Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.11 KB, 4 trang )
Tâm lý lứa tuổi nhi đồng (3-7 tuổi)
Bước vào giai đoạn này, các nhà chuyên môn gọi là giai đoạn Deuxième
Enfance, bởi các em có thể đã được gửi vào nhà trẻ, vườn trẻ và sau đó
bắt đầu vào các lớp mẫu giáo: mầm, chồi, lá.
Tại các nước tiên tiến, phong trào Hướng Đạo mới đây đã thêm ngành
Nhi, đặt trước các ngành Ấu, Thiếu, Kha, Tráng vốn đã có từ lâu. Riêng
ở Việt Nam, việc thử nghiệm ngành Nhi cũng đã được khởi sự.
Việc sớm đưa các em đến trường, cho sinh hoạt tập thể , gạt ra ngoài lý
do không đáng khuyến khích là bố mẹ các em chỉ muốn đùn cho xã hội
phải lo thay để mình còn rảnh tay làm ăn và giải trí, thì phương cách này
có những giá trị tích cực. Đây là dịp để các em được mở rộng tiếp xúc
nhiều hơn nữa với thế giới chung quanh muôn màu muôn vẻ, đồng thời
các em được các cô bảo mẫu, các thầy cô giáo mẫu giáo có lương tâm
tập tành cho các em một số những đức tính, những thói quen, tập quán
tốt.
Thế nhưng, ngoài thời gian đi nhà trẻ hoặc mẫu giáo, thì không gian,
thời gian và bầu khí sống chính yếu của các em vẫn là gia đình. Đây là
thời kỳ các em phải trải qua một cơn khủng hoảng tâm lý tương đối nhẹ
nhàng để tự củng cố cái Tôi (le Moi) của mình.
Các em bắt đầu ý thức được rằng mình có thể cưỡng chống lại tất
cả những gì xem ra người lớn muốn áp đặt lên tự do của mình. Sau
một đôi lần thành công, các em sẽ tìm cách tận dụng khả năng này,
sao cho có lợi nhất cho bản thân, không cần quan tâm rằng điều đó
có lợi hay có hại cho mình và cho người khác.
Trí khôn của các em chuyển dần từ chỗ tiền quan niệm (précon-
ceptuelle) còn khá mơ hồ, sang thế trực giác (intituive) một cách
cụ thể.
Cũng trong giai đoạn này, các em thường tự tìm hiểu hoặc đặt ra
cho người lớn những câu hỏi “tại sao” có chủ ý vụ lợi (utilitaire) và
có chủ đích (finaliste) rằng điều đó, cái đó “để làm gì vậy”
Do vậy, người lớn cần kiên nhẫn để trả lời các câu hỏi loại này,