Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Cty cổ phần hóa chất Vật liệu điện - 2 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.01 KB, 7 trang )

Là việc xem xét kiểm tra hợp lý của tài sản chi phí, TSLĐ khác hoạt động cho
phục vụ SXKD để nhận định như thế nào, tác động ra sao trong tổng TSLĐ và được
chấp nhận ở mức khả dĩ là bao nhiêu?
4.1. Phân tích tình hình dự trữ TSLĐ của doanh nghiệp:
Trong SXKD vấn đề dự trũ TSLĐ cho quá trình SXKD của doanh nghiệp phải
đảm bảo theo yêu cầu vừa đủ về số lượng. Nếu dự trữ quá lớn dẫn đến ứ đọng vốn,
tăng các chi phí liên quan, làm giảm hiệu quả kinh doanh. Mặt khác, nếu dự trữ quá
thấp có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt, làm gián đoạn quá trình SXKD, giảm năng
suất lao động và thiết bị, dẫn đến hiệu quả SXKD sẽ bị giảm thấp. Bởi vậy, việc dự trữ
TSLĐ của doanh nghiệp phải được điều hoà theo yêu cầu, vừa đảm bảo tiết kiệm vốn,
nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả sd vốn của doanh nghiệp.
Việc phân tích tình hình dự trữ TSLĐ của doanh nghiệp có thể tiến hành trên
các mặt sau: Phân tích sự thay đổi về kết cấu các loại TSLĐ dự trữ, phân tích sự biến
động của từng loại TSLĐ dự trữ, so sánh dự trữ TSLĐ thực tế với dự trữ TSLĐ hợp lý,
phù hợp với tính chất và quy mô SXKD của doanh nghiệp.
4.2. Phân tích mức độ đảm bảo nguồn VLĐ cho việc dự trữ TSLĐ của doanh
nghiệp:
Giữa nguồn VLĐ và tình hình dự trữ TSLĐ có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Bởi vậy, ngoài việc phân tích tình hình tăng giảm của từng nguồn vốn, sự biến động
của TSLĐ dự trữ thực tế, phục vụ cho việc đảm bảo điều kiện của SXKD. Việc tính
toán mức độ đảm bảo thừa hay thiếu của nguồn VLĐ được xác định bằng công thức:
Mức độ đảm bảo thừa (+) hoặc thiếu (-) của NVLĐ = Nguồn VLĐ thực tế -
TSLĐ dự trữ thực tế
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Từ công thức trên cho thấy: khi mức độ đảm bảo thừa nguồn VLĐ, doanh
nghiệp bị chiếm dụng vốn. Còn khi mức độ đảm bảo thiếu nguồn VLĐ, doanh nghiệp
đi chiếm dụng vốn. Tuy vậy, trong trường hợp nguồn VLĐ thực tế cân bằng với TSLĐ
dự trữ thực tế vẫn có khi xảy ra hiện tượng chiếm dụng và bị chiếm dụng vốn lẫn
nhau.
5. Phân tích khả năng thanh toán:
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán của các khoản nợ hiện hành (nợ


ngắn hạn) của doanh nghiệp. Khả năng đó tuỳ thuộc vào chính sách bán hàng, chính
sách tín dụng bán hàng. Khả năng quản lý nợ phải thu, quản lý hàng tồn kho. Đó là cơ
sở hình thành nên dòng tiền doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu thanh toán của mình. Mặt
khác, một doanh nghiệp không có khả năng thanh toán không chỉ thể hiện tình trạng
tài chính tồi tệ của chính doanh nghiệp đó mà còn quan trọng hơn nó còn tạo ra phản
ứng dây chuyền, tác động đến mọi mặt của đời sống - chính trị - xã hội trong một quốc
gia. Vì thế phân tích khả năng thanh toán là việc hết sức cần thiết khi phân tích tài
chính nói chung VLĐ nói riêng.
Khi phân tích ta xây dựng một số chỉ tiêu sau:
- Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn:
Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn = TSLĐ + ĐTNH
Tổng nợ ngắn hạn
Hệ số này cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp
cao hay thấp, nó thể hiện mức độ đảm bảo của TSLĐ đối với các khoản nợ ngắn hạn.
Hệ số này càng lớn, chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng thanh toán, tuy nhiên nếu hệ
số này quá cao thì doanh nghiệp đầu tư quá nhiều vào TSLĐ, hiệu quả sử dụng vốn
thấp. Theo kinh nghiệm của các nhà phân tích, hệ số này bằng 2 là tốt.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Hệ số khả năng thnah toán ngắn hạn sẽ không phản ứng chính xác khả năng
thanh toán của doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp có nợ khó đòi, giảm giá
hàng tồn kho, giảm giá chứng khoán ngắn hanh nhưng chưa thích hợp dự phòng hoặc
chưa trích lập đủ dự phòng.
- Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn = TSLĐ + ĐTNH - Hàng tồn kho
Tổng nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này chỉ rõ các khoản nợ đến hạn hoặc quá hạn của doanh nghiệp. Chỉ
tiêu này càng lớn càng thể hiện doanh nghiệp có khả năng thánh toán nhanh nhưng nếu
chỉ tiêu này quá lớn thì sẽ làm cho vốn ứ động, hiệu quả sinh lời kém.
Hệ số này không phản ánh chính xác khả năng thanh toán của doanh nghiệp có
giảm giá ĐTTCNH nhưng chưa trích lập dự phòng hoặc trích lập chưa đủ. Theo kinh

nghiệm của các nhà phân tích, hệ số này từ 0,5 - 1 là chấp nhận.
- Hệ số khả năng thanh toán tức thời:
Hệ số khả năng thanh toán tức thời = Tiền
Tổng nợ ngắn hạn
Theo kinh nghiệm của nhà phân tích, hệ số này bằng 0,5 là tốt. Tuy nhiên, còn
tuỳ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp.
6. Phân tích hiệu quả sử dụng VLĐ trong doanh nghiệp:
Muốn kinh doanh ta phải xét đến tính sinh lời của nó, sử dụng như thế nào cho
có hiệu quả nhất. Trong đó, việc quay nhanh VLĐ có ý nghĩa không chỉ tiết kiệm vốn
mà còn nâng cao khả năng sinh ra tiền, nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp. Hiệu quả
sử dụng vốn được đánh giá qua các chỉ tiêu sau: Tốc độ luân chuyển VLĐ, sức sinh lời
của VLĐ, tốc độ luân chuyển hàng tồn kho, tốc độ vòng quay của các khoản phải thu.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
6.1. Tốc độ luân chuyển VLĐ:
Số vòng quay của VLĐ = Doanh thu thuần (vòng)
VLĐ bình quân
Trong đó:
VLĐ bình quân = VLĐ đầu quý + VLĐ cuối quý
2
Chỉ tiêu này cho thấy số vòng quay của VLĐ trong kỳ phân tích hay một đồng
VLĐ bỏ ra thì đảm nhiệm bao nhiêu đồng DTT. Số vòng càng nhanh thì hiệu quả sử
dụng VLĐ tăng.
Số ngày một vòng quay VLĐ = 90 (ngày)
Số vòng quay VLĐ
Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết cho VLĐ quay được một vòng. Thời
gian của một vòng (kỳ) luân chuyển càng nhỉ thì tốc độ luân chuyển càng lớn.
Ngoài 2 chỉ tiêu trên, khi phân tích có thể tính ra chỉ tiêu "hệ số đảm nhiệm của
VLĐ". Hệ số này càng nhỏ, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao, số vón tiết kiệm
được càng nhiều. Qua chỉ tiêu này, ta biết được để có một đồng luân chuyển thì cần
mấy đồng VLĐ.

Hệ số đảm nhiệm của VLĐ = VLĐ bình quân
Tổng số doanh thu thuần
6.2. Sức sinh lời của VLĐ:
Đây là chỉ tiêu phản ánh xem một đồng VLĐ bình quân làm ra được bao nhiêu
đồng lợi nhuận.
Sức sinh lời VLĐ = Lợi nhuận (trước thuế hoặc sau thuế)
VLĐ bình quân
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Hệ số này càng cao thì sức sinh lời từ VLĐ càng cao.
Nếu số chênh lệch về số ngày tiêu hao cho một vòng quay VLĐ giữa các kỳ, ta
có thể tính được mức VLĐ đã tiết kiệm được hay lãng phí.
Số VLĐ tiết kiệm hay lãng phí = Doanh thu thuần kỳ phân tích x Số
ngày 1 vòng quay VLĐ kỳ phân tích - Số ngày một vòng quay VLĐ kỳ gốc
x 1
90
Bên cạnh tính toán các chỉ tiêu, để phân tích sâu hơn hiệu quả của VLĐ cần
thiết phải phân tích nguyên nhân và tốc độ ảnh hưởng của các nhân tố. Từ đó, những
biện pháp thích hợp nhằm đẩy mạnh tốc độ luân chuyển vốn và nâng cao hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp.
6.3. Tốc độ luân chuyển của hàng tồn kho:
Tốc độ luân chuyển hàng hoá hay tốc độ hoán chuyển thành tiền của hàng tồn
kho được tính dựa trên hệ số vòng quay của hàng tồn kho.
Hệ số vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán trong kỳ (vòng)
Hàng tồn kho bình quân
Hệ số này phản ánh tốc độ luân chuyển của hàng tồn kho. Vòng quay này càng
nhanh thì càng tốt. Doanh nghiệp có một chính sách tiêu thụ tốt vì hàng tồn kho là
khoản dự trữ chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong doanh nghiệp. Song về phương diện
quản lý ta cũng cần phải xem xét hệ số này tăng là do nguyên nhân nào.
Số ngày một vòng quay hàng tồn kho = 90 (ngày)
Số vòng quay hàng tồn kho

