Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Dùng thuốc cho trẻ dưới 5 tuổi như thế nào docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.94 KB, 6 trang )

Dùng thuốc cho trẻ dưới 5 tuổi như thế nào?
Nhiễm khuẩn hô hấp cấp (NKHHC) ở trẻ dưới 5 tuổi chủ yếu do S.pneumoniae,
H. influenzae… gây viêm phổi. Đây là bệnh nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao. Tùy
theo tính nhạy cảm, tính kháng thuốc của vi khuẩn; độ nặng của bệnh và thậm chí
là giá thuốc để chọn và dùng thuốc sao cho hợp lý
Khi nào cần dùng thuốc?
Các thuốc hiện nay vẫn được chọn dùng trong điều trị nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở
trẻ dưới 5 tuổi như: penicilin, ampicilin, amoxicylin, cotrimoxazol,
chloramphenicol, gentamycin.
Trường hợp NKHHC độ I (nhẹ): Không viêm phổi với các biểu hiện trẻ chỉ ho
nhưng không thở nhanh (dưới 1 tuổi chỉ dưới 50 lần/phút, 1 đến dưới 5 tuổi chỉ
dưới 40 lần/phút) thì chưa cần dùng kháng sinh. Có thể dùng các loại thuốc ho đơn
chất.

Trường hợp NKHHC độ II (vừa):
Có viêm phổi nhưng không nặng, trẻ có ho, nhịp thở nhanh nhưng lồng ngực
không co rút chủ yếu dùng kháng sinh uống như amoxicylin (đây là kháng sinh
nhạy cảm tốt với S.pneuminiae, hấp thu tốt qua đường ruột). Nếu dùng kháng sinh
này không đỡ (nghi ngờ kháng thuốc) có thể dùng amoxicylin kết hợp với acid
clavulanic.
Thuốc lựa chọn thứ hai có thể dùng là ampicilin (đây là thuốc có tính kháng khuẩn
rộng hơn nhưng hấp thu qua đường ruột kém, do vậy phải uống liều cao và nhiều
lần trong ngày), cotrimoxazol (phối hợp giữa một sufamid là sulfamethoxazol và
trimethoprim, chất giống kháng sinh). Phối hợp này cho phổ kháng khuẩn rộng,
mạnh. Thuốc gây bí tiểu tiện, độc cho thận. Không dùng thuốc cho trẻ sơ sinh, trẻ
đẻ non có vàng da. Hiện S.pneumoniae đã kháng cotrimoxazol với tỷ lệ cao tới
62% nên hiện ít dùng.
Ngoài ra, có thể dùng là thuốc tiêm (nếu cần thiết). Thuốc tiêm có thể dùng là
penicilin. Thuốc còn có tác dụng tốt với S. pneumoniae. Nếu dùng dạng tiêm thì
phải thử phản ứng dị ứng trước khi tiêm và phải được thực hiện tại cơ sở y tế.
Trường hợp NKHHC độ III (nặng): Trẻ ho, khó thở, co rút lồng ngực nhưng chưa


