi kim mạnh hơn clo ở ô 17.
b. Biết cấu tạo nguyên tử có thể suy đoán vị trí và tính chất
của nguyên tố.
Thí dụ: Nguyên tố B có điện tích hạt nhân là 12+ có 3 lớp
electron và có 2 electron ở lớp ngoài cùng. Xác định vị trí
của B và dự đoán tính chât hoá học cơ bản của nó.
Nguyên tố B (Magie) có 3 lớp electron và 2 electron lớp
ngoài cùng nên nguyên tố B ở chu kì III nhóm II. Mg đứng ở
gần đầu chu kì II nên nó là một kim loại. Tính kim loại của
Mg yếu hơn Na đứng trước nó trong cùng chu kì và Ca đứng
GV: DƯƠNG XUÂN THÀNH TRƯỜNG THPT DL Lomonoxop
dưới nó trong cùng nhóm. Tính kim loại của Mg mạnh hơn Al
đứng sau nó trong cùng chu kì và Be đứng trên nó trong cùng
nhóm.