Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

kinh tế hàng hóa nhiều thành phần phù hợp với lực lượng sản xuất của hội nhập và con đường đi lên CNXH của Việt nam - 2 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.53 KB, 6 trang )

- Tuy nhiên đây là thành phần kinh tế có tính tự phát rất cao. Đầu cơ buôn lậu trốn
thuế, làm hàng giả… là những hiện tượng thường xuyên hiện đòi hỏi phải tăng
cường quản lý đối với thành phần kinh tế này.
- Văn kiện đại hội Đảng lần 9 có viết: khuyến khích phát triển kinh tế tư bản tư
nhân rộng rãi trong các ngành nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm.
Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi về chính sách pháp lí để kinh tế tư bản tư nhân
phát triển trên những định hướng ưu tiên của Nhà nước, kể cả đầu tư ra nước ngoài;
khuyến khích chuyển thành doanh nghiệp cổ phần, bán cổ phiếu cho người lao động
liên doanh liên kết với nhau, với kinh tế tập thể và kinh tế Nhà nước, xây dựng quan
hệ tốt giữa chủ doanh nghiệp và người lao động (Đảng cộng sản Việt Nam. Văn
kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần 9, nhà xuất bản Chính trị.
e. Kinh tế tư bản Nhà nước: Là thành phần kinh tế bao gồm các hình thức liên
doanh liên kết giữa kinh tế Nhà nước với tư bản tư nhân trong nước và ngoài nước,
mang lại lợi ích thiết thực cho các bên đầu tư kinh doanh.
- Các thành phần kinh tế cơ bản tồn tại trên cơ sở 3 loại sở hữu. Ngoài ra còn có
những hình thức tổ chức liên kết kinh tế hoạt động không thuộc thành phần kinh tế
nào như hình thức kinh tế hỗn hợp nhiều loại sở hữu công ty xí nghiệp cổ phần, liên
doanh liên kết hai bên nhiều bên giữa các thành phần kinh tế trong và ngoài nước.
- Sự chuyển hóa của các thành phần kinh tế trong quá trình đi lên chủ nghĩa x• hội
diễn ra dưới nhiều hình thức, phù hợp với tính chất, trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
f. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: Bao gồm các doanh nghiệp có thể 100% vốn
nước ngoài (một thành viên hoặc nhiều thành viên) có thể liên kết, liên doanh với
doanh nghiệp Nhà nước hoặc doanh nghiệp tư nhân của nước ta
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có vị trí quan trọng trong nền kinh tế nước ta.
Trong 10 năm qua (1991 - 2000) các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phát
triển khá nhanh giá trị sản xuất tăng bình quân 22% một năm. Trong 5 năm (1996 -
2000) vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được thực hiện khoảng 10 tỉ USD, chiếm
23% tổng số vốn đầu tư toàn xã hội; các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tạo
ra 34% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp, trên 22% kim ngạch xuất khẩu và


