Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nâng cao chất lượng lao động đáp ứng mục tiêu lớn lao tiến lên CNXH của Việt Nam - 3 pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.55 KB, 6 trang )


17

thuộc vào việc vận dụng những tiến bộ công nghệ và tri thức khoa học. Chỉ có con
người làm chủ được tiến bộ công nghệ và tri thức khoa học mới.
Đào tạo phát triển nguồn nhân lực đáp ứng đòi hỏi mới trở thành quốc sách hàng
đầu với các quốc gia. Các nước phát triển lợi dụng ưu thế về vốn, kỹ thuật, đẩy
nhanh đào tạo nhân tài, tranh giành người tài với các nước khác. Các nước đang
phát triển tăng cường đầu tư kinh phí cho khoa học công nghệ giáo dục đào tạo
nhân tài, đồng thời ngăn ngừa chảy máu chất xám bằng những chính sách ưu đ•i
thích hợp. Chính phủ ấn Độ đầu tư 1,1% tổng sản phẩm kinh tế quốc dân, 87% tổng
đầu tư khoa học công nghệ cho đào tạo [Định hướng phát triển đội ngũ tri thức Việt
Nam - tr.57].
Sau chiến tranh thế giới thứ II, Nhật Bản là nước bại trận bị chiến tranh tàn phá
nặng nề nhưng quốc gia này vẫn khẳng định sự lựa chọn truyền thống trong giáo
dục. Hệ thống giáo dục Nhật Bản được ưu tiên trên nhiều khía cạnh, được sự quan
tâm tạo điều kiện của gia đình và xã hội. Hàn Quốc bị ảnh hưởng nhiều của nền văn
hóa Nho học Trung Hoa nên rất chú trọng phát triển giáo dục. Nhờ đó đầu tư trong
giáo dục của Hàn Quốc không ngừng tăng lên trong 50 năm qua. Đối với Trung
Quốc, họ có chính sách mạnh dạn tìm người tài. Trước mắt Trung Quốc đang thực
hiện việc phát hành "thẻ xanh", một loại thẻ dành cho những kỹ thuật viên, các nhà
đầu tư, các nhà doanh nghiệp với đặc quyền vào Trung Quốc không cần visa.
Trước xu thế chung của thế giới, chúng ta không thể đứng ngoài cuộc. Trong công
cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa phát triển kinh tế đất nước chúng ta cần hội
nhập vào nền kinh tế thế giới. Nước ta tham gia vào rất nhiều các tổ chức kinh tế
như ASEAN, APEC và đặc biệt khi gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

18

thì tính cạnh tranh của nền kinh tế phải được nâng cao. Do đó việc nắm được khoa


học kỹ thuật công nghệ hiện đại để chủ động trong quá trình sản xuất, kinh tế đối
ngoại… rất quan trọng, chúng ta phải xác định rõ ràng những chính sách thích hợp
để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
3. Những giải pháp để phát triển và sử dụng nguồn nhân lực nước ta hiện nay
a. Giảm tỷ lệ gia tăng dân số tạo điều kiện để nguồn nhân lực phát huy tốt
Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII nhận định "Gia tăng
dân số quá nhanh là một trong những nguyên nhân quan trọng cản trở tốc độ phát
triển kinh tế - xã hội, gây khó khăn lớn cho việc cải thiện đời sống, hạn chế phát
triển về trí tuệ, văn hóa và thể lực của giống nòi. Nếu xu hướng này cứ tiếp tục diễn
ra thì trong tương lai không xa đất nước ta sẽ đứng trước những khó khăn rất lớn,
thậm chí những nguy cơ về nhiều mặt".
Trong những năm qua tốc độ gia tăng dân số ở nước ta đã giảm chỉ còn dưới 2%.
Nhà nước thực hiện kế hoạch hóa gia đình, mỗi gia đình chỉ có 1-2 con để nuôi dạy
cho tốt. Thế nhưng từ năm 2003 dân số nước ta lại có dấu hiệu tăng nhanh trở lại, vì
vậy trong giai đoạn tới chúng ta vẫn phải tiếp tục thực hiện chính sách kế hoạch hóa
dân số và gia đình để trong tương lai đảm bảo tốc độ tăng dân số trong độ tuổi lao
động hàng năm hợp lý, hình thành nguồn nhân lực chất lượng cao, tiến tới cân bằng
cung và cầu lao động.
b. Nâng cao hiệu quả của hệ thống giáo dụcđào tạo
Phát triển giáo dục, đào tạo lao động giải pháp có tính chiến lược lâu dài để nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực và phát triển cung lao động chuyên môn kỹ thuật
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

19

trên thị trường lao động. Giáo dục đào tạo phải thực sự trở thành quốc sách hàng
đầu. Các giải pháp cụ thể là:
Đối với các trường Cao đẳng, Đại học, trung học chuyên nghiệp cần hoàn thiện
chuẩn mực quốc gia về trường, lớp, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị
giảng dạy, nội dung, chương trình và phương pháp giảng dạy để nâng cao chất

lượng đào tạo trong toàn hệ thống. Phân bố hợp lý các trường đào tạo, các cấp trình
độ trên các vùng trong phạm vi cả nước.
- Mở rộng và nâng cấp hệ thống dạy nghề cho người lao động ở 3 cấp trình độ: sơ
cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề và liên thông giữa các trình độ, đồng thời
chuyển sang đào tạo theo định hướng cầu lao động, đào tạo gắn với sử dụng, gắn
với nhu cầu của sản xuất, cung cấp lao động có chất lượng về tay nghề, sức khỏe,
kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp và các phẩm chất khác để đáp ứng được thị
trường trong nước và nước ngoài.
- Đa dạng hóa các loại hình trường, lớp, dạy nghề của Nhà nước, của tư nhân và
quốc tế, hình thành thị trường dạy nghề phù hợp với pháp luật.
- Thực hiện quy hoạch, đầu tư tập trung vào hệ thống dạy nghề kỹ thuật thực hành.
Quan tâm xây dựng hệ thống trường dạy nghề trọng điểm quốc gia, trường cao đẳng
dạy nghề, trong đó có các trường đạt tiêu chuẩn khu vực; các tỉnh, thành phố đều có
trung tâm dạy nghề, phát triển cơ sở dạy nghề ngoài công lập.
Bằng nhiều hình thức đa dạng đảm bảo cho mọi người được học nhất là người
nghèo và con em các gia đình thuộc diện chính sách. Động viên phong trào toàn dân
thi đua xóa mù chữ, hoàn thành phổ cập trung học cơ sở, trung học phổ thông. Cùng
với đổi mới nội dung giáo dục theo hướng cơ bản, hiện đại, phải tăng cường giáo
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

20

dục công dân, giáo dục thế giới quan khoa học, lòng yêu nước, ý chí vươn lên vì
tương lai của bản thân và tiền đồ của đất nước.
c. Nhà nước quan tâm đến chính sách quốc gia về việc làm, nâng cao đời sống cho
người lao động, tránh tình trạng chảy máu chất xám.
Nhà nước tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật kinh doanh, tạo môi trường
thuận lợi cho các khu vực kinh tế phát triển, khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân
làm giàu chính đáng. Đặc biệt là tạo môi trường đầu tư, chuyển giao công nghệ, hợp
tác quốc tế để phát triển một bộ phận lớn doanh nghiệp vừa và nhỏ với công nghệ

hiện đại. Thực hiện định hướng của Chính phủ là đến năm 2010, cả nước có khoảng
500 nghìn doanh nghiệp, giải quyết được nhiều việc làm cho người lao động.
Tiếp tục cải cách khu vực kinh tế Nhà nước, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng,
thúc đẩy các doanh nghiệp Nhà nước làm ăn có hiệu quả, tạo mở thêm việc làm cho
người lao động, phát triển các tập đoàn kinh tế Nhà nước trong những ngành sản
xuất, dịch vụ quan trọng, kinh doanh ở phạm vi toàn cầu như: hàng không, dầu khí,
điện lực, viễn thông vận tải viễn dương, ngân hàng, bảo hiểm, để tạo sự thu hút lao
động chuyên môn kỹ thuật.
Đẩy mạnh các hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI, ODA…) để đổi mới
công nghệ, tạo ra thêm nhiều việc làm nâng cao trình độ tay nghề của người lao
động. Khuyến khích Việt kiều chuyển tiền về nước để tăng thêm vốn đầu tư cho sản
xuất kinh doanh, tạo mở thêm việc làm cho người lao động. Thực tế đã cho thấy
rằng nguồn vốn này khá lớn, năm 2004 số tiền việt kiều chuyển về nước gần ngang
bằng vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

21

Bên cạnh việc tạo mở thêm việc làm cho người lao động, đồng thời cũng đi đôi với
nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động. Người lao động được quan tâm
đến cả đời sống vật chất và tinh thần. Họ cần được quan tâm chăm lo cho việc ăn,
việc ở ngày càng tốt hơn, các doanh nghiệp khám bệnh cho người lao động định kỳ
để đảm bảo tốt sức khỏe có thể lao động tốt. Người lao động có thời gian vui chơi,
giải trí để tái sản xuất sức lao động. Khi mà những nhu cầu về chất, tinh thần của họ
được đảm bảo thì họ có thể chuyên tâm vào hoạt động sáng tạo, đảm nhiệm tốt công
việc của mình.
Hiện nay tình trạng chảy máu chất xám ở nước ta rất đáng lo ngại. Nhân tài đang có
xu hướng muốn làm việc ở các nước có nền kinh tế phát triển, ở đó họ được đáp
ứng tốt về điều kiện làm việc cũng như sinh hoạt gấp hàng chục lần trong nước. Mất
mát về người tài có nguy cơ làm cho nền kinh tế nước ta khó mà phát triển nhanh

chóng. Chúng ta cần có chính sách khuyến khích họ như tạo điều kiện về nhà ở, trả
lương cao với đúng năng lực của họ và cung cấp mọi cơ sở vật chất tốt nhất để họ
có thể phát huy năng lực cống hiến cho công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Chính sách này đã được áp dụng ở một số tỉnh, thành phố và thu được những tín
hiệu đáng mừng, tuy nhiên cần phải được đẩy mạnh hơn nữa.
Kết luận
Chưa bao giờ trong lịch sử, nhân tố con người lại đóng vai trò quan trọng trong phát
triển kinh tế như thời đại ngày nay. "Máy móc không chỉ thay thế lao động cơ bắp
mà còn nhân lên sức mạnh trí tuệ con người, lực lượng sản xuất chuyển từ dựa vào
vật chất sang dựa nhiều hơn vào trí lực và sức sáng tạo của con người, sức sáng tạo
của con người là vô hạn, tài nguyên là hữu hạn. Cho nên kinh tế dựa vào tri thức mở
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

22

ra những triển vọng to lớn, những khả năng vô hạn của con người, giải quyết những
vấn đề cơ bản và cấp bách mà mình đang phải đối mặt". [Đặng Hữu - Phát triển bền
vững dựa trên tri thức - Tạp chí lý luận chính trị/số 11 - 2004. tr 9 - 10]. Việc phát
triển và sử dụng nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế Việt Nam trong thời kỳ quá
độ đã được Đảng và Nhà nước ta xác định đúng hướng. Trong điều kiện nước ta
hiện nay để chiến lược phát triển theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa đến
thắng lợi, chúng ta phải lấy nguồn nhân lực con người Việt Nam - nguồn nhân lực
quan trọng nhất làm động lực cho sự phát triển lâu bền. Để bồi dưỡng và phát h
Tuy nguồn lực con người Việt Nam với tư cách đó, chúng ta cần tạo ra mối quan hệ
hài hóa giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội tạo ra mối quan hệ hài hòa giữa
lợi ích lâu dài và lợi ích trước mắt, lợi ích quốc gia, dân tộc và lợi ích tập thể, lợi ích
cá nhân không ngừng nâng cao trình độ học vấn cho người lao động mang tầm quốc
tế, xây dựng con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa tiên tiến nhưng vẫn luôn coi
trọng những giá trị truyền thống văn hóa dân tộc, không đánh mất mình. Từ đó xây
dựng và phát triển Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; tạo cơ sở vật chất kỹ

thuật hiện đại đưa nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội.


Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

×