Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Phân tích tình hình biến động lợi nhuận tại Cty Xuất nhập khẩu Thủy sản Miền Trung - 2 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.39 KB, 9 trang )

Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến lợi nhuận tiêu thụ sản
phẩm hàng hoá :
Trong trường hợp này, ảnh hưởng đến lợi nhuận tiêu thụ gồm có 8
nhân tố là: số lượng sản phẩm tiêu thụ, kết cấu sản phẩm tiêu thụ, giá bán, thuế, giá
vốn, các khoản giảm trừ, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Ảnh hưởng của nhân tố số lượng sản phẩm tiêu thụ:
Khi nhân tố kết cấu sản phẩm tiêu thụ không thay đổi, thì phải giả
định mỗi sản phẩm điều có tốc độ tăng sản phẩm tiêu thụ giữa kỳ phân tích và kỳ
gốc là như nhau và bằng với tốc độ tăng sản phẩm tiêu thụ bình quân của toàn
doanh nghiệp. Như vậy, khi số lượng sản phẩm tiêu thụ thay đổi từ kỳ gốc sang kỳ
phân tích, giả sử các nhân tố khác không thay đổi thì lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm:
LN(Q) = Q0i t (P0i -T0i -Z0i ) - R0 - Cq0 - Cb0
Như vậy, mức độ ảnh hưởng của nhân tố số lượng sản phẩm tiêu thụ:
LN(Q)= LN(Q) - LN0
LN(Q) = (t -1) Q0i (P0i -T0i -Z0i )
- Ảnh hưởng của nhân tố kết cấu:
Kết cấu sản phẩm thay đổi từ kỳ gốc sang kỳ phân tích, giả sử các
nhân tố khác không thay đổi:
LN(K) = Q1i t (P0i -T0i -Z0i) - R0- Cq0- Cb0
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố kết cấu sản phẩm tiêu thụ :
LN(K) = LN(K ) -LN(Q)
LN(K) = Q1i (P0i -T0i -Z0i) - Q0i t (P0i -T0i -Z0i)
- Ảnh hưởng của nhân tố giá bán:
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Giá bán thay đổi từ kỳ gốc sang kỳ phân tích và giả sử các nhân tố
khác không thay đổi:
LN(P) = Q1it (P1i - T0i - Z0i) -R0 - Cq0 - Cb0
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố giá bán:
LN(P) = LN(P ) -LN(K)
LN(P) = Q1i (P1i -P0i)
- Ảnh hưởng của nhân tố thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặt biệt:


LN(T) = - Q1i (T1i -T0i)
- Ảnh hưởng của nhân tố giá vốn:
LN(Z) = - Q1i (Z1i -Z0i)
- Ảnh hưởng của nhân tố các khoản giảm trừ:
LN(R) = - (R1-R0)
- Ảnh hưởng của nhân tố chi phí bán hàng:
LN(Cb) = - (Cb1- Cb0)
- Ảnh hưởng của nhân tố chi phí quản lý doanh nghiệp :
LN(Cq) = - (Cq1- Cq0)
Tổng hợp tất cả các nhân tố ảnh hưởng đã phân tích ta xác định được
mức lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm của kỳ này so với kỳ gốc.
LN = LN(Q) + LN(K) + LN(P) + LN(T)
+ LN(Z) + LN(R) + LN(Cb) + LN(Cq)
Dựa vào kết quả phân tích có thể nhận xét và đưa ra những kiến nghị
phù hợp cho những kỳ kinh doanh tiếp theo.
3. Phân tích tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp:
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Chỉ tiêu lợi nhuận chỉ phản ánh quy mô chứ không phản ánh mức độ
hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bởi vì chỉ tiêu tổng mức
lợi nhuận của doanh nghiệp chịu sự ảnh hưởng của hai nhân tố:
- Quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp : nghĩa là quy mô sản
xuất kinh doanh càng lớn thì sẽ tạo ra tổng mức lợi nhuận càng nhiều và ngược lại.
- Chất lượng công tác tổ chức quản lý kinh doanh của doanh nghiệp :
Điều đó có nghĩa là hai doanh nghiệp có quy mô sản xuất kinh doanh giống nhau,
cùng một nhiệm vụ như nhau nhưng doanh nghiệp nào tổ chức quản lý tốt quá trình
sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp đó sẽ tạo ra tổng mức lợi nhuận cao hơn.
Để đánh giá đúng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cần
tính và phân tích các chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận.
Như vậy, tỷ suất lợi nhuận là tỷ số giữa hai chỉ tiêu tuỳ theo tuỳ theo
mối liên hệ giữa tổng mức lợi nhuận với một chỉ tiêu có liên quan.

