Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Xác định giá trị doanh nghiệp tại Cty kế tóan và dịch vụ tin học AISC - 3 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.6 KB, 11 trang )

- Dịch vụ kiểm toán: AISC cung cấp các dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính, các
quyết toán công trình xây dựng cơ bản, các hoạt động đầu tư, xác định giá trị
doanh nghiệp, xác định giá trị vốn góp và các dịch vụ kiểm toán khác
- Các dịch vụ tư vấn kế toán tài chính: hướng dẫn sử dụng chế độ kế toán, tài chính
do Nhà nước qui định, hướng dẫn xây dựng tổ chức bộ máy kế toán ở các Công ty,
cách mở các bộ sổ sách kế toán, vào sổ và lập các báo cáo kế toán. Cung cấp các
văn bản pháp quy, các sổ sách, chứng từ và báo cáo kế toán theo mẫu. Hướng dẫn
lập báo cáo thuế, tài chính tín dụng, hướng dẫn thủ tục đăng ký, tư vấn cổ phần
hoá, phá sản hoặc sáp nhập doanh nghiệp
2. Đội ngũ nhân viên
Công ty AISC là Công ty kiểm toán độc lập, khách quan và luôn luôn giữ được bí
mật kinh doanh của khách hàng. Nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, chất lượng dịch
vụ cung cấp và uy tín của Công ty là đòi hỏi hàng đầu mà mọi nhân viên thuộc
Công ty AISC luôn luôn phải nhớ. Đặc biệt Công ty có đội ngũ lãnh đạo được đào
tạo kiểm toán ở các nước Anh, Bỉ, Ailen nơi mà các chế độ kế toán kiểm toán đã
phù hợp và thống nhất với thông lệ, chuẩn mực kiểm toán kế toán quốc tế
3. Khách hàng của Công ty
Là một Công ty được thành lập rất sớm tại Việt Nam trong lĩnh vực kiểm toán,
hiện tại uy tín và thị phần của Công ty đã vươn rộng khắp cả nước trong tất cả mọi
loại hình doanh nghiệp, loại hình kinh doanh như ngân hàng, xây dựng, dịch vụ,
bưu chính viễn thông, công nghiệp
IV. Cơ cấu tổ chức của Công ty và chi nhánh
a. Cơ cấu tổ chức ở Công ty
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
* Giám đốc Công ty chịu trách nhiệm về hoạt động của toàn Công ty
b. Chi nhánh tại Đà Nẵng
B. KHÁI QUÁT VỀ KHÁCH HÀNG YÊU CẦU KIỂM TOÁN ĐỂ XÁC ĐỊNH
GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP
Công ty X là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực sản xuất phân
bón trụ sở của Công ty đặt trên địa bàn thành phố Huế mặt bằng sản xuất của Công
ty được UBND Thành phố Huế cho thuê để hoạt động sản xuất kinh doanh.


Công ty X được thành lập tháng 7 năm 1994 theo quyết định số 12X/QĐ-CP, ban
đầu Công ty có 74 người trong ban lãnh đạo và 325 người công nhân, hiện tại bộ
máy quản lý của Công ty bao gồm 141 người và 586 công nhân. Sơ đồ tổ chức bộ
máy như sau:
Sơ đồ tổ chức bộ máy
* Công ty X là một khách hàng truyền thống của AISC kể từ năm 2000 và theo hồ
sơ lưu lại trong Công ty thì kết quả lợi nhuận sau thuế của Công ty từ năm 2000
đến 2003 là như sau:
Năm 2000 2001 2002 2003
Lợi nhuận sau thuế 829.781.580 968.695.807 1.113.308.428 453.606.083
Tốc độ tăng trưởng % 15,2 18,9 14,9 -59,2
Theo báo cáo kết quả kinh doanh năm 2004, thì Công ty năm nay lợi nhuận sau
thuế là 436175063(VND). Vậy nếu so với năm 2003 thì tỷ lệ tăng trưởng năm nay
là (-3,85%). Nhìn vào kết quả phân tích thì từ năm 2002 tỷ lệ tăng trưởng của
Công ty X có xu hướng giảm so với các năm trước đó
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Với kết quả đạt được năm 2004 so với kế hoạch Công ty X chưa đạt được các chỉ
tiêu đã đề ra. Điều đó đặt ra những vấn đề đòi hỏi Ban quản lý cùng toàn thể Công
ty phải khắc phục và nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh. Bởi nếu so với ngành
phân bón chỉ số phát triển trung bình ngành năm 2004 là 13,81% là rất thấp
Với chủ trương sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước, Công ty X là một trong
720 Công ty được Thủ tướng chính phủ chủ trương cổ phần hoá trong năm 2005.
Nhằm: nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tê. Tạo
ra loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, tạo động lực cạnh tranh mạnh mẽ
và cơ chế quản lý năng động cho doanh nghiệp .Để sử dụng có hiệu quả vốn, tài
sản của Nhà nước. Huy động vốn của toàn xã hội bao gồm: cá nhân, các tổ chức
kinh tế, hạn chế vốn vay bởi hiện tỷ suất nợ của Công ty là rất cao 89,7% tăng
4,36% so với năm 2003. Mặt khác theo ban Giám đốc thì chỉ có việc cổ phần hoá
doanh nghiệp mới phát huy vai trò làm chủ thực sự của người lao động, của các cổ
đông, tăng cường giám sát của các nhà đầu tư đối với doanh nghiệp bảo đảm hài

hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp nhà đầu tư và người lao động.
Chính vì vậy hợp đồng kiểm toán giữa Công ty AISC và Công ty X đã nhanh
chóng được ký kết . Khác với những năm trước AISC chỉ kiểm toán báo cáo tài
chính, xem xét cách tổ chức công tác kế toán để tư vấn cho Ban quản lý thì năm
nay công việc AISC phải thực hiện là khó khăn và phức tạp hơn nhiều. Bởi việc
xác định giá trị doanh nghiệp trước lúc cổ phần hoá là một công việc đòi hỏi ngoài
kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ của kiểm toán viên còn phụ thuộc vào rất nhiều
bản chất của các yếu tố cấu thành nên giá trị một doanh nghiệp. Hơn nữa Công
việc này đổi hỏi phải có sự hỗ trợ của các chuyên gia thẩm định giá, mà thời gian
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
và chi phí của công việc này là rất lớn. Vậy bằng cách nào, dựa vào đâu để AISC
có thể đứng trên cương vị là một Công ty kiểm toán độc lập có thể đảm bảo được
lợi ích của các bên khi Công ty X cổ phần hoá. Sau đây là quy trình AISC áp dụng
để xác định giá trị Công ty X
C. THỰC TẾ VIỆC XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY
KIỂM TOÁN AISC - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG
I. QUY TRÌNH XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP TẠI AISC - CHI
NHÁNH ĐÀ NẴNG
Theo mô hình tài sản
II. Thực hiện các quy trình kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp theo mô hình
tài sản tại Công ty AISC - chi nhánh Đà Nẵng
1. Giai đoạn tiền kế hoạch
1.1 Tìm hiểu doanh nghiệp
Đối với Công ty X là một khách hàng thường xuyên của AISC nên giai đoạn này
thường không tốn nhiều thời gian và không mấy gặp khó khăn. Vì những thông tin
về khách hàng như: Lĩnh vực hoạt động, quy trình sản xuất, quá trình kinh doanh
của khách hàng, hệ thống sổ sách kế toán của khách hàng, sản phẩm của khách
hàng trên thị trường, những hiểu biết về ban Giám đốc và hệ thống kiểm soát nội
bộ, qua những năm kiểm toán trước đó AISC đã nắm rất rõ. Đó là tiền đề ban đầu
rất thuận lợi cho cuộc kiểm toán lần này sẽ dể phán đoán đưa ra các mức độ rủi ro

