Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Qua 1 số tác hẩm thời kì đầu của C.Mác phân tích mối quan hệ phân công lao động và xã hội hóa sản xuất - 2 ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.73 KB, 6 trang )


7

hội như sở hữu tập thể, sở hữu Nhà nước thì quy mô của sở hữu càng lớn, tính chất
xã hội hoá của sản xuất càng cao.
chương III Mối quan hệ giữa phân công lao động và xã hội hoá sản xuất
Sự phân công lao động bên trong một dân tộc trước hết đưa tới sự tách rời giữa một
bên là lao động công nghiệp và thương nghiệp và một bên là lao động nông nghiệp,
và do đó đưa tới sự tách rời giữa thành thị và nông thôn và sự đối lập quyền lợi của
hai bên. Sự phát triển sau này của nó dẫn tới sự tách rời giữa lao động thương
nghiệp với lao động công nghiệp. Đồng thời do sự phân công lao động bên trong
các ngành khác nhau, nên sự phân công giữa những cá nhân cùng lao động với nhau
trong một ngành lao động cũng ngày càng tỉ mỉ thêm. Mối quan hệ lẫn nhau giữa
những sự phân công tỉ mỉ đó là do phương thức kinh doanh lao động nông nghiệp,
công nghiệp và thương nghiệp quyết định. Những mối quan hệ như thế cũng xuất
hiện khi sự giao tiếp đã phát triển hơn trong sự liên hệ giữa các dân tộc khác nhau.
Trong mối quan hệ giữa phân công lao động và xã hội hoá sản xuất được thể hiện ở
chỗ: Phân công lao động là cơ sở, tiền đề xuất phát của sức sản xuất. Còn xã hội hoá
sản xuất có vai trò phát triển sức sản xuất.
Quá trình phân công lao động và xã hội há sản xuất là hai mặt không tách rời nhau,
tác động qua lại lẫn nhau một cáhc biện chứng. Phân công lao động là cơ sở tiền đề
xuất phát của sức sản xuất, được đánh dấu bằng trình độ của lực lượng sản xuất.
Trình độ lực lượng sản xuất trong từng giai đoạn lịch sử thể hiện trình độ chinh
phục tự nhiên của con người trong giai đoạn lịch sử đó. Trình độ của lực lượng sản
xuất biểu hiện ở trình độ của công cụ lao động, trình độ của công cụ lao động, trình
độ, kinh nghiệm và kỹ năng lao động của con người, trình độ tổ chức và phân công
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

8

lao động xã hội, trình độ ứng dụng khoa học vào sản xuất. Sự phát triển của phân


công lao động xã hội làm phát triển sức sản xuất. Sự phát triển của sức sản xuất
quyết định và làm thay đổi tính xã hội hoá của sản xuất cho phù hợp với nó. Tất cả
các mặt của xã hội hoá sản xuất đều tạo điều kiện cho phân công lao động phát
triển. Điều đó có nghĩa là nó tạo điều kiện sử dụng và kết hợp một cách tối ưu giữa
người lao động với tư liệu sản xuất và do đó sức sản xuất có cơ sở để phát triển hết
khả năng của nó. Xã hội hoá sản xuất quy định mục đích của sản xuất, tác động đến
thái độ của con người trong lao động sản xuất, đến tổ chức phân công lao động xã
hội, đến phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ và do tác động đến sự phát
triển của sức sản xuất. Tổ chức phân công lao động xã hội phù hợp với xã hội hoá
sản xuất là động lực thúc đẩy mở đường cho sức sản xuất phát triển.
Quá trình chuyển từ nền kinh tế tự nhiên sang kinh tế hàng hoá phản ánh sự phát
triển trình độ xã hội hoá sản xuất. Tiến trình phát triển của kinh tế hàng hoá từ kinh
tế hàng hoá giản đơn lên kinh tế hàng hoá tư bản chủ nghĩa, kinh tế thị trường hiện
đại là tiến trình phát triển từ thấp lên cao của trình độ xã hội hoá sản xuất. Mà để có
thể phát triển được kinh tế thị trường thì tất yếu nó phải xuất phát từ quá trình phân
công lao động xã hội. Như vậy phân công lao động xã hội phản ánh trình độ xã hội
hoá sản xuất.
Xã hội hoá sản xuất không ngừng được tăng lên cùng với sự phát triển của kinh tế
thị trường. Trình độ của xã hội hoá thể hiện ở trình độ phát triển kinh tế thị trường
và đến lượt mình kinh tế thị trường càng phát triển càng phá vỡ tính chất khép kín,
biệt lập của các chủ thể kinh tế, của các vùng, các địa phương và của các quốc gia,
thu hút chúng vào quá trình kinh tế thống nhất tức là phân công lao động xã hội
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

9

càng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Sự phát triển kinh tế thị trường là sự
thể hiện xã hội hoá sản xuất và trình độ xã hội hoá sản xuất cao do kinh tế thị
trường tạo ra lại đòi hỏi phải có sự quản lý Nhà nước phân công lao động xã hội
một cách hợp nhất.

Chương IV Quán triệt và vận dụng những quan điểm của mác về liên hệ giữa phân
công lao động và xã hội hoá sản xuất trong thời kỳ đổi mới của đảng ta
Để thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh theo con đường xã hội chủ nghĩa, điều
quan trọng nhất là phải cải biến căn bản tình trạng kinh tế xã hội, phải xây dựng một
nền kinh tế xã hội thật tiên tiến. Muốn vậy một trong vấn đề đảng và nhà nước ta
phải quán triệt đó là vận dụng quan điểm của Mac về mối liên hệ giữa phân công
lao động và xã hội hoá sản xuất trong thời kỳ đổi mới.
Xã hội hoá sản xuất, phát triển lực lượng sản xuất được coi là nhiệm vụ trọng tâm
của thời kỳ quá độ nhằm xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội,
phát triển lực lượng sản xuất. Công nghiệp hoá hiện đại hoá là quá trình chuyển đổi
căn bản toàn diện các hoạt động kinh tế - xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là
chính sang việc sử dụng một cách phổ biến sức lao động với khoa học và công nghệ
hiện đại tiên tiến, tạo ra năng suất lao động cao. Đây là nhiệm vụ có tính quy luật
của sự quá độ lên chủ nghĩa xa hội ở những nước kinh tế lạc hậu. Tuy nhiên, chiến
lược, nội dung, hình thức, bước đi, tốc độ, biện pháp còn phụ thuộc vào quá trình
phân công lao động và xã hội hoá của đất nước.
Xây dựng một xã hội có quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất. Và trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước
ta, chế độ sở hữu tất yếu phải đa dạng, cơ cấu kinh tế tất yếu phải có nhiều thành
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

10

phàn: kinh tế Nhà nước; kinh tế cá thể và tiểu chủ; kinh tế hợp tác mà nòng cốt là
hợp tác xã; kinh tế tư bản Nhà nước, kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài. Đường lối phát triển một nền kinh tế nhiều thành phần có ý nghĩa chiến
lược lâu dài, có tác dụng to lớn trong việc động viên mọi nguồn lực cả bên trong lẫn
bên ngoài, lấy nội lực làm chính để xây dựng kinh tế phát triển lực lượng sản xuất
chỉ có thể xã hội hoá sản xuất một cách dần dần, bởi vì không thể làm cho lực lượng
sản xuất hiện có tăng lên ngay lập tức đến mức cần thiết để xây dựng một nền kinh

tế công hữu thuần nhất một cách nhanh chóng.
Hội nghị lần 14 của Trung ương (11/1958) chủ trương đẩy mạnh xã hội hoá sản
xuất, lấy hợp tác hoá nông nghiệp làm khâu trung tâm trong công cuộc cải tạo xã
hội chủ nghĩa.
Đại hội lần thứ VI thực sự là đại hội của những quyết sách lớn, đưa ra đường lối đổi
mới toàn diện mà vấn đề trung tâm là vượt qua mô hình chủ nghĩa xã hội để xác lập
mô hình mới về chủ nghĩa xã hội nước ta. Đẩy mạnh phân công lao động xã hội,
chuyên môn hoá sản xuất, phát triển đa dạng các thành phần kinh tế, thực hiện xã
hội hoá sản xuất.
Qua các Đại hội VII, VIII, IX của Đảng và từ cương lĩnh xây dựng đất nước trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đặc trưng cơ bảnhiệm vụà chủ yếu thể hiện
trong chủ trương, đường lối của Đảng về mối quan hệ giữa phân công lao động xã
hội và xã hội hoá sản xuất trong thời kỳ đổi mới đó là: chuyển nền kinh tế từ hiện
vật, bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá vận hành theo cơ chế thị trường dưới sự
quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuỳ theo trình độ lực
lượng sản xuất đạt được trong thực tế mà xã hội hoá sản xuất dưới những hình thức
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

11

phù hợp với trình độ khác nhau của lực lượng sản xuất để mở đường cho lực lượng
sản xuất phát triển hơn nữa, tiến dần đến trình độ xã hội hoá nền kinh tế trên cơ sở
công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu dưới những hình thức thích hợp từ thấp
đến cao.
Thực tiễn đất nước từ khi chuyển sang mô hình kinh tế mới đã và đang chứng minh
tính khách quan khoa học, tính hiệu quả của mô hình kinh tế đó. Chỉ trong một thời
gian ngắn đã đem lại những thành tựu rất quan trọng góp phần tích cực đưa đất
nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội và tạo ra những tiền đề cho thời
kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Kết luận

Sự phát triển kinh tế thị trường là sự thể hiện xã hội hoá sản xuất và trình độ xã hội
hoá sản xuất cao do kinh tế thị trường tạo ra đòi hỏi phải có sự quản lý của Nhà
nước để giải quyết mối quan hệ giữa phân công lao động xã hội và xã hội hoá sản
xuất. Phân công lao động xã hội phản ánh trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Còn tính xã hội hoá của sản xuất từ thấp đến cao gắn liền với trình độ phát triển của
lực lượng sản xuất. Do đó quá trình xã hội hoá sản xuất phải phù hợp với sự phân
công lao động xã hội để từ đó mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển. Để thực
hiện mục tiêu phát triển kinh tế thì Đảng và Nhà nước ta phải quán triệt và vận dụng
những quan điểm của Mác về mối quan hệ giữa phân công lao động xã hội và xã
hội hoá sản xuất. Điều này đã được thể hiện trong chủ trương, đường lối của Đảng
qua các kỳ đại hội Đảng VI, VII, VIII, IX và Hội nghị lần thứ IX của ban chấp hành
trung ương Đảng.
Tài liệu tham khảo
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

12

- C.Mac và Ph.Ăng ghen, Hệ tư tưởng Đức, NXB sự thật, Hà Nội 1962, tr11, 25,
28, 78.
- C.Mác, Tư bản, NXB Sự thật, Hà Nội 1960, Q.I tập II, tr147, 150, 174, 180.
- C.Mác, tiền công, giá cả và lợi nhuận, NXB Sự thật, Hà Nội 1970, tập I, trang 509.
- C.Mác và Ph.Ăng ghen, tuyển tập, NXB sự thật, Hà Nội 1971, tập II. trang 563.
- Bản thảo kinh tế - triết học
- Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản
- Giáo trnf kinh tế chính trị Mac - Lênin, NXB chính trị quốc gia Hà Nội, 2002.
- Giáo trình Triết học Mác - Lênin, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003.
Mục lục
Mở đầu
Chương I: Phân công lao động xã hội cơ sở tiền đề xuất phát của sức sản xuất.
Chương II: Xã hội hoá sản xuất, vai trò của nó đối với sự phát triển sức sản xuất.

Chương III: Mối quan hệ giữa phân công lao động và xã hội hoá sản xuất
Chương IV: Đảng ta quán triệt và vận dụng những quan điểm của Mac về mối quan
hệ giữa phân công lao động xã hội và xã hội hoá sản xuất
Kết luận
Tài liệu tham khảo

Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

×