Là những tri thức phản ánh đúng đắn thế giới khách quan được thực tiễn khẳng định
( nội dung khách quan, có ý nghĩa giá trị đối với đời sống con người)
Chân lý mang tính khách quan, nó không phụ thuộc vào số đông (ví dụ: chân lý tôn
giáo).
Chân lý mang tính hai mặt ( tuyệt đối và tương đối ) vì tính hai mặt trong quá trình
nhận thức của nhân loại.
b.Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý
không phải là ý thức tư tưởng, tư duy mà là thực tiễn. Bởi vì chỉ có thông qua hoạt động
thực tiễn, tri thức mới trở lại tác động vào thế giới vật chất, qua đó nó được ”hiện thực
hoá”, “vật chất hơn” thành các khách thể cảm tính. Từ đó mới có căn cứ để đánh giá nhận
thức của con người đúng hay sai, có đạt tới chân lý hay không.
Thực tiễn có rất nhiều hình thức khác nhau, nên nhận thức của con người cũng được
kiểm tra thông qua rất nhiều hình thức khác nhau.
+Thực tiễn của xa hội luôn luôn vận động và phát triển.
+Thực tiễn trong mỗi giai đoạn lịch sử đều có giới hạn. Nó không thể chứng minh
hay bác bỏ hoàn toàn một tri thức nào đó của con người mà nó được thực tiễn tiếp theo
chứng minh, bổ sung thêm.
Như vậy tiêu chuẩn thực tiễn cũng mang tính chất biện chứng và như vậy mới có
khả năng kiểm tra một cách chính xác sự phát triển biện chứng của nhận thức.
c.ý nghĩa:
Thực tiễn lớn nhất ở nước ta hiện nay là thực tiễn xây dựng nền kinh tế thị trường
mới, nền văn hoá mới đậm đà bản sắc dân tộc và chế độ xa hội mới: công bằng, bình đẳng,
tién bộ.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Trong lĩnh vực kinh tế, đường lối, chính sách hay các giải pháp kinh tế cụ thể muốn
biết đúng hay sai đều phải thông qua vận dụng chúng trong sản xuất, kinh doanh cũng như
quản lý các quá trình đó. Đường lối chính sách cũng như các giải pháp kinh tế chỉ đúng
khi chúng mang lại hiệu quả kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao năng suất lao
động, làm cho dân giàu, nước mạnh, xa hội công bằng, văn minh.
Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xa hội sau những bước tiến và những thành tựu to
lớn mang lại ý nghĩa lịch sử, giờ đây lại đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết. Những hoạt
động nghiên cứu lý luận chính là nhằm tìm ra lời giải đáp cho những vấn đề của giai đoạn
cách mạng hiện nay. Công cuộc đổi mới ở nước ta vừa là mục tiêu, vừa là động lực mạnh
mẽ thúc đẩy hoạt động nhận thức nói chung và công tác lý luận nói riêng, nhất định sẽ đem
lại cho chúng ta những hiểu biết mới, phong phú hơn và cụ thể hơn về mô hình chủ nghĩa
xâ hội, về con đường đi lên chủ nghĩa xa hội ở nước ta.
III. Mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn
1. Lý luận
a. Khái niệm
Là một hệ thống những tri thức được khái quát từ thực tiễn. Nó phản ánh những quy
luật, của từng lĩnh vực trong hiện thực khách quan.
b. Đặc điểm
Lý luận mang tính hệ thống, nó ra đời trên cơ sở đáp ứng nhu cầu của xa hội nên bất
kỳ một lý luận nào cũng mang tính mục đích và ứng dụng.
Nó mang tính hệ thống cao, tổ chức có khoa học.
2. Mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn
Được thể hiện bằng mối quan hệ giữa nhận thức và thực tiễn. GIữa lý luận và
thực tiễn thống nhất biện chứng với nhau. Sự thống nhất đó bắt nguồn từ chỗ: chúng đều là
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
hoạt động của con người, đều nhằm mục đích cải tạo tự nhiên và cải tạo xa hội để thoả man
nhu cầu của con người.
a. Lý luận bắt nguồn từ thực tiễn
Lý luận dựa trên nhu cầu của thực tiễn và lấy được chất liệu của thực tiễn. Thực tiễn
là hoạt động cơ bản nhất của con người, quyết định sự tồn tại và phát triển xa hội. Lý luận
không có mục đích tự nó mà mục đích cuối cùng là phục vụ thực tiễn. Sức sống của lý luận
chính là luôn luôn gắn liền với thực tiễn, phục vụ cho yêu cầu của thực tiến.
b. Lý luận mở đường và hướng dẫn hoạt động của thực tiễn
Ví dụ: lý luận Mác - Lênin hướng dẫn con đường đấu tranh của giai cấp vô sản. Sự
thành công hay thất bại của hoạt động thực tiễn là tuỳ thuộc vào nó được hướng dẫn bởi lý
luận nào, có khoa học hay không? Sự phát triển của lý luận là do yêu cầu của thực tiễn,
điều đó cũng nói lên thực tiễn không tách rời lý luận, không thể thiếu sự hướng dẫn của lý
luận.
Vai trò của lý luận khoa học là ở chỗ: nó đưa lại cho thực tiễn các tri thức đúng đắn
về các quy luật vận động, phát triển của hiện thực khách quan, từ đó mới có cơ sở để định
ra mục tiêu và phương pháp đúng đắn cho hoạt động thực tiễn.
Quan hệ lý luận và thực tiễn mang tính chất phức tạp, quan hệ đó có thể là thống
nhất hoặc mâu thuẫn đối lập.
c. Lý luận và thực tiễn là thống nhất
Lý luận và thực tiễn thống nhất khi giai cấp thống trị còn mang tinh thần tiến bộ và
còn giữ sứ mệnh lịch sử. Khi lý luận và thực tiễn thống nhất thì chúng sẽ tăng cường lẫn
nhau và phát huy vai trò của nhau. Sự thống nhất đó là một trong những nguyên lý căn bản
của triết học Mác- Lênin.
d. Sự mâu thuẫn của lý luận và thực tiễn
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Xảy ra khi giai cấp thống trị trở nên phản động, lỗi thời, lạc hậu. Khi mâu thuẫn nảy
sinh, chúng sẽ làm giảm ảnh hưởng của nhau. Điều đó dẫn đến mọi đường lối, chính sách
xa hội trở nên lạc hậu và phản động.
*ý nghĩa:
Cần phải tăng cường, phát huy vai trò của lý luận đối với xa hội, đặc biệt là lý luận
xa hội mà quan trọng là lý luận Mác - Lênin và các lý luận về kinh tế.
Trước chủ nghĩa Mác, trong lý luận nhận thức, phạm trù thực tiễn hầu như không có
chỗ đứng nào. Nhiều người còn hình dung thực tiễn với bộ mặt xấu xí của con buôn (Phơ-
Bách). Trong “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”, sau khi phê phán
E. Ma Khơ và một số ngươi khác đa ”cố gạt thực tiễn ra khỏi lý luận nhận thức, coi thực
tiễn như một cái gì không đáng nghiên cứu về mặt nhận thức luận, đa ”đem cái tiêu chuẩn
thực tiễn là cái giúp cho mỗi người phân biệt được ảo tưởng với hiện thực đặt ra ngoài giới
hạn của khoa học, của lý luận nhận thức để dọn chỗ cho chủ nghĩa duy tâm và thuyết bất
khả tri”.
V.I.Lênin đa khẳng định: quan điểm về đời sống, về thực tiễn phải là quan điểm thứ
nhất và cơ bản của lý luận về nhận thức. (“V.I.Lênin toàn tập” – 1980)
Chính vì sự quan trọng của mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn nên đối với nước
ta trong giai đoạn này cần đảm bảo sự thống nhất giữa lý luận và hoạt động. Hiện nay,
nước ta đang tiến hành đổi mới một cách toàn diện các mặt của đời sống xa hội, mà trong
đó đổi mới kinh tế là trung tâm. Đổi mới từ nền kinh tế tập trung quan liêu sang nền kinh tế
thị trường có sự quản lý của Nhà nước là một vấn đề hết sức mới mẻ chưa có lời giải đáp
sẵn. Và chúng ta cũng không bao giờ có thể có một lời giải sẵn sau đó mới đi vào tiến hành
đổi mới. Quá trình đổi mới nói chung, đổi mới kinh tế nói riêng và việc nhận thức quá trình
đổi mới đó không tách rời nhau, tác động qua lại lẫn nhau cùng phát triển.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Vậy trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, phải xuất phát từ thực tế khách quan,
phải lấy hiện thực khách quan làm cơ sở cho hoạt động của mình. Gắn lý luận vào thực tiễn
để hoạt động trở nên khoa học, có cơ sở vững chắc. Tinh thần ấy chính là vấn đề cần
nghiên cứu trong văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VI.
e. Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác-
Lênin.
Thực tiễn không có lý luận hướng đẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà
không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông. Vì vậy cho nên trong khi nhấn mạnh sự quan
trọng của lý luận, đa nhiều lần Lênin nhắc đi nhắc lại rằng lý luận cách mạng không phải là
giáo điều, nó là kim chỉ nang cho hành động cách mạng, và lý luận không phải là một cái
gì cứng nhắc, nó đầy tính sáng tạo. Lý luận luôn luôn cần được bổ sung bằng những kết
luận mới rút ra từ trong thực tiễn sinh động. Những người cộng sản các nước phải cụ thể
hoá chủ nghĩa Mác _ Lênin cho thích hợp với điều kiện, hoàn cảnh từng lúc và từng nơi
(“Hồ Chí Minh: toàn tập”-1996)
*Con đường biện chứng của sự nhận thức:
Nhận thức của con người diễn ra trên cơ sở thực tiễn và không ngừng vận động,
phát triển. Sự vận động và phát triển của nhận thức diễn ra một cách biện chứng:
- “Từ trực quan sinh động đến tư duy trìu tượng và từ tư duy trìu tượng đến thực
tiễn - đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức thực tại
khách quan”.
+Trực quan sinh động (hay nhận thức cảm tính) là giai đoạn đầu của quá trình nhận
thức, được hình thành trong quá trình thực tiễn.Giai đoạn này được hình thành thông qua
các hình thức cơ bản nối tiếp nhau: cảm giác, tri giác, biểu tượng
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
+Tư duy trì tượng (hay nhận thức lý tính) là giai đoạn cao của quá trình nhận thức
dựa trên cơ sở những tài liệu do giai đoạn trực quan sinh động mang lại.
- Nhận thức của con người phát triển đến giai đoạn tư duy trìu tượng chưa phải là
chấm dứt, mà nó lại tiếp tục vận động trở về với thực tiễn. Nhận thức phải trở về với thực
tiễn vì:
+ Mục đích của nhận thức là phục vụ hoạt động thực tiễn. Vì vậy nó phải trở về chỉ
đạo hoạt động thực tiễn cải tạo thế giới.
+Đến giai đoạn tư duy trìu tượng vẫn có khả năng phản ánh sai lạc hiện thực. Vì
vậy, nhận thức phải quay trở về thực tiễn để kiểm tra kết quả nhận thức, phân biệt đâu là
nhận thức đúng, đâu là nhận thức sai lầm.
+Thực tiễn luôn luôn vận động, phát triển. Vì vậy nhận thức phải trở về với thực
tiễn để trên cơ sở thực tiễn mới tiếp tục bổ sung, phát triển nhận thức.
- Từ trực quan sinh động dến tư duy trìu tượng, và từ tư duy trìu tượng đến thực tiễn
là một vòng khâu của quá trình nhận thức. Nó cứ lặp đi lặp lại làm cho nhận thức của con
người phát triển không ngừng, ngày càng phản ánh sâu sắc bản chất, quy luật của thế giới
khách quan.
Quá trình phát triển kinh tế ở Việt Nam
I,Vị trí địa lý
-Việt Nam nằm ở phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam á, có một
vùng biển rộng, giàu tiềm năng.
-Vị trí tiếp giáp trên đất liền và trên biển tạo điều kiện cho nước ta có thể dễ dàng giao lưu
với các nước trên thế giới.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
+Trên đất liền, nước ta giáp Trung Quốc, Lào, Campuchia. Thông qua các tuyến giao
thông (đường bộ, đường sắt ) với các cửa khẩu quan trọng, Việt Nam có thể liên hệ với
nhiều nước trên thế giới.
