Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Các tiêu chuẩn phát triển binh thường của trẻ 1 tuổi pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.85 KB, 4 trang )

Các tiêu chuẩn phát triển binh thường của trẻ 1 tuổi
Những em bé tròn 12 tháng đến 23 tháng 29 ngày được gọi chung là trẻ
1 tuổi. Ở lứa tuổi này, bé cần tăng trung bình mỗi tháng 200-300 g. Trẻ
12 tháng tuổi được coi là phát triển bình thường nếu cân nặng gấp 3 lần
lúc sinh.
Trong quá trình phát triển, nếu có một tháng bé không tăng cân thì các
bậc phụ huynh cũng đừng quá lo lắng vì ở lứa tuổi này, tốc độ tăng cân
thấp hơn lúc dưới 1 tuổi. Nhưng nếu liên tục trong 2-3 tháng bé không
tăng hoặc sụt cân thì nên đưa đến bác sĩ để được khám và tham vấn dinh
dưỡng.
Cân nặng trung bình ở trẻ 1 tuổi:
Tháng tuổi

Cân nặng bé trai
(kg)
Cân nặng bé gái (kg)

12 8,1-12,4 7,4-11,6
18 9,1-13,9 8,5-13,1
24 9,9-15,2 9,4-14,5
Sau đây là một số chỉ tiêu phát triển khác ở trẻ 1 tuổi:
1. Chiều cao
Bé mới sinh thường có chiều dài 48-52 cm. Chiều cao trung bình của bé
lúc tròn 12 tháng là 75 cm, lúc 24 tháng là 85 cm (chiều cao lúc trưởng
thành thường gấp đôi so với lúc 2 tuổi). Trong 2 năm đầu đời, chiều cao
của bé tăng rất nhanh: năm thứ nhất trung bình tăng 25 cm, năm thứ hai
tăng khoảng 10 cm. Việc chăm sóc tốt trong thời gian này sẽ tạo được
tiền đề tốt cho sự phát triển chiều cao của bé lúc trưởng thành.
Chiều cao trung bình của bé 1 tuổi:
Tháng tuổi


Chiều cao bé trai
(cm)
Chiều cao bé gái (cm)

12 70,7-81,5 68,6-80
18 76,3-88,5 74,8-87,1
24 80,9-94,4 79,9-93
2. Răng
Bé bắt đầu mọc răng khi được 6 tháng tuổi. Sau đó, số răng được tính
bằng cách lấy số tháng tuổi trừ đi 4 (chẳng hạn, bé 18 tháng tuổi sẽ có
14 răng). Đến 24 tháng, bé có đủ bộ răng sữa 20 cái. Một số em bé chậm
mọc răng, có thể do suy dinh dưỡng hay còi xương. Một số bé tuy mọc
răng chậm (có thể do di truyền) nhưng vẫn khỏe mạnh, tăng trưởng bình
thường so với lứa tuổi.
Các bậc phụ huynh nên tăng cường phơi nắng vào buổi sáng cho bé (mỗi
ngày 15-20 phút) để cơ thể tổng hợp vitamin D, đồng thời cho uống sữa
ít nhất 500 ml/ngày để cung cấp đủ canxi. Chế độ ăn của bé cũng cần
phù hợp với số răng; bé chỉ có thể ăn cơm khi răng nhai (răng hàm) đã
mọc.
3. Vận động
Khi được 10-12 tháng, bé bắt đầu biết đứng chựng, 15 tháng biết đi bộ
một mình và bò lên cầu thang. Lúc 18 tháng tuổi, bé biết chạy (nhưng
dáng chạy chưa được uyển chuyển), có thể leo lên cầu thang nếu được
người lớn dắt tay, tự ngồi được trên ghế nhỏ và rất thích lục lọi ngăn kéo
hoặc giỏ rác.
Đến 24 tháng, bé chạy tốt, lên xuống cầu thang từng bước một, biết
nhảy, biết tự leo lên bàn ghế và tự mở cửa.
4. Ngôn ngữ
Bé 15 tháng tuổi biết nói líu ríu, gọi "ba", "mẹ" hoặc tên một vật quen
thuộc nào đó. Đến 18 tháng, bé nói được trung bình 10 từ, xác định một

hoặc nhiều phần của cơ thể. Lên 24 tháng, bé biết xếp 3 từ lại thành câu.
Bên cạnh những bé biết nói và nói sõi rất sớm, có một số bé lại rất chậm
nói. Tuy nhiên, nếu cha mẹ thấy bé phát âm được vài từ, hiểu và làm
được hầu hết các yêu cầu của người lớn thì chắc chắn bé sẽ nói được.
5. Tâm lý và xã hội
Khi được 15 tháng, bé biết làm theo các mệnh lệnh đơn giản, biết chỉ tay
để biểu hiện các đòi hỏi của mình, biết ôm chặt ba hoặc mẹ để bày tỏ sự
thương yêu.
Lên 18 tháng, bé thích tự ăn một mình hoặc tự làm một số việc, chỉ tìm
kiếm sự giúp đỡ khi gặp rắc rối. Bé có thể giải thích khi bị ướt hoặc bị
bẩn và đã biết ôm hôn ba mẹ.
Bé 24 tháng đã cầm thìa tốt, biết phụ mẹ cởi quần áo, biết nói về những
điều vừa trải qua và lắng nghe các câu chuyện đơn giản.

BS Nguyễn Thị Ngọc Hương
(Sức Khỏe & Đời Sống )

Xem thêm về phát triển thể chất tại www.chamsocbe.com

×