Giáo án hóa học lớp 11 nâng cao - Bài 9: KHÁI QUÁT
NHÓM NITƠ.
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức :
- Biết được tên các nguyên tố thuộc nhóm nitơ .
- Hiểu về đặc điểm cấu tạo nguyên tử và vị trí của nhóm
nitơ trong bảng tuần hoàn .
- Hiểu được sự biến đổi tính chất của các đơn chất và
một số hợp chất trong nhóm
2. Kỹ năng :
- Vận dụng được những kiến thức về cấu tạo nguyên tử
để hiểu được những tính chất hóa học chung của các
nguyên tố nhóm nitơ .
- Vận dụng những qui luật chung về biến đổi tính chất
của các đơn chất và hợp chất các nguyên tố nhóm nitơ .
3. Thái độ :
- Tin tưởng vào qui luật vận động của tự nhiên .
- Có thái độ làm chủ các qúa trình hóa học khi nắm được
các qui luật biến đổi của chúng .
4. Trọng tâm :
Biết được sự biến đổi tính chất trong nhóm Nitơ
III. PHƯƠNG PHÁP :
Đàm thoại – nêu vấn đề –liên hệ thực tế.
II. CHUẨN BỊ : Bảng tuần hoàn và tranh ảnh có liên quan
.
IV. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG :
1. Kiểm tra : Giới thiệu chương trình 11A.
2. Bài mới :
Hoạt động 1 :Dẫn nhập:
Có một số nguyên tố mà hợp chất của chúng rất quan trọng
đối với đời sống của con người trong đó có các nguyên tố
thuộc nhóm VA .
Hoạt động 2 :
I. VỊ TRÍ CỦA NHÓM NITƠ TRONG BẢNG TUẦN
HOÀN
- Nhóm nitơ thuộc nhóm mấy ? gồm những nguyên tố nào
?Nêu tên và kí hiệu của chúng?
- Hs dựa vào BTH trả lời
- Thuộc nhóm V trong BTH .
- Nhóm Nitơ gồm : Nitơ (N) , Photpho (P) , Asen(As) ,
atimon (Sb) và bitmut (Bi) .
- Chúng đều thuộc các nguyên tố p .
- Cho biết số electron lớp ngoài cùng , phân bố vào các
obitan của các nguyên tố thuộc nhóm nitơ ?
- Biểu diễn cấu hình :
1. Cấu hình electron của nguyên tử :
- Cấu hình lớp electron ngoài cùng : ns
2
np
3
ns
2
np
3
- Ở trạng thái cơ bản , nguyên tử của các nguyên tố nhóm
nitơ có 3 electron độc thân , do đó trong các hợp chất chúng
có cộng hóa trị là 3 .
- Đối với các nguyên tố : P , As , Sb ở trạng thái kích thích
có 5 elctron độc thân nên trong hợp chất chúng có liên k
ết
cộng hóa trị là 5 ( Trừ Nitơ ).
- Nhận xét số electron độc thân ở trạng thái cơ bản , kích
thích ?
Khả năng tạo thành liên kết hóa học từ các electron độc
thân ?
- Ở trạng thái cơ bản có 3e độc thân .
- Các nguyên tố P, As, Sb còn có phân lớp d còn trống nên
có thể có trạng thái kích thích với 5e độc thân .
Hoạt động 3 :
- Nhắc lại qui luật biến đổi tính KL, PK , tính oxi hóa- khử
, độ âm điện , ái lực electron theo nhóm A ? Nhóm nitơ ?
HS thảo luận trả lời :
Nitơ Bimut
- Bán kính , tính kim loại , tăng dần .
- Độ âm điện , A
E
, I
1
, tính oxh giảm dần
- Tính khử tăng .
Hoạt động 4 :
2 . Sự biến đổi tính chất của các đơn chất :
a. Tính oxi hóa khử :
- Trong các hợp chất chúng có các số oxi hoá : -3 , +3 , +5
.
Riêng Nitơ cón có các số oxi hoá : +1 , +2 , +4 .
- Các nguyên tố nhóm Nitơ vừa có tính oxi hoá vừa có tính
khử .
- Khả năng oxi hóa giảm từ nitơ đến bitmut .
b. Tính kim loại - phi kim :
- Đi từ nitơ đến bitmut , tính phi kim của các nguyên tố
giảm dần , đồng thời tính kim loại tăng dần .
3. Sự biến đổi tính chất của các hợp chất :
a. Hợp chất với hiđro : RH
3
- Độ bền nhiệt của các hiđrua giảm từ NH
3
đến BiH
3
.
- Dung dịch của chúng không có tính axít .
b. Oxit và hiđroxit :
- Có số oxi hoá cao nhất với ôxi : +5
- Độ bền của hợp chất với số oxihoá +5
giảm xuống
- Với N và P số oxi hóa +5 là đặc trưng .
- Tính bazơ của các oxit và hiđroxit tăng còn tính axit giảm
Theo chiều từ nitơ đến bitmut-
- Cho biết hóa trị của R đối với Hiđro ? viết công thức
chung ?
- Sự biến đổi bền , tính khử của các hợp chất hiđrua này
như thế nào ?
- Hợp chất với oxi R có số oxihóa cao nhất là bao nhiêu ?
Cho vd?
- Hãy nêu qui luật về :
- Độ bền của các số oxi hóa ?
- Sự biến đổi về tính axít , bazơ của các oxit và hiđroxit ?
HS: Với số oxi hóa +5:
N
2
O
5
, P
2
O
5
, HNO
3
, H
3
PO
4
.Có độ bền giảm .
- Với số oxi hóa +3
As
2
O
3
,Sb
2
O
3
, Bi
2
O
3
As(OH)
3
, Sb(OH)
3
, Bi(OH)
3
.Độ bền tăng .
3.Củng cố :
Sử dụng bài tập / sgk