Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Những điểm nóng trong nghiên cứu văn học mấy năm gần đây ở Trung Quốc . pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.73 KB, 6 trang )

Những điểm nóng trong
nghiên cứu văn học mấy năm
gần đây ở Trung Quốc




III. Về việc chỉnh lý và sắp xếp lại các học khoa vốn có
Trong tiến trình hiện đại hoá nghiên cứu văn học Trung Quốc, ý thức học khoa
mạnh lên cùng việc xác lập học khoa, không nghi ngờ gì nữa là một trong những thành
tích quan trọng, là việc thực hiện mục tiêu sơ bộ nhất để bước vào quỹ đạo cùng giới học
thuật quốc tế. Trong khi khẳng định đầy đủ thành tích thì đồng thời cũng xuất hiện một
số vấn đề đáng suy nghĩ lại. Vì thế, một mặt quan trọng của nghiên cứu văn học Trung
Quốc ở thế kỷ mới là cần chỉnh lý và sắp xếp lại các học khoa vốn có.
Trong tiến trình hiện đại hoá nghiên cứu văn học Trung Quốc, cấu trúc tổng thể của
nghiên cứu văn học Trung Quốc và xác lập học khoa ở cấp thứ hai của nó là một trong
những thành tích quan trọng nhất của thế kỷ XX. Trong quá trình nhìn lại việc xây dựng
học khoa, giới học thuật đã đi sâu thảo luận xoay quanh vấn đề cơ bản là xây dựng học
khoa, kể cả vấn đề tính hợp lý của việc chia thành các học khoa cùng vấn đề ý thức học
khoa mạnh lên hay nhạt đi, biên giới của học khoa và vấn đề khai thác, v.v… Còn đi sâu
thảo luận những vấn đề này thì cơ duyên ban đầu được bắt đầu từ suy nghĩ lại về nguy cơ
của học khoa.
Sau năm 1990, vấn đề tính hợp lý của học khoa bắt đầu nổi lên và có xu thế phát
triển rất nhanh. Ý thức về nguy cơ của học khoa ngày càng mãnh liệt. Tình hình này hiển
nhiên không chỉ có ở giới nghiên cứu văn học Trung Quốc mà dường như đã trở thành
vấn đề toàn cầu… Nghiên cứu lý luận hết sức lúng túng, đội ngũ chuyên nghiệp phân hóa
rất nhanh khiến cho người nghiên cứu văn học trở thành nhà chính trị xã hội nghiệp dư,
nhà xã hội học nửa mùa, nhà nhân loại học không đương nổi trách nhiệm, nhà triết học
tầm thường và nhà văn hóa sử võ đoán. Hiện tượng đó quả thực đáng để chúng ta suy nghĩ
sâu sắc.
Trong ngữ cảnh toàn cầu hóa, việc xây dựng học khoa lý luận văn học Trung Quốc


trước hết phải đối mặt với sự thách thức chưa từng có. Sự biến đổi về hoàn cảnh sinh tồn
của văn học do thời đại tiêu dùng đưa đến, sự phát triển quá nhanh của mạng liên kết, sự
biến đổi quá lớn của hình thái văn học đã đặt ra những vấn đề rất khó cho nghiên cứu lý
luận văn học. Đứng trước những biến đổi nhiều và phức tạp đó, giới lý luận văn học
Trung Quốc dường như thiếu chuẩn bị tư tưởng. Có một thời gian đã xuất hiện luận điệu
cho rằng lý luận văn học sắp chết hoặc đã chết. Tương quan với luận điệu này, một vấn đề
khác mà giới lý luận văn học đang phải đối mặt với nguy cơ học khoa quan tâm là vấn đề
“văn hóa chuyển hướng” và vấn đề cấu trúc lại lý luận văn học. Nghiên cứu văn nghệ học
hiện có dường như khó lòng giải thích khiến ai cũng thỏa mãn về tình trạng mới của hoạt
động văn nghệ, văn hóa từ 1990 đến nay, nhất là sinh hoạt thường ngày và sinh hoạt nghệ
thuật của quần chúng đông đảo trong thời đại chủ nghĩa tiêu dùng. Trái lại, lĩnh vực sản
xuất tri thức mới nổi lên như nghiên cứu văn hóa, nghiên cứu truyền thông, v.v… lại có
thể gánh vác rất tốt nhiệm vụ giải thích này. Và thế là rất tự nhiên, nhiệm vụ giải thích đủ
loại hiện tượng văn hóa trước mắt dần dần từ văn nghệ học truyền thống chuyển sang học
khoa mới hưng thịnh.
Học khoa có mối liên hệ trọng yếu là văn học dân gian và văn học so sánh thì cả hai
cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề là định vị và xác định biên giới của học khoa. Phạm vi
nghiên cứu của văn học dân gian xác định như thế nào? Đối tượng nghiên cứu của văn
học so sánh nên là những gì? Thực ra những phân tích lý tính như thế cũng mới bắt đầu.
Về mặt nghiên cứu văn học sử, cách phân chia học khoa trước đây cũng bị nghi
ngờ chưa từng thấy. Học khoa văn học cổ đại tuy có lịch sử lâu đời nhưng bản thân nó
cũng phải đối mặt với vấn đề gộp lại và chia ra một lần nữa. Người ta đã không còn
thỏa mãn với phương pháp phân chia thời kỳ truyền thống là phân chia theo triều đại
một cách đơn giản. Họ hy vọng giải thích lại những hiện tượng văn học sử từ mạch lạc
nội tại của sự phát triển văn học. Theo cách nhìn ước định thông thường, văn học hiện
đại Trung Quốc thực sự bắt đầu từ phong trào Ngũ tứ năm 1919, văn học Trung Quốc
sau năm 1949 do học khoa văn học đương đại chịu trách nhiệm. Như thế thì phạm vi
thời gian nghiên cứu văn học hiện đại bị kẹt ở giữa cổ điển và đương đại chẳng qua chỉ
có 30 năm, rõ ràng như thế là bị hạn chế. Năm 1985, các ông Hoàng Tử Bình, Trần
Bình Nguyên, Tiền Lý Quân viết bài Bàn về “văn học Trung Quốc thế kỷ XX” đăng

trên tạp chí Văn học bình luận số 5 với ý thử phá bỏ giới hạn giữa hiện đại và đương
đại. Quan điểm này từng có ảnh hưởng trong giới học thuật. Còn về mở rộng văn học
hiện đại thì văn học đương đại cũng đang suy ngẫm lại vấn đề địa vị học khoa của
mình. Sự khác nhau lớn nhất của văn học đương đại so với văn học hiện đại là không
ngừng vươn dài hạn độ dưới và có đặc trưng hình thái ý thức xã hội chủ nghĩa mạnh
mẽ. Đương nhiên trong lúc tranh luận, hai môn học khoa này cũng có điểm hòa hợp.
Tạp chí Tùng san nghiên cứu văn học hiện đại Trung Quốc số 2 năm 2004 đã ra số
chuyên san Nghiên cứu văn học năm 40 đến năm 70 của thế kỷ XX: vấn đề và phương
pháp do Phòng văn học hiện đại Viện Văn học thuộc Viện khoa học xã hội Trung
Quốc tổ chức bút đàm, khảo sát trên diện rộng những hiện tượng văn học ở thời kỳ
chuyển đổi mô hình này như hướng đi, sự đổi khác của văn học mới thời Ngũ tứ cùng
sự phát sinh, phát triển của văn học nước Cộng hòa, v.v…
Việc xây dựng học khoa văn học đương đại còn có một hiện tượng đáng được
quan tâm, đó là văn học Hồng Công, Đài Loan và văn học Hoa văn hải ngoại đã được
đưa vào tầm ngắm của người nghiên cứu. Viện nghiên cứu văn học cũng kịp thời khôi
phục Phòng nghiên cứu văn học, văn hóa Hồng Công, Ma Cao và thiết lập một đề tài
lớn: Biên soạn và nghiên cứu sử liệu văn học Đài Loan. Tất cả đều là những việc quan
trọng về mặt xây dựng học khoa.
IV. Suy nghĩ về việc nghiên cứu văn học trở về với truyền thống, với kinh điển
Trong quá trình thanh lý và sắp xếp lại học khoa, một mặt cần suy nghĩ lại về thói
tệ chia quá nhỏ chuyên ngành, nhấn mạnh tính quan trọng của nghiên cứu tổng hợp; mặt
khác lại có một khuynh hướng là trở về với truyền thống, với kinh điển văn học, nhấn
mạnh nghiên cứu cá biệt. Mục tiêu cuối cùng của cả hai là bước cho nhanh vào tiến trình
lịch sử Trung Quốc hóa nghiên cứu văn học.
1. Góc nhìn thời gian, không gian của nghiên cứu văn học sử
Nghiên cứu biên niên văn học, nghiên cứu địa lý văn học trở thành điểm học thuật
trong thế kỷ mới. Đương nhiên số sách nghiên cứu biên niên văn học hiện có đều là văn
bản trên giấy theo truyền thống, thiếu hẳn cảm giác lập thể. Theo ý nghĩa hiện đại, nghiên
cứu biên niên văn học nên tận dụng biện pháp khoa học kỹ thuật hiện đại, đem những tư
liệu về cuộc đời nhà văn các triều đại Trung Quốc, năm ra đời tác phẩm, dòng phái văn

học, xã đoàn văn học và những bình luận hữu quan cùng những tranh ảnh về thác bản bia
đá, về văn bản tốt nhất, bản thảo của nhà văn, tranh chữ, tranh vẽ của họ biên soạn lại theo
từng năm rồi dùng phương thức truyền thông để mọi người được thấy diện mạo lịch
sử của sự phát triển văn học Trung Quốc.
Nghiên cứu địa lý văn học không những chỉ giới hạn ở văn học các vùng miền khác
nhau của dân tộc Hán mà còn nên chú ý đến tình hình phát sinh, phát triển của Hoa Hạ
gồm nhiều dân tộc.Vì thế trên đây là hai góc nhìn có liên quan song cũng có khu biệt.
2. Cuộc sống các tầng lớp khác nhau do văn học phản ánh
Tầng lớp khác nhau tất nhiên có nhu cầu văn hóa khác nhau, vì thế cũng có hình
thái văn học khác nhau. Ví như giới tư tưởng văn hoá Trung Quốc bắt đầu từ thời Đông
Hán phải trải qua một cuộc biến đổi chưa từng có: Nho học suy vi, Đạo giáo trỗi dậy, Phật
giáo truyền vào, hình thành sự xung đột và dung hòa giữa ba loại văn hóa. Một là, văn hóa
ngoại lai (như Phật giáo) xung đột và dung hòa với văn hóa Trung nguyên; hai là, văn hóa
truyền thống xung đột và dung hòa với văn hóa mới nổi lên (như Đạo giáo); ba là, văn hóa
quan phương xung đột và dung hòa với văn hóa dân gian. Chính sự giao hòa giữa ba loại
văn hóa đó đã làm thay đổi rất lớn bộ mặt văn hóa của Đông Hán. Một thay đổi rõ rệt nhất
là đặc điểm bình dân hóa và thế tục hóa mà văn hóa Đông Hán thể hiện ra. Văn học Kiến
An sở dĩ khiến chúng ta hưởng ứng thì một nguyên nhân vô cùng quan trọng trong đó là
bốn chữ “phong suy tục oán” mà Văn tâm điêu long đã khái quát nên. Chữ “oán” ở đây là
đại danh từ của chữ “tục”, vừa khéo chẳng khác gì bốn chữ “tình kiêm nhã oán” trong Thi
phẩm
(2)
, thực ra đã điểm trúng sự chuyển biến lớn lao nảy sinh trong văn phong suốt từ
cuối đời Đông Hán đến thời kỳ Ngụy Tấn. Đó là từ văn hóa tinh anh truyền thống chuyển
sang văn hoá phố phường của tầng lớp dưới. Còn văn học Ngụy Tấn cũng tức là sau khi
họ Tư Mã cầm quyền, về thực chất là văn hóa tinh anh bật trở lại với ý đồ thử giành lại
quyền lên tiếng. Bởi vậy văn học sử cần quan tâm tới những tầng lớp văn hóa khác nhau
và mối quan hệ phức tạp giữa chúng.
Văn học sử bao giờ cũng do những người nắm quyền lên tiếng viết nên, điều họ
quan tâm chỉ là những nội dung mà họ cho rằng đáng quan tâm. Từ ý nghĩa này mà nói,

văn học sử không bao giờ có thể phản ánh trăm phần trăm giai đoạn lịch sử đó. Chẳng
hạn, trước sau phong trào Ngũ tứ, chủ lưu của văn đàn là gì? Văn học sử bảo cho chúng ta
biết đó là phong trào văn hóa mới do các bậc tinh anh văn hoá như Hồ Thích, Trần Độc
Tú, v.v… xướng xuất và chỉ đạo. Nhưng văn học mà dân chúng quan tâm dường như vẫn
là tác phẩm của phái Uyên ương hồ điệp
(3)
và những thứ đó từ đầu chí cuối luôn giữ một
khoảng cách với văn hóa chủ lưu. Ảnh hưởng của văn hóa tầng lớp dưới này thường lớn
hơn ảnh hưởng của văn hóa chủ lưu, nhưng sau này người viết văn học sử không bao giờ
đưa những tác giả đó vào vì theo cách nhìn của họ, những người ấy không cùng đẳng cấp.
Nhưng kinh nghiệm lịch sử lại bảo cho chúng ta biết rằng địa vị của thứ văn hóa ấy trong
điều kiện nhất định có thể làm nảy sinh sự chuyển hoá không hề ngờ tới. Trong văn học
sử Trung Quốc, rất nhiều thể văn và trào lưu tư tưởng học thuật phần lớn đều bắt nguồn từ
dân gian. Cho dù là một số văn hóa ngoại lai thì cũng thường là thông qua dân gian rồi
dần dần ảnh hưởng tới xã hội thượng tầng.
Sự biến đổi của văn hoá đương đại lẽ nào lại không phải là như thế? Theo sự biến
đổi cực nhanh của xã hội, tầng lớp xã hội cũng phân hoá tăng tốc. Hô ứng với điều đó thì
trong giới tư tưởng xuất hiện cái gọi là “tân tả phái” cùng trào lưu tư tưởng tự do chủ
nghĩa. Khoảng giữa và cuối năm 1990, có một loạt sáng tác “viết về tầng đáy”, phản ánh
tình trạng sinh tồn của tầng lớp dưới trong xã hội đã được văn đàn chú ý. Đương nhiên,
khái niệm “viết về tầng đáy” đã xác đáng hay chưa đến bây giờ vẫn còn tranh luận, nhưng
quan tâm tới hiện tượng này rồi kết hợp với thực tế văn học sử Trung Quốc mà giải thích
về mặt lý luận thì quả thật còn rất nhiều không gian để mà nghiên cứu.

×