+ Nước ta nằm gần các tuyến đường biển quốc tế. Thông qua đường biển, có thể quan hệ
với nhiều quốc gia.
+Vùng biển rộng lớn, giàu tiềm năng cho phép phát triển kinh tế biển.
-Việt Nam là nơi giao thoa của các nền văn hoá khác nhau. Điều đó góp phần làm giàu bản
sắc văn hoá.
-Việt Nam nằm ở khu vực đang diễn ra những hoạt động kinh tế sôi động của thế giới. Từ
đó cho phép nước ta có thể dễ dàng hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Ta có thể tiếp thu và chọn lọc những bài học, kinh nghiệm thành công cũng như thất bại về
phát triển kinh tế của các nước và vận dụng vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của nước ta.
II, Quá trình phát triển kinh tế ở Việt Nam
1.Tình hình:
- Sau kháng chiến chống Pháp thắng lợi, dựa vào kinh nghiệm của các nước xa hội chủ
nghĩa lúc đó, nước ta bắt đầu xây dựng một mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung dựa
trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Các hình thức tổ chức sản xuất và dịch vụ quốc
doanh được phát triển. Cùng với quốc doanh, hợp tác xa được tổ chức rộng rai ở nông thôn
và thành thị. Với hai hình thức sở hữu toàn dân và tập thể, sở hữu tư nhân bị thu hẹp lại,
không còn cơ sở cho tư nhân phát triển. Cùng với quốc doanh, hợp tác xa được tổ chức
rộng rai vì ta đa học tập được mô hình tổ chức kinh tế của Liên Xô cũ. Với sự nỗ lực cao
độ của nhân dân ta, cùng với sự giúp đỡ tận tình của các nước xa hội chủ nghĩa lúc đó, mô
hình kế hoạch hoá tập trung đa phát huy được những tính ưu việt đó.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
- Từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, phân tán và manh mún, bằng công cụ kế hoạch
hóa, ta đa tập trung được vào trong tay một lực lượng vật chất quan trọng về cơ sở vật chất
kỹ thuật, cơ sở hạ tầng thành thị và nông thôn, đất đai, máy móc, tiền vốn để ổn định và
phát triển kinh tế.
Vào những năm sau của thập niên 60, ở Miền Bắc đa có những chuyền biến về kinh tế, xa
hội. Trong thời kỳ đầu, nền kinh tế tập trung bao cấp đa tỏ ra phù hợp với nền kinh tế tự
cung, tự cấp, phù hợp với điều kiện hai nhiệm vụ sản xuất và chiến đấu trong chiến tranh
lúc đó.
- Năm 1975, sau ngày giải phóng miền Nam, một bức tranh mới về hiện trạng kinh tế Việt
Nam đa thay đổi. Đó là sự duy trì một nền kinh tế tồn tại cả ba loại hình:
+Kinh tế cổ truyền (tự cung tự cấp)
+Kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp (ở miền Bắc)
+Kinh tế thị trường (đặc trưng ở miền Nam).
Mặc dù đây là một tồn tại khách quan sau năm 1975 nhưng chúng ta vẫn tiếp tục xây dựng
nền kinh tế tập trung theo cơ chế kế hoạch hoá trên phạm vi cả nước. Đó là sự áp đặt rất
bất lợi.
2. Hậu quả:
Do chủ quan nóng vội, cứng nhắc, chúng ta đa không quản lý được hiệu quả các nguồn lực
dẫn tới việc sử dụng ang phí nghiêm trọng các nguồn lực của đất nước.
- Tài nguyên bị phá hoại, sử dụng khai thác không hợp lý, môi trường bị ô nhiễm.
- Nhà nước bao cấp và tiến hành bù lỗ phổ biến gây hậu quả nghiệm trọng cho nền kinh tế.
+ Sự tăng trưởng kinh tế chậm lại, tăng trưởng kinh tế trên lý thuyết, giấy tờ.
+Hàng hoá, sản phẩm trở nên khan hiếm, không đáp ứng được nhu cầu trong nước.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -