10
dung của hội nhập kinh tế là mở cửa thị trường, tạo điều kiện thuận lợi để tự do buôn
bán, phát triển.
Về thương mại hàng hoá: các nước cam kết bai bỏ hàng rào phi thuế quan như
giấy phép xuất khẩu,… Về thương mại dịch vụ, các nước mở cửa thị trường cho nhau
với 4 phương thức: cung cấp qua biên giới, sử dụng dịch vụ ngoài lãnh thổ, thông qua
doanh nhâ, hiện diện thể nhân,…
Về thị trường đầu tư: không áp dụng đối với đầu tư nước ngoài các yêu cầu về
tỷ lệ nội địa hoá cân bằng xuất nhập khẩu, hạn chế tiếp cận nguồn ngoại tệ… Các
nguyên tắc này được tất cả các nước thành viên WTO và các nước đang gia nhập WTO
thừa nhận và thực hiện.
2.3 Mối quan hệ biện chứng giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và hội
nhập kinh tế.ơ
Trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, sự tuỳ thuộc lẫn nhau về kinh tế
ngày càng gia tăng, các nước trên thế giới đều rất coi trọn đến khả năng độc lập tự chủ
về kinh tế nhằm đảm bảo lợi ích chính đáng của quốc gia, dân tộc mình trong cuộc
cạnh tranh kinh tế gay gắt và để xác lập một vị thế chính trị nhất định trên trường quốc
tế.
Độc lập tự chủ về kinh tế phải được đặt trong mối quan hệ biện chứng với độc
lập tự chủ về chính trị và các mặt khác để tạo thành sức mạnh tổng hợp của một quốc
gia. Độc lập tự chủ vè kinh tế trước hết là không bị chi phối lệ thuộc vào bên ngoài về
đường lối, chính sách phát triển kinh tế vào những điều kiện kinh tế chính trị mà họ
muốn áp đặt cho ta trong trợ giúp, hợp tác song phương, đa phương, mà những điều
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
11
kiện ấy sẽ gây tổn hại cho chủ quyền quốc gia và lợi ích cơ bản của dân tộc. Độc lập tự
chủ về kinh tế cũng có nghĩa là trước những chấn động của thị trường, của khủng
hoảng kinh tế - tài chính, cũng như trước sự bao vây, cô lập từ bên ngoài vẫn giữ được
sự ổn định và phát triển cần thiết, không bị sụp đổ về kinh tế, chính trị. Khác với trước
đây khi nói đến độc lập tự chủ về kinh tế, nhiều người thường hình dung tới một nền
kinh tế khép kín, tự cung tự cấp. Trong điều kiện hiện nay độc lập tự chủ về kinh tế
phải là độc lập tự chủ trong phát triển kinh tế thị trường và chủ động hội nhập có hiệu
quả với nền kinh tế thế giới, tích cực tham gia vào sự giao lưu, hợp tác, phân công lao
động quốc tế trên cơ sở phát huy tốt nhất nội lực, lợi thế so sánh của quốc gia để cạnh
tranh có hiệu qủa trên trường quốc tế. Quan niệm độc lập tự chủ theo kiểu tự cung, tự
cấp đã được kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới chứng minh là không phù hợp
với xu thế của thời đại, và làm cho đất nước ngày càng tụt hậu xa hơn. Đến tình trạng
chậm phát triển về kinh tế không được khắc phục sẽ nảy sinh ra nhiều vấn đề xã hội
nan giải, tạo nguy cơ từ bên trong đối với trật tự, an toàn xã hội và điều đó cuối cùng sẽ
gây cho quốc gia đó khó giữ vững được con đường và mô hình phát triển đãlựa chọn.
Trong vài chục năm gần đây, tình hình thế giới cũng có rất nhiều biến đổi quan trọng
theo các hướng chủ yếu sau đây: một là xu thế hoà bình, hợp tác và phát triển, xu thế
này càng ngày càng trở thành xu thế chính thay thế cho sự đối đầu giữa các siêu cường,
sự xung đột, chạy đua vũ trang giữa hai hệ thống xã hội đối lập, các cuộc chiến tranh
xâm lược đã bị lên án khắp nơi. Đây chính là điều kiện quan trọng giúp cho các quốc
gia có thể mở cửa đất nước tham gia hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển kinh tế. Mô
hình kinh tế phát triển trong xu thế hoà bình đang thay thế cho mô hình kinh tế trong
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
12
tình trạng đối đầu và chiến tranh lạnh. Hai là xu thế phát triển công nghệ đang chuyển
đổi sang nền kinh tế tri thức. Trong những thập niên vừa qua sự phát triển của công
nghệ đang chuyển đổi sang nền kinh tế vô cùng lớn. Các ngành công nghiệp truyền
thống, sản xuất ra các hàng hoá vật chất, kể cả các ngành công nghiệp nặng đang ngày
càng kém hiệu quả mất dần vai trò quan trọng của chúng với phát triển kinh tế. Trên
thực tế trogn mấy năm gần đây các sản phẩm đã liên tục bị giảm giá, đã giảm tới trên
30% giá do vậy những ngành này đang gặp nhiều khó khăn.
Trong khi đó các ngành kinh tế tri thức lại phát triển với tốc độ cao và đạt nhiều
hiệu qủa. Trong điều kiện hiện nay, các lợi thế về tài nguyên, nguồn vốn, lao động…
ngày càng giảm và lợi thế về tri thức và kỹ năng ngày càng
tăng. ở Mỹ tỷ lệ đóng góp của ngành sản xuất điện tử - tin học làm tăng trưởng kinh tế
lên tới 45% trong 3 năm qua còn mức đóng góp của ngành xây dựng và xe hơn vốn là
ngành trụ cột của kinh tế Mỹ lại giảm chỉ còn 14% và 4%. Lợi nhuận của hãng Intel,
Microsoft đạt mức 24% doanh thu kéo dài trong khi các ngành công nghiệp truyền
thống chỉ đạt ở mức trên 10%.
Xu hướng thứ ba là xu hướng toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế phát triển
nhanh chóng. Trong điều kiện nền kinh tế thế giới phát triển và những đặc trưng chủ
yếu trên mô hình phát triển kinh tế theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế là căn cứ để
phát triển các ngành kinh tế có lợi thế cạnh tranh cao. Đương nhiên, việc phát triển
kinh tế này phải đặt trong mối quan hệ biện chứng với độc lập tự chủ. Độc lập tự chủ
trong mô hình kinh tế theo hướng hội nhập quốc tế chấp nhận sự phụ thuộc lẫn nhau
trên cơ sở cùng có lợi trong quan hệ giữa các quốc gia. Sự phụ thuộc này diễn ra trên
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
13
hầu hết các lĩnh vực từ hoạch định chính sách phát triển,… ví dụ như trong Liên minh
Châu Âu, hiện đã có đồng tiền chung, các quốc gia thành viên phải bảo đảm duy trì
một mức thâm hụt ngân sách và lạm phát chung. Trong mô hình kinh tế này các quốc
gia tuy vẫn có quyền tự chủ, quyền tự chọn các ngành kinh tế có lợi cho mình. Thực tế
cho thấy ngay các quốc gia có nhiều ngành công nghiệp nền tảng khá phát triển như
Nhật Bản mà vẫn phụ thuộc bên ngoài một cách đáng sợ. Nhật phải nhập 100% dầu mỏ
để có ngành hoá dầu và năng lượng điện, nhập khẩu phần quặng sắt để có ngành luyện
kim, nhập khẩu phần lớn bằng phát minh sáng chế để có ngành công nghiệp chế tạo,…
Nếu có chiến tranh xảy ra, các hoạt động nhập khẩu này chỉ bị ngừng trệ một thời gian
ngắn thôi thì các ngành công nghiệp sẽ hoàn toàn bị tê liệt và nền kinh tế Nhật khó
tránh khỏi tổn thất. Nếu sợ sự phụ thuộc này, nước Nhật sẽ không thể phát triển được.
