Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Giáo án hóa học lớp 10 nâng cao - Bài 10 SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.23 KB, 9 trang )


Giáo án hóa học lớp 10 nâng cao - Bài 10
SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN CẤU HÌNH ELECTRON
NGUYÊN TỬ
CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC
(Sách giáo khoa Hoá học 10 nâng cao)

A. CHUẨN KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG
Kiến thức
Hiểu được:
- Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron lớp ngoài cùng
của nguyên tử các nguyên tố trong chu kì.
- Sự biến đổi tuần hoàn cầu hình electron nguyên tử các
nguyên tố chính là nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn về
tính chất các nguyên tố.
- Mối liên hệ giữa cấu hình e nguyên tử của các nguyên
tố với vị trí của chúng trong BTH.
Học sinh biết:
- Đặc điểm cấu hình electron hoá trị nguyên tử các
nguyên tố nhóm B.
Kĩ năng
- Dựa vào cấu hình electron của nguyên tử nhóm A,
suy ra cấu hình nguyên tử, đặc điểm cấu hình electron lớp
ngoài cùng.
- Dựa vào cấu hình electron, xác định nguyên tố s, p,
d.
B. CHUẨN BỊ
GV: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
HS: Ôn bài cấu tạo tuần hoàn các nguyên tố hoác học.
C. KIỂM TRA BÀI CŨ
Viết cấu hình electron ngưyểnt của các nguyên tố có Z


= 19, Z = 25, Z=28 và xác định vị trí của nguyên tố trong
BTH.
D. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
HOẠT ĐỘNG CỦA
THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Hoạt động 1: GV chuẩn bị
8 phiếu học tập, mỗi phiếu
ghi sẵn một giá trị Z của các
nguyên tố nhóm A phát cho
8 nhóm HS và yêu cầu viết
cầu hình e nguyên tử. Sau đó
cho HS lên bảng trình bày
kết quả của sự chuẩn bị ?
GV cho HS nhận xét:
I. CẤU HÌNH
ELECTRON NGUYÊN
TỬ CỦA CÁC NGUYÊN
TỐ NHÓM A
Nhận xét:
- Nguyên tử của các nguyên
tố trong cùng 1 nhóm A có
số e lớp ngoài cùng bằng
nhau = STT nhóm đó là
nguyên nhân làm cho các
nguyên tố trong cùng 1
nhóm A có TCHH tương tự
nhau.

Hoạt động 2: GV: Từ cấu

hình e nguyên tử vừa XD
hãy nhận xét về đặc điểm
cấu hình e lớp ngoài cùng
của nguyên tử các nguyên tố
- Sau mỗi chu kì, cấu hình e
nguyên tử của các nguyên tố
nhóm A biến đổi tuần hoàn,
đặc biệt là số electron ở lớp
ngoài cùng. Đó là nguyên
nhân biến đổi tuần hoàn tính
theo chu kì, theo nhóm ?





Hoạt động 3:
- Dựa vào BTH, hãy nhận
xét vị trí của các nguyêntố
nhóm B trong BTH.
- Dựa vào cấu hình e nguyên
tử của 1 số nguyên tố: Z =
22, Z = 25, Z = 30  nêu
đặc điểm xây dựng lớp vỏ e
nguyên tử của các nguyên tố
nhóm B.
* GV thông báo số electron
hoá trị của các nguyên tố
chất các nguyên tố.
Kết luận: (SGK)

Sự biến đổi tuần hoàn về cấu
hình electron lớp ngoài cùng
của nguyên tử các nguyên tố
khi địen tích hạt nhân tăng
chính là nguyên nhân của sự
biến đổi tuần hoàn về tính
chất của các nguyên tố.
II. CẤU HÌNH
ELECTRON NGUYÊN
TỬ CÁC NGUYÊN TỐ
NHÓM B
- Các nguyên tố nhóm B
thuộc chu kỳ lớn, là các
nguyên tố d và nguyên tố f
còn gọi là các nguyên tố KL
chuyển tiếp.
- Cấu hình e nguyên tử có
nhóm B.

GV thông báo cho HS biết
một số trường hợp ngoại lệ.




dạng:
(n-1)d
a
ns
2

(a = 1  10)
- Số e hoá trị của các nguyên
tố nhóm d, f tính bằng số e
nằm ở lớp ngoài cùng và
phân lớp sát lớp ngoài cùng
chưa bão hoà.
Đặt S = a + 2;
Nếu S  8 thì S = STT nhóm.

Nếu S = 8, 9, 10 thì nguyên
tố ở nhóm VIII B.
Nếu S > 10 thì nguyên tố ở
nhóm (S - 10).

E. CỦNG CỐ DẶN DÒ
Hoạt động 4: GV có thể sử dụng một trong các bài
tập sau:
Bài 1: Điền vào chỗ trống những từ, cụm từ cần thiết:
Trả lời: Chu kì bao gồm các nguyên tố được sắp xếp
theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần. Nguyên tử của các
nguyên tố trong cùng chu kì có cùng số lớp electron . Số
thứ tự của chu kì trùng với số lớp electron nguyên tử của
nguyên tố trong chu kì đó. Trong mỗi chu kì, số e lớp ngoài
cùng tăng dần. Mở đầu mỗi chu kì bao giờ cũng là nguyên
tố có 1 electron ở lớp ngoài cùng(kim loại kiềm) và kết
thúc mỗi chu kì bào giờ cũng là nguyên tố có 8 electron ở
lớp ngoài cùng(khí hiếm) (trừ chu kì 1). Như vậy, theo
chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, cấu hình e nguyên
tử của các nguyên tố biến đổi tuần hoàn.
Bài 2: Mệnh đề nào sau đây không đúng? Trả lời: b

không đúng.
a. Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng 1 nhóm A
bao giờ cũng có số e lớp ngoài cùng bằng nhau.
b. Số thứ tự nhóm = số e lớp ngoài cùng của nguyên tử
nguyên tố trong nhóm đó.
c. Các nguyên tố trong cùng 1 nhóm có tính chất hóa
học tương tự nhau.
d. Tính chất hoá học của các nguyên tố trong cùng 1
nhóm A biến đổi tuần hoàn.
Bài 3; Một nguyên tố ở chu kì 3, nhóm V của BTH.
Hỏi:
a. Nguyên tử của nguyên tố đó có bao nhiêu electron ở
lớp ngoài cùng? Giải thích.
b. Nguyên tử của nguyên tố đó có bao nhiêu lớp e?
Giải thích.
c. Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố đó.
d. Viết cấu hình e nguyên tử của các nguyên tố cùng
nhóm, thuộc 2 chu kì liên tiếp (trên và dưới với nguyên tố
đó).
Trả lời:
a. Nguyên tử có 5 electron ở lớp ngoài cùng, thuộc
nhóm VA vì chu kì 3 gồm các nguyên tố nhóm A, STT
nhóm = số electron ngoài cùng.
b. Nguyên tử của nguyên tố đó có 3 lớp electron vì
nguyên tố thuộc chu kì 3.
c. Cấu hình electron nguyên tử: 1s
2
2s
2
2p

6
3s
2
3p
3
d. Nguyên tố ở nhóm VA, chu kì 2: 1s
2
2s
2
2p
3

Nguyên tố ở nhóm VA, chu kì 4: 1s
2
2s
2
2p
6
3s
2
3p
6

3d
10
4s
2
4p
3
Bài 4: Một nguyên tố ở chu kì 4, nhóm IIA của BTH

(Câu hỏi như bài 3)
a. Nguyên tử của nguyên tố đó có bao nhiêu electron ở
lớp ngoài cùng? Giải thích.
b. Nguyên tử của nguyên tố đó có bao nhiêu lớp e?
Giải thích.
c. Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố đó.
d. Viết cấu hình e nguyên tử của nguyên tố cùng
nhóm, thuộc 2 chu kì liên tiếp (trên và dưới với nguyên tố
đó).
BTVN: 1, 2, 3, 4, 5 (SGK) và 2.9; 2.10; 2.12; 2.13
(SBT)








×