trọng yếu cho phép. Đặc biệt thông qua hồ sơ còn lưu giữ từ năm 2000 đến năm
2003 tại AISC, dễ dàng cho kế toán viên lập kế hoạch kiểm toán lần này bởi Công
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
ty X chưa có những sai phạm trọng yếu hoặc sai soát nghiêm trọng trong toàn báo
cáo tài chính của công ty.
Nhiệm vụ trong năm nay KTV cần tìm hiểu xem trong năm 2004 Công ty X có
những biến đổi gì như: bộ máy quản lý và phòng kế toán có gì thay đổi về nhân sự,
thị trường tiêu thụ mới trong năm, chính sách tín dụng trong năm nay có gì thay
đổi so với năm trước và điều này sớm được cung cấp từ phía lãnh đạo cho Công
ty X vì từ trước đến nay sự hợp tác trong suốt cuộc kiểm toán luôn diễn ra trong
không khí hoà nhã và vui vẻ.
Theo nhận định ban đầu, vì thông tin về khách hàng AISC đã nắm là tương đối đầy
đủ và dựa vào kinh nghiệm KTV trong lần kiểm toán trước nên rủi ro kiểm toán
trong lần này sẽ thấp.
1.2 Xác định nhiệm vụ
Mỗi yêu cầu từ phía khách hàng sẽ gắn với nhiệm vụ AISC thực hiện, công việc
AISC phải thực hiện trong lần kiểm toán này là kiểm toán báo cáo tài chính năm
2004 và xác định giá trị Công ty X phục vụ cổ phần hoá
Ngoài các nhiệm vụ đặt ra khi kiểm toán BCTC như: kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ
của việc mở sổ và ghi sổ kế toán, xác minh và kiểm tra tính có thật các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh liên quan đến tài sản và nguồn vốn, các khoản nợ trong sổ sách so
với thực tế. Thì nhiệm vụ lần này đặt ra cho KTV là phải xác định được giá trị tài
sản vô hình của Công ty, lợi thế thương mại mà Công ty có và một vấn đề rất khó
khăn là xử lý các khoản phải thu khó đòi, xử lý tài chính ở tất cả các phần hành
trước khi xác định giá trị Công ty phục vụ cổ phần hoá theo thông tư số
76/2002/TT-BTC ngày 9/9/2002 của Bộ tài chính
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Đây là một bước rất quan trọng bởi nếu xác định rõ nhiệm vụ và nhận định đúng
trách nhiệm của mình cần phải làm trong khả năng chuyên môn của AISC sẽ làm
giảm được thời gian, chi phí suốt trong quá trình kiểm toán chi phí.

1.3. Ký kết hợp đồng
Thư yêu cầu kiểm toán lần này và công việc đặt ra từ phía Công ty X là công việc
thường xuyên của AISC, thêm vào đó là khách hàng quen thuộc nên hợp đồng
nhanh chóng được ký kết. Trong hợp đồng kiểm toán ghi rõ.
- Thời gian bắt đầu và kết thúc
- Trách nhiệm của mỗi bên trong quan trọng kiểm toán
- Chi phí mà Công ty X phải trả cho AISC và một số yếu tố khác
1.4. Lựa chọn mô hình xác định giá trị doanh nghiệp
Mô hình lựa chọn để xác định giá trị doanh nghiệp phụ thuộc vào loại hiình doanh
nghiệp đang hoạt động, kết hợp với chuyên môn nghiệp vụ của mình, với Công ty
X mô hình được lựa chọn là mô hình tài sản. Việc lựa chọn mô hình để xác định
giá trị doanh nghiệp này là phù hợp bởi thông qua việc kiểm toán báo cáo tài chính
giá trị của doanh nghiệp sẽ nhanh chóng được xác định vì theo mô hình tài sản:
Giá trị toàn bộ doanh nghiệp theo giá thực tế = sản hữu ích đang sử dụng
thực tế
Giá trị phần vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản đang sử dụng theo giá thị
trường - Tổng nợ phải trả theo giá thị trường
Tổng tài sản và số nợ phải trả thẻo giá thực tế sẽ được xác định đáng tin cậy từ kỷ
năng chuyên môn và nghiệp vụ các kế toán viên của AISC.
2. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
2.1 Thu thập thông tin phục vụ kiểm toán và tiến hành phân công phân nhiệm.
* KTVtiến hành thu thập các thông tin từ bên trong và bên ngoài có liên quan đến
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
+Các thông tin từ bên trong như:
- Thông tin pháp lý: các đặc điểm pháp quy áp dụng sự phân chia và nguồn gốc
của vốn, tình hình thực hiện nghĩa vụ thu nộp đối với Nhà nước
- Các thông tin kế toán và tài chính năm 2004 bao gồm các báo cáo tài chính, bảng
báo cáo kết quả kinh doanh, bảng chi tiết nguồn vốn vay, sổ chi tiết các khoản phải
thu, phải trả các bảng phụ khác và sự khai báo tất cả những thay đổi của hạch toán

kế toán trong năm tài chính
- Các thông tin khác như: thông tin kỹ thuật, khách hàng, các đại lý, các chính sách
về giá cả, nhãn hiệu, thông tin về thị trường, bảng phân tích các tỷ suất về hiệu quả
sản xuất kinh doanh (tỷ suất sử dụng tài sản cố định (số vòng quay hàng tồn
kho )
+ Các thông tin từ bên ngoài: được thu thập bằng nhiều cách có thể bằng phỏng
vấn, điện thoại, quan sát, email qua các khách hàng truyền thống, các ngân hàng
tài trợ, hoặc các số liệu liên quan đến ngành nghề kinh doanh để có căn cứ giai
đoạn sau có thể tính được lợi thế cạnh tranh thương mại.
* Thu thập thông tin là một giai đoạn rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu
quả, kết quả và chất lượng của quá trình kiểm toán và xác định đúng giá trị DN.
Theo nhận định của KTV thì Công ty X đã hợp tác và cung cấp số lượng thông tin
rất đầy đủ so với yêu cầu KTV đề ra.
* Phân công phân nhiệm kiểm toán Công ty X
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Việc phân công công việc kiểm toán cho từng KTV nhanh chóng được thực hiện
bởi AISC đã giao công việc cho những năm trước. Riêng năm nay về phần xác
định giá trị của doanh nghiệp phó Giám đốc và Giám đốc chi nhánh đảm nhận.
2.2 Nghiên cứu thêm hệ thống kiểm soát nội bộ
Kinh nghiệm KTV và thực tế qua các lần kiểm toán trước cho thấy hệ thống kiểm
soát nội bộ của Công ty là rất tốt, đáng tin cậy. Cùng với sự hỗ trợ của hệ thống
máy tính cho quản lý, các nghiệp vụ xảy ra đều được phê duyệt kiểm tra rất
nghiêm ngặt từ lúc phát sinh đến khi kết thúc nghiệp vụ. Cùng với phần hành kế
toán Bravo 5.0 đã được áp dụng tại phòng kế toán nên việc vào sổ, ghi chép và in
báo cáo bởi các nhân viên kế toán có kỷ năng nghiệp vụ tương đối tốt càng chứng
minh cho nhận định của KTV về hệ thống kiểm soát nội bộ là có căn cứ. Tuy vậy
KTV luôn luôn thận trọng trong công việc, không vì chút tình cảm riêng hoặc xét
đoán một nghiệp vụ theo cảm tính hoặc dựa vào kết quả của các lần kiểm tra trước
để làm cơ sở chính cho lần kiểm toán này, mặc dù kết quả kiểm toán của các lần
trước vẫn được xem là tiền đề hỗ trợ cho lần kiểm toán này

2.3. Xác định trọng yếu và rủi ro kiểm toán
Thực tế Ở AISC các khoản mục thường ít có sai sót thì mức trọng yếu được phân
bổ thường là thấp, chấp nhận rủi ro có thể tương đối cao. Ví dụ: tiền mặt phải trả
công nhân viên, thuế, Vì các khoản mục này rất dễ dàng kiểm tra. Ngược lại các
khoản mục theo nhận định là có nhiều nguy cơ sai phạm lớn như hàng tồn kho,
phải thu khách hàng, khó có thể kiểm tra chính xác nên mức phân bổ trọng yếu
thường rất cao để giảm rủi ro trong kiểm toán.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Ở Công ty X theo hồ sơ còn lưu giữ ở các năm, dựa vào thực tiễn của các năm,
mức trọng yếu được xác định là 0,6% trên tổng số tài sản. Trong năm kiểm toán
này để hạn chế bớt rủi ro và tăng tính chính xác hơn kế toán viên đã hạ tỷ lệ này
xuống còn 0.5% so với tổng tài sản. Vì so với yêu cầu đặt ra năm nay tính chính
xác của quy trình kiểm toán là cao hơn so với năm trước và múc trọng yếu được
tính như sau:
Tổng mức trọng yếu = 0,5% x 263.903.688.348 = 1.319.518.342
BẢNG PHÂN BỔ MỨC TRỌNG YẾU CHO CÁC KHOẢN MỤC
KHOẢN MỤC Tỷ lệ phân bổ (%) Số tiền
TÀI SẢN Tiền 3 39.585.550
Phải thu 45 593.783.254
Hàng tồn kho 42 554.197.704
Tài sản cố định 5 65.975.917
NGUỒN VỐN Phải trả người bán 55 725.738.088
Nguồn vốn CSH 40 527.807.337
Báo cáo
KQKD Doanh thu 50 659.759.171
Chi phí 45 593.783.254
2.4 Thực hiện các thủ tục phân tích BCTC Công ty X
Mục đích của việc phân tích này là tìm ra sự biến đổi bất thường trong BCTC qua
các năm để tìm ra định hướng của cuộc kiểm toán. Từ đó có kế hoạch phù hợp,
thực hiện các trắc nghiệm để tìm ra bằng chứng chứng minh cho sự hợp lý và trung

thực hoặc ngược lại của các khoản mục có những thay đổi trong năm tài chính
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
BẢNG PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI SẢN
CHỈ TIÊU 2003 2004 Chênh Lệch
1. Giá trị còn lại TSCĐ 136.439.582.620 143.926.047.499
(7.432.465.121)
2. Nợ phải thu 26.863 736.092 32.667.986.970 5.804.250.878
3. Hàng tồn kho 80.514.029.513 103.975.686.567 23.461.657.054
4.Tổng tài sản 263.903.668.348 296.425.261.958 32.521.593.610
5. Tỷ trọng TSCĐ% (1:4) 51,72 48,55 (3,17)
6. Tỷ trọng nợ phải thu% (2:4) 10,18 11,02 0,84
7. Tỷ trọng hàng tồn kho % (3:4) 30,51 35,07 5,56
BẢNG PHÂN TÍCH NGUỒN VỐN
CHỈ TIÊU 2003 2004 Chênh Lệch
1. Nợ phải trả 236.850.725.639 270.068.319.856 33.217.594.217
2. Nguồn vốn CSH 27.052.942.709 26.356.942.102 (696.000.607)
3.Nguồn vốn tạm thời 98.055.983.415 127.601.112.894
29.545.129.569
4. Nguồn thường xuyên 165.847.884.933 168.824.149.064
2.979.264.131
5. Tổng nguồn vốn 263.903.668.348 296.425.261.958 32.521.593.610
6. Tỷ suất nợ (%) (1.5) 89,75 91,11 136
7. Tỷ suất tài trợ % (2:5) 10,25 8,89 (1,36)
8. Tỷ suất nguồn vốn % (3:5) 37,16 43,05 5,89
9. Tỷ suất NVTX% (4:5) 62,84 56,95 (5,89)
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
BẢNG PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN
CHỈ TIÊU 2003 2004
1.TSLĐ & DTNH 126.769.818.799 152.499.214.509
2. Tiền + ĐTNH + Nợ phải thu 45.353.913.209 48.240.507.699

3.Tiền 18.490.177.117 15.572.520.723
4. Nợ ngắn hạn 98.055.983.415 127.601.112.894
5.Doanh thu thuần &GTGT đầu ra 481.437.816.915 474.512.773.342
6. Phải thu bình quân 27.151.432.783 29.765.861.531
7. Khả năng TTHH lần (1:4) 1,293 1,195
8. Khả năng TTN lần (2:4) 0,463 0,678
9. Khả năng TTTT lần (3:4) 0,188 0,122
10. Số vòng quay NPThu lần (5:6) 17,73 15,94
BẢNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
CHỈ TIÊU 2003 2004
1. Doanh thu thuần HĐSXKD 437.670.742.613 425.022.021.032
2. Nguyên giá TSCĐ bình quân 241.473.984.835 255.954.142.533
3.Tổng tài sản bình quân 258.947.673.181 280.164.465.153
4. Hiệu suất sử dụng TSCĐ lần (1:2) 1,81 1,66
5. Hiệu suất sử dụng TS lần (1:3) 1,69 1,52
BẢNG PHÂN TÍCH TỶ SUẤT LỢI NHUẬN
CHỈ TIÊU 2003 2004
1. Doanh thu thuần HĐSXKD 437.670742.613 425.022.021.032
2.Tổng tài sản bình quân 258.947.673.181 280.164.465.153
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

×