Có thể có rất nhiều chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận, tuỳ theo mục đích
phân tích cụ thể để tính các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận thích hợp.
3.1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần:
Công thức xác định tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu như sau:
Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng doanh thu bán hàng trong kỳ phân tích thì
có bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ lợi nhuận được sinh ra
từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng cao.
Để nâng cao chỉ tiêu này doanh nghiệp phải nâng cao mức lợi nhuận
bằng cách giảm chi phí, hạ thấp giá thành, tăng khối lượng sản phẩm hàng hoá tiêu
thụ.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
3.2. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn sản xuất kinh doanh:
Tỷ suất này được xác định qua công thức sau:
Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng vốn dùng vào sản xuất kinh doanh
trong kỳ tao ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng lớn. Bởi
vậy để nâng cao chỉ tiêu trên phải tìm mọi biện pháp nâng cao tổng mức lợi nhuận,
mặt khác phải sử dụng tiết kiệm hợp lý vốn sản xuất kinh doanh.
3.3. Tỷ suất lợi nhuận trên giá thành sản xuất (giá vốn) :
Công thức xác định tỷ suất lợi nhuận trên vốn sản xuất kinh như sau:
Qua chỉ tiêu này ta có thể biết trong 100 đồng chi phí về giá thành sản xuất sản
phẩm trong kỳ phân tích thì tạo được bao nhiêu đồng về lợi nhuận, chỉ tiêu này càng
cao chứng tỏ hiệu quả kinh tế theo lợi nhuận và chi phí càng lớn
Để nâng cao chỉ tiêu này doanh nghiệp cần tìm những biện pháp tăng tổng
mức lợi nhuận và giảm giá thành sản xuất sản phẩm (giá vốn mua hàng hoá ) của
doanh nghiệp.
3.4. Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần:
Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần được xác định như sau:

Chỉ tiêu này cho thấy cứ 100 đồng doanh thu thuần sẽ có bao nhiêu đồng lợi

nhuận gộp. Tỷ suất này chưa tính đến ảnh hưởng của chi phí bán hàng và chi phí
quản lý doanh nghiệp. Tuỳ thuộc vào đặc điểm của ngành nghề kinh doanh và cả
chiến lược hoạt động mà các chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận có những khác biệt nhất
định.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Để phân tích các chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận người ta thường dùng
phương pháp so sánh, so sánh tỷ suất lợi nhuận kỳ phân tích với tỷ suất lợi nhuận kỳ
gốc.
3. 4. Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần:
Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần được xác định như sau:
Chỉ tiêu này cho thấy cứ 100 đồng doanh thu thuần sẽ có bao nhiêu
đồng lợi nhuận gộp. Tỷ suất này chưa tính đến ảnh hưởng của chi phí bán hàng và
chi phí quản lý doanh nghiệp. Tuỳ thuộc vào đặc điểm của ngành nghề kinh doanh
và cả chiến lược hoạt động mà các chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận có những khác biệt
nhất định.
Để phân tích các chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận người ta thường dùng
phương pháp so sánh, so sánh tỷ suất lợi nhuận kỳ phân tích với tỷ suất lợi nhuận kỳ
gốc.
PHẦN II PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY
XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN MIỀN TRUNG
A. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CÔNG TY
I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty:
Được thành lập vào ngày 26/03/1983 theo quyết định của Bộ trưởng bộ Thủy
sản, chi nhánh xuất khẩu Thủy sản Đà Nẵng nay là công ty xuất nhập khẩu Thủy
sản Miền Trung ra đời từ nhu cầu phát triển kinh tế Thủy sản của khu vực Miền
Trung.
Công ty xuất nhập khẩu Thủy sản Miền Trung có tên giao dịch quốc tế là:
Seaproduets Export Import Corporartion (SEAPRODEX DANANG). Ngoài trụ sở
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
chính đặt tại 263 Phan Chu Trinh, Đà Nẵng. Công ty còn có hai văn phòng đại diện

đặt tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Công ty xuất nhập khẩu Miền Trung là một doanh nghiệp Nhà Nước có tư cách
pháp nhân đầy đủ và là thành viên của Tổng công ty Thủy sản Việt Nam, chịu sự
quản lý của Nhà Nước về hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và các hoạt động
khác của nghành. Công ty thực hiện hạch toán kinh tế độc lập, được mở tài khoản
bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ ở ngân hàng và có con dấu riêng để dao dịch
1 Sự phát triển của công ty xuất nhập khẩu Thủy sản Miền Trung. Quá trình phát
triển được chia làm bốn giai đoạn:
Giai đoạn I: (1983 - 1986): Là giai đoạn đầu của Seaprodex Đà Nẵng, giai đoạn này
công ty hoạt động theo cơ chế tự cân đối, tự trang trải và đã góp phần không nhỏ
vực dậy nền kinh tế trong khu vực. Với hình thức quản lý tập trung, điều hành trực
tuyến không phát huy được tính chủ động sáng tạo của các bộ phận sản xuất kinh
doanh và đồng thời không gắn được kết quả hoạt động của từng bộ phận với trách
nhiệm và quyền lợi của chính bộ phận đó. Do đó công ty cần có sự thay đổi trong
cơ cấu quản lý để điều hành hoạt động công ty tốt hơn.
Giai đoạn II: 1987 - 1992: Giai đoạn này công ty đã chuyển đổi hình thức quản lý
của mình từ điều hành trực tuyến sang mô hình phân cấp quyền tự chủ đến các đơn
vị thành viên. từû đó các đơn vị thành viên được thành lập, các đơn vị này được
giao vốn, tài sản, mỗi đơn vị có con dấu riêng, tài khoản riêng ở ngân hàng tự chiu
trách nhiệm mọi lĩnh vực thuộc quyền hạn và nghĩa vụ của công ty giao. Đến đầu
1992 chi nhánh xuất nhập khẩu Thủy sản Đà Nẵng chuyển thành công ty xuất nhập
khẩu Miền Trung.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Giai đoạn III: 1993 - 1996: Đây là giai đoạn củng cố và phát triển mô hình phân cấp
quyền tự chủ đến các đơn vị thành viên. Đây là giai đoạn để công ty nghiệm chứng
lại mô hình phân cấp ở giai đoạn trước, các đơn vị thành viên nào hoạt động có hiệu
quả thì công ty giữ lại cho phát triển ngày một mạnh hơn, ngược lại các đơn vị nào
bộc lộ sự yếu kếm không hiệu quả buộc công ty phải cho giải thể. Hiện nay công ty
có các đơn vị thành viên đảm trách những công việc cụ thể như sau : Kinh doanh
thương mại xất nhập khẩu, chế biến Thủy sản xuất khẩu và nội địa, nuôi trồng và

