Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Bài giảng bệnh lý học thú y : Tế bào viêm part 4 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.22 KB, 5 trang )

• MD chống ung thư và phản ứng tự miễn. Trong
các phản ứng này ĐTB đã nhận các tín hiệu từ
lympho bào T hoạt hoá (các lymphokin). Thí dụ:
Yếu tố ức chế di tản ĐTB (MIF), yếu tố hoạt
hoá ĐTB (MAF) Sau khi đã được hoạt hoá vai
trò của ĐTB trong các phản ứng miễn dịch
được tăng lên gấp bội.
• ĐTB và BC trung tính thường làm nhiệm vụ
“tuần tra” có qui luật ở các niêm mạc và xuyên
qua lớp biểu mô đi vào lòng ống hoặc bám trên
bề mặt niêm mạc.
• Tế bào bán liên (epitheloid)
• Được tạo ra từ các ĐTB. Tế bào bán liên có
những đặc điểm giống tế bào ĐTB, nhưng bề
mặt của chúng có sự thay đổi sao cho chúng có
thể nằm kề nhau. Hình thái và sự sắp xếp
giống như những tế bào gai ở lớp biểu mô phủ
nên gọi là “dạng bán liên” (epitheloid). Bào
tương của chúng ưa toan nhưng màng của
chúng thì khó nhận ra. Những tế bào này chứa
nhiều nội nguyên sinh và bộ máy Golgi hoạt
động, nhiều lyzosom nhưng ít hốc thực tượng,
trông nó giống như loại tế bào chế tiết. Màng tế
bào phân nhiều nhánh rộng lồi lõm nối với các
tế bào cùng loại bên cạnh,
• vì vậy qua kính hiển vi quang học khó có thể
nhận biết rõ ràng rìa của chúng. Một số tế bào
có hai nhân.
Các ĐTB biệt hoá thành dạng bán liên thường
xảy ra ở những tổn thương mãn tính. Chúng


không thực bào nhưng có thể phá huỷ các tác
nhân kích thích từ ngoài vào nhờ sự chế tiết
chứ không phải ở bên trong do thực bào.
Chúng có thể phân chia để thành ĐTB mới. Tế
bào bán liên thường có mặt ở các mô hạt nhất
là ở trong ổ lao.
• Tế bào khổng lồ (Giant cells)
• Hình thành do sự hợp nhất bào tương của tế
bào đại thực bào. Trong một số tế bào có thể
chứa tới 200 – 300 nhân. Hình thái tế bào rất
không qui tắc, có thể hình tròn hoặc bầu dục.
Thường có hai loại tế bào khổng lồ: tế bào
Langhans với sự sắp xếp nhân quanh ngoại vi
bào tương và tế bào khổng lồ dị vật có nhân
sắp xếp lộn xộn. Song sự phân biệt này không
phải là cố định. Hai loại tế bào này thường thấy
trong những tổ thương mãn tính và không thấy
có sự liên quan giữa dạng tế bào và các tác
nhân gây bệnh. Tế bào khổng lồ tiết các enzim
lyzosom trực tiếp ra ngoài hoặc qua các ống
màng trong nội bào (membranous labyrinth).

×