Số ngày càng lớn thì ứ đọng hàng tồn kho càng nhiều.
6.4. Tốc độ hoán chuyển thành tiền của các khoản phải thu:
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Đây là chỉ tiêu hản ánh tốc độ của các khoản phải thu hoán chuyểnt hành tiền,
chỉ tiêu này được thể hiện qua kỳ thu tiền bình quân. Căn cứ vào vòng quay các khoản
phải thu, ta có thể tính được kỳ thu tiền bình quân trong kỳ.
Số vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần + Thuế GTGT (vòng)
Số dư bình quân của khoản phải thu

Kỳ thu tiền bình quân = 90
Số vòng quay của các khoản phải thu
Hệ số này càng cao chứng tỏ khả năng hoán chuyển thành tiền của các khoản
phải thu tăng. Hiệu quả sử dụng VLĐ từ các khoản phải thu cũng cầng phải được xem
xét trong mục tiêu quản lý của doanh nghiệp.
PHẦN II PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VLĐ TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN HOÁ CHẤT VLĐ ĐÀ NẴNG
A. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CẤU TỔ
CHỨC CÔNG TY CỔ PHẦN HOÁ CHẤT VLĐ ĐÀ NẴNG
I. VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN CÔNG TY CỔ
PHẦN HOÁ CHẤT VLĐ ĐÀ NẴNG
Với nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ cấu thị trường, đất nước ta
đang trên con đường phát triển công nghiệp hoá hiện đại hoá. Do vậy, nhu cầu tiêu thụ
vật liệu cho sản xuất ngày càng cao. Nên sau khi nghiên cứu kỹ thị trường cộng với
nguồn vốn tự có, các thành viên quyết định kinh doanh các mặt hàng phù hợp với
đường lối và phát triển của đất nước.
Công ty Cổ phần Hoá chất VLĐ Đà Nẵng được thành lập ngày 07/10/2002 do
Sở Kế hoạch - Đầu tư thành phố Đà Nẵng cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp số
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
3203000051. Văn phòng Công ty đặt tại 245 Phan Châu Trinh, quận Hải Châu, thành
phố Đà Nẵng.

II. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC KINH DOANH TẠI CÔNG TY
Công ty Cổ phần Hoá chất VLĐ Đà Nẵng chủ yếu là hoạt động kinh doanh các
mặt hàng như hoá chất, vật liệu và dụng cụ cơ khí Hoạt động Công ty nhằm mục
đích khai thác hiệu quả nguồn hàng vật tư, sức lao động nhằm đẩy mạnh hoạt động
kinh doanh, đáp ứng kịp thời nhu cầu của người sản xuất.
Quy mô hoạt động của Công ty rộng, cung cấp hàng hoá cho khu vực miền
Trung và hai đầu đất nước. Do yêu cầu phát triển kinh doanh ngày càng lớn nên Công
ty cón hững phương án kế hoạch kinh doanh mới ngày càng mạnh dạn hơn.
Xuất nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng hoá chất, phụ gia xăng dầu, nhựa và các
loại nguyên vật liệu hoá.
1. Tổ chức bộ máy quản lý:
a. Sơ đồ tổ chức bộ máy:
Ghi chú:
Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
Quan hệ đối chiếu
b. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận:
- Giám đốc Công ty: Trực tiếp chỉ đạo và quản lý toàn bộ hoạt động sản xuất,
kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời là người đại diện cho quyền lợi và nhiệm vụ
của Công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật và toàn thể cán bộ Công nhân viên.
- Phó Giám đốc Công ty: Hỗ trợ giám đốc tham mưu hoạch định chiến lược
hoạt động kinh doanh, thay mặt giải quyết mọi vấn đề khi giám đốc vắng mặt.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

×