tím tái, vẫn uống được thuốc. Nhất thiết phải chuyển trẻ đến ngay bệnh viện (vì ở
nhà hay trạm y tế không có các điều kiện cấp cứu hỗ trợ). Dùng bezylpenicilin tiêm
bắp mỗi ngày 4 lần cách mỗi 6 giờ một lần. Sau 3 - 5 ngày tiêm nếu đỡ thì tiếp tục
cho dùng thuốc uống 3 - 5 ngày nữa cho đến lúc khỏi hẳn (không dùng penicilin V
mà dùng amoxicyclin).
Trường hợp NKHHC độ IV (rất nặng): Trẻ có các triệu chứng như ở độ III nhưng
co rút lồng ngực thường xuyên hơn, có thể đến mức có tím tái. Phải khẩn cấp đưa
trẻ đến bệnh viện. Có 3 cách dùng thuốc: Hoặc tiêm bắp chloramphenicol mỗi
ngày 4 lần, cách nhau mỗi 6 giờ một lần. Hoặc tiêm bắp hay tĩnh mạch
benzylpenicilin mỗi ngày 4 lần, cách nhau mỗi 6 giờ một lần. Hoặc tiêm bắp hay
tiêm tĩnh mạch benzylpenicllin kết hợp với gentamycin mỗi ngày 2 lần. Liều
lượng và đợt dùng tùy theo bệnh, riêng chloramphenicol thường dùng khoảng 3-5
ngày (không kéo dài hơn).
Cần chú ý, chloramphenicol gây độc với tủy xương, bị S.pneumoniae kháng mức
trung bình (27%) vì vậy ít người sử dụng. Gentamycin độc với thính giác (ù tai,
giảm thính lực, điếc) bị S.pneumoniae kháng với mức thấp (5-10%), thuốc này bị
lạm dụng nhiều. Các bệnh viện thường chọn dùng peniclin khi cần mới phối hợp
với gentamycin tiêm.
Cũng có trường hợp bị S.pneumoniae kháng hay dị ứng, hay viêm phổi do các tác
nhân khác mà dùng các kháng sinh trên không có hiệu quả thì dùng đến
fluoroquinolon (FQ). Đến nay, trừ acid nalidixic, không thuốc nào trong nhóm FQ
được FDA (Mỹ) và các nước khác chấp nhận chính thức cho trẻ em dưới 5 tuổi.
Lý do: FQ làm hỏng các sụn chịu lực của động vật còn non, nghi ngờ gây hại cho
trẻ. Tuy nhiên, sau nhiều nghiên cứu, nghi ngờ này chưa tìm được chứng cớ trên
người nên thầy thuốc vẫn cho dùng FQ khi cần, coi như tận dụng thêm một cơ hội
chữa bệnh hữu ích. FQ đề xuất là cyclofloxacin (hoặc FQ mới hơn levofloxacin,
moxifloxacin).

S.pneumoniae - Thủ phạm gây viêm phổi ở trẻ dưới
5 tuổi.

Và những trở ngại
Trẻ dưới 5 tuổi thường bị viêm đường hô hấp trên do nhiễm các virut ( 50 - 60%
các trường hợp). Biểu hiện chỉ ho khan, sau đó có ít đờm, có tiếng thở khô, ran phế
quản. Nếu trẻ khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt cộng với sự tự thoái của virut thì chỉ
sau 4-5 ngày sẽ tự khỏi, dùng kháng sinh là không cần thiết. Tuy nhiên cũng nên
cho trẻ đi khám để yên tâm. Nếu phát hiện có bội nhiễm vi khuẩn mới dùng kháng
sinh hoặc nghi ngờ nhiễm loại virut đặc biệt (qua khám lâm sàng) thì chuyển đến
tuyến trên điều trị bằng kháng virut.
Trong chương trình chống NKHHC, các bà mẹ được hướng dẫn đếm nhịp thở,
nhận biết trạng thái thở nhanh (cánh mũi phập phồng), trạng thái co rút lồng
ngực… nên có thể tự nhận biết trẻ bị NKHHC ở độ nào, đưa trẻ đến đúng tuyến.
Tuy nhiên, cũng có bà mẹ không nắm chắc, tự ý điều trị không đúng (khi bệnh nhẹ
thì dùng thuốc quá mạnh, khi bệnh nặng thì chủ quan không chuyển tuyến). Điều
này rất nguy hiểm.
Thực tế còn có nhiều trường hợp dùng thuốc chưa đúng: dùng các kháng sinh đã bị
vi khuẩn kháng thuốc cao, hiệu lực kém (như penicilin V, cotrimoxazol) hoặc dùng
kháng sinh khi bệnh mới ở độ I (đáng ra chưa cần) hoặc lạm dụng các kháng sinh
mạnh (gentamycin, chloramphenicol, FQ.) Điều này làm cho hiệu quả điều trị thấp
và làm gia tăng tình trạng kháng thuốc cho trẻ và cho cộng đồng.
DS. Bùi Văn Uy

×