dịch vụ nuôi trồng Thủy sản, sản xuất bao bì, hợp tác đầu tư liên doanh liên kết.
Giai đoạn IV: 1997 đến nay: Là giai đoạn có sự thay đổi trong mô hình quản lý. Đó
chính là sự thay đổi ở khâu kinh doanh thương mại xuất nhập khẩu. Bộ phận này
được công ty trực tiếp quản lý và các đơn vị thành viên hoạt động như cũ.
II. ĐẶC ĐIỂM VÀ CHỨC NĂNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG
TY
1. Đặc điểm
Các mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty như sau:
- Hàng hải sản khô: mực khô, cá khô, rong câu
- Hàng hải sản đông: tôm, cua, cá, mực
- Hàng vật tư: Hóa chất, hạt dẻo, thiết bị
Ngoài ra còn kinh doanh mặt hàng khác như: sản xuất nước đá, hàng tiêu dùng,
trang trí, nội thất Nhìn chung, công ty thực hiện chức năng kinh doanh đa dạng
các lĩnh vực: sản xuất kinh doanh hàng Thủy sản xuất khẩu và nội địa kinh doanh
vật tư thiết bị, hàng tiêu dùng, sản xuất ăn nuôi tôm, hoạt động xây lắp, sản xuất bao

Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
2. Chức năng:
Tổ chức sản xuất và chế biến các sản phẩm Thủy sản, thức ăn cho nuôi trồng Thủy
sản. Thực hiện thương mại xuất nhập khẩu các sản phẩm Thủy sản, các vật tư thiết
bị phục vụ ngành Thủy sản
III. tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý công ty:
1. Tổ chức sản xuất kinh doanh:
Mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh:
Nhiệm vụ của các bộ phận:
Văn phòng công ty: Là bộ phận có chức năng tham mưu cho giám đốc trong việc
xây dựng các chế độ, chính sách, chương trình kế hoạch công tác giúp giám đốc
công ty điều hòa, phối hợp hoạt động của các đơn vị thành viên và thực hiện một số
giao dịch đối nội và đối ngoại theo sự ủy quyền của giám đốc công ty.
Ban tài chính kế hoạch - đầu tư: Tham mưu cho giám đốc trong việc điều hành các

lĩnh vực tài chính, kế toán, kế hoạch thống kê, hợp tác và đầu tư trong và ngoài
nước. Đồng thời hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, phối hợp với các đơn vị thành viên
được phân công.
Ban nhập khẩu: Thực hiện việc kinh doanh nhập khầu từ nước ngoài, tìm kiếm và
mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước, chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về
hoạt động nhập khẩu của mình
Ban xuất khẩu: Thực hiện việc kinh doanh hàng xuất khẩu mà chủ yếu là hải sản, tổ
chức việc thu mua hàng hóa từ các đơn vị trực thuộc và từ các đơn vị khác. Tìm
kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Văn phòng đại diện Hà Nội và TPHCM: Mở rộng quan hệ giao dịch với thị trường
trong và ngoài nước, nắm bắt thông tin kinh tế trên thị trường một cách kịp thời
nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Các đơn vị thành viên:
- Xí nghiệp chế biến Thủy sản số 10, 86: Chủ yếu tổ chức thu mua các nguyên liệu
Thủy sản từ ngư hoặc các điểm bán hải sản, sau đó chế biến các nguyên liệu này
thành các mặt hàng dùng cho xuất khẩu và nội địa
- Công ty phát triển nguồn lợi Thủy sản: Chủ yếu sản xuất kinh doanh các mặt
hàng: tôm giống, sản xuất thức ăn phục vụ cho nuôi trồng Thủy sản, thực hiện việc
chuyển giao công nghệ vật tư thiết bị phục vụ cho việc nuôi trồng Thủy sản
- Công ty xây lắp và dịch vụ xây lắp Thủy sản Miền Trung: Thực hiện việc
xây dựng lắp đặt trang trí nội thất, cung ứng vật liệu xây dựng, thiết bị máy móc cho
công trình
Ngoài ra công ty còn góp vốn liên doanh với các công ty khác, đó là:
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thủy sản Nha Trang
Công ty cổ phần bao bì xuất khẩu
Công ty tài chình cổ phần Seaprodex
Công ty TNHH Đông Hải
Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu (EIB)
2.Tổ chức bộ máy quản lý ở công ty:

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty theo hình thức trực tuyến chức năng và
được thể hiện qua sơ đồ sau:
3 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

×