Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

bài giảng môi trường và phát triển bền vững nguyễn quốc phi những thách thức về môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.49 MB, 44 trang )

02.11.2013
1
Nguyễn Quốc Phi
Môi trường và phát triển
bền vững
Mục tiêu của môn học
1. Cung cấp những kiến thức cơ bản về môi trường
2. Tìm hiểu mối quan hệ giữa môi trường và phát
triển
3. Nghiên cứu các phương pháp đánh giá sự phát
triển bền vững
4. Tìm hiểu chiến lược về môi trường hướng tới mục
tiêu phát triển bền vững.
02.11.2013
2
Phương pháp đánh giá
 Kiểm tra giữa kỳ: 1 20%

 Trao đổi, thảo luận 10%

 Bài tập & tiểu luận: 2-3 30%

 Thi cuối học kỳ: 1 40%
Tài liệu học tập
 Giáo trình chính: Bài giảng môn học Môi trường
và phát triển bền vững

 Tài liệu tham khảo:
1. Lê Huy Bá, 2002. Tài nguyên Môi trường và phát triển bền
vững. NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
2. Nguyễn Đình Hòe, 2007. Môi trường và phát triển bền


vững. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 97 trang.
3. Nguyễn Mộng, 2009. Môi trường và phát triển. ĐH Khoa
học - ĐH Huế.
4. Võ Quý, Võ Thanh Sơn, 2008. Phát triển bền vững với
những vấn đề môi trường toàn cầu và Việt Nam. Trường Đại
học Quốc gia Hà Nội, 152 trang.
02.11.2013
3
Nội dung
Nội dung
02.11.2013
4
Nội dung
Nội dung
02.11.2013
5
Nội dung
Nội dung
02.11.2013
6
Mở đầu
 Hội nghị Quốc tế lần I tại Stockhom (Thụy Điển, 1972) đã
cảnh báo thế giới về một vấn đề của phát triển kinh tế: một
mặt, cần tăng tối đa nhịp điệu phát triển kinh tế để đáp ứng
những nhu cầu cơ bản của loài người đang ngày càng tăng
lên.

 Quá trình “công nghiệp hoá, hiện đại hoá” ở các nước
đang phát triển theo mô hình các xã hội phương Tây đã gây
ra những tác động xấu chưa từng có đối với môi trường, đặc

biệt đối với hệ sinh thái - nguồn nuôi dưỡng sự sống trên Trái
Đất.

Ch.1. Những thách thức về môi trường
02.11.2013
7
Mở đầu
 Thập niên 1980 trở lại đây đã chứng kiến sự bùng phát và
ảnh hưởng của các hiện tượng: hạn hán, bão lụt, ô nhiễm
không khí, mưa axit, các sự cố hạt nhân và rò rỉ hoá chất
độc hại, sự suy thoái làm giảm quỹ đất trồng trọt, việc sử
dụng lan tràn hoá chất bảo vệ thực vật gây ô nhiễm các
nguồn nước, gây thủng tầng ozon, góp phần vào hiện tượng
nóng lên toàn cầu dưới ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính.

 Đến năm 2050, với dân số thế giới khoảng 9-10 tỷ, với
nhiệt độ toàn cầu tăng thêm khoảng 3
0
C, thì sự suy thoái tài
nguyên và môi trường sẽ dẫn nhân loại đến cuộc đại khủng
hoảng của thế kỷ 21, tạo ra một vòng xoáy làm tan rã xã hội
loài người (UNDP, 1990).
Ch.1. Những thách thức về môi trường
Tỷ
người
02.11.2013
8
Ch.1. Những thách thức về môi trường
Mở đầu
 Cuộc Đại khủng hoảng thế kỷ này sẽ bao gồm những vấn

đề nan giải như nạn đói, gây ô nhiễm và suy thoái hệ nuôi
dưỡng sự sống, dịch bệnh, xung đột môi trường, biến động
khí hậu đi kèm thiên tai với tốc độ dữ dội, vượt quá khả
năng thích ứng của xã hội cũng như khả năng của mọi trình
độ công nghệ trên Trái Đất.
02.11.2013
9
Mở đầu
 Các nguyên nhân sâu xa của khủng hoảng môi trường bắt
nguồn từ mô hình phát triển lấy tăng trưởng kinh tế làm trọng
tâm, khuyến khích một xã hội tiêu thụ, dựa trên nền tảng
những phát minh công nghệ tiêu tốn năng lượng, tài nguyên
và gây ô nhiễm, sự trốn tránh trách nhiệm đối với thế hệ
tương lai thông qua việc bỏ qua các chi phí môi trường và
lạm dụng quá mức tài nguyên cũng như không gian sinh tồn
của các giống loài khác.
Mở đầu
 Chúng ta không sở hữu Trái Đất mà chúng ta đang vay
mượn, sử dụng Trái Đất cùng với các thế hệ con cháu. Sự
phát triển của mỗi người, mỗi cộng đồng và mỗi quốc gia
đều phụ thuộc vào những điều kiện môi trường của mình và
không một thế hệ nào được phép tự cho mình cái quyền
được lạm dụng hay phá huỷ những yếu tố cần thiết cho sự
tồn tại của các thế hệ sau
02.11.2013
10
Chương 1
Những thách thức về môi trường
Mục tiêu:
Mục tiêu:Mục tiêu:

Mục tiêu:



1. Trình bày những thách thức về môi trường mà
Trái đất và con người đã, đang và sẽ phải đối
mặt, thông qua việc tìm hiểu về sự hình thành và
phát triển của xã hội loài người

2. Giới thiệu chung về nguồn tài nguyên của Trái
đất, cũng như những tác động của sự bùng nổ
dân số và sự biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn
ra hiện nay
Ch.1. Những thách thức về môi trường
02.11.2013
11


Con người và Trái đất
Con người và Trái đấtCon người và Trái đất
Con người và Trái đất






Sự xuất hiện của loài người:
Sự xuất hiện của loài người:Sự xuất hiện của loài người:
Sự xuất hiện của loài người:




Theo chiều phát triển của lịch sử thì loài người được bắt
nguồn từ một loài vượn cổ nào đó, có thể là ở Châu Phi
cách ngày nay khoảng 5 triệu năm về trước. Các dấu vết
hóa thạch thuộc về giống Homo đã tìm thấy vào kỷ
Pleistocene, có tuổi khoảng 2 triệu năm, còn dấu vết con
người hiện đại tìm thấy khoảng 100.000 năm về trước.
Ch.1. Những thách thức về môi trường
Ch.1. Những thách thức về môi trường
02.11.2013
12
 Con người là loài sinh vật khởi đầu việc tổ chức sản xuất
ra nguồn tài nguyên của Trái Đất bằng biện pháp nông
nghiệp. Cũng từ đó con người đã chuyển đổi nhiều vùng
thiên nhiên rộng lớn trên đất liền thành vùng nông nghiệp
và đã sử dụng hơn 1/3 sản lượng sơ cấp nguyên của Trái
Đất
 Các nền văn minh nông nghiệp được phát triển độc lập với
nhau tại một số khu vực vào khoảng 10.500 năm về trước
và đều là ở những vùng có dân cư phát triển như khu vực
Lưỡng Hà (Iraq), đồng bằng sông Hằng (Ấn Độ), sông
Hoàng Hà (Trung Quốc)
 Dân số tăng một cách chậm chạp cho đến đầu thế kỷ 19,
khi nông nghiệp và công nghiệp phát triển thì dân số cũng
phát triển một cách nhanh chóng cho đến ngày nay.
Ch.1. Những thách thức về môi trường
 Trong quá trình phát triển của trí thông minh và cả những
tiến bộ về sinh học trên con đường hoàn thiện của mình.

Con người đã phát minh ra những phương pháp khai phá
thiên nhiên, những công cụ, những kỹ thuật không ngừng
được hoàn thiện cho phép chúng ta khai thác các nguồn
tài nguyên thiên nhiên

 Tuy nhiên, việc khai thác quá mức các loại tài nguyên, với
tốc độ nhanh và với khối lượng ngày càng nhiều đã dấn
đến sự suy tàn của môi trường sống của chính loài người.
Ch.1. Những thách thức về môi trường
02.11.2013
13
Những tác động ban đầu của con người
Những tác động ban đầu của con ngườiNhững tác động ban đầu của con người
Những tác động ban đầu của con người

 Sự xuất hiện người cổ đại bắt đầu làm biến đổi và suy thoái các quần
thể thực vật trên những vùng rộng lớn, bằng cách dùng lửa kết hợp
với một số kỹ thuật săn bắn, họ cũng đã làm biến đổi cấu trúc của của
hệ động vật có xương sống cỡ lớn có mặt ở khắp các vùng trên Trái
đất vào thời đó
 Các thợ săn vào thời đại đồ đá cũ, khoảng 12.000 năm về trước cũng
đã tiêu diệt hơn 60% các loài thú lớn, trong đó có voi Ma mút và loài
bò bison cổ (khu vực Bắc Mỹ). Các nghiên cứu gần đây cũng đã tìm
thấy dấu vết các hố chứa đầy xác chết của loài này bị các thợ săn bao
vây bằng lửa và dồn chúng vào trong một hẻm núi hay các đường
hầm do chính họ tạo ra.
 Các nhà cổ sinh vật học cũng đã chứng minh được nhiều loài thú lớn
khác và cả những loài chim cỡ lớn ở Madagascar (Châu Phi) đã bị tiêu
diệt do con người.
Ch.1. Những thách thức về môi trường

Bản đồ mật độ dân số thế giới
Ch.1. Những thách thức về môi trường
02.11.2013
14
Sự phát triển của nền nông nghiệp
Sự phát triển của nền nông nghiệpSự phát triển của nền nông nghiệp
Sự phát triển của nền nông nghiệp

 Sự phát triển của trồng trọt cũng đã gây nên sự nhiễu loạn
lớn đầu tiên cho Sinh quyển. Sự nhiễu loạn đó còn được
thúc đẩy mạnh hơn do những người chăn nuôi đã làm biến
đổi cấu trúc các quần xã động vật bằng cách làm giảm
thiểu các loài động vật lớn sống trên đồng cỏ do các động
vật hoang dã đe doạ sự phát triển của các động vật chăn
nuôi
 Các hoạt động nông nghiệp được bắt đầu bằng các hành
động phá huỷ những hệ sinh thái tự nhiên rộng lớn để
thay thế vào đó là những vùng trồng trọt với số loài thực
vật hết sức hạn chế, đựơc chọn lọc theo nhu cầu lương
thực và thực phẩm của con người.
Ch.1. Những thách thức về môi trường
 Việc làm đảo lộn các vùng tự nhiên đã xảy ra vào khoảng
vài nghìn năm về trước vào đầu công nguyên. Nhiều vùng
đất đã từng là cái nôi của nền văn minh như vùng đất phía
nam Palestine, bắc Syria, Ai Cập và vùng Lưỡng Hà (Iraq
ngày nay). Nền nông nghiệp đã xuất hiện tại đây vào
khoảng 10.000 năm về trước. Vào thời kỳ phồn thịnh nhất,
các vùng đất này có hệ sinh thái đa dạng và là nơi sản
xuất lương thực lớn nuôi sống lượng dân cư đông đúc, góp
phần tạo ra các nền văn minh cổ đại của loài người

 Quá trình rồng trọt và chăn nuôi phát triển đã phá hủy
dần rừng tự nhiên, rồi tiếp theo là đất và nguồn nước…
Kết quả cho đến hiện tại, các vùng đất phong phú thời tiền
sử ở Trung Đông từ khoảng 8.000 năm về trước đã trở
thành các vùng sa mạc rộng lớn
Ch.1. Những thách thức về môi trường
02.11.2013
15
 Tuy rằng trong thời kỳ này, con người đã làm
biến đổi khá nhiều các yếu tố của môi trường tự
nhiên để mở rộng nông nghiệp, nhưng các hoạt
động của con người trong một xã hội nông nghiệp
vẫn nằm trong giới hạn của các chu trình sinh học
và không làm biến đổi dòng năng lượng của Sinh
quyển, như trong nền văn minh kỹ thuật về sau.
Hệ sinh thái nhân sinh trong nền văn hoá nông
nghiệp vẫn có tính tự cân bằng cao.
Ch.1. Những thách thức về môi trường
Tác động của xã hội công nghiệp hiện đại
Tác động của xã hội công nghiệp hiện đạiTác động của xã hội công nghiệp hiện đại
Tác động của xã hội công nghiệp hiện đại
:

 Vào đầu thế kỷ thứ 18, những thành tựu kỹ thuật mang
tính công nghiệp được sử dụng, tạo điều kiện cho sự nảy
nở của một xã hội kỹ thuật mà hiện nay chúng ta đang
sinh sống trong đó. Trong thời gian này, cấu trúc kinh tế
của nhiều quốc gia thay đổi nhanh chóng

 Sự phát minh của những máy công nghiệp, việc áp dụng

các kỹ thuật mới, đã thúc đẩy một cách mạnh mẽ nền sản
xuất hiện đại. Cũng trong thời kỳ này, nhiều loài cây mới
cũng được trồng trọt, tiến bộ về kỹ thuật trồng trọt và chăn
nuôi phát triển nhanh chóng và từ đó năng suất trong
nông nghiệp tăng nhanh.
Ch.1. Những thách thức về môi trường
02.11.2013
16
Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên thiên nhiênTài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên thiên nhiên



 Các nghiên cứu về Khoa học môi trường thường chia tài
nguyên thiên nhiên (natural resources) thành hai loại: tài
nguyên tái tạo và tài nguyên không tái tạo:
- Tài nguyên tái tạo (renewable resources) là loại tài nguyên
có thể tự duy trì, tự bổ sung theo thời gian bởi các quá trình
tự nhiên như: quần thể động - thực vật, hay tài nguyên vô
tận như gió, năng lượng mặt trời.
- Tài nguyên không tái tạo (non-renewable resources) là dạng
tài nguyên chỉ cung cấp được trong một giới hạn nhất định
và không hồi phục được, hoặc có thể phục hồi nhưng sau
một thời gian rất dài (vài triệu năm) như các nguồn nhiên
liệu than, dầu mỏ, khí đốt, các loại khoáng sản.
Ch.1. Những thách thức về môi trường
Ch.1. Những thách thức về môi trường
 Tài nguyên rừng
Hiện nay rừng được đánh giá theo các vai trò chính như sau:

- Rừng là hệ sinh thái đa dạng và giàu có nhất trên cạn, đặc
biệt là các khu rừng nhiệt đới ẩm.
- Rừng có vai trò to lớn về môi trường sống và là nguồn cung
cấp nguyên vật liệu cơ bản cho con người.
- Rừng cung cấp lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho sự
phát triển của con người: công nghiệp chế biến, dược liệu,
du lịch, giải trí
- Rừng là “lá phổi xanh” hấp thụ CO
2
, tái sinh oxy, điều hòa
khí hậu cho cả hành tinh.
02.11.2013
17
Ch.1. Những thách thức về môi trường
 Phần lớn đất rừng rất thích hợp cho canh tác nông nghiệp,
do vậy rừng bị thu hẹp chủ yếu để lấy đất làm nông nghiệp,
trồng trọt và chăn nuôi. Trong thời gian khoảng 5.000 năm
con người thu hẹp diện tích của rừng từ 50% trên bề trái
đất xuống còn 17%. Các ước tính mới nhất dự báo rằng
với tốc độ khai thác hiện tại thì trong vòng 160 năm nữa
Trái đất sẽ không còn rừng

 Hàng năm trên thế giới mất đi trung bình 16,1 triệu ha
rừng, trong đó rừng nhiệt đới bị suy giảm với tốc độ lớn
nhất 15,2 triệu ha (FAO, 2001).
Ch.1. Những thách thức về môi trường
02.11.2013
18
Ch.1. Những thách thức về môi trường
Ch.1. Những thách thức về môi trường

 Tài nguyên đất

Các chức năng cơ bản của đất:
- Là môi trường cho con người và các sinh vật sinh trưởng và
phát triển.
- Là môi trường cho các quá trình biến đổi và phân hủy các
khoáng chất và vật chất hữu cơ.
- Là nơi cư trú cho hệ động thực vật trên cạn.
- Là nền móng cho các hoạt động (sinh hoạt, xây dựng, phát
triển kinh tế) của con người.
02.11.2013
19
Ch.1. Những thách thức về môi trường
Diện tích đất có thể dùng cho canh tác được đánh giá vào
khoảng 3.200 triệu ha và hiện mới khai thác khoảng 1.500
triệu ha

Tại các vùng khác nhau, tỷ lệ đất đã sử dụng canh tác so với
đất có tiềm năng canh tác cũng khác nhau. Trong đó, tại
khu vực Châu Á, tỷ lệ này rất cao, đạt đến 92% cho thấy
khu vực này đã sử dụng gần hết quỹ đất có thể canh tác
của mình. Ở Châu Mỹ Latinh con số này chỉ đạt 15%, tình
chung các nước phát triển là 70% và các nước đang phát
triển là 36%
Ch.1. Những thách thức về môi trường
Tài nguyên đất trên thế giới đang bị suy thoái ở nhiều nơi, với
các hiện tượng chủ yếu như:

- Nhiễm mặn, nhiễm phèn, chua hóa tại các vùng ven biển;
- Xói mòn, bạc màu, rửa trôi, đặc biệt tại các vùng trung du và

miền núi;
- Ô nhiễm hóa chất tại các khu vực phát triển công nghiệp,
giao thông, đô thị.
02.11.2013
20
Ch.1. Những thách thức về môi trường
Các nguyên nhân dẫn đến suy thoái tài nguyên đất gồm:

- Thảm phủ bị phá hoại, làm giảm khả năng che phủ cho đất;
- Sự thay đổi của điều kiện thời tiết theo chiều hướng ngày
càng cực đoan;
- Ô nhiễm do công nghiệp (nước thải, khí thải, chất thải nguy
hiểm)
- Phương thức canh tác không bền vững (sử dụng nhiều
phân bón hóa học, thuốc trừ sâu )
Ch.1. Những thách thức về môi trường
02.11.2013
21
Ch.1. Những thách thức về môi trường
Các nguyên nhân dẫn đến suy thoái tài nguyên đất gồm:

- Thảm phủ bị phá hoại, làm giảm khả năng che phủ cho đất;
- Sự thay đổi của điều kiện thời tiết theo chiều hướng ngày
càng cực đoan;
- Ô nhiễm do công nghiệp (nước thải, khí thải, chất thải nguy
hiểm)
- Phương thức canh tác không bền vững (sử dụng nhiều
phân bón hóa học, thuốc trừ sâu )
Ch.1. Những thách thức về môi trường
02.11.2013

22
Ch.1. Những thách thức về môi trường
Tài nguyên nước
Ch.1. Những thách thức về môi trường
 Con người ngày càng khai thác và sử dụng nhiều tài
nguyên nước hơn. Lượng nước ngầm khai thác trên thế
giới năm 1990 gấp 30 lần lượng nước khai thác năm 1960.
Điều này làm cho nguồn nước ngọt có thể sử dụng được
có nguy cơ giảm về trữ lượng, gây ra các thay đổi mạnh
mẽ cân bằng nước tự nhiên

 Các nguồn nước trên Trái đất đang bị ô nhiễm bởi các hoạt
động của con người như ô nhiễm nước mặt, ô nhiễm nước
ngầm, nước biển bởi các tác nhân như thuốc trừ sâu, hóa
chất, kim loại nặng, vật chất hữu cơ, các vi sinh vật gây
bệnh
02.11.2013
23
Ch.1. Những thách thức về môi trường
Ch.1. Những thách thức về môi trường
Các vấn đề môi trường liên quan với tài nguyên nước tại VN:

- Lượng mưa phân bố không đều trong năm
- Tình trạng cạn kiệt nguồn nước ngầm và ô nhiễm nước
ngầm do khai thác quá mức, thiếu quy hoạch, nước thải
không xử lý.
- Sự ô nhiễm nước mặt đã xuất hiện trên một số sông và
mạng sông, kênh rạch thuộc một số đô thị lớn: Ô nhiễm
dầu, thuốc trừ sâu, kim loại nặng
- Sự xâm nhập mặn do giảm rừng đầu nguồn, khí hậu thay

đổi bất thường
02.11.2013
24
Ch.1. Những thách thức về môi trường
Ch.1. Những thách thức về môi trường
 Tài nguyên khoáng sản

 Tài nguyên khoáng sản có ý nghĩa rất quan trọng trong sự
phát triển kinh tế của loài người. Tuy nhiên, việc khai thác
sử dụng tài nguyên khoáng sản có tác động mạnh mẽ đến
môi trường sống

 Tài nguyên khoáng sản là nguồn vật liệu để tạo nên các
dạng vật chất có ích và của cải của con người, đồng thời,
việc khai thác tài nguyên khoáng sản thường tạo ra các
chất ô nhiễm như bụi, kim loại nặng, các hoá chất độc và
hơi khí độc.
02.11.2013
25

Ch.1. Những thách thức về môi trường
Ch.1. Những thách thức về môi trường
 Cường độ khai thác các kim loại khoáng sản ngày một gia
tăng do đòi hỏi của công nghiệp cũng như gia tăng dân số.
Khoáng sản không phải là dạng tài nguyên tái tạo được do
vậy việc khai thác sẽ làm cho trữ lượng của chúng ngày
càng cạn kiệt:
 Trữ lượng sắt, nhôm, titan, crom, magiê, vanađi còn đủ
lớn, chưa có nguy cơ cạn kiệt (vài trăm năm)
 Bạc, bismut, thuỷ ngân, đồng, chì, kẽm không lớn và

đang dần tiến đến tình trạng báo động (vài chục đến 100
năm)
 Barit, fluorit, grafit, mica còn lại rất nhỏ và có nguy cơ
sắp cạn kiệt hoàn toàn (< 30 năm)

×