Nhưng bù lại, Nhật lại xuất khẩu ô tô, hàng điện tử và những loại hàng chất lượng cao
khác buộc các quốc gia khác phải lệ thuộc vào Nhật những mặt hàng nay. Chính mối
quan hệ lệ thuộc lẫn nhau làm cho kinh tế Nhật có thể đứng vững ngay cả trong cuộc
khủng hoảng dầu lửa những năm 70.
Song cũng cần phải nói rằng trong qúa trình hội nhập kinh tế cần phải tránh sự
lệ thuộc quá nhiều vào các nước. Đây là một vấn đề đã xảy ra với một số nước, nhất là
các nước kém phát triển. Do trình độ khoa học, nền sản xuất nước này còn chậm phát
triển nên đã bị lệ thuộc hoàn toàn vào tư bản nước ngoài kể cả về kinh tế lẫn chính trị.
Vì vậy cần phải nhấn mạnh rằng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cần
phải phát huy tính độc lập tự chủ, phát huy nội lực của nền kinh tế, phải lấy nội lực của
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
14
nền kinh tế làm yếu tố quyết định sự phát triển của nền kinh tế, còn những yếu tố bên
ngoài chỉ là quan trọng.
2.4 Những lợi ích, hạn chế của việc hội nhập kinh tế quốc tế:
Như chúng ta đã phân tích hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế khách quan, nó
có những tác động tích cực tới việc phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Hội nhập kinh
tế thúc đẩy sự phát triển và xã hội hoá các lực lượng sản xuất, đem lại sự tăng trưởng
kinh tế cao. Nó làm tăng nhanh tổng sản lượng thế giới: ngày nay tổng sản phẩn thể
giới ước tính khoảng 30.000 tỷ úD gấp khoảng 23 lần tổng sản phẩm thế giới vào
những năm trước đây. Theo đó sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế toàn cầu cũng có những
thay đổi cơ bản. Nếu những năm 60, nông lâm thủy sản chiếm 10,4% , công nghiệp
chiếm 28,1% và dịch vụ chiếm 50,4% thì cho tới nay cơ cấu tương ứng là 4,4%; 21,4%
và 62,4%. Bên cạnh đó sự liên kết thị trường thế giới thành một hệ thống hữu cơ ngày
càng tăng với tốc độ tăng trưởng cao hơn nhiều tốc độ tăng trưởng sản xuất. Hệ thống
thông tin toàn cầu phát triển nhanh chóng kết nối các vùng địa lý trên trái đất vào một
hệt hống góp phần tác động có hiệu quả vào phát triển kinh tế xã hội. Mặt khác, toàn
cầu hoá thúc đẩy quá trình tự do hoá thương mại; làm làm hoặc huỷ bỏ các hàng rào
thương mại làm cho hàng hoá của mỗi nước có thị trường tiêu thụ quốc tế rộng hơn do
đó kích thích sản xuất phát triển. Nhờ đó thúc đẩy phân công lao động quốc tế, theo
hướng chuyên môn hoá làm cho nguồn lực ở mỗi nước và trên thế giới được sử dụng
có hiệu quả hơn.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
15
Tự do hoá thương mại đặt ra cho các doanh nghiệp phải tiến hành những cải
cách sâu rộng để nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả kinh tế, phát huy lợi thế của
mình và hạn chế những rủi ro trong cuộc cạnh tranh quốc tế.
Tuy vậy, tự do hoá thương mại không đưa lại những kết qủa như nhau đối với
các nước lớn. Nhìn chung các nước phát triển có lợi thế là nền kinh tế họ đã phát triển
cao, khả năng cạnh tranh lớn. Mặt khác, hội nhập kinh tế làm gia tăng các luồng
chuyển giao vốn và công nghệ. Nó củng cố và tăng cường các thể chế quốc tế, thúc đẩy
sự xích lại gần nhau giữa các dân tộc. Bên cạnh đó ta cũng không thể không nói đến
mặt trái của việc hội nhập kinh tế gây ra. Song song với việc hội nhập kinh tế thì
khoảng cách giầu nghèo giữa các nước ngày càng tăng. Các mối lợi thu được từ toàn
cầu hoá kinh tế được phân phối không đều và không công bằng. Các quốc gia phát
triển có lợi thế thường thu lợi nhiều trong kinh tế. Sự bất bình đẳng ngày càng tăng.
Dân số ở một số nơi còn có mức sống thấp hơn trước. Toàn thế giới hiện nay vẫn còn
hơn 1 tỷ người nghèo. Các nước phát triển với 1/5 dân số thế giới chiếm 86% GDP
toàn cầu, 4/5 thị trường xuất khẩu, 1/3 vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong khi đó các
nước nghèo nhất với 1/5 dân số thế giới chỉ tạo ra được 1% GDP thế giới. Mặt khác,
hội nhập kinh tế còn tạo nên sự thách thức mới đối với nền độc lập chủ quyền quốc gia,
làm xói mòn quyền lực Nhà nước, dân tộc. Chủ quyền quốc gia bị hạn chế một cách
tương đối, tính độc lập của các quốc gia bị giảm dần,… Hội nhập còn làm cho nhiều
hoạt động và đời sống của con người trở nên kém an toàn, từ an toàn kinh tế, tài chính,
văn hoá, xã hội, môi trường đến an toàn chính trị. Cuộc khủng hoảng tài chính ở Đông
á 1997 - 1998 đã ảnh hưởng nghiêm trọng, kéo dài và toàn diện đến các nước này. Lạm
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
16
phát và thất nghiệp gia tăng, nền sản xuất phải cơ cấu lại, tệ nạn xã hội ngày càng tràn
lan: nghiện hút, mại dâm… Tuy trong quá trình hội nhập kinh tế ta đã tiếp thu được
nhiều tinh hoa văn hoá trên thế giới song cũng chính trong quá trình thâm nhập văn hoá
ngày càng làm cho những giá trị văn hoá riêng, truyền thống của mỗi nước bị xói mòn,
huỷ hoại, bởi vậy vấn đề cần đặt ra là hội nhập nhưng không để hoà tan, không để đánh
mất đi bản sắc văn hoá dân tộc.
Tuy cũng có nhiều hạn chế song ta cũng cần phải khẳng định rằng trong quá
trình hội nhập kinh tế thì thành tựu là chủ yếu, mặt hạn chế chỉ là một phần nhỏ.
2.5 Vấn đề hội nhập kinh tế ở Việt Nam:
2.5.1 Đường lối quan điểm của Đảng ta trong quá trình hội nhập:
Việt Nam ta hiện nay đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta đã
và đang tham gia các tổ chức, các hiệp hội trên thế giới. Chúng ta đã đề ra quan điểm:
“Việt Nam không những là bạn mà còn là đối tác của tất cả các nước trên thế giới”.
Quan điểm đó xuất phát từ những thành tựu mà nước ta đạt được trong những năm gần
đây đồng thời cũng từ những điều kiện, hoàn cảnh kinh tế của nước ta. Nhân tố có ý
nghĩa quyết định, bảo đảm thành công cho việc hội nhập kinh tế ở nước ta đó là giữ
vững và phát huy tinh thần độc lập tự chủ. Đảng ta quan niệm độc lập tự chủ không
phải là biệt lập, không phải là đóng kín. Trong hoạt động đối ngoại cần phải có tư duy
độc lập, biện chứng biết tiếp thu kinh nghiệm của các dân tộc, ứng dụng phù hợp với
điều kiện đặc thù của đất nước và tự quyết định chủ trương, hành động của mình.