đóng góp trên 10% GDP chung của cả nước.
Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định "tạo điều kiện để kinh tế có vốn đấu tư nước
ngoài phát triển thuận lợi, hướng vào xuất khẩu xây dựng kết cấu hạ tầng, kinh tế
x• hội gắn với thu hút công nghệ hiện đại, tạo thêm nhiều việc làm cải thiện môi
trường kinh tế và pháp lí để thu hút vốn đầu tư nước ngoài [Đảng cộng sản Việt
Nam Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần 9, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội
2001, trang 99].
2. Tính tất yếu khách quan phải phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở nước
ta.
a. Do yêu cầu của việc phát triển lực lượng sản xuất và thực chất là chuyển từ sản
xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa.
- Chúng ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội một nước nông nghiệp lạc hậu, vốn là thuộc
địa nửa phong kiến, nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nhỏ, còn mang nặng tính tự
cung, tự cấp, chưa trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
- Chúng ta tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong điều kiện cuộc
cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đang diễn ra mạnh mẽ, làm thay đổi
nhanh chóng diện mạo thế giới trong mọi lĩnh vực kinh tế xã hội - chính trị, làm cho
xu hướng phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước trong cộng đồng thế giới ngày càng
tăng lên.
- Sự ra đời và phát triển của kinh tế thị trường là quá trình kinh tế khách quan. Nó
bắt đầu khi kinh tế tự nhiên phát triển đến trình độ làm xuất hiện những tiền đề kinh
tế hàng hóa. Sự xuất hiện của kinh tế hàng hóa cũng chính là sự xuất hiện tiền đề
phủ định kinh tế tự nhiên và khẳng định kinh tế hàng hóa. Mỗi bước phát triển của
kinh tế hàng hóa là một bước đẩy lùi kinh tế tự nhiên. Như vậy trong quá trình vận
động và phát triển kinh tế hàng hóa đã phủ định dần kinh tế tự nhiên và khẳng định
mình là một kiểu tổ chức kinh tế xã hội độc lập. Nó phát triển dưới sự tác động
mạnh mẽ của các tiêu đề sau. Phản ánh lao động xã hội, sự độc lập tương đối về
kinh tế giữa mọi người, lưu thông hàng hóa và tiền tệ…
b. Do sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế ở nước ta

- Hiện nay ở nước ta tồn tại nhiều trình độ phát triển của lực lượng sản xuất hiện
đại, thô sơ, nửa cơ khí và cơ khí. Vì vậy thiết lập quan hệ sở hữu với tự liệu sản
xuất cũng phải đa dạng. ở Việt Nam hiện nay quan hệ nhiều hình thức quy mô sở
hữu tư liệu sản xuất luôn là căn cứ cho việc phân định các thành phần kinh tế khác
nhau. Trong nền kinh tế nước ta đang tồn tại 3 hình thức sở hữu cơ bản. Sở hữu Nhà
nước, sở hữu tư nhân và sở hữu hỗn hợp. Từ ba hình thức sở hữu cơ bản đó đã hình
thành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần với những loại hình doanh nghiệp đa
dạng và phong phú.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
c. Nước ta có một lực lượng lao động dồi dào
+ Nước ta có một lượng lao động lớn (khoảng 40 triệu người) cần cù thông minh.
Song số người chưa có việc làm còn nhiều, vừa gây lang phí sức lao động, vừa gây
những khó khăn lớn về kinh tế xã hội. Trong khi khả năng thu hút lao động của khu
vực kinh tế Nhà nước không nhiều thì việc khai thác tận dụng tiềm năng kinh tế
Nhà nước không nhiều thì việc khai thác tận dụng tiềm năng của các thành phần
kinh tế khác là một trong những giải pháp quan trọng để tạo thêm công ăn việc làm
cho người lao động.
3. Thái độ của Nhà nước với thành phần kinh tế
Cho đến hiện nay vấn đề này vẫn chưa có sự thống nhất về lí luận và hành động
thực tiễn có 3 nhận ý kiến.
a. Nhà nước ta phải có chính sách, chế độ đối xử nhất quán với các thành phần kinh
tế.
b. Toàn bộ hoạt động của Nhà nước phải dựa trên sự phân biệt đối xử với các thành
phần kinh tế.
c. Thái độ đối xử của Nhà nước đối với thành phần kinh tế vừa phải nhất quán, vừa
phải phân biệt vì: Nền kinh tế hàng hóa quá độ trong nó tồn tại những kiểu sản xuất
không cùng bản chất vừa thống nhất và vừa mâu thuẫn với nhau.
- Tính thống nhất
+ Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường do đó các thành phần kinh tế không
tồn tại biệt lập mỗi thành phần kinh tế là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế

quốc dân thống nhất. Sự phát triển của mỗi thành phần kinh tế góp phần vào sự phát
triển chung của nền kinh tế.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
+ Các thành phần kinh tế tuy có bản chất về mặt sản xuất khác nhau nhưng hoạt
động sản xuất kinh doanh trong một môi trường chung cũng chịu sự tác động các
nhân tố các quy luật chung của thị trường.
+ Các thành phần kinh tế tác động lẫn nhau cả tích cực và tiêu cực sự biến đổi của
thành phần kinh tế này sẽ ảnh hưởng đến sự biến đổi của thành phần kinh tế khác.
Trong nền kinh tế quốc dân thống nhất do Nhà nước hướng dẫn điều tiết các chủ thể
sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế vừa hợp tác với nhau, bổ sung cho
nhau, đều bình đẳng trước pháp luật.
- Tính mâu thuẫn
+ Mỗi thành phần kinh tế có đặc điểm riêng vì vậy mỗi thành phần kinh tế ngoài
những qui luật kinh tế chung còn có quy luật kinh tế đặc thù chi phối hoạt động các
thành phần.
+ Mỗi thành phần kinh tế mang bản chất, kinh tế khác nhau có các lợi ích kinh tế
khác nhau thậm chí đối lập nhau. Mâu thuẫn giữa các thành phần kinh tế làm cho
cạnh tranh trở thành tất yếu cạnh tranh là động lực quan trọng thúc đẩy cải tiến kỹ
thuật, phát triển lực lượng sản xuất. Mâu thuẫn giữa các thành phần kinh tế là mâu
thuẫn một bên là kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư bản Nhà nước, với
một bên là tính tự phát tư sản,tiểu tư sản của kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế cá thể
giải quyết mâu thuẫn này dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất ngày càng
chiếm ưu thế, là nhân tố căn bản của thời kỳ quá độ.
+ Việc giải quyết mâu thuẫn này như thế nào là việc không đơn giản không thể giải
quyết bằng ý chí chủ quan, bằng bạo lực mà phải tạo điều kiện thuận lợi cho các
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
thành phần kinh tế phát triển mạnh mẽ hướng các thành phần kinh tế tư nhân đi vào
con đường chủ nghĩa tư bản Nhà nước.
- Cần phải phân biệt đối xử với các thành phần kinh tế vì từ đặc điểm lịch sử sự
hình thành bản chất vốn có mà mỗi thành phần kinh tế có vi trí, vai trò, chức nắng,

tiềm năng, xu hướng phát triển khác nhau. Chính sự khác nhau đó là cơ sở để phân
biệt đối xử các thành phần kinh tế, nhằm phát huy tác dụng tích cực và hạn chế ảnh
hưởng tiêu cực của chúng đối với sự phát triển của xã hội và chỉ có đường lối, chính
sách phân biệt như vậy mới có chính sách phát triển thúc đẩy sự phát triển kinh tế
theo định hướng xã hội chủ nghĩa cần nhấn mạnh không chỉ phân biệt các thành
phần kinh tế mà nội dung của từng thành phần kinh tế càng phải phân biệt.
4. Biện pháp để phát triển kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam
a. Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận động theo định hướng xã hội chủ
nghĩa
- Phát triển kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa với 2 công cụ quan trọng kinh tế
Nhà nước giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế và chức năng điều tiết vĩ mô của
Nhà nước.
Trong 5 năm tới, cơ bản hoàn thành việc sắp xếp củng cố điều chỉnh cơ cấu, nâng
cao hiệu quả các doanh nghiệp Nhà nước hiện có, đồng thời phát triển thêm doanh
nghiệp mà Nhà nước đầu tư 100% vốn hoặc cổ phần chi phối ở một số ngành, lĩnh
vực then chốt địa bàn quan trọng. Thực hiện tốt chủ trương cổ phần hóa và đa dạng
hóa sở hữu với các doanh nghiệp Nhà nước không cần nắm 100%. Tiếp tục đổi mới
cơ chế chính sách tạo động lực phát triển và nâng cao hiệu quả.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

×