Chính sự đánh giá, dự báo chính xác chiều hướng phát triển của thế giới để có chính
sách kịp thời đã góp phần làm nên thắng lợi của công tác đối ngoại. Ngày nay trong xu
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
17
thế toàn cầu hoá phát triển mạnh mẽ với tác động cả hai mặt tích cực và tiêu cực,
chúng ta cần phải giữ vững độc lập tự chủ, giữ vững bản sắc dân tộc thì mới có thể
vượt qua thử thách, giành lấy thời cơ, tranh thủ mức cao nhất mặt tích cực của hội nhập
kinh tế, tạo điều kiện đưa đất nước tiến kịp với sự phát triển của khu vực và thế giới.
Do vậy độc lập tự chủ là cơ sở để thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở, đa phương
hoá, đa dạng hoá. Nên Đại hội IX của Đảng không những vẫn tiếp tục xác định Việt
Nam là bạn mà còn bổ sung Việt Nam sẵn sàng là đối tác tin cậy của các nước trong
cộng đồng quốc tế và chủ động hội nhập quốc tế.
Xuất phát từ mục tiêu bảo vệ chủ quyền dân tộc, chủ động hội nhập quốc tế và
khu vực trong hoạt động đối ngoại Việt Nam sẵn sàng gác lại quá khứ, hướng tới tương
lai, thiết lập quan hệ bình thường với các nước trên nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ
quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau,
bình đẳng cùng có lợi, vì sự nghiệp phát triển của mỗi nước. Hiện nay Việt Nam đã có
quan hệ đối ngoại với 168 nước trên thế giới, quan hệ với gần 500 tổ chức phi chính
phủ nước ngoài trong đó có 380 tổ chức có dự án hoạt động ở Việt Nam. Đảng và nhà
nước ta đã đề ra một số quan điểm, đường lối trong quá trình hội nhập :
Hội nhập kinh tế quốc tế là sự nghiệp của toàn dân, trong quá trình hội nhập cần
phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các thành phần kinh tế của toàn xã hội, trong
đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh, vừa có nhiều cơ hội,
vừa không ít thách thức, do đó cần tỉnh táo, khôn khéo và linh hoạt trong việc xử lý hai
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
18
mặt của hội nhập, tuỳ theo đối tượng, vừa đề phòng tư tưởng trì trệ, thụ động, vừa phải
chống tư tưởng giản đơn, nôn nóng.
Nhận thức đầy đủ đặc điểm nền kinh tế nước ta, từ đó Đảng và Nhà nước ta đề ra kế
hoạch và lộ trình hợp lý, vừa phù hợp với trình độ phát triển của đất nước, vừa đáp ứng
các quy định của tổ chức kinh tế quốc tế mà nước ta tham gia; tranh thủ những ưu đ•i
dành cho các nước đang phát triển và các nước có nền kinh tế chuyển đổi từ kinh tế tập
trung bao cấp sang kinh tế thị trường.
Kết hợp chặt chẽ quá trình Hội nhập kinh tế quốc tế với yêu cầu giữ vững an ninh,
quốc phòng, thông qua hội nhập để tăng cường sức mạnh tổng hợp của quốc gia, nhằm
củng cố chủ quyền và an ninh đất nước, cảnh giác với những mưu toan thông qua hội
nhập để thực hiện ý đồ “diễn biến hoà bình” đối với nước ta.
Từ mục tiêu và quan điểm chỉ đạo quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nhiệm vụ cụ thể
trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế là :
Phải tiến hành rộng rãi công tác tư tương, tuyên truyền, giải thích trong các tổ chức
Đảng, chính quyền đoàn thể, trong các doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân để đạt
được nhận thức và hành động thống nhất và nhất quán về Hội nhập kinh tế quốc tế.
Phải căn cứ vào nghị quyết của Đại hội IX, chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2001
– 2010, cũng như các quy định của các tổ chức kinh tế quốc tế mà nước ta tham gia,
xây dựng chiến lược tổng thể về hội nhập mà một lộ trình cụ thể để các ngành, các địa
phương, các doanh nghiệp khẩn trương sắp xếp lại và nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng
cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh, bảo đảm cho hội nhập có kết quả.
2.5.2. Các bước tham gia hội nhập của Việt Nam :
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -